Các biện pháp hạn chế số lượng là gì

Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, Hoa Kỳ phàn nàn Nhật Bản thặng dư trong mua bán với Hoa Kỳ quá nhiều và Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất thiết bị máy bay trong nước. Sau khi đàm phán thất bại, Hoa Kỳ quyết định trả đũa bằng luật Super 3013 nhằm hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật. Sau đó, Nhật phải nhượng bộ tự hạn chế xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ và tăng nhập máy bay từ Hoa Kỳ. Tranh chấp thương mại mới kết thúc.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh các mặt hàng trong nước, căn cứ trên nhu cầu thực tế về nền kinh tế của mỗi quốc gia sẽ lựa chọn cho mình những biện pháp hạn chế lượng hàng hóa xuất đi hoặc nhập vào trong mỗi thời kì.

Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó, để bảo đảm nền kinh tế phát triển một cách bền vững, để điều tiết nền kinh tế, bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, cân bằng hoặc có lợi thế hơn về cán cân thương mại, Nhà nước đã xây dựng các quy định chặt chẽ về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, có quy định về biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu trong Luật quản lý ngoại thương năm 2017.

Tại Điều 15 Luật Quản lý ngoại thương 2017 định nghĩa biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu như sau:

Hạn chế xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa, quyền xuất khẩu hàng hóa của thương nhân.

Hạn chế nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu, cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân.

Như vậy, các biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm hạn chế về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa, cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của thương nhân thông qua việc thực hiện chế độ hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Tại Điều 16 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định các trường hợp ngoại lệ như sau:

“1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu quy định tại Mục này không vì mục đích thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu quy định tại Mục này đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.”

Từ quy định trên, có thể nhận thấy có hai trường hợp ngoại lệ đối với biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

Trường hợp thứ nhất đó là hàng hóa bị áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng những hàng hóa này thuộc diện xuất khẩu, nhập khẩu không vì mục đích thương mại thì sẽ không bị áp dụng biện pháp này. Có nghĩa là, những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vì mục đích như nhân đạo, cứu trợ, nghiên cứu khoa học… và không phát sinh mục đích thương mại trong việc xuất khẩu, nhập khẩu thì thuộc trường hợp ngoại lệ của biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

Trường hợp thứ hai đó là hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng lại được quy định cụ thể trong mục quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng của Luật quản lý ngoại thương. Lúc này, hàng hóa sẽ được thực hiện theo các quy định tại khu vực hải quan riêng.

Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu [theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017].

Việc áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực hải quan riêng được quy định tại Điều 56, 57 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:

Theo Khoản 2 Điều 56 Luật Quản lý ngoại thương 2017:

“2. Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng”.

Theo Khoản 2 Điều 57 Luật Quản lý ngoại thương 2017:

“2. Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trừ biện pháp cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, biện pháp kiểm dịch đối với hàng hóa được đưa từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng”.

Như vậy, các hàng hóa trong khu vực hải quan riêng sẽ không bị áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017

Luật Hoàng Anh

Để điều tiết nền kinh tế, bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, cân bằng hoặc có lợi thế hơn về cán cân thương mại, các nhà nước đặt ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu hạn chế nhập khẩu.

Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, Hoa Kỳ phàn nàn Nhật Bản thặng dư trong mua bán với Hoa Kỳ quá nhiều và Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất thiết bị máy bay trong nước. Sau khi đàm phán thất bại, Hoa Kỳ quyết định trả đũa bằng luật Super 3013 nhằm hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật. Sau đó, Nhật phải nhượng bộ tự hạn chế xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ và tăng nhập máy bay từ Hoa Kỳ. Tranh chấp thương mại mới kết thúc.

Năm 2005, Trung Quốc cũng tự nguyện hạn chế xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ và EU để tránh một cuộc chiến thương mại không có lợi cho đôi bên.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh các mặt hàng trong nước, căn cứ trên nhu cầu thực tế về nền kinh tế của mỗi quốc gia sẽ lựa chọn cho mình những biện pháp hạn chế lượng hàng hóa xuất đi hoặc nhập vào trong mỗi thời kì.

Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó, để bảo đảm nền kinh tế phát triển một cách bền vững, Nhà nước đã xây dựng các quy định chặt chẽ về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, có quy định về biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu trong Luật quản lý ngoại thương năm 2017.

  1. Biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là gì?

Tại Điều 15, Luật quản lý ngoại thương đưa ra định nghĩa về hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu như sau:

Hạn chế xuất khẩu được hiểu là “biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa, quyền xuất khẩu hàng hóa của thương nhân”[khoản 1 Điều 15].Từ định nghĩa này, chúng ta có thể hiểu rằng biện pháp này nhằm mục đích hạn chế, giảm số lượng, khối lượng, giá trị của hàng hóa từ trong nước ra nước ngoài, hạn chế quyền tự do xuất khẩu hàng hóa của thương nhân. Đây là một biện pháp mang tính quyền lực bởi chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép áp dụng trong các trường hợp thực sự cần thiết.

Hạn chế nhập khẩu được hiểu là “là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu, cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân”. Cũng tương tự như biện pháp hạn chế cấm xuất khẩu, biện pháp hạn chế cấm nhập khẩu chỉ được áp dụng bởi chủ thể là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp nhất định. Khác ở chỗ, đây là biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế và giảm bớt khối lượng, giá trị hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước.

Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về những trường hợp ngoại lệ, cụ thể tại Điều 16 có quy định như sau:

“Điều 16. Các trường hợp ngoại lệ

  1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu quy định tại Mục này không vì mục đích thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
  2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu quy định tại Mục này đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.”

Từ quy định này, có thể nhận thấy có hai trường hợp ngoại lệ đối với biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

Trường hợp thứ nhất đó là hàng hóa bị áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng những hàng hóa này thuộc diện xuất khẩu, nhập khẩu không vì mục đích thương mại thì sẽ không bị áp dụng biện pháp này. Có nghĩa là, những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vì mục đích như nhân đạo, cứu trợ, nghiên cứu khoa học… và không phát sinh mục đích thương mại trong việc xuất khẩu, nhập khẩu thì thuộc trường hợp ngoại lệ của biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

Trường hợp thứ hai đó là hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng lại được quy định cụ thể trong mục quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng của Luật quản lý ngoại thương. Lúc này, hàng hóa sẽ được thực hiện theo các quy định tại khu vực hải quan riêng.

Theo quy định của Luật quản lý ngoại thương, việc áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực hải quan riêng được quy định: “Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng” [khoản 2 Điều 56]; “Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trừ biện pháp cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, biện pháp kiểm dịch đối với hàng hóa được đưa từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng”[khoản 2 Điều 57]. Như vậy, các hàng hóa trong khu vực Hải quan riêng sẽ không bị áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

Trên đây là những Quy định chung về biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu theo quy định của luật Quản lý ngoại thương mới, Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc chưa hiểu rõ hãy lên hệ với Lawkey gặp luật sư để được giải đáp cụ thể hơn.

1. Biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu là gì?

Trong WTO, các “biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu” là các quy định do một nước đưa ra nhằm hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng nhập khẩu vào/xuất khẩu từ nước đó.

Trên thực tế, các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu ở các nước có thể được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như:

  • Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
  • Hạn ngạch [quota];
  • Giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu….

2. Nguyên tắc của WTO về việc sử dụng các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu?

Điều XI Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại [GATT] của WTO quy định nguyên tắc chung là các thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng dưới bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế xuất khẩu, nhập hàng hóa.

Như vậy, về nguyên tắc các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu bị cấm hoàn toàn trong WTO.

Tuy nhiên, WTO cũng thừa nhận một số ít các trường hợp ngoại lệ cho phép áp dụng biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu nhưng phải là với các điều kiện và theo các thủ tục nhất định.

3. Biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu được phép áp dụng trong những trường hợp nào?

Theo quy định của WTO, biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu bị cấm hoàn toàn trừ những trường hợp sau đây:

Theo Điều XX - Hiệp định GATT của WTO, biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu được phép áp dụng nếu nhằm một trong các mục đích công cộng quan trọng sau:

  • bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội; hoặc
  • bảo vệ sức khoẻ con người, động vật, thực vật; hoặc
  • bảo vệ nguồn tài nhiên thiên quý hiếm, bảo vệ những tác phẩm nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ quốc gia; hoặc
  • bảo vệ môi trường.

Nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu với tính chất là một biện pháp tự vệ trước việc hàng hoá nước ngoài nhập khẩu ồ ạt, tăng đột biến về lượng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Trong trường hợp này, việc áp dụng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện và thủ tục nêu tại Hiệp định về Biện pháp tự vệ của WTO [Xem thêm Phần về Biện pháp tự vệ]

Hộp 1 - Ví dụ về biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu vì các lợi ích công cộng quan trọng

- Việt Nam cấm nhập khẩu vũ khí, đạn dược nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, cấm nhập khẩu hóa chất độc, phế liệu, phế thải nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Những biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu như vậy được coi là ngoại lệ phù hợp với quy định của WTO.

- Trước đây Việt Nam cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà với lý do hạn chế hút thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe con người trong khi vẫn cho phép sản xuất thuốc lá trong nước, do đó các thành viên WTO cho rằng quy định cấm nhập khẩu thuốc lá này là nhằm mục đích bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá trong nước và không được coi là ngoại lệ. Vì vậy, để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải cam kết bãi bỏ quy định này.

4. Ai có nghĩa vụ chứng minh biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu phù hợp với WTO?

Nguyên tắc chung của WTO là cấm các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Việc áp dụng, nếu có, chỉ là ngoại lệ và chỉ có thể được chấp nhận nếu phục vụ những lợi ích công cộng nhất định [theo Điều XX - Hiệp định GATT của WTO].

Các nước thành viên được phép áp dụng những ngoại lệ khi thấy cần thiết và không có nghĩa vụ chứng minh rằng việc áp dụng này tuân thủ Điều XX - Hiệp định GATT.

Nước thành viên nào phản đối việc áp dụng này thì phải chứng minh rằng ngoại lệ đó không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều XX - Hiệp định GATT.

5. Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam duy trì các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu nào?

Ngoài Danh mục các mặt hàng Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ con người và động, thực vật, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên [tức là bảo vệ các lợi ích công cộng quan trọng], trước khi gia nhập WTO Việt Nam đã duy trì các biện pháp hạn chế định lượng xuất khẩu, nhập khẩu đối với các mặt hàng sau đây:

- Hạn ngạch xuất khẩu : hàng dệt may xuất khẩu sang các nước có thỏa thuận về hạn ngạch với Việt Nam

- Cấm nhập khẩu : thuốc lá điếu, xì gà, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, xe máy có dung tích xi lanh từ 175 cm 3 trở lên, các loại thiết bị và phần mềm mã hóa liên quan đến bí mật quốc gia.

- Giấy phép nhập khẩu [cấp phép tùy ý]: đường thô và đường tinh luyện

Hộp 2 - Một số sản phẩm Việt Nam cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu để bảo vệ các lợi ích công cộng quan trọng

- Sản phẩm cấm xuất khẩu: Cổ vật, bảo vật quốc gia; gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nước; động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, các loài thuỷ sản quỹ hiếm…

- Sản phẩm cấm nhập khẩu: vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, phế liệu, phế thải, hoá chất độc…

6. Cam kết cụ thể của Việt Nam về các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu?

Nguyên tắc

Việt Nam cam kết từ thời điểm gia nhập WTO sẽ không áp dụng mới và không áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu không phù hợp với quy định của WTO.

