Dđịnh nghĩa kết hôn không gia thú là gì năm 2024

Con ngoài giá thú không còn là khái niệm mới mẻ nhưng trên thực tế nhiều người sẽ hiểu sai hoặc chưa đầy đủ dưới góc độ pháp lý. Vậy Con ngoài giá thú là gì? Và con ngoài giá thú được hưởng những quyền lợi gì? Hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa thế nào là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền [UBND xã/phường].

Hiểu theo lẽ thông thường con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn.

Các trường hợp có thể phát sinh con ngoài giá thú bao gồm:

  • Nam, nữ đều còn độc thân có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không đăng ký kết hôn;
  • Nam, nữ [một trong hai bên hoặc cả hai bên] đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con;
  • Con được sinh ra trong thời gian nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, bao gồm cả trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại.

Ví dụ: A [Nam] đủ 20 tuổi, B [Nữ] đủ 18 tuổi có quan hệ yêu đương với nhau và sống chung với nhau như vợ chồng rất hạnh phúc. Trong thời gian sống chung, A và B có một đứa con gái. Tuy nhiên, A, B không đi đăng ký kết hôn nên con của A và B được xác định là con ngoài giá thú.

Quyền xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú

Dù sinh ra trong hoàn cảnh hôn nhân có hoặc không được pháp lý chấp nhận, đứa trẻ vẫn phải được bảo vệ quyền lợi theo quy định của pháp luật, không phân biệt đối xử so với những đứa trẻ khác. Quyền xác định cha mẹ cho con được đề cập chi tiết tại Điều 101 của Luật hôn nhân và gia đình.

Cơ quan đăng ký hộ tịch, có thẩm quyền theo quy định pháp luật về hộ tịch, sẽ thực hiện xác định cha mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp. Trong khi đó, tòa án sẽ giải quyết các vấn đề xác định cha mẹ, con khi có sự tranh chấp, hoặc khi có yêu cầu xác định cha mẹ, con đã qua đời, theo quy định tại Điều 92 của Luật. Quyết định của tòa án sẽ được gửi đến cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú, theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch. Các bên liên quan cũng sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Không có ai sinh ra và mất quyền nhận biết bố mẹ chỉ vì họ sinh ra ngoài hôn nhân. Quyền xác định cha mẹ cho con không chỉ là quyền của con, mà còn là nghĩa vụ. Điều này là một trong những cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của đứa trẻ, theo đúng quy định của pháp luật.

Do đó, quy trình đăng ký xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú sẽ được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi đứa trẻ cư trú. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ thông qua quy trình hợp pháp và công bằng.

Các quyền lợi của con ngoài giá thú là gì?

Sau khi hoàn thiện thủ tục xác nhận cha mẹ cho con ngoài giá thú, đứa trẻ sẽ được hưởng đầy đủ tất cả các quyền lợi như một người con bình thường. Các quyền nhân thân bao gồm quyền cư trú, quyền hộ tịch, giám hộ, quyền tài sản, và quyền thừa kế… đều được bảo vệ theo quy định của Pháp luật.

Trong đó; quyền sống chung cùng cha mẹ được pháp luật bảo hộ cho đến khi con thành niên Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014; theo điều 70:

Được cha mẹ yêu thương, tôn trọng; có quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất; trí tuệ và đạo đức.

Có nghĩa vụ yêu quý kính trọng, biết ơn, hiếu thảo; phụng dưỡng cha mẹ; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Hơn nữa, nghĩa vụ cấp dưỡng khi không sống chung với con được pháp luật quy định cho đến khi con trưởng thành. Quy định cụ thể tại Điều 118.

Xem thêm: Con ngoài giá thú có được thừa kế tài sản không?

Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Con ngoài giá thú là gì? Mặc dù con sinh ra ngoài giá thú vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con trong giá thú nhưng chắc chắn sẽ cảm thấy thiếu mái ấm của một gia đình hạnh phúc. Vì vậy chúng ta là những công dân trong thời đại phát triển hãy cùng nhau sống và có trách nhiệm với hành vi của mình để các con được sinh ra hưởng trọn vẹn tình yêu thương.

