Cá nhân có ảnh hưởng chính trị pep là gì năm 2024

Với phần Hỏi & Đáp dưới đây chúng tôi tin rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến Những người liên quan chính trị - PEP trong Chương trình Đầu tư Quốc tịch Síp - CIP

Các PEP có bị loại khỏi chương trình quốc tịch theo Quy định mới của CIP không?

Không, PEP thường không bị loại trừ khỏi việc đăng ký và nhận quốc tịch Síp, họ chỉ bị hạn chế trong một khoảng thời gian cụ thể. Chính xác hơn, các Quy định mới quy định rằng một người không thể đăng ký quốc tịch Síp nếu anh ta hoặc các thành viên gia đình của anh ta được coi là những người có liên quan đến chính trị theo thuật ngữ PEP của Luật Phòng chống và Đàn áp Hoạt động Rửa tiền, trong 12 tháng trước khi nộp đơn.

Điều này có nghĩa là một số người đã ngừng làm PEP hơn 12 tháng vẫn có thể tiếp tục đầu tư và nộp đơn mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Ngoài ra, ngay cả một người hiện đang là PEP thì sau khi người này ngừng làm PEP và 12 tháng trôi qua, anh ta vẫn có thể nộp đơn.

Định nghĩa thuật ngữ PEP theo Luật Phòng chống và Trấn áp Hoạt động Rửa tiền là gì?

PEP [Politically Exposed Persons] là một cá nhân được chỉ định giữ một vị trí công khai quan trọng với Síp ở một quốc gia khác. Nó bao gồm những người thân trực tiếp và những người được gọi là cộng tác thân thiết của người đó.

Thuật ngữ “các vị trí công khai quan trọng” bao gồm những gì?

Thuật ngữ này được định nghĩa trong Luật và bao gồm đầy đủ các vị trí sau:

  1. Lãnh đạo Nhà nước, Lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư
  2. Thành viên quốc hội hoặc cơ quan lập pháp tương tự
  3. Thành viên của cơ quan hành chính của một đảng chính trị.
  4. Thành viên của tòa án tối cao, tòa án hành chính hoặc tòa án cấp cao khác mà quyết định của họ không bị áp dụng các biện pháp pháp lý khác, trừ những trường hợp ngoại lệ
  5. Thành viên Ban kiểm toán và Ban giám đốc ngân hàng trung ương;
  6. Đại sứ, hạ sĩ quan, sĩ quan cấp cao của lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh;
  7. Thành viên cơ quan hành chính, quản lý, giám sát của doanh nghiệp Nhà nước;
  8. Giám đốc, Phó Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị hoặc người giữ chức vụ tương đương trong tổ chức quốc tế;
  9. Thị trưởng

Danh sách trên không bao gồm những người giữ chức vụ ở cấp trung bình hoặc cấp thấp.

Những ai được xem là “thân nhân” của người đang giữ chức vụ quan trọng?

Thuật ngữ này được định nghĩa để bao gồm những người sau:

  • Vợ của PEP
  • Con của PEP và vợ/chồng của người đó
  • Cha mẹ của PEP

Những ai được xem là “cộng sự thân thiết” của người đang giữ một vị trí công quan trọng?

Thuật ngữ này bao gồm những người:

  1. Được biết đến là chủ sở hữu chung có lợi cuối cùng của một pháp nhân/thỏa thuận hợp pháp hoặc những người có liên hệ trong bất kỳ mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ nào khác với một người có liên quan đến chính trị.
  2. Là chủ sở hữu có lợi cuối cùng của một pháp nhân/ thỏa thuận hợp pháp được biết là đã được thành lập vì lợi ích thực tế của một người có quan điểm chính trị.

Điều này được hiểu rằng để một người nào đó có thể nộp đơn, sau khi anh ta ngừng làm PEP trong 12 tháng, đáp ứng tất cả các điều kiện khác của CIP.