Các nhóm cam kết cụ thể

Ngoài các trường hợp hạn chế định lượng vì lợi ích công cộng phù hợp với WTO, Việt Nam cam kết như sau:

- Về việc bãi bỏ các biện pháp hạn ngạch đang được áp dụng trước thời điểm gia nhập:

  • Bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may kể từ thời điểm gia nhập;
  • Bãi bỏ tất cả các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu trừ hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô và đường tinh luyện, muối

- Về việc bãi bỏ các biện pháp cấm nhập khẩu đang được áp dụng trước thời điểm gia nhập:

  • Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà với điều kiện là việc nhập khẩu chỉ được thực hiện bởi một doanh nghiệp duy nhất là VINATABA và phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tự động;
  • Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu đối với khẩu ô tô cũ không quá 5 năm sử dụng [việc nhập khẩu không cần giấy phép của Bộ Công Thương, chỉ làm thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu];
  • Cho phép nhập khẩu đối với các phần mềm, thiết bị mã hoá thuộc diện tiêu dùng đại chúng [không liên quan đến bí mật quốc gia] [việc nhập khẩu không cần giấy phép của Bộ Công Thương, chỉ làm thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu];
  • Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu đối với xe máy có dung tích từ 175 cm 3 trở lên từ ngày 31/5/2007 với điều kiện người điều khiển xe phải được cấp bằng lái theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và việc nhập khẩu phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tự động.

- Việc Nam được duy trì biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch thuế quan [thay thế cho giấy phép nhập khẩu trước đây, nếu có] đối với các mặt hàng sau đây:

  • Thuốc lá nguyên liệu;
  • Trứng gia cầm;
  • Đường thô và đường tinh luyện;
  • Muối

Hộp 3 - Giải thích một số biện pháp quản lý nhập khẩu Việt Nam áp dụng theo quy định WTO

1. Cấp phép nhập khẩu tự động :

- Là biện pháp quản lý nhập khẩu thông qua giấy phép nhưng giấy phép này được cấp cho tất cả những thương nhân nào thỏa mãn điều kiện quy định cấp phép và không nhằm mục đích hạn chế số lượng nhập khẩu.

- Trong chế độ cấp phép nhập khẩu tự động mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay, tất cả các thương nhân đều được cấp phép nhập khẩu nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp;
  • Mặt hàng nhập khẩu không thuộc Danh mục cấm nhập khẩu;
  • Thỏa mãn các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật nếu nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như dược phẩm, xăng dầu, thuốc lá nguyên liệu v.v...

2.Thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu:

Là thủ tục mà theo đó nhà nhập khẩu chỉ cần làm thủ tục kê khai và nộp thuế với cơ quan hải quan ở cửa khẩu là hoàn thành việc nhập khẩu, không cần giấy phép của Bộ Công Thương.

3.Hạn ngạch thuế quan:

Là biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu theo đó nếu lượng nhập khẩu dưới một mức nhất định [gọi là hạn ngạch] thì sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp còn nếu lượng nhập khẩu cao hơn hạn ngạch thì phần vượt quá vẫn được nhập khẩu nhưng sẽ bị áp thuế suất nhập khẩu cao hơn [trong khi biện pháp “hạn ngạch thông thường” thì chỉ cho phép nhập khẩu trong một hạn mức nhất định, quá hạn mức đó thì không được nhập khẩu nữa].

7. Văn bản nào của Việt Nam hướng dẫn thực hiện các cam kết về bãi bỏ biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu?

Các cam kết về hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu được thể hiện trong các văn bản sau trong hệ thống pháp luật Việt Nam

  • Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại;
  • Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLTBTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng ;
  • Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BTM-BCN ngày 10/1/2007 hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà ;
  • Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30/5/2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn việc nhập khẩu xe gắn máy phân khối từ 175 cm 3 trở lên.

8. Doanh nghiệp có thể tìm thấy các thông tin liên quan đến hạn ngạch thuế quan ở đâu?

Thông tin về hạn ngạch thuế quan [loại mặt hàng, hạn ngạch - mức thuế quan tương ứng, các điều kiện khác…] tại:

  • Trang web của Bộ tài chính //www.mof.gov.vn

[Mục Hội nhập kinh tế quốc tế >> WTO >> Tài liệu WTO >> Tài liệu WTO bổ sung];

  • Trang web của Bộ Công thương //www.moit.gov.vn

Trang web của VCCI về Hội nhập quốc tế //www.chongbanphagia.vn

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI 

Video liên quan

Chủ Đề