Các chỉ số đánh giá dự án đầu tư năm 2024

0% found this document useful (0 votes)

522 views

46 pages

Original Title

06 Tiêu Chí Đánh Giá Dự Án

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful (0 votes)

522 views46 pages

06 Tiêu Chí Đánh Giá D Án

Jump to Page

You are on page 1of 46

Chương6Cáctiêuchíđánhgiádựánđầutư

Chương11-SáchQuảntrịtàichính(biêndịch)

Các chỉ số đánh giá dự án đầu tư năm 2024

Kếtquảhọctập

Hiểu được quá trình hoạch định ngân sách vốn1Biết tính toán và vận dụng các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả dự án đầu tư2

Các chỉ số đánh giá dự án đầu tư năm 2024

Nộidung

1. Quá trình hoạchđịnh ngân sách vốn2. Các tiêu chí đánhgiá dự án đầu tư, giảithích được tiêu chíđánh giá nào quantrọng nhất3. Các vấn đề cần chúý khi đánh giá dự ánloại trừ lẫn nhau

Các chỉ số đánh giá dự án đầu tư năm 2024

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Các chỉ số đánh giá dự án đầu tư năm 2024

IRR là chỉ số tài chính phổ biến được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của một dự án cũng như ra quyết định có nên đầu tư vào dự án đó hay không. Chỉ số này đều tồn tại cả ưu và nhược điểm, buộc nhà đầu tư phải sử dụng nó kết hợp với các chỉ số tài chính khác trong một số trường hợp. Để hiểu rõ IRR là gì và các đặc điểm của nó, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Các chỉ số đánh giá dự án đầu tư năm 2024
Chỉ số IRR là gì? Định nghĩa, công thức tính, ưu điểm và hạn chế

Chỉ số IRR là gì?

IRR là tỷ suất hoàn vốn nội bộ, viết tắt của từ Internal Rate of Return. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ lợi nhuận hàng năm dự kiến sẽ thu được từ một dự án hay khoản đầu tư. Khi tính toán chỉ số IRR, người ta sẽ loại bỏ các yếu tố tác động bên ngoài như chi phí vốn hay lạm phát.

Ví dụ: Một khoản đầu tư được ước tính là có chỉ số IRR= 8%, tức là khoản đầu tư đó sẽ đem về cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 8% trong suốt vòng đời của nó.

Phương thức xác định chỉ số IRR

Để xác định giá trị chỉ số IRR, người ta dựa trên một chỉ số tài chính khác là chỉ số NPV (Net Present Value hay còn gọi là giá trị hiện tại ròng).

Khái quát về chỉ số NPV

NPV là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng tiền thu về trong tương lai và chi phí bỏ ra hiện tại. Nó chính là lợi nhuận của một dự án đầu tư. Công thức tính chỉ số NPV là:

Các chỉ số đánh giá dự án đầu tư năm 2024
Công thức tính chỉ số NPV

Trong đó:

  • C0: chi phí bỏ ra ban đầu của nhà đầu tư (t=0)
  • Ct: Giá trị hiện tại của dòng tiền thu về tại thời gian t
  • r: tỷ lệ chiết khấu
  • T: thời gian thực hiện dự án

Ví dụ: Doanh nghiệp dự tính bỏ ra 2 tỷ đồng để đầu tư vào một dự án trong 5 năm. Doanh nghiệp đó ước tính thu về 600 triệu mỗi năm vào 5 năm liên tiếp. Lãi suất thị trường cố định ở mức 10%/năm và không thay đổi trong suốt thời gian 5 năm đầu tư. Nếu áp dụng theo công thức trên, chúng ta sẽ tính ra được NPV = 274,472,062 VNĐ .

Cách tính chỉ số IRR

Trong trường hợp tỷ lệ chiết khấu hay hoàn vốn r làm cho giá trị NPV = 0 thì nó chính là chỉ số IRR ước tính của dự án đầu tư. Do đó, chỉ số IRR được tính như theo phương trình như sau:

Các chỉ số đánh giá dự án đầu tư năm 2024
Công thức tính chỉ số IRR

Ví dụ: Để tính được IRR, bạn có thể giải phương trình trên hay tính toán trong phần mềm Excel. Nếu áp dụng cho trường hợp tính NPV ở mục 2.1 thì khi tỷ lệ chiết khấu IRR≈15% = thì NPV=0.

Ý nghĩa của IRR là gì?

IRR là công cụ đánh giá tính khả thi của dự án và từ đó giúp nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư dự án hay không. Nếu IRR có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị chiết khấu (thường được lấy bằng giá trị lãi suất thị trường), điều này biểu thị khả năng thu hồi vốn và sinh lời của dự án tốt. Vì thế, doanh nghiệp hay nhà đầu tư nên đầu tư vào dự án. Và không nên đầu tư vào dự án trong trường hợp ngược lại.