Những thay đổi trong Luật PCRT mới có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các tổ chức báo cáo trong công tác cập nhật và hoàn thiện các quy trình của tổ chức và triển khai nhằm đáp ứng các yêu cầu tuân thủ của Ngân hàng Nhà nước [NHNN]. Sau đây là một số nội dung thay đổi quan trọng.

Đối tượng báo cáo về PCRT

  • Các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán như dịch vụ ví điện tử, dịch vụ thu hộ và thanh toán, đã được chính thức quy định trong Luật PCRT mới. Ngoài ra, Luật PCRT mới đã bổ sung tên gọi của một số hoạt động của tổ chức báo cáo trong một số lĩnh vực như chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, trò chơi có thưởng, dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
  • Các hoạt động kinh doanh mới có rủi ro về rửa tiền của tổ chức báo cáo sẽ được quy định bởi Chính phủ.

Đánh giá rủi ro về rửa tiền và Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền

  • Các tổ chức báo cáo phải thực hiện đánh giá toàn diện về rủi ro rửa tiền và xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền. Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm các quy tắc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thấp, trung bình, cao và các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro của khách hàng liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
  • Thống đốc NHNN sẽ quy định các tiêu chí và phương pháp thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền đối với các tổ chức báo cáo.

Nhận biết khách hàng

  • Luật PCRT mới mở rộng phạm vi nhận biết khách hàng cho một số đối tượng khách hàng và làm rõ yêu cầu về các thông tin nhận biết khách hàng cho từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, Luật PCRT mới cũng đã bổ sung yêu cầu thu thập thông tin về “bản chất của mối quan hệ kinh doanh của khách hàng với các tổ chức báo cáo” bên cạnh yêu cầu hiện có về thu thập thông tin “mục đích của mối quan hệ kinh doanh của khách hàng với đối tượng báo cáo”

Cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị [PEP]

  • Luật PCRT mới đã mở rộng định nghĩa về cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị. Theo đó, bên cạnh định nghĩa hiện có về cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài, Luật PCRT mới đã bổ sung “cá nhân có ảnh hưởng chính trị bao gồm người giữ chức vụ cấp cao trong các tổ chức quốc tế”.
  • Liên quan đến các biện pháp kiểm soát PCRT, các tổ chức báo cáo được yêu cầu áp dụng các biện pháp thích hợp để xác minh nguồn gốc tài sản của khách hàng và chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị và những người có liên quan đến cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị.
  • Luật PCRT mới không đưa ra quy định dành cho cá nhân có ảnh hưởng chính trị trong nước.

Bên thứ ba / thuê tổ chức khác

  • Luật PCRT mới đã thay thế thuật ngữ “hoạt động kinh doanh qua giới thiệu” bằng thuật ngữ “bên thứ ba” hoặc “tổ chức được thuê”, là bên thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng và thực hiện nhận biết khách hàng thay mặt cho tổ chức báo cáo, đồng thời quy định một số điều kiện mà “bên thứ ba” hoặc “tổ chức được thuê” cần phải đáp ứng.
  • Luật PCRT mới tiếp tục nhấn mạnh về trách nhiệm của tổ chức báo cáo đối với kết quả xác minh thông tin nhận biết khách hàng và kết quả nhận biết khách hàng được thực hiện bởi bên thứ ba, bên cạnh đó, tổ chức báo cáo phải đảm bảo rằng bên thứ ba thực hiện các nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật có liên quan.

Minh bạch thông tin của thỏa thuận pháp lý

  • Khi các tổ chức báo cáo thực hiện nhận biết khách hàng là bên nhận ủy thác, các tổ chức báo cáo cần yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp các thông tin nhận dạng về bên ủy thác, bên nhận ủy thác, người thụ hưởng, các bên có liên quan [nếu có], cá nhân có quyền kiểm soát cuối cùng đối với ủy thác.

