Bị sốt có nên ăn nhãn không

Minh An (T/H)   -   Thứ năm, 17/10/2019 16:00 (GMT+7)

Bị sốt có nên ăn nhãn không
Quả nhãn có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng cũng cẩn trọng khi ăn.

Nhãn là trái cây phổ biến của mùa hè ở một số quốc gia Châu Á, có thể ăn tươi hoặc sấy khô. Loại quả này có vị ngọt, dễ ăn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhãn cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nếu bạn không sử dụng đúng cách.

Công dụng của quả nhãn:

- Tăng cường vitamin C:

Theo Live Strong, những người có chế độ ăn giàu vitamin C ít có khả năng bị cao huyết áp, bệnh tim và một số loại ung thư. Nhãn là trái cây giàu vitamin C. Trong 100 g nhãn có chứa 84 mg dưỡng chất này, cung cấp 93% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày cho nam giới và 100% nhu cầu của nữ giới.

Bị sốt có nên ăn nhãn không
Vitamin C trong nhãn còn hữu ích trong việc chống cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch. 

Vitamin C trong nhãn còn hữu ích trong việc chống cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch.

- Tăng cường xương khớp:

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ mãn kinh có nồng độ thấp các khoáng chất như đồng, dễ bị loãng xương khi về già. Theo khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ 900 mg đồng mỗi ngày. 100 g nhãn tươi sẽ cung cấp 19%, trong khi 100 g nhãn khô chứa tới 807 mg đồng, cung cấp 90% lượng đồng người lớn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày.

- Giàu sắt:

Những người ăn chay và ăn kiêng có khả năng bị thiếu sắt hơn những người ăn thịt. Đó là do sắt trong thức ăn thực vật không được hấp thụ dễ dàng như sắt ở các sản phẩm động vật. Phụ nữ mang thai, vận động viên và nữ giới tuổi vị thành niên cũng cần nhiều sắt hơn những nhóm khác.

Vì vậy, ăn nhãn có thể giúp tăng lượng chất sắt cho cơ thể hiệu quả, với mỗi phần 100 g nhãn khô chứa khoảng 5 mg, tương đương 62% nhu cầu sắt hàng ngày cho nam giới và 28% cho nữ giới.

- Ngăn ngừa các vấn đề về mắt

Riboflavin là loại vitamin quan trọng trong nhóm vitamin B. Nam giới cần 1,3 mg riboflavin mỗi ngày, và nữ giới cần 1,1 mg. Không hấp thụ đầy đủ riboflavin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn về mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể. 100 g nhãn tươi cung cấp 0,14 mg riboflavin, trong khi 100 g nhãn khô cung cấp 0,5 mg.

- Giảm căng thẳng, trầm cảm:

Nhãn có tác dụng kích thích lá lách và tim mạch hoạt động hiệu quả, làm trẻ hóa quá trình lưu thông máu, cung cấp hiệu ứng làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Chúng cũng giúp điều trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ và trầm cảm.

Tuy nhiên, có một số lưu ý khi ăn nhãn:

- Có thể gây động thai:

Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ mang thai có sức khỏe yếu, hay nóng trong người hoặc bị táo bón, miệng đắng, không nên ăn nhãn, đặc biệt khi mang thai 7-8 tháng. Loại quả này có thể gây nóng trong, đau bụng, chảy máu, thậm chí gây động thai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi và bà mẹ.

- Gây nóng trong:

Ăn quá nhiều nhãn có thể khiến cơ thể sinh nhiệt, gây nóng trong, nổi mụn trứng cá.

- Tăng cân, đường huyết:

Nhãn chứa hàm lượng đường khá cao, do vậy, ăn nhiều nhãn có thể làm tăng lượng đường cho cơ thể, gây tăng cân. Tiêu thụ 300g nhãn tương đương với 1,5 bát cơm bạn ăn mỗi ngày.

Ngoài ra, ăn nhiều nhãn một lúc làm tăng lượng đường trong máu đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường không nên hoặc hạn chế ăn nhãn.

Sốt là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Bình thường, nhiệt độ cơ thể có thể thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn trung bình 37 độ C một chút. Nhiệt độ trực tràng nhìn chung cao hơn khoảng 0,5 độ C.

Nên:

Uống nhiều nước: Khi cơ thể bị mất nước, các vi rút vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn.

Bị sốt có nên ăn nhãn không

Uống nhiều nước trong thời gian bạn bị sốt sẽ giúp cơ thể không bị mất nước. Hình minh họa

Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải.

Ăn thức ăn lỏng: Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.

Đặc biệt, cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà –nhất là gà ác- ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.

Nước hoa quả, sinh tố: Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt. Hãy chịu khó ăn trái cây vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Nếu không muốn ăn, bạn có thể xay sinh tố hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn.

Bị sốt có nên ăn nhãn không
Rau xanh ngoài cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể còn có tác dụng hạ nhiệt nhất định khi cơ thể bị sốt. Hình minh họa

Ăn nhiều rau xanh: Những thực phẩm quen thuộc như cà chua, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh đều có lợi ích hạ nhiệt nhất định khi bạn đang bị sốt. Đừng nên quá kiêng cữ trong khẩu phần ăn thời gian đang bị bệnh này, bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Bổ sung sữa chua: Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi bạn bị ốm hoặc sốt, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc thêm các bệnh khác.

Không nên:

Uống nhiều nước đá, nước lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.

Bị sốt có nên ăn nhãn không
Khi bị sốt, trà không phải là thức uống được chọn lựa. Hình minh họa

Uống trà: Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Ăn trứng: Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.

Bị sốt có nên ăn nhãn không
Ăn trứng khi sốt có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn. Hình minh họa

Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Mật ong: Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.

Ăn tỏi, ớt, tiêu: Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.


THANH GIANG

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Phạm Thị Hạnh Phúc - Trưởng Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Những tháng đầu năm do thời tiết thay đổi thất thường lúc mưa ẩm, lúc nắng nóng nên tạo điều kiện thuận lợi bệnh sốt xuất huyết bùng phát. Khi bị mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏe?

1.1 Bổ sung nhiều nước

Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, người thân nên cho người bệnh uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn; và từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

Bị sốt có nên ăn nhãn không

Các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bù nước và tăng sức đề kháng cho người bệnh

1.2 Ăn cháo loãng, súp

Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ con. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, soup để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ em bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn, bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập.

Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... để tăng cường sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh sốt xuất huyết.

Bị sốt có nên ăn nhãn không

Các loại cháo loãng, soup dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh

Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này.

Do ốm nên khẩu vi của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt ...

1.4 Nước ép từ các loại rau

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

Một số thực phẩm dưới đây người bệnh cần kiêng ăn vì dễ gây rối loạn, biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

2.1 Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ

Bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để trị bệnh nên các thực phẩm có chứa nhiều chất béo và dầu mỡ nên hạn chế cho người bệnh ăn.

Bị sốt có nên ăn nhãn không

Cần hạn chế độ ăn nhiều dầu mỡ cho người bệnh

2.2 Đồ ăn cay, nóng

Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt ... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên.

Điều này không những khiến tình trạng bệnh năng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

2.3 Thực phẩm có màu sẫm

Trong suốt giai đoạn bị bệnh, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu. Việc này sẽ giúp bác sĩ không bị nhầm lẫn và chẩn đoán đúng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bệnh nhân bị nôn mửa.

2.4 Đồ uống ngọt

Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống các loại đồ uống ngọt như soda, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh bênh nhân lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chậm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, caffe và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Nên kiêng gì?

Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà an toàn, hiệu quả

XEM THÊM: