Bầu 3 tháng đầu có được an thịt ngan không

Ngoài bổ sung thịt đỏ vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ thì bà bầu cũng cần ăn các loại thịt trắng để bổ sung đầy đủ nhất những dưỡng chất phục vụ cho hoạt động cơ thể cũng như chuyển hoá cho thai nhi. Thịt trắng ở đây bao gồm thịt gà, thịt vịt, thịt ngan. Trong đó thịt vịt là một trong những lựa chọn của mẹ trong thời gian mang thai này. Cùng tìm hiểu bà bầu có ăn được thịt vịt không và những giá trị sức khoẻ mà thịt vịt có thể đem lại cho cơ thể nhé!

Bầu 3 tháng đầu có được an thịt ngan không

Bà bầu ăn thịt vịt được không

Dân gian cũng có những quan niệm sai lầm về việc ăn thịt vịt trong thời gian mang thai. Việc ăn thịt vịt trong lúc mang bầu đem lại rất nhiều những giá trị sức khỏe đặc biệt chúng cung cấp một lượng protein cực dồi dào cao hơn bất kỳ loại thịt mẹ thường dùng khác. Do đó phụ nữ có thai ăn thịt vịt được không, thì tất nhiên là có và nếu bỏ qua thịt vịt khỏi khẩu phần ăn là một thiết sót lớn đối với phụ nữ mang bầu.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích mẹ bầu bổ sung thịt vịt vào chế độ dinh dưỡng bởi thịt vịt vừa lành tính, dễ ăn, có thể chế biến thành rất nhiều món ngon lại rất bổ dưỡng cho cả mẹ và bé.

Bà bầu ăn thịt vịt có tốt không

Theo chuyên gia dinh dưỡng phân tích thì cứ trong 100g thịt vịt sẽ có chứa đến 25g protein ( Hàm lượng này nhiều hơn so với các loại thực phẩm giàu protein khác như trứng, thịt bò, thịt lợn, cá,..). Chưa kể đến trong thịt vịt rất giàu các khoáng chất cần thiết cho hoạt động chức năng của cơ thể như sắt, photpho, canxi và các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin D, vitamin E,..

Với hàm lượng dưỡng chất thật phong phú như trên thì bà bầu có ăn được thịt vịt không? Chắc chắn là được và thịt vịt rất được ưa chuộng khi chế biến các món ăn nhằm bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Bà bầu ăn thịt vịt có tác dụng gì

Như vậy có bầu ăn thịt vịt được không? Thì hoàn toàn được và rất tốt cho sức khỏe. Nhưng cụ thể mẹ bầu ăn thịt vịt sẽ tận dụng được những lợi ích sức khỏe nào?

- Bổ sung kẽm cho mẹ bầu từ thịt vịt.

Trong 100g thịt vịt sẽ tìm thấy 1.9mg kẽm. Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của các enzyme từ đó hỗ trợ quá trình trao đổi và chuyển hoá các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Ngoài ra thì kẽm cũng góp phần tăng cường sức đề kháng của mẹ trong thời gian mang bầu.

- Bà bầu ăn thịt vịt có tốt không? giúp ngừa chứng thiếu máu cho mẹ bầu

Thời điểm mang bầu là lúc mẹ hay gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi,..do thiếu máu gây ra. Do đó việc bổ sung chất sắt vào cơ thể là điều cần thiết đối với mỗi mẹ bầu. Bên cạnh việc trực tiếp sử dụng các viên uống sắt thì mẹ có thể ăn thịt vịt để bổ sung khoáng chất này vào cơ thể. Sắt có trong thịt vịt sẽ hỗ trợ sản sinh hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thời gian thai kỳ này.

