Rhinovirus là gì

Rhinovirus [“rhin” nghĩa là “cái mũi”] là loại virus phổ biến nhất gây chứng cảm lạnh thông thường. Rhinovirus cũng có thể gây đau họng, viêm tai, viêm xoang và có thể gây viêm phổi và viêm tiểu phế quản nhưng ít gặp hơn.

Trung bình một đứa trẻ bị từ 8 – 10 đợt cảm lạnh trong vòng 2 năm đầu đời. Việc chăm sóc những trẻ bị cảm cúm cũng khiến người chăm sóc dễ bị nhiễm cúm hơn.

Rhinovirus thường lây nhiễm dễ dàng từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp. Khi một trẻ nhiễm Rhinovirus bị sổ mũi, dịch tiết từ mũi sẽ bám vào tay trẻ và truyền sang các đồ vật khác như bàn ghế, đồ chơi… Chính con bạn cũng có khả năng chạm vào tay hay da của những trẻ khác mang virus hay đồ chơi đã bị nhiễm virus và rồi lại đưa tay lên mắt, mũi, đây là thời cơ để virus xâm nhập vào cơ thể trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể bị lây nhiễm qua hít thở không khí có các phần tử virus bị phát tán ra khi người bệnh ho, hắt hơi.

Dấu hiệu và triệu chứng

Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm Rhinovirus thường từ 2 – 3 ngày. Các triệu chứng thường kéo dài từ 10 – 14 ngày, đôi khi ít hơn.

Các triệu chứng của cảm lạnh khá quen thuộc với nhiều người. Ban đầu, con bạn có thể bị chảy nước mũi với dịch mũi trong. Sau đó, dịch mũi có thể trở nên đặc hơn và thường chuyển sang đục, vàng, xám hay xanh. Sự thay đổi màu dịch mũi này là bình thường bởi đây là dấu hiệu trẻ đang từ từ hồi phục.

Các triệu chứng khác có thể thấy ở trẻ em, bao gồm:

  •      Hắt hơi
  •      Sốt nhẹ [38.30C – 38.90C]
  •      Đau đầu
  •      Đau họng
  •      Ho
  •      Đau cơ
  •      Ăn không ngon miệng

Một số trẻ có thể bị sưng và mưng mủ tại amidan, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm liên cầu khuẩn phối hợp cùng với nhiễm  Rhinovirus.

Cách xử trí khi trẻ bị cảm lạnh

Khi trẻ bị cảm lạnh, việc đầu tiên cần làm là cho trẻ nghỉ ngơi, cho trẻ uống nhiều nước nếu trẻ bị sốt.

Nếu trẻ có biểu hiện khó chịu, sốt, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt.

Không nên cho trẻ sử dụng các loại thuốc ho và thuốc cảm không kê đơn mà không được sự cho phép của bác sỹ. Những loại thuốc này không có tác dụng với virus và trong nhiều trường hợp chúng không giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Khi nào nên cho trẻ đi khám

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có các triệu chứng cảm lạnh, hãy đưa trẻ đi bác sỹ ngay lập tức. Các biến chứng của bệnh cảm lạnh như viêm phổi và viêm tiểu phế quản có xu hướng diễn biến đột ngột và nặng hơn ở trẻ nhỏ.

Trẻ lớn hơn thường không cần phải đi khám khi trẻ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, hãy đưa trẻ đi đến bệnh viện ngay nếu trẻ có xuất hiện những dấu hiệu sau:

  •      Môi và móng tay chuyển màu xanh tím
  •      Khó thở
  •      Ho dai dẳng
  •      Kiệt sức
  •      Đau tai [có thể có dấu hiệu viêm tai]

Chẩn đoán

Cảm lạnh thường được chẩn đoán thông qua việc quan sát các triệu chứng. Nói chung việc làm các xét nghiệm để nhận dạng các vi sinh vật gây bệnh cảm lạnh là không cần thiết.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng do rhinovirus thường là nhẹ và không cần một phương pháp điều trị đặc biệt nào. Kháng sinh không có hiệu quả trong bệnh cảm lạnh hay nhiễm virus.

Hầu hết các ca nhiễm cảm lạnh đều tự khỏi mà không để lại biến chứng gì nghiêm trọng.

Phòng bệnh

Hạn chế trẻ dưới 3 tháng tuổi tiếp xúc với trẻ em hay người lớn bị cảm lạnh.

