Bing đã cố gắng khác google như thế nào

Trong những tháng gần đây, công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft âm thầm khởi động một sàn thương mại bán lẻ mới tên Buy Direct và ký hợp đồng đối tác với hàng trăm nhà bán trực tuyến ở Mỹ.

Show

Một nguồn tin cho biết Buy Direct kỳ vọng đạt được 25 triệu USD tổng giá trị hàng hoá (gross merchandise value - GMV) trong năm tài chính 2023. GMV là thước đo quan trọng, thể hiện doanh số của một nền tảng thương mại điện tử.

Nếu so sánh thì mức kỳ vọng của Bing khá khiêm tốn, vì GMV của eBay năm 2021 là 87 triệu USD và Amazon năm 2021 là 600 triệu USD.

Vốn dĩ Bing cũng đã có một nền tảng mua sắm tên Start Shopping. Người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm ở đây rồi click mua hàng ở website của nhà bán. Trong khi đó Buy Direct cho phép người mua tìm kiếm và hoàn thành giao dịch mua hàng ngay trên Bing. Người bán có thể tạo một cửa hàng trực tuyến trên Buy Direct và Microsoft sẽ đảm nhận phần thanh toán. Mô hình này tương tự Google Shopping. Và dĩ nhiên Buy Direct cũng sẽ thu phí người bán, nhưng hiện tại vẫn mức phí chưa được công bố. Ngoài ra, người bán có thể quảng cáo sản phẩm trên nền tảng Microsoft.

Theo một nguồn tin khác, Bing sẽ cố gắng thu hút người bán bằng cách đơn giản hoá các bước tạo dựng cửa hàng online. Chẳng hạn Bing có thể tự động đăng tải các sản phẩm thông qua những đoạn quảng cáo sẵn có trên Google Ads. Khi đó người bán có thể nhanh chóng quảng cáo trên Bing (với mức giá thấp hơn Google).

Ngoài ra Bing cũng đang thử nghiệm hai công cụ quảng cáo mới mà Google không có. Một cái sử dụng tệp dữ liệu từ LinkedIn, mạng xã hội của Microsoft. Cái còn lại là công cụ hỗ trợ nhà quảng cáo quản lý giá quảng cáo.

Theo các nhà quan sát, dường như Bing đang muốn thể hiện họ là “nền tảng đơn giản hơn, rẻ hơn”, đồng thời cũng “khoe” ra dữ liệu từ LinkedIn của mình.

Bing đang tuyên bố họ là công cụ tốt hơn Google Shopping trong việc giúp người mua tìm được sản phẩm họ yêu thích, bởi vì Bing sẽ yêu cầu người mua chọn các sở thích mua sắm của họ. Từ đó Bing sẽ đưa ra những gợi ý sản phẩm liên quan.

Điểm thiếu hụt của Bing so với Google là họ không có nguồn người mua từ Google cũng như không có một nền tảng xã hội như Instagram. Đây sẽ là điểm trừ lớn, bởi người bán có xu hướng chỉ chọn những nơi có người mua.

Tuy nhiên theo đánh giá từ chuyên gia, Bing và Google Shopping nhắm đến những đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó người mua có thể tạo cửa hàng trên cả hai nền tảng này.

Rất nhiều công ty đã cố gắng cạnh tranh Google ở mảng tìm kiếm trên Internet, tuy nhiên gần như không một ai động được vào ngôi vương của Google.

Với thị phần hơn 80%, Google đang là "ông vua tìm kiếm" trên Internet hiện nay. Sự thống trị của hãng lớn đến nỗi nhiều từ điển đã phải bổ sung "google" làm từ mới, một động từ nhằm chỉ hành động tìm kiếm thông tin nào đó trên mạng máy tính toàn cầu.

Thị trường tìm kiếm "màu mỡ" đó, vì thế đã khiến không ít các công ty công nghệ khác muốn nhảy vào. Từ những "ông lớn" như Microsoft, Yahoo cho đến các công ty nhỏ hơn như DuckDuckGo... Không ít kẻ muốn lật đổ ngôi vương của Google để giành bớt miếng bánh về phía mình. Số phận của những công ty ấy bây giờ ra sao?

Microsoft Bing

Bing đã cố gắng khác google như thế nào

Microsoft lần đầu tiên ra mắt bản beta công cụ tìm kiếm của riêng mình vào năm 2005 (trước đó, kết quả tìm kiếm được cung cấp bởi hãng Inktomi và các công ty khác). Sau khi lần lượt trải qua những cái tên như "MSN Search" rồi "Windows Live Search", công cụ tìm kiếm của Microsoft cuối cùng được đổi tên thành "Bing" vào năm 2009. Tên gọi này được dùng kể từ đó cho đến nay.

Như vậy, Microsoft đã phát triển công cụ tìm kiếm được hơn 10 năm. Công ty đổ hàng núi tiền vào Bing, xây dựng một trung tâm dữ liệu khổng lồ có khả năng phân tích hàng tỷ web link và truy vấn tìm kiếm rồi cho ra kết quả với tốc độ đạt mức mili giây.

Kết quả: theo số liệu của Comscore, Bing hiện có 30% thị phần tại Mỹ, nếu tính cả từ các site của Yahoo (kể từ 2009, Yahoo thuê ngoài kết quả tìm kiếm của Microsoft), 20% nếu chỉ tính các site của riêng Microsoft. Tính trên toàn thế giới, liên minh Bing+Yahoo chiếm khoảng 8%, còn riêng Bing chỉ có 4%, theo thống kê của Statista.

