Bệnh là gì lấy ví dụ một vài bệnh ở vật nuôi nêu cách phòng trị bệnh cho vật nuôi

Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.

I. VỆ SINH PHÒNG BỆNH

1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.

Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1-2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.

Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng...

Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.

Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.

Đối với người trực tiếp chăn nuôi, phải dùng bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ) sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi.

Chuồng trại nên có tường bao quanh, không để người không phận sự, động vật khác vào khu vực chăn nuôi. Các loại xe, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa vào khu chăn nuôi cần vệ sinh, sát trùng.

2. Vệ sinh thức ăn nước uống

Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc. Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.

3. Quan sát vật nuôi hàng ngày

Cần sớm phát hiện vật nuôi có biểu hiện bất thường như: Bỏ ăn hoặc kém ăn; ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm tách xa đàn. Mắt lờ đờ, mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, sưng mặt, lông sù. Sốt cao, uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái. Ho, khó thở, thở mạnh, tiêu chảy. Biểu hiện thần kinh, tiếng kêu bất thường...

Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như tai, mõm, chân (đối với lợn).

4. Biện pháp xử lý khi vật nuôi có biểu hiện bất thường

Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.

Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.

Không mổ vật nuôi ốm, chết gần khu vực chăn nuôi và không cho vật nuôi ăn các phụ phẩm của các loại thịt sống của vật nuôi bị bệnh và không rõ nguồn gốc.

Không đem thức ăn thừa của vật nuôi bệnh cho vật nuôi khác ăn.

Không chuyển các thiết bị, dụng cụ chưa được vệ sinh sát trùng từ khu vực có vật nuôi ốm, chết đến khu vực khác.

2. PHÒNG BỆNH BẰNG VẮC XIN

Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.

Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.

Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.

Theo khuyennongvn.gov.vn

Nếu bạn yêu quý vật nuôi trong nhà thì nên lưu tâm các căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan từ chúng để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Các bệnh có thể lây truyền từ vật nuôi sang con người được gọi chung là bệnh truyền nhiễm. Theo các trung tâm kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ các căn bệnh truyền nhiễm thông qua vật nuôi xảy ra đều có liên quan đến việc tiếp xúc, gần gũi động vật hoặc chất dịch của chúng. Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn phải cẩn thận trong công tác vệ sinh và chú ý đến sức khỏe vật cưng. Một số người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai, những người suy yếu hệ thống miễn dịch là đối tượng dễ bị các vi sinh vật gây bệnh dưới đây tấn công:

Giun tròn

Trứng giun đũa và giun trưởng thành có thể được bài tiết trong phân của chó, mèo, gây ra bệnh ký sinh trùng toxocariasis. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây các vấn đề về thị lực hoặc mù lòa. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu vô tình ăn phải trứng giun khi chơi gần các khu vật nuôi hoặc vùng đất bị nhiễm bẩn. Các bậc cha mẹ nên trông giữ trẻ cẩn thận, tránh xa khu vệ sinh của vật nuôi và dạy các bé vệ sinh thích hợp khi vui chơi.

Giun móc

Trứng giun móc cũng có trong phân của chó, mèo. Trứng nở thành ấu trùng, có thể xâm nhập vào da với những người đi chân trần trên cát bị nhiễm ấu trùng và phát triển thành giun khoảng 1,2 cm ngay dưới bề mặt da. Hãy chú ý nếu ở chân hoặc gần khu vực chân có chỗ da bị viêm, tổn thương với hình dạng ngoằn ngoèo.

Chứng nhiễm Toxoplasmosis

Là bệnh lý gây ra do nhiễm ký sinh trùng ở mèo, Toxoplasmosis có thể lây lan do ăn các loại thịt chưa nấu chín. Với đa số các trường hợp nhiễm kí sinh trùng này, cơ thể có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ ngăn chặn, Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai cần cẩn thận, hạn chế tiếp xúc với mèo vì bệnh này có thể gây mù lòa, điếc, động kinh, chậm phát triển thần kinh ở thai nhi.

Nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan từ vết cắn

Vết cắn từ mèo có thể truyền Pasteurella, một loại vi khuẩn là nguyên nhân gây sốt, sưng tấy, viêm xương và dễ dẫn đến tử vong. Vết cắn của chó lây lan khuẩn tụ cầu - nhóm vi khuẩn gây bệnh. Khi bị chó hoặc mèo cắn với vết cắn sâu, gây tổn thương da, hãy đi khám bác sĩ để sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng.

Bệnh là gì lấy ví dụ một vài bệnh ở vật nuôi nêu cách phòng trị bệnh cho vật nuôi


Bệnh từ vết cắn, xước do mèo Vi khuẩn Bartonella henselae được xác định truyền qua vết cắn của mèo. Các triệu chứng bao gồm nhiễm trùng tại vết thương, sưng tấy, sốt, nhức đầu và mệt mỏi. Hệ thống miễn dịch tốt có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên tốt nhất bạn nên đến bác sĩ nếu gặp các triệu chứng nêu trên sau khi bị mèo tấn công.

Nhiễm vi khuẩn Salmonella

Trong phân của vật nuôi có thể chứa vi khuẩn Salmonella và chúng được truyền vào cơ thể qua cách ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Các triệu chứng bao gồm sốt, tiêu chảy, nôn mửa dẫn đến kiệt sức.

Một số chú ý để phòng tránh bệnh:

Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm ít nhất 15 giây sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Đây là cách dễ thực hiện để bạn ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm lây lan khi xử lý phân, tiếp xúc với chúng cũng như việc đổ rác. Bạn cần rửa tay trước và sau khi chuẩn bị bữa ăn. Chú ý đến sức khỏe thú cưng của bạn. Chắc chắn rằng bạn luôn theo sát các ngày tiêm chủng, tẩy giun, đánh dấu và ghi nhớ lịch hẹn với bác sĩ thú y. Ngoài ra, việc quan sát vật nuôi để phát hiện các dấu hiệu bệnh như nôn mửa, tiêu chảy, không ăn hoặc uống, yếu ớt, hắt hơi, ho, chảy nước mũi… Dạy các bé về vệ sinh đúng cách với vật nuôi. Trẻ em hay bỏ tay vào miệng – là con đường xâm nhập nhanh nhất của vi khuẩn và có ít sức đề kháng hơn người lớn nên dễ mắc bệnh. Không được đưa bất kì vật gì vào miệng trong khi chơi, không hôn, chia sẻ thức ăn với vật nuôi, rửa tay sau khi chơi hoặc tiếp xúc với chúng là cách hữu hiệu để phòng tránh bệnh truyền nhiễm. Nếu bạn đang mang thai, luôn đeo găng tay khi vệ sinh cho mèo hoặc hãy nhờ người khác làm giúp. Rửa các vết cắn hoặc vết trầy xước ngay lập tức, với xà phòng và nước sạch. Thêm vào đó, nếu bạn có các vết thương hở, không được cho chó hoặc mèo liếm hay va chạm vào.

Phí Minh Tân (Theo Shoppinglifestyle)

Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi ?

Đề bài

Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi ? 

Lời giải chi tiết

- Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin 

- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng 

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( Thức ăn, nước uống, chuồng trại ..)

- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh dịch bệnh ở vật nuôi .

- Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khoẻ .

Loigiaihay.com