Quan hệ ngân hàng đại lý

  • Khi khách hàng của ngân hàng đối tác được phép thanh toán thông qua tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại tổ chức báo cáo, tổ chức báo cáo phải bảo đảm ngân hàng đối tác đã thực hiện đầy đủ việc nhận biết khách hàng và có khả năng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng theo yêu cầu của tổ chức báo cáo.

Báo cáo giao dịch đáng ngờ [STR] và các biện pháp tạm thời

  • Luật PCRT mới đã đưa ra danh sách dấu hiệu đáng ngờ cho các lĩnh vực khác nhau bao gồm lĩnh vực ngân hàng, trung gian thanh toán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, kinh doanh trò chơi có thưởng và kinh doanh bất động sản.
  • Luật PCRT mới cũng làm rõ các yêu cầu về giao dịch đáng ngờ khi tổ chức báo cáo có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và tài sản đó thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó và trường hợp các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen. Theo đó, tổ chức báo cáo phải áp dụng ngay biện pháp trì hoãn giao dịch đối với giao dịch đáng ngờ trong trường hợp trên.
  • Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng. Tổ chức báo cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hậu quả phát sinh khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch theo đúng quy định.

Thời hạn báo cáo

Luật PCRT mới thay đổi một số quy định về thời hạn báo cáo, cụ thể như sau:

  • Tổ chức báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn và giao dịch chuyển tiền điện tử trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.
  • Tổ chức báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức báo cáo phát hiện được giao dịch đáng ngờ.
  • Trường hợp phát hiện giao dịch đáng ngờ do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì tổ chức báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và NHNN trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.

Các tổ chức báo cáo cần làm gì?

Dưới đây là một số khuyến nghị để các tổ chức cân nhắc khi triển khai Luật PCRT mới:

Khung chính sách/quy trình, vai trò và trách nhiệm, văn hóa QTRR RT, TTKB và Cấm vận vững mạnh:

  • Sự giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo cấp cao, cơ chế hợp tác, vai trò và nhiệm vụ được thiết lập rõ ràng xuyên suốt ba tuyến bảo vệ.
  • Tổ chức báo cáo ban hành hướng dẫn nội bộ về đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố và cấm vận và triển khai công tác đánh giá, cập nhật rủi ro định kỳ và khi có thay đổi quan trọng trong môi trường kinh doanh của tổ chức. Điều này giúp tổ chức nhận thức đầy đủ về các mối đe dọa, tổn thương tiềm ẩn và có thể đưa ra các hành động phù hợp để quản lý và giảm thiểu rủi ro.
  • Cán bộ nhân viên của tổ chức báo cáo cần nhận thức đầy đủ về các thay đổi trong quy định pháp luật và những tác động đối với tổ chức, đồng thời cần được định kỳ đào tạo và cập nhật về bối cảnh rủi ro, cũng như kế hoạch triển khai và các hành động của tổ chức liên quan đến quản lý rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố và cấm vận.

Khung báo cáo quản trị hiệu quả

Một khung báo cáo quản trị hiệu quả sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo cấp cao các thông tin kịp thời để đưa ra hành động phù hợp, cho phép thực hiện giám sát hiệu quả, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy văn hóa Quản trị Rủi ro Rửa tiền, Tài trợ khủng bố và Cấm vận vững mạnh trong toàn tổ chức và đảm bảo khung Quản trị Rủi ro Rửa tiền, Tài trợ khủng bố và Cấm vận được thực hiện nhất quán trong tổ chức, thay vì là các quy trình được thiết lập nhưng không thực hiện.

Triển khai hiệu quả Hệ thống PCRT

  • Việc tuân thủ [các] yêu cầu cấu trúc dữ liệu sẽ đảm bảo nền tảng vững chắc cho công tác xây dựng, vận hành các kịch bản giám sát giao dịch, hiển thị giao diện người dùng và chức năng ứng dụng tổng thể của hệ thống PCRT.
  • Độ chính xác và tính đầy đủ của dữ liệu là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo tổ chức triển khai hiệu quả công tác PCRT.
  • Hệ thống PCRT cần có sự tương tác với các ứng dụng chính và thứ cấp [upstream and downstream applications], nhằm gửi và nhận dữ liệu, như là tương tác với hệ thống ngân hàng lõi, hệ thống quản lý sự vụ và hệ thống quản trị thông tin [MIS].
  • Tổ chức có đủ nguồn lực với các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện đánh giá hiệu quả và tinh chỉnh hệ thống, cũng là một trong các yếu tố quan trọng để triển khai thành công hệ thống PCRT.