- Bà bầu ăn thịt vịt có tác dụng gì? Thịt vịt hỗ trợ mẹ cải thiện sức khỏe hệ thần kinh

Hàm lượng vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B5 và vitamin B12 có trong thịt vịt đặc biệt phong phú. Hai loại vitamin này đều có tác dụng thúc đẩy và cải thiện chức năng của hệ thần kinh trong thời gian mang bầu. Cụ thể, vitamin B5 hỗ trợ sản sinh các chất có tác dụng dẫn truyền thần kinh, trong khi đó vitamin B12 lại đóng vai trò bảo vệ hệ thần kinh khỏi những tổn thương cũng như phòng ngừa các nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

- Ăn thịt vịt giúp mẹ bầu cải thiện chức năng tuyến giáp.

Trong thịt vịt có hàm lượng selen vừa đủ có chức năng điều tiết các hoạt động của enzyme trong cơ thể. Thêm vào đó nó cũng hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến giáp nhằm ngăn ngừa các bệnh lý liên quan tuyến giáp có thể gặp trong thời gian mang thai như suy năng tuyến giáp, tăng huyết áp, đẻ non,..

- Bà bầu có ăn được thịt vịt không? Thịt vịt là nguồn cung cấp protein dồi dào cho mẹ bầu.

Protein là thành phần chiếm tới ¼ mỗi lạng thịt vịt. Lượng protein dồi dào như thế là tiền đề để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, bổ sung các axit amin cần thiết đồng thời ngăn ngừa bệnh tật cho mẹ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó ăn thịt vịt còn giúp mẹ cải thiện tình trạng da, đem đến cho mẹ một làn da khỏe mạnh.

=> Tham khảo thêm: Những điều cần biết khi mang thai

Bà bầu ăn thịt vịt cần chú ý những điều gì

Ngoài việc biết những thông tin về việc có bầu ăn thịt vịt được không cũng như thành phần dinh dưỡng hay giá trị sức khoẻ mà thịt vịt mang lại, thì mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn:

- Mẹ không được ăn thịt vịt cùng với thịt ba ba, thịt rùa đen, chao đậu ( đậu phụ lên men).

- Những mẹ bầu dương hư tỳ nhược hay đang bị cảm thì cũng tránh dùng thịt vịt trong thời gian chưa khỏi bệnh. Lý do là trong Y học thì thịt vịt mang tính hàn, nếu ăn trong lúc cơ thể còn yếu và lạnh thì rất dễ gây ra các vấn đề về đường tiêu hoá cũng như khiến mẹ lâu hồi phục sức khoẻ hơn.

- Đảm bảo không ăn thịt vịt chưa chín hẳn hay thịt vịt sống để tránh nhiễm khuẩn gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá và ngộ độc thực phẩm nguy hiểm cho mẹ bầu. Không những thịt vịt mà bất kể các thực phẩm nào khác dành cho mẹ bầu đều cần đảm bảo ăn chín uống sôi nhằm an toàn cho sức khỏe của mẹ cũng như không ảnh hưởng đến thai nhi.

- Ngoài ra rất nhiều mẹ bầu đặt câu hỏi “Bà bầu ăn nhiều thịt vịt có tốt không”, việc ăn nhiều thịt vịt giúp ngừa nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên lạm dụng mà ăn quá nhiều. Nên bổ sung một cách hợp lý và đan xen với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.

- Ngoài ra thì mẹ cũng không nên ăn trứng vịt với các loại thực phẩm như quả mận, quả dâu, thịt ba ba.

- Không nên kết hợp thịt vịt với mộc nhĩ vì chúng không có lợi cho cơ thể của mẹ trong thời gian mang thai. Mộc nhĩ có khả năng kích thích làm hưng phấn tử cung, thu hẹp bộ phận này và nguy hiểm hơn là có thể gây sảy thai.

Các món ngon và cách chế biến thịt vịt cho bà bầu

Thịt vịt vống là thực phẩm giàu dinh dưỡng và được chế biến thành rất nhiều món ngon. Với thắc mắc bà bầu có ăn được thịt vịt không đã được giải đáp ở trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm thưởng thức những món ngon từ thịt vịt. Sau đây MKC sẽ hướng dẫn các chế biến các món ngon từ thịt vịt cho mẹ bầu thưởng thức.