Hơn nữa, khi cân nhắc giữa nhiều khoản đầu tư thì doanh nghiệp/nhà đầu tư sẽ lựa chọn khoản đầu tư mang về chỉ số IRR cao nhất. Còn nếu doanh nghiệp/nhà đầu tư có nhiều dự án, thì sẽ ưu tiên những dự án có chỉ số IRR cao hơn.

Đối với nhà đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu đáo hạn, căn cứ vào so sánh IRR giữa các phương án đầu tư, nhà đầu tư tiến hành xây dựng danh mục đầu tư tối ưu, phân chia tiền đầu tư một cách thông minh để phân tán rủi ro.

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số IRR là gì?

Khi sử dụng IRR để xem xét tính khả thi của dự án, nhà đầu tư cần nắm chắc các ưu điểm và hạn chế của chỉ số này như sau:

Các chỉ số đánh giá dự án đầu tư năm 2024
Ưu điểm và hạn chế của chỉ số IRR

Ưu điểm

Chỉ số IRR không phụ thuộc vào vốn, được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Vì thế, ngay cả những nhà đầu tư vừa và nhỏ cũng có thể sử dụng chỉ số để đối chiếu, so sánh cơ hội đầu tư.

Do là công cụ để tính toán tỷ lệ lãi suất tối đa mà chủ dự án đầu tư có thể chịu được (dự án có thể chấp nhận được) nên đây là tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của dự án có cao không và định ra mức lãi suất phù hợp của dự án.

Hạn chế

Việc tính toán chỉ số IRR mất khá nhiều thời gian và có thể xảy ra những sai lệch trong quá trình tính. Hai phương thức để tính IRR phổ biến nhất là sử dụng hàm trong Excel hay tính thủ công. Nếu tính thủ công, người dùng sẽ phải tham chiếu công thức, các giá trị NPV hay phải thử được 2 tỷ lệ chiết khấu r sao cho NPV nhận giá trị dương và giá trị âm để áp dụng vào công thức. Điều này mất khá nhiều thời gian.

IRR đôi khi không phù hợp đối với các dự án nhỏ có thông số quá thấp vì kết quả IRR tính ra không khả thi hay kém thuyết phục. Do đó, nhà đầu tư có thể bỏ lỡ những cơ hội đầu tư vào dự án nhỏ tiềm năng. Đối với các dự án lớn, IRR phản ánh tính khả thi của dự án chính xác hơn.

Bắt nguồn từ thực tế chỉ số này dễ bị tác động bởi chỉ số thời gian cho nên không phải lúc nào dự án cho IRR cao hơn giá trị chiết khấu là có tính khả thi tốt, ví dụ như các dự án ngắn hạn có chỉ số IRR cao. Hay ngược lại, dự án dài hạn có chỉ số IRR thấp, thu về lợi nhuận chậm và ổn định, song doanh nghiệp có thể thu được một khoản giá trị theo thời gian. Do đó, các nhà đầu tư có thể bị lầm tưởng về tính khả thi của dự án, dẫn đến rủi ro đầu tư.

Quan hệ giữa chỉ số NPV và IRR

IRR là biến số làm cho phương trình NPV = 0. Vì thế, có thể nói IRR và NPV có quan hệ tập nghiệm. Cả 2 chỉ số này đều phản ánh mức độ khả thi của dự án. IRR xác định theo tỷ lệ phần trăm và NPV xác định theo số tiền. Trong khi IRR phản ánh khả năng thu hồi vốn của dự án thì NPV biểu thị tính khả thi về dòng tiền hay khả năng tài chính của nó.

Các chỉ số đánh giá dự án đầu tư năm 2024
Mối quan hệ giữa chỉ số IRR và NPV

Như đã nói ở trên, việc tính IRR không thực sự hiệu quả khi đánh giá tính khả thi của những dự án quá dài hay quá ngắn hay những dự án có dòng tiền bất ổn và tỷ lệ chiết khấu đan xen âm dương do IRR bị phụ thuộc vào biến số thời gian. Lúc này, nhà đầu tư có thể sử dụng NPV như một phương pháp thay thế.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần đánh giá nhiều dự án tại một thời điểm, không cần quá nhiều yếu tố kỹ thuật và thời gian thì nên ưu tiên sử dụng IRR. Bởi vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn nên linh hoạt trong cách sử dụng chỉ số IRR hay NPV để đạt được kết quả chính xác nhất nhé.

Tạm kết

Với những chia sẻ về chỉ số IRR là gì trên đây, DNSE hy vọng bạn đã hiểu rõ đặc điểm và cách tính của chỉ số này. Tuy đây là là công cụ tài chính hữu ích giúp đánh giá tính khả thi của dự án và từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không nhưng nó vẫn tồn tại một số hạn chế. Vì thế, các nhà đầu tư hãy sử dụng chỉ số này một cách thông minh nhé.