Tỉnh Sơn La có đường biên giới tiếp giáp với Lào dài hơn 274 km, đi qua 6 huyện: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Sông Mã và Sốp Cộp. Những năm qua, tình trạng di cư tự do, kết hôn không giá thú giữa cư dân hai bên biên giới vẫn còn tồn tại.

Chị Mùa Thị Mụa sinh ra ở Lào, nhưng lấy chồng tại bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu gần 10 năm nay. Hai vợ chồng đã có 2 con, nhưng chị vẫn chưa có quốc tịch. Không những thế, việc đăng ký kết hôn của hai vợ chồng cũng chưa được thực hiện. Cùng với không có quốc tịch, chị cũng không được nhập hộ khẩu vào nhà chồng. Vì vậy, chị không được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay các giấy tờ tùy thân khác.

Chị Mùa Thị Mụa chia sẻ, gần 10 năm nay về làm dâu ở bên này được chồng và mọi người trong gia đình cũng như bà con trong bản thương yêu, quý mến. Tuy nhiên, do không chính thức được công nhập là vợ chồng hợp pháp nên chị rất muốn được nhập Quốc tịch Việt Nam để được hưởng các chính sách của Nhà nước.

Bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập giáp với cụm bản Pa Háng - Huổi Hiềng, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Từ lâu, bà con hai bên biên giới đã có truyền thống gắn bó, đoàn kết trong đời sống. Chính vì vậy, ở bản Phiêng Cài có 80 hộ dân thì đến 30 cặp vợ chồng kết hôn không giá thú. Sau nhiều năm mong mỏi, chờ đợi, vừa qua các công dân Lào, trong đó chủ yếu là phụ nữ đã được công nhận là công dân Việt Nam. Điều này đã đem lại niềm vui không chỉ cho mỗi cá nhân mà còn là niềm vui chung của cả bản.

Trưởng bản Phiêng Cài Tráng A Tủa cho biết, từ đời cha ông, khi con trai trong bản đủ tuổi lấy vợ thì thường sang nước bạn Lào để tìm hiểu và lập gia đình. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì chưa được công nhận là công dân hợp pháp. Vì vậy, việc được cho nhập quốc tịch Việt Nam là điều mong mỏi từ lâu của các cặp vợ chồng sinh sống trong bản. Khi đã được nhập quốc tịch, trở thành công dân Việt Nam những người này sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ như mọi người khác trong bản. Từ nay, mọi người sẽ yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế.

Vừa qua, Mộc Châu là huyện đầu tiên của tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố và trao quyết định cho nhập Quốc tịch Việt Nam đối với 88 công dân Lào di cư tự do, kết hôn không giá thú trên địa bàn.

Ông Phạm Đức Chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu cho biết, để thực hiện “Thỏa thuận giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới”, huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Sơn La lập hồ sơ người Lào di cư tự do, kết hôn không giá thú tại 3 xã Lóng Sập, Chiềng Sơn và Chiềng Khừa. Trong thời gian tới, huyện tập trung tuyên truyền, vận động công dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, đóng góp tích cực cho sự phát triển của huyện.

Vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại nhiều năm qua. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một bộ phận dân cư của tỉnh này cư trú, sinh sống trên lãnh thổ của tỉnh kia, nhưng lại không có giấy tờ chứng minh quốc tịch và bị rơi vào tình trạng không quốc tịch. Để xử lý vấn đề này, ngày 8/7/2013, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã ký Thỏa thuận giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước.

Các công dân Lào được nhập quốc tịch Việt Nam đến làm thủ tục đăng kí hộ khẩu tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu.

Tại Sơn La, Sở Tư pháp đã phối hợp với Tổ chuyên viên liên hợp của tỉnh và các địa phương có chung đường biên giới với nước Lào rà soát, thống kê theo dõi việc di cư tự do, kết hôn không giá thú giữa công dân Việt Nam và công dân nước Lào. Hướng dẫn công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã chủ động thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho những trường hợp đáp ứng các điều kiện theo quy định của Thỏa thuận.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực biên giới còn nhiều hạn chế trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, quốc tịch và đăng ký thường trú; trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam chưa được đăng ký khai sinh kịp thời. Công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng người nước ngoài, người không quốc tịch chưa được nhập Quốc tịch Việt Nam nhưng đã được đăng ký thường trú, cấp chứng minh nhân dân còn nhiều.

