Biển cam ranh ở đâu

Cảng Cam Ranh [tên cũ Cảng Ba Ngòi] là cảng thương mại quốc tế nằm trong vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển như mực nước sâu, kín gió, diện tích lớn, nằm gần đường hàng hải quốc tế và sân bay Cam Ranh, cách Quốc lộ 1 1,5 km và tuyến đường sắt Bắc – Nam 3 km nên từ lâu cảng đã là đầu mối giao thông đường biển quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.

Ngày 14 tháng 5 năm 2009, cảng Ba Ngòi đã chính thức hoạt động theo mô hình mới với tên gọi Công ty TNHH một thành viên Cảng Cam Ranh, sau hơn một năm được ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa bàn giao cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam [Vinalines].[1]

Từ những lợi thế vốn có, cảng không ngừng được đầu tư nâng cấp cả về nhân lực và cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển và hội nhập quốc tế. Từ một Phân cảng của Cảng Nha Trang – Ba Ngòi trực thuộc Cục Hàng Hải, năm 1991 Cảng được tách thành một đơn vị kinh doanh cảng biển độc lập. Qua 15 năm hoạt động, Cảng Ba Ngòi không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, lượng hàng thông qua Cảng tăng hơn 10 lần đến nay đã vượt trên 01 triệu tấn, các dịch vụ hậu cần cảng biển ngày càng phát triển.

Với tổng chiều dài khai thác cầu cảng là 308 mét, độ sâu trước bến –11,6 mét, độ sâu luồng -10,2 mét, Cảng đã tiếp nhận được các loại tàu có trọng tải đến 30.000 DWT. Cơ sở hạ tầng trong cảng không ngừng được hoàn thiện, trang thiết bị phục vụ xếp dỡ tiếp tục được đầu tư, quy trình công nghệ liên tục được cải tiến đã đưa năng suất xếp dỡ hàng rời đạt từ 4.000 - 5.000 tấn/ngày, hàng bao từ 2.000 - 2.500 tấn/ngày, đảm bảo giải phóng tàu nhanh. Mọi công đoạn bốc dỡ từ tàu lên xe, hoặc nhập kho, lưu bãi và ngược lại được thực hiện theo quy trình khép kín.

  1. ^ “Cảng Cam Ranh vững bước đi lên sau 30 năm hình thành và phát triển”. camranhport.vn. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.

Bài viết tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cảng_Cam_Ranh&oldid=68691068”

Đối với các định nghĩa khác, xem Cam Ranh [định hướng].

Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam, thuộc thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh này thường được xem là bến nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động.[1] Vì địa thế chiến lược mà Cam Ranh được sự chú ý quân sự qua nhiều thời kỳ. Hải quân Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô đã từng dùng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ chiến sự.

Vịnh Cam Ranh

Vịnh Cam Ranh

Vịnh Cam Ranh

Vị trí Vịnh Cam Ranh trên bản đồ Việt Nam

Ảnh vịnh Cam Ranh chụp từ vệ tinh

Vị tríKhánh HòaTọa độ11°59′53″B 109°13′9″Đ / 11,99806°B 109,21917°Đ / 11.99806; 109.21917LoạiVịnh biểnNguồn nước
biển/đại dương
Biển ĐôngLưu vực quốc giaViệt Nam

 

Căn cứ quân sự của Liên Xô tại Cam Ranh

 

Hình vẽ minh họa căn cứ hải quân của Liên Xô tại vịnh vào khoảng đầu thập niên 1980.

Vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược đáng kể nên từ thời Pháp thuộc người Pháp đã dùng nơi đây làm căn cứ hải quân ở Đông Dương.

Vào đầu thế kỷ 20 Cam Ranh là chặng nghỉ cho hạm đội Đế quốc Nga trên đường sang Viễn Đông giao chiến với Nhật Bản năm 1905. Hạm đội này sau bị đại bại trong Trận Tsushima. Khi Đế quốc Nhật Bản mở cuộc bành trướng thời Chiến tranh thế giới thứ hai thì Vịnh cam Ranh lại được trưng dụng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942.

Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa khối Liên Xô và Hoa Kỳ. Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm. Cuối năm 1991, Liên Xô tan vỡ; chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993. Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng chủ đích căn cứ này chuyển sang làm nơi thám thính, theo dõi hoạt động của Trung Quốc còn các chiến cụ và quân nhân được rút về Nga. Còn lại là nhân viên kỹ thuật tình báo.

Trong cuộc điều đình kéo dài thời hạn thuê quân cảng Cam Ranh thì Việt Nam đòi Nga phải trả tiền thuê hằng năm là 200 triệu Mỹ kim. Chính phủ Nga không chịu điều khoản này nên ngày 2 tháng 5 năm 2002, lá cờ Nga được hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ Cam Ranh. Hiện tại, chính quyền Việt Nam có dự định phát triển căn cứ này với mục đích dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với Căn cứ không quân Clark của Mỹ.

Kể từ 2004 đến nay, kế hoạch của Việt Nam là thu hồi việc sử dụng vịnh Cam Ranh; thay vì làm căn cứ cho nước ngoài, Vịnh Cam Ranh sẽ chuyển dần sang mục đích dân sự.[2][3]

Tháng 9 2014, Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển [giai đoạn 1] thuộc dự án đầu tư Khu dịch vụ hàng hải, sửa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển tại căn cứ quân sự Cam Ranh. Giai đoạn 2 của dự án xây dựng cảng quốc tế Cam Ranh là một cơ sở hậu cần hiện đại, có uy tín, sánh ngang với các hải cảng lớn trên thế giới và đến hàng thế kỷ sau vẫn không bị lạc hậu.

Ngày 8 tháng 3 năm 2016, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân Việt Nam tổ chức lễ khai trương cảng quốc tế Cam Ranh, một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam tiếp nhận được tàu sân bay tải trọng 110.000 DWT [dead weight tonnage], tàu khách có dung tích 100.000 GRT [gross tonage] và sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan đến 200m nước. có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8.[4]

  1. ^ “Cam Ranh Bay”. Encyclopædia Britannica Article. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= [trợ giúp]
  2. ^ Bộ Ngoại giao Việt Nam [12 tháng 6 năm 2001]. “Sẽ không gia hạn hiệp định về sử dụng cảng Cam Ranh”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= [trợ giúp]; Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= [trợ giúp]
  3. ^ TTXVN [5 tháng 7 năm 2002]. “'Không sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự'”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= [trợ giúp]; Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= [trợ giúp]
  4. ^ “Cảng quốc tế Cam Ranh tiếp nhận được tàu sân bay 110.000 tấn”.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vịnh Cam Ranh.
  • Cảng Cam Ranh
  • Cam Ranh Bay Photo Album
  • Steve Lentz's Cam Ranh and Nha Trang Pictures 1968/1969
  • Lá bài Cam Ranh và tranh chấp Biển Đông, BBC 2009

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vịnh_Cam_Ranh&oldid=68646207”

Video liên quan

Chủ Đề