- Món thịt vịt om sấu:

+ Mẹ chuẩn bị các nguyên liệu sau: Thịt vịt, khoai sọ, quả sấu, nước dừa, gừng, sả, tỏi, hành tím, bún dùng ăn kèm và các gia vị vừa đủ.

+ Mẹ sơ chế thịt vịt rồi chặt thành từng miếng sao cho vừa ăn. Mẹ ướp thịt vịt cùng 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa gừng băm nhỏ, 1 thìa hành băm nhỏ, 1 thìa tỏi băm nhỏ cùng với sả. 

+ Sau 20 phút ướp cho ngấm gia vị thì mẹ cho dầu vào chảo, phi thơm hành, tỏi, sả, gừng và cho thịt vịt vào. 

+ Mẹ đảo đến khi thịt vịt có dấu hiệu săn lại thì cho khoai sọ đã được làm sạch vào. Sau 10 phút thì bỏ xấu vào chảo.

+ Mẹ nêm nếm gia vị cho vừa ăn đồng thời thêm 1 bát nước dừa, 1 lít nước lọc để ninh cho nhừ. 

+ Khoảng 20 phút thì mẹ cho lửa nhỏ lại đến khi thịt vịt chín mềm thì tắt bếp.

+ Mẹ có thể ăn món ngon này cùng cơm nóng hoặc ăn cùng bún đều rất hợp miệng.

- Món vịt kho với sả:

+ Mẹ mua các nguyên liệu sau: Thịt vịt, sả, gừng, tỏi, hành tím, gia vị cần thiết.

+ Mẹ cũng sơ chế thịt vịt rồi chặt thành từng miếng vừa ăn. Mẹ tẩy bớt mùi tanh bằng gừng rồi rửa sạch lại một lần nước. 

+ Mẹ tiến hành ướp thịt vịt cùng 50ml nước mắm, 60g đường, 20ml nước màu, 20g bột nêm, sả băm nhỏ.

+ Sau khi ướp thịt trong 20 phút thì mẹ cho dầu vào chảo để phi thơm hành tím, tỏi, sả băm. Mẹ cho thịt vịt vào xào cho đến khi thịt săn lại thì cho nước lọc vào ngập phần thịt. 

+ Mẹ đun trong vòng 40 phút rồi tắt bếp là có thể thưởng thức rồi.

Trên đây là những chia sẻ về bà bầu có ăn được thịt vịt không, cũng như những lợi ích mà thịt vịt có thể cung cấp cho mẹ bầu trong thời gian thai kỳ cũng như những vấn đề mà mẹ cần chú ý khi ăn thực phẩm này. Mong rằng mẹ có thêm được kiến thức chăm sóc sức khỏe mẹ và bé hữu ích để cải thiện chế độ dinh dưỡng ở thời điểm mang bầu này!

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu nên ăn gì mới tốt cho sự phát triển của con yêu trong bụng là vấn đề bất kỳ bà mẹ nào cũng cần nắm rõ. Chị em nên ăn thịt gà, rau xanh, các loại đậu, sữa, măng tây, đồng thời kiêng dùng những thực phẩm dưới đây.

3 tháng đầu của thai kỳ chính là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Lúc này, cơ thể mẹ cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để có thể xây dựng hoàn thiện ống thần kinh cũng như hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi. Chính vì vậy, chế độ ăn uống trong giai đoạn này cần được đặc biệt chú trọng. 

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi dưới đây vào trong thực đơn.

1. Thịt gà, thịt vịt

Thịt gà, thịt vịt hay các loại thịt gia cầm nói chung đều tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Chúng chứa ít chất béo nhưng lại đặc biệt giàu chất sắt – một loại khoáng tố cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, giúp làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ, tạo điều kiện để đưa dưỡng chất cùng oxy vào nuôi dưỡng bào thai nhiều hơn. 

Bầu 3 tháng đầu có được an thịt ngan không

Bầu 3 tháng đầu có được an thịt ngan không
Thịt gà chứa nhiều chất sắt giúp tăng cường sản xuất máu nên rất có ích cho bà bầu 3 tháng đầu

Bên cạnh đó, thịt gia cầm còn cung cấp cho bà bầu một lượng đáng kể canxi, phốt pho, vitamin nhóm B, axit nicotic. Chúng đều rất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe cho mẹ và là nền tảng để thai nhi có thể phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như trí não. 

Nếu có cơ địa nhạy cảm, hay bị ngứa thì khi ăn gà, vịt chị em nên bỏ phần da, chỉ ăn thịt. Sử dụng các món ăn được chế biến từ các thực phẩm này 2 – 3 lần trong tuần để cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. 

Dân gian có nhiều món ăn bổ dưỡng, an thai cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên sử dụng thịt gà, thịt vịt làm nguyên liệu chính như:

  •  Canh gà tiền thuốc bắc
  • Gà nấu hạt sen
  • Cháo vịt nấu đậu xanh
  • Gà nướng mật ong…

Rau bina hay còn được gọi là rau chân vịt được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai không chỉ trong 3 tháng đầu mà còn trong toàn bộ thai kỳ. Thực phẩm này cung cấp một lượng axit folic khổng lồ rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh cũng như trí thông minh của trẻ. Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu tiên bổ sung đầy đủ axit folic sẽ giảm thiểu được đáng kể nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Ngoài ra, chất này cũng giúp mẹ chống mệt mỏi khi bị ốm nghén.

Ngoài rau bina, các loại rau có lá màu xanh đậm khác cũng có tác dụng tương tự. Mẹ có thể luôn phiên sử dụng chúng trong thực đơn hàng ngày vừa để thay đổi khẩu vị, vừa đáp ứng được nhu cầu axit folic trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bao gồm:

  • Rau diếp cá
  • Súp lơ xanh
  • Cải xoăn
  • Cải ngọt…

Khi chế biến các loại rau xanh lưu ý tránh đun nấu quá lâu sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong rau bị phân hủy. Trong thực đơn hàng ngày của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ít nhất nên có 1 bữa rau xanh bởi đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu giúp đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa cho mẹ bầu.

Trứng gà là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu. Bên cạnh lượng chất đạm dồi dào, trứng còn bổ sung nhiều chất béo lành mạnh omega 3 giúp hỗ trợ kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào thần kinh và hỗ trợ cho sự phát triển trí não của thai nhi. 

Thành phần vitamin D và can xi được tìm thấy trong trứng gà cũng giúp bà bầu có một khung xương vững chắc để nâng đỡ bào thai, hạn chế được nguy cơ bị loãng xương, thoái hóa xương khớp do phải chia sẽ bớt lượng canxi cho thai nhi trong thời gian có bầu.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu 3 tháng đầu thường xuyên ăn trứng còn giúp em bé trào đời được thông minh và có làn da trắng hồng. Hơn nữa, cứ ăn 1 quả trứng gà là chị em đã cung cấp cho cơ thể hơn 13 loại vitamin và khoáng tố thiết yếu. 

Không thể phủ nhận trứng gà rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng chị em không nên ăn trứng hàng ngày. Tiêu thụ quá nhiều trứng gà có thể làm tăng cholesterol trong máu gây ra các vấn đề về tim mạch. Mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn 3 – 4 quả trứng là đủ.

