Hôm nay là ngày lễ gì ở ấn độ năm 2024

Nếu đến Ấn Độ vào thời gian giữa cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 hằng năm, có thể bạn sẽ được tham gia vào Lễ hội Diwali [hay còn gọi là Lễ hội Ánh sáng - Festival of Lights].

Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Ấn, được ví như Tết Nguyên đán ở Việt Nam hay lễ Giáng sinh của phương Tây. Theo lịch Hindu, hằng năm, vào ngày 12 của tháng 7 lịch âm Hindu, người dân bắt đầu đón lễ hội. Trước hết là Lễ hội Đốt quỷ [Dusshera celebration] và sau khoảng nửa tháng sẽ đến lễ Diwali. Khu Anand Niketan [thành phố New Dehli] là nơi có người Việt sinh sống và đây cũng là khu giàu có nên khâu tổ chức được chú trọng và bài bản hơn. Khởi điểm của lễ hội này bắt nguồn từ một lễ hội của 3 tôn giáo [Hindu, Sikh và Jain], nhưng do tín đồ của đạo Hindu chiếm đa số nên lễ hội nhanh chóng trở thành lễ hội truyền thống của người Ấn [và cả những nước có người theo đạo Hindu]. Lễ hội diễn ra trong 5 ngày chính, mỗi ngày đều có một ý nghĩa riêng, như: ngày may mắn để mua dụng cụ và vàng bạc; ngày tiêu diệt cái ác: ngày để thắp đèn trong nhà và ngoài đường để nghênh đón sự thịnh vượng và hạnh phúc; ngày chồng tặng quà vợ…

Đây cũng là dịp cho trẻ em tha hồ đốt pháo - Ảnh: Sowri

Theo truyền thuyết, chàng Ram dũng mãnh vượt qua bao đối thủ để cưới được nàng Sita xinh đẹp, nhưng quỷ Ravan vì say mê Sita nên cướp vợ của Ram. Chàng Ram quyết tâm cứu vợ và trong cuộc chiến cam go cả về trí lẫn sức, chàng Ram khó bề tiêu diệt được quỷ Ravan, vì mỗi khi chặt đầu quỷ thì 10 cái đầu khác lại mọc ra. Nhưng may mắn thay, chàng Ram được em trai của quỷ Ravan chỉ “gót Achille” của anh mình là ở rốn, nếu đâm trúng vào rốn thì sẽ tiêu diệt được. Sau khi giết được quỷ, Ram dùng lửa để đốt quỷ Ravan [nên mới có tên là Lễ hội Đốt quỷ]. Vào ngày lễ đốt quỷ, trẻ em ăn mặc tươm tất và đến các gia đình giàu có để xin tiền hoặc bánh ngọt. Những chàng trai trong làng được phân công chuẩn bị việc trang trí các con quỷ bằng hình nộm sao cho bắt mắt nhất, rồi chuẩn bị pháo hoa. Tùy từng nơi và ý tưởng của mỗi người mà con quỷ to nhỏ khác nhau [trung bình cao từ 15-20 mét]. Khoảng 5 giờ chiều lễ hội bắt đầu, nhưng mọi người, nhất là trẻ em tụ tập từ rất sớm. Một người được hóa trang cầm chảo [có lửa] đi quanh để cầu an. Mọi người bỏ tiền vào chảo [phần không có lửa] - tùy vào lòng hảo tâm. Sau đó một đoàn được hóa trang từ chàng Ram đến con quỷ và các nhân vật khác rồi diễu hành trong khu làng và kéo đến trung tâm - nơi tiến hành buổi lễ. Một vở kịch được dựng lại dựa theo truyền thuyết trên, sau đó kéo đến nơi 3 hình nộm quỷ để chạy nhảy và hò hét. Tiếp đến là màn đốt và bắn pháo hoa. Cuối cùng những người được nể trọng trong làng dùng cung bắn vào hình nộm quỷ và người ta bắt đầu đốt quỷ. Theo truyền thuyết, sau nửa tháng, Ram sung sướng đưa vợ trở về và lễ Diwali là để chào mừng ngày này, nên người ta còn gọi Diwali là lễ hội của sự chiến thắng cái ác.

