Cá thần thanh hóa là cá gì năm 2024

Tuy nhiên Những con suối này đều có chung nguồn đổ ra Sông Mã, vì vậy theo dòng sông mã lên phía bắc. Những cá thể của loại các này vẫn tồn tại ngoài thiên nhiên. Nhưng do nhu cầu săn lùng loại cá quý đã khiến số lượng loài cá này sụt giảm nghiêm trọng. \cá thần Thanh Hóa- các bỗng – cá Dốc trưởng thành

Cá thần thanh hóa là cá gì năm 2024
Trước đây cá Thần Thanh Hóa được bắt ngoài tự nhiên chứ chưa nuôi sinh sản được

Trước đây để nuôi được loại cá này, những người dân tộc phải đi hớt cá giống từ các khe suối để về nuôi.

\>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Các bệnh viện phòng khám thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh

2- Kích thước:

Tuy nhiên loài cá này lớn chậm, hiệu quả kinh tế kém, nên dần dần việc nuôi loài cá này không còn được duy trì khiến số lượng bảo tồn không còn. loài cá này có thể dài tới 90cm và nặng 20kg khi đạt tới 30 năm tuổi

3- Sinh sản và tuổi thọ cá Thần Thanh Hóa:

Cộng với việc nếu nuôi đơn giản loài cá này không sinh sản. chúng cần điều kiện hết sức đặc biệt mới có thể sinh sản. Loại cá này tìm những bãi cạn, nước chảy xiết trên thượng nguồn cá dòng suối để đẻ trứng, và nơi đó nhiệt độ phải rất lạnh.Vì thế những nỗ lực nuôi nhân giống loài các này gần như thất bại. độ tuổi sinh sản của các Dốc cũng rất chậm 7-10 Năm mới bắt đầu đến tuổi sinh sản.Chúng có thể sống đến 70-80 năm và còn có thể sống lâu hơn.

Cẩm Lương còn có tên gọi khác là suối cá thần làng Ngọc, nằm ở bờ bắc sông Mã, bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. Con suối dài khoảng 100 m, là địa điểm thu hút khách đổ về ngắm đàn cá có số lượng nghìn con, song không ai dám bắt. Con suối này gắn liền với truyền thuyết về vị thần Rắn, được người dân thờ cúng tại một ngôi đền bên suối. Trước cửa đền thờ có đàn cá hàng nghìn con ngày đêm về chầu thần. Bởi vậy, nhân dân trong vùng không bao giờ bắt và ăn cá suối Cẩm Lương, và cũng quen gọi là suối cá thần từ đó.

Cá thần thanh hóa là cá gì năm 2024

Hàng nghìn con cá ra vào hang tại suối Cẩm Lương. Ảnh: @nguyenloan.2510/Instagram

Theo các nhà khoa học, đàn cá ở suối là loại cá dốc, thuộc bộ cá chép và có tên trong sách đỏ Việt Nam. Giống cá có đầu giống cá chép, song thân lại giống cá trắm sông. Cá dốc có màu xanh thẫm, hai bên mép đỏ tươi, mỗi khi bơi phát ra những luồng ánh sáng bạc, song cũng có những con có màu sắc sặc sỡ như cam, hồng. Những con cá tại đây nặng khoảng 3,4 kg, có con nặng đến 10 kg. Con lớn nhất là cá chúa, nặng chừng 30 kg. Chúng rất háu ăn, dạn dĩ với người. Đến đây, khách có thể cho cá ăn các loại rau, bim bim, ngô... Tuy nhiên, chúng không đớp ngón tay người, và cũng như không cho phép khách chạm vào.

Cá thần thanh hóa là cá gì năm 2024

Khách đến đây được cho cá ăn và lội suối. Video: Nam Thai TV

Điều khiến con suối này bí ẩn là những con cá chỉ bơi trong đúng đoạn suối 100 m. Người dân trong vùng kể lại, cá không trôi đi khi nước lũ đổ về, những con lớn chui vào hang để trốn, những con nhỏ nếu bị nước cuốn đi cũng tự biết đường bơi trở lại. Trịnh Nam Thái, trong chuyến tới thăm nơi này, đã được người dân địa phương kể lại nhiều giai thoại bí ẩn quanh con suối. Họ cho rằng, đã có người qua đời khi ăn cá thần, song đã có nhóm bạn trẻ không gặp may mắn, gặp tai nạn giao thông sau khi đùa nghịch, bắt cá. Điều kỳ lạ tiếp theo là dù đàn cá rất đông nhưng nước suối luôn trong vắt, không có mùi tanh, người dân vẫn dùng cho sinh hoạt và nấu nướng.