Nếu mẹ đang thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn gì tốt cho con thì thịt bò chính là một gợi ý hữu ích. Sở dĩ, thịt bò được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu là nhờ chứa vô số các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe tổng thể của người mẹ. Cụ thể:

  • Chất sắt: Là một trong những thực phẩm đứng đầu bảng về chất sắt, thịt bò có tác dụng bổ máu, ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Ăn thịt bò thường xuyên chính là cách tốt nhất để bổ sung sắt cho bà bầu bị thiếu máu.
  • Protein ( chất đạm): Chất này tham gia vào quá trình hình thành nên các mô trong cơ thể, đồng thời bổ sung năng lượng, chống mệt mỏi cho mẹ, đảm bảo sự tăng cân đều đặn cho em bé trong bụng.
  • B6, B12: Những chất này được tìm thấy nhiều trong thịt bò. Chúng có tác dụng phát triển thần kinh và não bộ của bé.
  • Kẽm: Chất này đảm bảo cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu luôn được khỏe mạnh

Để không bị tăng cân quá nhanh, bà bầu tốt nhất nên chọn ăn thịt bò nạc và sử dụng không quá 3 – 4 bữa trong tuần. Nên chế biến thịt bò cho chín trước khi ăn, tránh ăn bò tái hoặc các loại khô bò được tẩm nhiều gia vị cay nóng.

Tiếp theo trong danh sách những thực phẩm phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu nên ăn đó là các loại hạt. Nhóm thực phẩm này là nguồn cung cấp chất xơ, sắt và canxi dồi dào giúp mẹ có đủ lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng bào thai, đồng thời cải thiện sức khỏe cho đường tiêu hóa, giúp xương khớp cứng chắc hơn.

Đặc biệt, với các mẹ đang muốn tìm một thực phẩm giúp em bé chào đời thông minh hơn thì các loại hạt chính là sự lựa chọn lý tưởng. Chúng rất giàu omega 3 giúp phát triển hoàn thiện trí não và hệ thần kinh của bé.

Bầu 3 tháng đầu có được an thịt ngan không
Các loại hạt giúp cung cấp nhiều omega 3 giúp thai nhi phát triển trí não và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh trong ba tháng đầu thai kỳ

Vì vậy, phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu nên thường xuyên ăn các loại hạt như:

  • Hạt bí
  • Hạt hướng dương
  • Mè đen
  • Óc chó
  • Hạnh nhân
  • Hạt lanh…

Sử dụng chúng trực tiếp như một món ăn vặt hoặc ăn kèm với sữa chua, trộn với rau củ… Tất cả đều là những gợi ý thú vị cho thực đơn của chị em mới mang thai 3 tháng đầu.

Bao gồm đậu đen, đậu đũa, đậu ngự, đậu trắng hay đậu Hà Lan… Tất cả đều là những sự lựa chọn hữu ích cho thực đơn của bà bầu 3 tháng đầu. 

Điểm chung của các loại đậu là đều chứa nguồn dưỡng chất phong phú, trong đó đáng kể nhất phải kể đến chất đạm. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên các tế bào trong cơ thể, đồng thời nó cũng được chuyển hóa thành năng lượng cho bà bầu hoạt động, làm bớt cảm giác mệt mỏi khi mới cấn thai.

Ngoài ra, sử dụng các loại đậu trong thực đơn của bà bầu 3 tháng đầu cũng là cách tự nhiên để bổ sung nhiều dưỡng chất quý cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như:

  • Vitamin nhóm B: B1, B2, B3
  • Vitamin K
  • Sắt
  • Kẽm
  • Beta carotin
  • Chất xơ

Đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mát, phô mai, sữa chua uống bổ sung nhiều canxi cho quá trình hình thành nên hệ cơ xương khớp của thai nhi, giúp mẹ bầu hạn chế được các vấn đề về xương khớp xảy ra trong thai kỳ, chẳng hạn như đau lưng, loãng xương…

Trong số các sản phẩm từ sữa thì sữa chua đặc biệt tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Nó cung cấp nhiều lợi khuẩn giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể, giúp bà bầu có sức đề kháng tốt hơn khi bị virus, vi khuẩn tấn công.