.jpg]

Ở Ấn không cấm đốt pháo nên trong dịp này mọi nhà đốt pháo rất nhiều. Đây cũng là điểm nổi bật nhất của lễ hội. Hầu như nhà nào cũng chuẩn bị cho mình một dây pháo ấn tượng nhất và sự giàu nghèo của mỗi gia đình có thể đánh giá bằng dây pháo to hay nhỏ.

Ý nghĩa quan trọng của lễ hội, theo triết lý Hindu, là ngoài thắp sáng đèn nến bên ngoài phải ý thức được “ánh sáng bên trong” - là bản tính chân thật, trường tồn… của mỗi cá nhân để chiếu sáng, xua tan chướng ngại, đẩy lùi ngu muội, hầu mang lại an vui, hòa bình. Cũng trong dịp lễ này, những gia đình tụ họp, trang hoàng nhà cửa sạch đẹp. Nhiều loại đèn chiếu sáng được trang trí trước nhà. Người ta diện quần áo mới, đi đến đền để cúng thần, dâng lên những lời cầu nguyện, sau đó họ về nhà vui vầy những bữa tiệc thịnh soạn, thăm viếng và chúc phúc láng giềng. Nhiều lúc, người dân đổ ra đường nhảy múa theo tiếng trống ầm ĩ. Hoa được xâu lại thành chuỗi để trang trí trong nhà và ở các cửa hàng, công ty.

Chính vì vậy, du lịch đến Ấn Độ vào thời gian này, du khách sẽ được trải nghiệm và thưởng thức những nét đặc sắc nhất về văn hóa của người Ấn…

VOV.VN - Lễ Diwali – dịp lễ lớn nhất trong năm của đạo Hindu được chào đón trên khắp đất nước Ấn Độ trong ngày 12/11. Người dân tại hầu hết các thành phố, miền quê của đất nước 1,4 tỷ dân này cùng trang hoàng nhà cửa với nến, đèn, hoa, các hình vẽ nhiều màu sắc trên sàn nhà để đón chào những điều tốt đẹp sẽ tới.

Diwali, hay Deepawali là một lễ hội quan trọng trong văn hóa Ấn Độ Giáo. Đây là một lễ hội của đạo Hindu cổ đại. Người ta còn gọi Diwali là Lễ hội ánh sáng vì mọi người có phong tục thắp đèn dầu hay nến bấc vải để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước Narakasura, chiến thắng của ánh sáng trước bóng đêm, biểu tượng cho chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Lễ hội cũng đóng vai trò quan trọng trong Phật giáo, đạo Sikh và đạo Jain. Trong ảnh, pháo hoa được bắn lên từ sân vận động Shivaji Park, thành phố Mumbai, bang Maharashtra chào đón lễ Diwali.

Lễ Diwali diễn ra vào đêm ngày Amavaysia [hay trăng non], ngày thứ 15 của tháng Kartik theo âm lịch Hindu. Đây được coi là đêm tối nhất trong năm. Chính vì thế, Diwali được xem là “Lễ hội Ánh sáng”, tượng trưng cho một sự khởi đầu mới của những điều tốt đẹp. Nam diễn viên Ấn Độ Gaurav More thắp đèn lấp lánh trong lễ kỷ niệm Diwali với thanh niên khuyết tật đặc biệt tại Sân vận động Dadoji Kondadev, ở thành phố Thane, bang Maharashtra.

Trong sáng ngày 12/11, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có mặt tại làng Lepcha, bang miền Tây Bắc Himachal Pradesh để đón lễ Diwali cùng các binh sỹ Ấn Độ đang đồn trú tại khu vực biên giới với Trung Quốc của bang này. Ông Modi đã thăm hỏi binh sỹ lực lượng cảnh sát biên giới và Lục quân Ấn Độ đang làm việc tại đây. Nhân dịp này, Thủ tướng Modi cũng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới người dân Ấn Độ nhân dịp lễ Diwali tốt lành và bày tỏ hy vọng rằng lễ hội sẽ mang lại hạnh phúc, thịnh vượng và sức khỏe tốt cho mọi người.

Đêm 11/11, ngay trước lễ Diwali, thành phố Ayodhya ở bang miền Bắc Uttar Pradesh chính thức đón nhận kỷ lục thế giới Guinness với việc thắp sáng cùng lúc hơn 2,2 triệu ngọn nến chào đón lễ Diwali.