DuckDuckGo

Bing đã cố gắng khác google như thế nào

Công cụ tìm kiếm từng tham vọng lật đổ Google - với điểm nổi bật là không theo dõi người dùng dưới bất kỳ hình thức nào. DuckDuckGo cũng biên dịch kết quả từ các nguồn khác Google bao gồm Bing, Wikipedia và Wolfram Alpha rồi hiển thị những kết quả tìm kiếm giống nhau tới tất cả người dùng. Nó cũng không lưu lại địa chỉ IP của người dùng, không dùng cookie trừ khi cần thiết.

Mới đây, công cụ này lần đầu tiên vượt qua cột mốc 9 triệu truy vấn tìm kiếm trong một ngày. Tuy nhiên, từng đó không thấm tháp là bao so với Google, vốn xử lý lượt truy vấn này chỉ trong 3 phút 45 giây.

Blekko

Bing đã cố gắng khác google như thế nào

Blekko là công cụ tìm kiếm hứa hẹn sẽ cho ra các kết quả tốt hơn Google bằng cách loại trừ các nội dung chất lượng thấp từ các "content farm" (những website chuyên đi copy, ăn cắp nội dung), tập trung vào các nội dung được đầu tư kỹ lưỡng.

Blekko nhận được 60 triệu USD tiền đầu tư từ các quỹ như Marc Andreessen và Ron Conway tuy nhiên, công cụ này chưa bao giờ thu được thành công đáng kể nào. Hồi tháng 3/2015, IBM mua lại một số tài sản của Blekko để tích hợp vào chiếc siêu máy tính Watson của họ, và hiện tại, công cụ tìm kiếm của Blekko đã "mất sóng", không còn hoạt động.

Wolfram Alpha

Bing đã cố gắng khác google như thế nào

Ra mắt năm 2009, cách thức hoạt động của Wolfram Alpha cũng tương tự Blekko: lấy thông tin từ các nguồn có độ tin cậy cao, như Wikipedia. Nó còn có thể trả lời trực tiếp các câu hỏi toán học cũng như nhiều loại câu hỏi khác rất tiện lợi. Wolfram Alpha không dẫn người dùng vào các trang web để tìm câu trả lời, mà cung cấp lời giải ngay trên trang web của nó.

Hiện nay Bing và Apple Siri đều tích hợp công cụ tìm kiếm của Wolfram Alpha, và bản thân công cụ này cũng đang mở rộng quy mô hoạt động bằng cách cung cấp các công cụ phân tích cho Facebook. Tuy nhiên, về cơ bản đây cũng chỉ là những mảng "ngách" của thị trường tìm kiếm, không thể so sánh với Google về quy mô.

Yahoo

Là một công ty Internet có quy mô lớn, Yahoo cũng có cho mình một công cụ tìm kiếm riêng, thông qua việc thâu tóm hàng loạt công ty tìm kiếm nhỏ hơn như Inktomi rồi sau này là Overture Services (công ty sở hữu hai công cụ tìm kiếm AlltheWeb và AltaVista).

Tính đến tháng 2/2015, thị phần tìm kiếm của Yahoo đứng thứ ba tại Mỹ - xét về số lượng truy vấn tìm kiếm - với 12,8%. Tính trên toàn thế giới, thị phần của Yahoo là không đáng kể so với Google.

Bing đã cố gắng khác google như thế nào

CEO Yahoo từng là người của Google.

Năm 2009, Yahoo quyết định thuê ngoài (outsource) kết quả tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm của Microsoft. Gần đây, hai công ty vừa ký kết một thỏa thuận mới mà theo đó, Yahoo sẽ chỉ còn phụ thuộc vào Microsoft cho khoảng 51% kết quả tìm kiếm, thay vì 100% như trước.

Yahoo có thể thuê ngoài 49% còn lại của Google, công ty mà CEO Marissa Mayer của Yahoo trước đây từng là lãnh đạo hàng cấp cao. Tuy nhiên, người ta nghĩ tới khả năng Yahoo sẽ cạnh tranh trực tiếp với Google hơn là hợp tác. "Chúng tôi sẽ có một thuật toán tốt hơn" - Mayer cho biết.

Hiện chưa rõ Yahoo định cạnh tranh một cách "ngang ngửa" với Google, bằng cách tạo nên một công cụ tìm kiếm có tầm phổ quát trong mọi lĩnh vực; hay sẽ chỉ đánh vào một mảng ngách nào đó. CEO Yahoo nhấn mạnh rằng họ đang quan tâm tới mảng tìm kiếm trên di động, thông qua việc truy cập vào các thông tin cá nhân của người dùng, như email, để cho ra kết quả.

Dù định cạnh tranh với Google theo cách nào đi nữa, Yahoo có thể tham khảo những bài học "nhãn tiền" từ các công cụ như Wolfram Alpha và DuckDuckGo. Có nhiều cách để tạo nên một công cụ tìm kiếm chuyên dụng, nhưng xây dựng một công cụ tìm kiếm phổ quát như Google sẽ là một nhiệm vụ khó khăn hơn rất nhiều.

Và quan trọng hơn cả, trong lịch sử chưa một kẻ nào cạnh tranh được ngang ngửa được với Google, và tham vọng của Yahoo là không hề dễ thực hiện.