Thêm một câu trả lời cho thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì đó chính là cá béo. Bao gồm cá hồi, cá thu hay cá trích…

Các loại cá này cung cấp nhiều DHA – một chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của thai nhi. Hàm lượng DHA được tìm thấy trong cá béo cao hơn hẳn so với các loại thịt. Chất này cũng giúp mẹ bầu bớt căng thẳng, cải thiện tâm trạng.

Hơn nữa, cá béo còn cung cấp nhiều dưỡng chất đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu 3 tháng đầu và thai nhi như:

  • Các loại vitamin: A, B6, B12, D
  • Khoáng chất: Sắt, canxi, photpho, magie, kali
  • Axit amin: riboflavin, niacin, hay thiamin.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu có thể dùng khoảng 350g cá béo mỗi tuần. Tùy theo sở thích mà có thể dùng chúng nấu canh, kho, hấp hay áp chảo.

Măng tây được ví như một loại siêu thực phẩm vì nó chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B, C, protein, gluxit. Đặc biệt, phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu thường xuyên ăn măng tây còn cung cấp được phần lớn nhu cầu axit folic cho thai kỳ. Cứ ăn 180g măng tây, cơ thể đã được cung cấp khoảng 268mg axit folic ( tương đương 67% lượng axit folic cần thiết mỗi ngày của bà bầu).

Axit folic rất có ích trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, mỗi ngày bà bầu tiêu thụ khoảng 400 mg axit folic sẽ giúp giảm được tới 70% nguy cơ bị khuyến tật bẩm sinh ở ống thần kinh. Chất này cũng giúp thai nhi phát triển hoàn thiện về thị lực.

Bao gồm các loại rau xanh, trái cây có múi, kiwi… Chúng cung cấp nhiều vitamin C đóng nhiều vai trò quan trọng cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu như:

  • Ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh
  • Tăng cường sức đề kháng 
  • Chống lại tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể
  • Ngăn ngừa các bệnh về mắt cho thai nhi như: Đục thủy tinh thể hay tăng huyết áp…
  • Củng cố sự vững chắc của thành mạch, làm tăng tuần hoàn máu vào trong bào thai để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Bầu 3 tháng đầu có được an thịt ngan không
Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C trong 3 tháng đầu của thai kỳ giúp cải thiện khả năng miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi

Bông atiso thường được sử dụng để nấu canh ăn hoặc sấy khô làm trà. Thực phẩm này có tính mát và chứa nguồn chất xơ phong phú giúp mẹ tiêu hóa tốt, hạn chế được tình trạng táo bón, bốc hỏa, tăng huyết áp trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ngoài ra, atiso còn cung cấp nhiều choline, magie và folate. Những dưỡng chất này đặc biệt cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện hệ thần kinh của thai nhi, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và giúp bào thai phát triển đều đặn về cân nặng.

Dầu gan cá tuyết cung cấp nhiều omega 3 chứa các chuỗi EPA và DHA. Đây là một loại chất béo không bão hòa đa thể đã được chứng minh về khả năng kháng viêm, thúc đẩy sự phát triển về khả năng tư duy và thị giác của em bé trong bụng.

Ngoài ra, một lượng lớn vitamin D có trong dầu gan cá tuyết còn giúp bà bầu hấp thu canxi tốt hơn để phục vụ cho nhu cầu của cả mẹ và bé, giúp chị em ngăn ngừa hội chứng tiền sản giật sau này.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu 3 tháng đầu nói riêng và phụ nữ mang thai nói chung đều bổ sung khoảng 200 – 500g cà chua vào thực đơn mỗi tuần. 

Cà chua là một trong những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cung cấp nhiều sắt và vitamin C nhất cho cơ thể. Chung giúp tăng cường sức đề kháng và đảm bảo cho cơ thể mẹ có đầy đủ máu nuôi dưỡng bào thai. Sử dụng cà chua trong thực đơn hàng ngày cũng là cách giúp phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm trong cơ thể, giảm stress. 