Thành phố Ayodhya được coi là nơi sinh của vị thần Hindu Rama của Vương quốc Kosala và là bối cảnh của sử thi vĩ đại Ramayana. Do được coi là nơi sinh của Rama, Ayodhya được coi là địa điểm đầu tiên trong bảy địa điểm hành hương quan trọng nhất đối với người theo đạo Hindu.

Trước đêm Diwali, người Ấn Độ thường phải dọn dẹp, tân trang và trang trí nhà cửa và văn phòng bằng hoa, đèn diyas [đèn dầu, nến] và rangolis [các mẫu vòng tròn nghệ thuật đầy màu sắc]. Chợ hoa Mullick Ghat tại thành phố Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal ở miền Đông tấp nập người bán mua ngay trong ngày 11/11, trước lễ Diwali.

Vào đêm Diwali, người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất, thắp sáng đèn và nến bên trong và bên ngoài nhà, thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Trong ảnh, học sinh tại thành phố Mirzapur, bang Uttar Pradesh thắp nến chào đón Diwali.

Thực tế, Diwali được khởi động từ trước đó 2 ngày bằng ngày Dhanteras. Ngày này bắt nguồn từ Dhan có nghĩa là giàu có và teras có nghĩa là thứ mười ba, đánh dấu ngày thứ mười ba trong hai tuần đen tối của tháng Kartik và sự khởi đầu của Diwali. Vào ngày này, nhiều người dọn dẹp nhà cửa và cơ sở kinh doanh của họ. Ngày Dhanteras cũng đánh dấu dịp mua sắm lớn để người dân mua đồ dùng mới, thiết bị gia đình, đồ trang sức, pháo và các mặt hàng khác. Người dân thành phố Bhopal, bang Madhya Pradesh tới chợ để mua đồ dùng gia đình lấy may.

Trong thông điệp gửi tới người dân ngày 11/11, trước đêm Diwali, Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu gửi lời chúc tới tất cả người dân nước này. Bà Murmu kêu gọi họ mang lại hạnh phúc và thịnh vượng cho cuộc sống của người nghèo và thiếu thốn bằng cách chia sẻ niềm vui với họ. Người dân tại thành phố Chennai, bang miền Nam Tamil Nadu đốt pháo chào mừng lễ Diwali.

Hôm nay là ngày lễ gì của Ấn Độ?

Những lễ hội Ấn Độ đặc sắc nhất bạn nên tham dự một lần.

Lễ hội thả diều quốc tế Uttarayan ở Ahmedabad. ... .

Lễ hội gió mùa Ấn Độ ... .

Lễ hội Ugadi ở Hyderabad. ... .

Lễ hội hoa quốc tế ... .

Lễ hội ánh sáng Diwali. ... .

Lễ hội Phật Giáo Poornima. ... .

Lễ hội thần Ganesha. ... .

Lễ hội rắn Naga Panchami..

tháng 11 Ấn Độ có lễ hội gì?

Là lễ hội quan trọng nhất trong năm tại Ấn Độ và đặc biệt là với những người theo đạo Hindu, Diwali hay còn được gọi là Lễ hội Ánh sáng, được kỷ niệm bởi hơn 1 tỷ người vào tầm cuối tháng 10 cho tới đầu tháng 11. Diwali có nguồn gốc từ một từ là “Deepavali”, mang ý nghĩa “một hàng đèn”.

Lễ hội Diwali kéo dài bao lâu?

Lễ hội Diwali kéo dài trong 5 ngày, mỗi ngày sẽ có một tên gọi và ý nghĩa khác nhau với rất nhiều sự kiện được diễn ra. Ngày đầu tiên của lễ hội được gọi là ngày Dhanatrayodashi [hoặc Dhan Teras], là ngày của sự thịnh vượng và giàu có.

Lễ hội Diwali là gì?

Diwali là một lễ hội sau thu hoạch kỷ niệm tiền thưởng sau khi gió mùa đến ở tiểu lục địa. Tùy thuộc vào khu vực, lễ kỷ niệm bao gồm những lời cầu nguyện trước một hoặc nhiều vị thần Hindu, phổ biến nhất là Lakshmi.

Chủ Đề