Qua rà soát theo danh sách được phê duyệt, tỉnh Sơn La vẫn còn 24 trường hợp kết hôn không giá thú chưa lập hồ sơ nhập Quốc tịch Việt Nam, do thời điểm kết hôn sau ngày ký Thỏa thuận [8/7/2013] nên việc nhập quốc tịch phải thực hiện theo thủ tục thông thường quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam.

Ông Quàng Hồng Phương, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sơn La cho biết, thời gian qua, tỉnh đã trình Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt 350 trường hợp, trong đó có 11 trường hợp di cư tự do, 339 trường hợp kết hôn không giá thú. Sau khi được phê duyệt, đã có 294 công dân đủ điều kiện nhập quốc tịch đang sinh sống tại các huyện biên giới. Tổ công tác của tỉnh đã phối hợp với các huyện biên giới trực tiếp xuống các xã có người di cư tự do, kết hôn không giá thú để hướng dẫn lập hồ sơ xin nhập quốc tịch cho các trường hợp đủ điều kiện nhập Quốc tịch Việt Nam. Đến ngày 14/8/2019, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 1372/QĐ-CTN về cho phép nhập Quốc tịch Việt Nam đối với 294 công dân Lào hiện đang cư trú tại tỉnh Sơn La.

Trong thời gian tới, các huyện biên giới tiếp tục rà soát những trường hợp di cư tự do, kết hôn không giá thú trước ngày 8/7/2013. Đồng thời, thực hiện đăng ký thường trú, đăng ký nhập hộ khẩu cho các công dân; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với các cá nhân được nhập quốc tịch đợt này; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho công dân. Cùng với đó, các cơ quan chức năng và các huyện biên giới quản lý chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh của công dân Lào và công dân Việt Nam trong vùng biên giới hai nước, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Trưởng phòng quản lý quốc tịch, Cục hộ tịch, quốc tịch và chứng thực, Bộ Tư pháp cho biết, Sơn La là một trong 10 tỉnh có chung đường biên giới với Lào. Trong quá trình triển khai thực hiện thỏa thuận giữa hai Chính phủ, tỉnh Sơn La đã nỗ lực phối hợp với tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng [Lào] để rà soát, thống kê và lập danh sách để trình Trưởng Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt. Gần 300 công dân Lào ở Sơn La được nhập quốc tịch là những người có đơn xin nhập Quốc tịch Việt Nam. Đồng thời, đáp ứng các điều kiện như: Tự nguyện tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, có nhà ở, canh tác ổn định, không vi phạm pháp luật và có tên gọi Việt Nam. Việc các công dân Lào được nhập Quốc tịch Việt Nam có ý nghĩa to lớn đối với người di cư tự do và kết hôn không giá thú từ Lào sang Việt Nam, là dấu mốc trong tình hữu nghị Việt Nam và Lào.

Hôn nhân không giá thú là gì?

Theo từ điển Luật học trang 102, con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng hoặc cha mẹ ăn ở với nhau như vợ chồng, nhưng việc lấy nhau chưa được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đăng ký vào sổ kết hôn.

Còn ngoài hơn là gì?

Đứa con không chính thống giữa hai người không phải là vợ chồng.

Làm giá thú là gì?

Giá thú là là sự phối hợp giữa nam và nữ nhằm mục đích thiết lập nên một gia đình chính thức, cùng nhau sinh sống, chung thuỷ, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, sinh để con cái để duy trì nòi giống... Sự phối hợp này nếu tuân thủ theo các điều kiện pháp luật đã quy định, thì được pháp luật công nhận và bảo hộ.

Con ngoài giá thú là ai?

Con ngoài giá thú là gì? Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể nào là con ngoài giá thú. Tuy nhiên có thể hiểu rằng, con ngoài giá thú là con được sinh ra nhưng cha mẹ sinh ra không phải là vợ chồng và không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề