Tại sao công ty hợp danh là pháp nhân

Cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế ở nước ta hiện nay là rất ít người lựa chọn loại hình công ty hợp danh. Vậy tại sao công ty hợp danh ít được ưa chuộng khi thành lập doanh nghiệp?

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên.

Công ty hợp danh là gì?

– Công ty hợp danh còn được gọi là công ty đối nhân, được quy định tại chương IV trong luật doanh nghiệp 2014. Cụ thể:

  • Có tối thiểu 02 thành viên hợp danh là cá nhân đồng chủ sở hữu của công ty. Các thành viên hợp danh của công ty cùng hoạt động chung một tên giao dịch. Công ty có thể có thêm thành viên góp vốp.
  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Tư vấn thành lập công ty hợp danh

– Công ty hợp danh có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Dó đó, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty hợp danh

Đặc điểm của công ty hợp danh

Thành viên hợp danh không được phép là thành viên hợp danh của công ty khác và cũng không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân; các thành viên có quyền quyết định hoạt động kinh doanh của công ty như nhau mà không dựa vào tỷ lệ vốn góp.

– Huy động vốn bằng cách vay vốn hoặc từ các thành viên mà không được phép phát hành các loại chứng khoán.

– Thành viên góp vốn có quyền tham gia họp, biểu quyết tại hội đồng thành viên.

– Chuyển nhượng vốn góp: các thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng vốn góp khi được sự đồng ý của các thành viên còn lại.

Ảnh minh công ty hợp danh

Thực trạng ở nước ta 

Thực tế ở nước ta từ trước đến nay công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít được các cá nhân lựa chọn nhất. Theo thống kê mới nhất của tổng cục thống kê thì số lượng công ty hợp danh được thành lập rất ít, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong tổng số doanh nghiệp mới thành lập. Cụ thể, với 7000 doanh nghiệp mới thành lập thì chỉ có 1 công ty hợp danh.

Hiện nay, các công ty hợp danh thường là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực như Luật, kiểm toán,…

Tại sao loại hình công ty hợp danh ít được ưa chuộng?

Khi một cá nhân, tổ chức có nhu cầu muốn thành lập công ty mới, thông thường, họ sẽ dựa trên các tiêu chí để lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Có thể dựa trên các tiêu chí như:

  • Nghĩa vụ, quyền hạn của chủ sở hữu công ty
  • Huy động vốn vay
  • Chi phí và thủ tục trong hoạt động kinh doanh
  • Thuế
  • Các tiêu chí khác.

Loại  hình công ty hợp danh thực chất là sự kết hợp uy tín cá nhân của các thành viên hợp danh để tạo sự tin cậy cho đối tác, khách hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Ngoài tài sản góp vốn, các thành viên hợp danh còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cá nhân. Quy định này tạo mức độ rủi ro rất cao đối với các thành viên hợp danh trong kinh doanh. 

Ngoài ra, công ty hợp doanh chỉ có thể huy động vốn từ  các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Chính vì những đặc điểm trên mà công ty hợp danh được rất ít cá nhân lựa chọn để thành  lập doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn pháp lý Luật Việt Tín hỗ trợ quý doanh nghiệp 24/7

Hy vọng qua những thông tin trên mà chúng tôi chia sẻ. Các bạn đã hiểu thêm về loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay. Nếu các bạn còn đang băn khoăn nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vui lòng liên hệ Luật Việt tín để được hỗ trợ và tư vấn. 

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng

Một số đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh [Ảnh minh họa]

1. Các loại thành viên trong công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [sau đây gọi là thành viên hợp danh]. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

[khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020]

2. Về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;

+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015;

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

[Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015; khoản 2 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020]

3. Người đại diện theo pháp luật và điều hành kinh doanh của công ty hợp danh

- Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.

- Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.

Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số chấp thuận.

Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.

- Công ty có thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định thành viên được ủy quyền gửi và rút tiền từ các tài khoản đó.

[Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020]

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, được thành lập dựa trên cơ sở sự tin cậy, tín nhiệm nhau giữa các thành viên. Với đặc trưng trên, số lượng thành viên công ty hợp danh thường rất ít.

Công ty hợp danh có hai loại:

[i] Loại công ty hợp danh chỉ bao gồm thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh [thường được gọi là công ty hợp danh, công ty hợp danh phổ thông, công ty hợp danh thuần túy];

[ii] Loại công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn và thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn về hoạt động kinh doanh của công ty [thường được gọi là công ty hợp vốn đơn giản, công ty hợp danh hữu hạn].

Pháp luật Việt Nam quy định cả hai loại hình công ty này, nhưng gọi chung là “công ty hợp danh”, theo đó, trong công ty có thể chỉ có thành viên hợp danh, hoặc có thể có thêm thành viên góp vốn, tùy nhu cầu và mục đích đầu tư của các tổ chức, cá nhân.