Ngoài suối cá, Cẩm Lương cũng thu hút du khách bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp bên tả ngạn sông Mã và khung cảnh núi rừng nguyên sơ. Hàng năm vào dịp tháng giêng âm lịch, suối cá thu hút du khách thập phương tới lễ hội rước cá thần truyền thống của người Mường để cầu bình yên, no ấm. Trong quần thể suối cá còn có đền Ngọc thờ Tứ phủ Long Vương, phía trên có động Cây Đăng có nhiều nhũ đá. Suối cá Cẩm Lương cách thành phố Thanh Hoá 88 km, mất khoảng 2 tiếng di chuyển; cách Hà Nội 133 km, mất khoảng 3 tiếng di chuyển.

Suối Cá Cẩm Thủy là một dòng suối ở miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, nơi có những đàn cá tập trung sinh sống với mật độ dày đặc, được đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương gìn giữ và đã trở thành những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa.

Các con suối[sửa | sửa mã nguồn]

Suối Cá thần Cẩm Lương[sửa | sửa mã nguồn]

Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, (cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 80 km về phía tây Bắc). Xã Cẩm Lương nằm ở bờ bắc sông Mã. Đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc hay cá bỗng (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng. Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp. Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20 cm đến 40 cm, nước trong vắt, có thể đưa tay xuống nước vuốt ve những con cá thần. Đây là điều hấp dẫn nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm. Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Tuy mật độ cá dày đặc nhưng nước suối không bao giờ tanh. Người dân ở đây vẫn thường nấu ăn bằng nước của dòng suối này. Hiện nay, đã có đường cầu treo qua sông Mã để du khách có thể qua lại dễ dàng.

Người ta tin rằng cá ở đây linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may, không ai đánh bắt. Đây là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Thanh Hóa. Theo niềm tin của người dân trong vùng, đây là giống cá thần. Sự sung túc của đàn cá trên dòng suối sẽ đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bà con dân tộc Mường, nên truyền đời người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai hoạ cho mình mà còn cho cả cộng đồng. Có thể nói rõ hơn về xã Cẩm Lương là xung quanh giáp với các xã Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Giang của huyện Cẩm Thủy và phía bắc giáp huyện Bá Thước. Hiện nay, đã có đường cầu treo qua sông Mã để du khách có thể qua lại dễ dàng. Suối Lương Ngọc dài hơn trăm mét, chảy từ một hang đá chân núi, đổ ra cánh đồng thung lũng nằm thoai thoải bên bờ nam sông Mã.

Suối Cá thần Cẩm Liên[sửa | sửa mã nguồn]

Suối Cá thần Cẩm Liên (còn được gọi là Suối Đóng hay Mó Đóng) thuộc địa phận thôn Rùng, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá; cách thị trấn Cẩm Thủy 15 km về phía tây. Suối Đóng và Suối Cá thần Cẩm Lương nằm ở hai phía bờ khác nhau của Sông Mã. Nước ở mó Đóng là nguồn nước cơ bản chảy ra ruộng để bà con bản địa cấy hái, nhưng cá chẳng bao giờ bơi ra. Chúng chỉ quẩn quanh trong một diện tích chừng 500 m² rồi lại quay vào. Loài cá này được người dân Mường gọi là "cá phốôc" có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ. Đây cũng là loài cá ở suối cá thần Cẩm Lương.

Suối Cá thần tại xã Văn Nho[sửa | sửa mã nguồn]

Suối Cá thần tại xã Văn Nho nằm tại bản Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước, là suối cá thần thứ ba được phát hiện tại Thanh Hoá. Khu vực này nằm trong lưu vực sông Âm, một nhánh của sông Chu. Cá ở đây nặng từ 400 g đến 5 kg. Sau khi phát hiện ra suối cá, người dân sở tại đã lập bàn thờ bên cạnh khu vực hang động nằm phía trên suối cá khoảng 10 m để thờ thần cá. Từ những năm 1970, quân đội Việt Nam đã xây dựng đập chắn nước thủy lợi tại dòng suối này. Trong những năm đây, đàn cá nơi đây có dấu hiệu phát triển ngày càng nhiều. Cá ở đây cũng tương tự như loài cá được phát hiện tại hai xã Cẩm Liên và Cẩm Lương của huyện Cẩm Thủy. Toàn bộ khuôn viên khu vực hang cá Văn Nho rộng khoảng 1 ha.

Cá thần[sửa | sửa mã nguồn]

Có tài liệu cho rằng loài cá thần ở các suối cá nêu trên chính là cá bỗng, tên khoa học là Spinibarbus denticulatus (Ōshima, 1926). Do những yếu tố tâm linh ở đây nên người dân rất sợ ăn thịt cá. Theo Tiến sĩ Nguyễn Kiêm Sơn - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - cá sống ở suối “cá thần” Thanh Hóa là cá bỗng miền núi, hoàn toàn có thể ăn được và không gây độc.