Hướng dẫn và cho trẻ thực hành rửa tay sạch bằng xà phòng thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm virus nói riêng và để phòng dịch bệnh nói chung.

Tham khảo thêm thông tại bài viết: Sốt virus ở trẻ em

Virus Rhino có khả năng tấn công từ 30-50% những người trưởng thành. Chúng có hơn 110 chủng khác nhau, hoạt động mạnh nhất vào mùa lạnh. Chúng có thể sống tới 3 giờ ở trên da và trên các đồ vật như điện thoại, tay nắm cửa và tất cả những đồ dùng mà người bệnh sờ vào.
>> 10 trẻ nhiễm Rhinovirus chết do hệ miễn dịch kém

Chỉ trong vòng hai tháng gần đây, tại Việt Nam, một loạt các cháu bé bị viêm phối nặng nhập viện trong tình trạng đã tím tái, nhịp thở nhanh, phổi chụp phim trắng, suy hô hấp... Dù đã được điều trị ở Bệnh viện Nhi trung ương - cơ sở nhi khoa đầu ngành của Việt Nam với những điều kiện tốt nhất, nhưng quá nửa các cháu bé đã tử vong.

Kết quả từ phòng xét nghiệm sinh học phân tử của Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là Rhinovirus. Điều này khiến các bác sỹ vừa bất ngờ vừa cảm thấy bất an, vì Rhinovirus đã được biết đến từ lâu và được xem là không nguy hiểm. Nó vốn không phải là căn nguyên chính gây bệnh viêm phổi, chứ chưa nói là viêm phổi nặng dẫn đến tử vong. Vậy Rhinovirus là gì?

Hiểu biết về sự tấn công của virus Rhino

Theo tài liệu của "Science Creative Quarterly" thì virus Rhino rất nhỏ, mắt thường không nhìn được mà chỉ có thể bị phát hiện thông qua kính hiển vi. Bộ gien của nó được làm theo một đường thẳng gồm chuỗi phân tử đơn RNA. Virus Rhino thuộc loại virus gia đình và có quan hệ với virus viêm tủy xám. Họ gia đình virus này được biết dưới cái tên Picornaviridae.

Virus Rhino thường thâm nhập qua đường hô hấp. Chỉ trong vòng 10-15 phút, virus này sẽ đi từ mũi xuống cổ họng. Tại đây, nó gây ảnh hưởng đến bề mặt các cơ quan cảm thụ được gọi là phân tử bám gian bào-1 [Intercellular Adhesion Molecule-1] [ICAM-1] và bắt đầu quá trình gây truyền nhiễm.

Trong số 95% người bị cúm do virus Rhino thì có tới 75% người bệnh có dấu hiệu ngày càng nặng. Tân dược ngày nay mới chỉ dừng lại ở việc trợ giúp điều trị những triệu chứng do căn bệnh cảm lạnh [hay còn gọi là cảm cúm thông thường] do Rhinovirus gây ra. Các nghiên cứu sâu cho thấy việc tìm hiểu nguyên nhân của cúm thông thường đã dẫn đến việc khám phá ra hơn một trăm loại virus Rhino.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng virus Rhino là một nửa nguyên nhân gây ra các loại bệnh cúm; virus Adeno và một số loại khác là nửa nguyên nhân còn lại. Do đó, vaccin không phải là cách hữu hiệu nhất để phòng, chống hay tiêu diệt bệnh cúm.  

Có điều đáng chú ý là virus Rhino sẽ không hoạt động hiệu quả nếu thời tiết nóng trên 33 độ C. Nhưng một khi nó thâm nhập vào người, nó sẽ tìm cách đi xuống phổi và nếu với nhiệt độ nóng thì virus Rhino sẽ không gây được bệnh.

Ngoài ra, virus Rhino còn có thể lan xuống đến dạ dày, làm giảm độ pH. Thời kỳ ủ bệnh do nhiễm loại virus này chỉ trong khoảng 8-10 tiếng đồng hồ. Sau đó, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn chỉ trong từ 1-3 ngày. Sau 2-3 ngày bị nhiễm, khu vực có người nhiễm bệnh cần phải cách ly. Những biểu hiện thông thường của bệnh này là sổ mũi, nuớc mắt chảy, hắt hơi, ho, đau đầu...

Việc điều trị bằng Tây y hoặc các phương pháp dân gian đều không thể giết chết virus mà chỉ giúp điều trị các triệu chứng đi kèm với bệnh, trong khi cơ thể tự đề kháng.

Virus Rhino có khả năng tấn công từ 30-50% những người trưởng thành. Chúng có hơn 110 chủng khác nhau, hoạt động mạnh nhất vào mùa lạnh. Chúng có thể sống tới 3 giờ ở trên da và trên các đồ vật như điện thoại, tay nắm cửa và tất cả những đồ dùng mà người bệnh sờ vào.

Trải qua hàng thế kỷ, các loại bệnh cúm được chữa trị bằng nhiều cách khác nhau. Người Roman cổ thường ăn uống nước tỏi. Sang đến thể kỷ thứ 12, các nhà vật lý học Ai Cập lại khuyên nên ăn súp gà. Người Mỹ uống trà hoặc nước pha chế gồm các loại thảo dược. Hoặc có thể dùng chanh trộn lẫn mật ong... Nhưng trên thực tế thì không một liệu pháp nào thực sự chữa được cảm cúm.

Hiện nay, người ta sử dụng một số phương pháp mới cắt giảm sự lây lan ảnh hưởng của virus cúm. Vì thế, cần phải có cách hiểu đúng về sự nhiễm trùng của virus Rhino để có thể đánh giá đúng phương pháp chữa bệnh.

Sau khi nhiễm virus Rhino từ 2-3 ngày, người bệnh thường có biểu hiện: nước nhầy tụ trong mũi, khó thở qua đường mũi, có biểu hiện sưng vùng xoang mũi, tiếp đến là các triệu chứng hắt hơi, đau họng, ho, đau đầu. Một số người có thể sốt nhẹ, khoảng hơn 37 độ nhưng cũng có khi là 38,8 độ C ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ 2-4 ngày và sẽ hết sau khoảng 1 tuần.

Qua những nghiên cứu chuyên sâu trên diện rộng, cho thấy virus Rhino là một loại virus lành tính, hiếm khi gây ra những vấn đề nghiêm trọng, trừ khi nó kết hợp với một số loại virus "độc" thích tấn công đường hô hấp khác.

Vì chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu, thậm chí tiêm vaccin cũng chỉ ngăn ngừa được một số loại virus gây cúm, thế nên các bác sĩ khuyến cáo cách ngăn ngừa sự lây nhiễm virus này là: Rửa tay thường xuyên, nếu tay buộc phải tiếp xúc vào các bề mặt của môi trường có khả năng làm lây lan virus cao như điện thoại công cộng, hành lang, tay nắm cửa… thì không nên cho tiếp xúc với mắt, mũi; hạn chế tiếp xúc và nên đeo khẩu trang khi nói chuyện với người bệnh và luôn làm sạch các đồ vật bằng dung dịch tẩy uế…

Sau Rhinovirus sẽ là...?

Chỉ trong vòng hai tháng, một loạt các cháu bé bị viêm phối nặng nhập viện trong tình trạng đã tím tái, nhịp thở nhanh, phổi chụp phim trắng, suy hô hấp... Dù đã được điều trị ở Bệnh viện Nhi trung ương - cơ sở nhi khoa đầu ngành của Việt Nam với những điều kiện tốt nhất, nhưng quá nửa các cháu bé đã tử vong.

Kết quả từ phòng xét nghiệm sinh học phân tử của Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là Rhinovirus. Điều này khiến các bác sỹ vừa bất ngờ vừa cảm thấy bất an, vì Rhinovirus đã được biết đến từ lâu và được xem là không nguy hiểm. Nó vốn không được xem là căn nguyên chính gây bệnh viêm phổi, chứ chưa nói là viêm phổi nặng dẫn đến tử vong.

Trước đây, có thể nhiều bệnh nhi đã mang trong mình Rhinovirus, nhưng phòng xét nghiệm của Bệnh viện Nhi trung ương chưa đủ điều kiện phát hiện, đồng thời Rhinovirus cũng chưa gây hậu quả đáng tiếc nào cho bệnh nhân. Thống kê bệnh nhân viêm phổi nặng do virus năm 2007 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho thấy, 2% bệnh nhân có sự hiện diện của Rhinovirus.

Vì sao một loại virus vốn từ lâu "chung sống hoà bình" với con người lại gây tử vong đồng loạt cho 10 bệnh nhi? Kinh nghiệm điều trị hàng ngàn bệnh nhi mắc các bệnh đường hô hấp mỗi năm của Bệnh viện Nhi Trung ương chưa giúp các bác sỹ tìm ra câu trả lời thoả đáng.

Hoang mang trước tình trạng đó, các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương đã gửi mẫu xét nghiệm tới Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học Anh quốc tại Đại học Oxford để nhờ giúp đỡ. Kết quả vẫn cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là Rhinovirus.

Bác sỹ Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, có lẽ đây là lần đầu tiên ghi nhận Rhinovirus gây ra viêm phổi. Theo kết quả phân tích 17 mẫu đã xét nghiệm, có 13 mẫu tìm ra nguyên nhân do Rhino virus, 1 mẫu do Rhinovirus kết hợp với Adenovirus, 1 mẫu do Rhinovirus kết hợp với Adenovirus và virus hợp bào đường hô hấp, 1 mẫu do Rhinovirus kết hợp với Adenovirus - virus hợp bào đường hô hấp, 1 mẫu chỉ có Adenovirus.

Hiện các bác sỹ vẫn chưa tìm ra phác đồ điều trị hữu hiệu cho các bệnh nhi. 10 cháu bé đã tử vong, chỉ có 4 cháu phục hồi và xuất viện, 5 cháu vẫn diễn tiến nặng và đang được điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện.

Lý giải hiện tượng này, bác sỹ Nguyễn Văn Lộc cho rằng, thực chất Rhino là loại virus đường hô hấp, gây các triệu chứng giống như cảm cúm. Cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải virus này, nhưng tùy theo khả năng đề kháng của mỗi người mà mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ khác nhau. Đây là lần đầu tiên có cùng lúc nhiều bệnh nhi có cùng bệnh cảnh nguy kịch nhập viện nhiễm Rhinovirus. Việc chỉ ra Rhinovirus chưa hẳn là đã tìm ra nguyên nhân cuối cùng cho sự việc này.

Cho đến thời điểm này, các chuyên gia đều cho rằng, Rhinovirus không phải là loại virus mới và không phải là căn nguyên chính gây viêm phổi nặng cho các cháu bé. Nguyên nhân khiến Rhinovirus gây ra bệnh cảnh nguy kịch của các cháu bé có thể là tổng hoà các yếu tố thời tiết giá lạnh quá kéo dài, thể lực của các cháu bé vốn không tốt, điều kiện chăm sóc sức khoẻ trước đó chưa tốt, lại nhập viện quá muộn...

10 sinh linh bé nhỏ đã vĩnh viễn ra đi, cháu nhỏ nhất mới 1,5 tháng tuổi và cháu lớn nhất chưa đầy 5 tháng tuổi. Bác sỹ Nguyễn Văn Lộc đã phải thốt lên: 10/19 cháu bé tử vong chỉ trong vòng 2 tháng là quá khủng khiếp! Không có trẻ mắc bệnh nào sống cùng gia đình, các cháu đều đến từ các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi ở Hà Nội, Hà Tây, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Có lẽ, các cháu bé tội nghiệp đã quá thiếu may mắn, thiếu may mắn khi vừa chào đời đã mồ côi, bị bỏ rơi, thiếu may mắn khi bẩm sinh đã có thể lực yếu và còn quá bé nhỏ đã gặp phải một mùa đông khắc nghiệt ở miền Bắc.

Nhưng hậu quả đau lòng này cũng khiến nhiều người trong cuộc phải suy nghĩ. Có thể các cháu bé mồ côi đã phải sống trong điều kiện thiếu thốn và bất ổn, mà sự kiện Rhinovirus chỉ là một phần nổi của hàng loạt các vấn đề về chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh… không tốt cho các cháu bé.

Mới đây, trong cuộc khảo sát tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 1 Đông Anh, Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương đã lấy mẫu xét nghiệm cho 43 cháu bé đang sống tại đây. Chỉ với 17 mẫu có kết quả, đã có tới 16 mẫu dương tính với Rhinovirus.

Với tình trạng lây bệnh phổ biến, quá nhiều cháu bé chung sống trong một phòng, liệu Rhinovirus có phải sự việc đau lòng cuối cùng? Và câu hỏi đặt ra là, với một con virus lành tính như Rhino mà chúng ta còn rất mệt mỏi để chống đỡ, vậy thì sau Rhino là loại virus gì sẽ tiếp tục đe dọa sự sống của con người, nếu như chúng ta vẫn có thái độ sống thiếu tích cực trong việc bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta và cho cộng đồng như ở các trung tâm nuôi trẻ mồ côi kể trên

Hiền Phương Loan - ANTGCT79

Video liên quan

Chủ Đề