>>>> Tham khảo: Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Đặc điểm của công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh có những đặc điểm sau đây:

[i] Về thành viên công ty hợp danh:

Công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên là cá nhân thỏa thuận góp vốn với nhau, cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới [gọi là thành viên hợp danh]. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp/ cam kết góp. Đây được xem là “biến thể của công ty hợp danh, đó là loại hình hợp danh trách nhiệm hữu hạn.

[ii] Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của các loại thành viên 

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm này không thể bị giới hạn đối với bất kì thành viên nào. Nếu họ có thỏa thuận khác, lập tức công ty sẽ chuyển sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty.

[iii] Về quyền quản lí, đại diện cho công ty hợp danh. 

Về cơ bản, các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.

[iv] Về tư cách thương nhân:

Pháp luật của rất nhiều quốc gia coi thành viên hợp danh của công ty hợp danh có tư cách thương nhân. Có nghĩa là, đồng thời với việc trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh, các thành viên Hợp danh có ngay từ cách thương nhân mà không phải qua bất cứ một thủ tục đăng ký khác. Như vậy, một thành viên hợp danh vừa có thể cống hiến cho công ty hợp danh trong một nỗ lực chung cùng các thành viên hợp danh khác, lại vừa có thể tự mình tiến hành các hoạt động thương mại của riêng mình. Điểm này cũng làm cho thành viên của công ty hợp danh khác hẳn với thành viên của các loại hình công ty khác.

Tuy nhiên, theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, tư cách thương nhân thuộc về công ty hợp danh, các thành viên chỉ là các đồng chủ sở hữu trong công ty có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tư cách thành viên và phần vốn góp của mình.

[v] Về phát hành chứng khoán:

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào, khả năng huy động vốn của công ty hợp danh là rất hạn chế.

[vi] Về tư cách pháp lý:

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Công ty hợp danh có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của các thành viên công ty. Các thành viên công ty phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang công ty và tài sản hình thành trong quá trình công ty hoạt động là tài sản của công ty.

Thành viên công ty hợp danh như thế nào?

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, công ty hợp danh có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

a. Thành viên hợp danh 

– Công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh [ít nhất là 2 thành viên]. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.

– Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ. nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình [tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự].

– Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh nhưng phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

– Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

+ Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

+ Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;

+ Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

+ Bị khai trừ khỏi công ty;

+ Các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định. Hạn chế đối với thành viên hợp danh .

+ Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác [trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại];

+ Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi;

+ Thành viên hợp danh không được chuyển nhượng một phần hoặc tất cả phần vốn của mình cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên còn lại.

b. Thành viên góp vốn 

– Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh, trừ các trường hợp bị cấm góp vốn theo quy định pháp luật.

– Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Hạn chế của thành viên góp vốn 

+ Bên cạnh những thuận lợi được hưởng từ chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn bị hạn chế quyền cơ bản của một thành viên công ty: Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.

+ Pháp luật nhiều nước còn quy định nếu thành viên góp vốn hoạt động kinh doanh nhân danh công ty thì sẽ mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty.

Các bước thành lập công ty hợp danh như thế nào?

Để thành lập công ty hợp Danh, khách hàng sẽ tiến hành thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết trước khi thành lập công ty hợp danh

Quý khách hàng cần chuẩn bị thông tin chi việc thành lập công ty như tên công ty, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ công ty, số vốn dự định góp….vv,

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty hợp danh bao gồm

a. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh;

b. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh. Các thành viên phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

c. Danh sách thành viên công ty lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên phải có:

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân;

– Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập là pháp nhân.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Bước 3: Nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký để xin cấp giấy phép thành lập công ty hợp danh

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký để tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty hợp danh.

Trong vòng 03 ngày [làm việc] kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan đăng ký sẽ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thông báo từ chối sẽ nói rõ lý do từ chối để doanh nghiệp biết và khắc phục.

Bước 4: Công bố nội dung thành lập công ty hợp danh trên cổng thông tin quốc gia

Sau khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hợp danh, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp không tiến hành thủ tục công bố thông tin sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Bước 5: Khắc dấu công ty hợp danh và công bố mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp

Việc khắc dấu sẽ thực hiện ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận công ty hợp danh, sau khi hoàn thành khắc dấu, doanh nghiệp sẽ tiến hành công bố sử dụng mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Để biết thêm chi tiết về thủ tục thành lập công ty hợp danh, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và báo giá dịch vụ:

– Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868

– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Điện thoại: 024.628.52839 [HN] – 028.73090.686 [HCM]

– Email:

Video liên quan

Chủ Đề