Công tác điều tra hiệu quả

  • Tổ chức cần đảm bảo các cán bộ nhân viên tham gia xử lý các cảnh báo giao dịch đáng ngờ được khởi tạo từ hệ thống giám sát giao dịch có đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm, nhằm xác định và đánh giá hoạt động tội phạm, đồng thời đưa ra các quyết định phù hợp để đệ trình tiếp lên cấp cao hơn hoặc thực hiện báo cáo theo quy định.
  • Tổ chức cần thiết lập một danh sách các tiêu chuẩn tối thiểu khi tiến hành điều tra một cảnh báo. Danh sách này sẽ giúp duy trì chất lượng và độ chính xác của các cuộc điều tra. Đồng thời, việc sử dụng hệ thống giám sát giao dịch được thiết kế tốt, hiệu chỉnh và dựa trên rủi ro sẽ cho phép các cán bộ điều tra tập trung vào các kịch bản giám sát giao dịch cụ thể đã kích hoạt cảnh báo rủi ro.

Chương trình thuê ngoài hiệu quả

Tổ chức cần thiết lập chức năng quản trị và giám sát chặt chẽ các hoạt động được thuê ngoài. Điều này nhằm đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài [OSP] thực hiện các dịch vụ theo tiêu chuẩn được yêu cầu trong quy định nội bộ của tổ chức và tuân thủ các quy định pháp luật về PCRT. Việc triển khai chương trình thuê ngoài một cách hiệu quả có thể giải phóng nguồn lực và cho phép các nhân lực dày dặn kỹ năng và kinh nghiệm về tuân thủ và quản lý rủi ro tội phạm tài chính của tổ chức có thể tập trung vào các giao dịch và hoạt động có rủi ro cao hơn.

Chương trình Bảo đảm Chất lượng [QA] hiệu quả

  • Để có một chương trình QA hiệu quả, chương trình này phải tập trung vào rủi ro, thay đổi tần suất và cường độ giám sát theo mức độ rủi ro được xác định.
  • Về cơ cấu quản trị và mô hình hoạt động cho chương trình QA, chương trình này cần có sự độc lập, có các luồng báo cáo phù hợp để báo cáo lên ban lãnh đạo cấp cao về các hạn chế / điểm yếu được xác định trong khung Quản trị Rủi ro rửa tiền, Tài trợ khủng bố và Cấm vận trên phạm vi toàn hàng.

Một chương trình QA trưởng thành và vững mạnh cũng sẽ thúc đẩy tư duy về PCRT/CTTK và Cấm vận, và các chuẩn mực đạo đức trong đội ngũ cán bộ nhân viên của tổ chức.

Cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị là gì?

Cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế. Như vậy, cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế.

PEP trọng phòng chống rửa tiền là gì?

Thuật ngữ PEP [Politically Exposed Person] được sử dụng trong phòng chống rửa tiền để chỉ những cá nhân có mối quan hệ với chính phủ hoặc chức danh công việc quan trọng.

Hệ thống PCRT là gì?

Cục PCRT và Ban Chỉ đạo PCRT: Trung tâm PCRT, được thành lập vào tháng 3/2007, là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, có chức năng tiếp nhận, phân tích, xử lý thông tin PCRT; chuyển giao những thông tin liên quan đến hoạt động rửa tiền tới cơ quan điều tra có thẩm quyền; giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà ...

Thế nào là hành vi rửa tiền?

Theo đó, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Trong đó, tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.

Chủ Đề