Cùng với đó, cà chua còn chứa nhiều axit folic. Bổ sung chất này là rất có ích trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

Chẳng hạn như việt quất, nho hay cherry. Đây cũng là chính là những sự lựa chọn tốt cho người đang thắc mắc bầu 3 tháng nên ăn gì. 

Các loại quả mọng đều chứa nhiều chất chống oxy hóa có hoạt tính mạnh. Chúng có tác dụng bảo vệ các mô và tế bào của thai nhi, ngăn ngừa dị tật và hỗ trợ phát triển trí não cũng như hệ thần kinh của trẻ.

Ngoài ra, quả mọng còn bổ sung nhiều nước, chất xơ cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ và giúp mẹ duy trì được cân nặng khỏe mạnh, không bị tăng cân quá nhiều trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Nằm cuối cùng trong danh sách những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu là ớt chuông đỏ. Thực phẩm này sở hữu nhiều chất xơ, vitamin A, C và axit folic. Nghiên cứu cũng cho thấy, ớt chuông đỏ chứa một lượng lớn canxi, nhiều hơn gấp 3 lần lượng canxi có trong cam. 

Bầu 3 tháng đầu có được an thịt ngan không
Ớt chuông đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng nên được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của bà bầu 3 tháng đầu

Những dưỡng chất trên đảm bảo cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị thiếu máu hoặc các vấn đề về xương khớp trong 3 tháng đầu.

Bà bầu có thể dùng ớt chuông luộc, nướng chung với thịt lợn hoặc kết hợp chung với thịt bò để tạo ra những món ăn thơm ngon, hấp dẫn và kích thích vị giác.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần tránh ăn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp, có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ hoặc đe dọa sảy thai.

Các loại rau củ quả đóng hộp đều không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Chúng có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng lại được nhà sản xuất thêm vào chất bảo quản hay chất điều vị, natri để kéo dài thời hạn sử dụng. Chúng có thể gây hại cho sức khỏe bà bầu hoặc nghiêm trọng hơn là đe dọa sẩy thai sớm.

Chị em nào có thói quen thường xuyên sử dụng đồ hộp để đỡ mất thời gian chế biến thì nên từ bỏ ngay. Hãy thay thế bằng các thực phẩm tươi sống để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Chẳng hạn như thịt mỡ động vật, tóp mỡ, khoai tây chiên, gà rán, hamburger… Mặc dù khá hấp dẫn và ngon miệng nhưng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế sử dụng nếu không muốn bị tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.

Thêm vào đó, tiêu thụ quá nhiều chất béo còn khiến bà bầu phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rạn da khi mang thai…

Rau ngót được khuyên dùng cho phụ nữ sau sinh để đẩy hết sản dịch ra ngoài nhưng lại không tốt cho bà bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Ở giai đoạn này, phôi thai đang trong quá trình làm tổ và phát triển ở tử cung nên rất dễ bị bong ra ngoài. Trong khi đó, rau ngót lại chứa nhiều thành phần papaverin – một chất có thể làm mềm và gây sa giãn các cơ nâng đỡ trong tử cung, làm phôi thai bị bong tróc ra khỏi vị trí ban đầu khiến cho mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai cao. 

Tốt nhất mẹ nên chờ đến khi thai nhi phát triển ổn định rồi mới tính đến chuyện bổ sung rau ngót vào thực đơn.

Thực phẩm tiếp theo mẹ bầu cần tránh khi mới mang thai đó chính là nha đam. Bà bầu 3 tháng đầu ăn nha đam có thể gây co bóp cơ trơn, làm xuất hiện các cơn gò ở tử cung khiến mẹ bị động thai, thậm chí là sảy thai nếu ăn quá nhiều.

Bầu 3 tháng đầu có được an thịt ngan không
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn nha đam vì thực phẩm này có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai

Ví dụ như cá sống, trứng sống, rau sống, các món salad hay gỏi. Chúng chưa được xử lý chế biến ở nhiệt độ cao nên có thể còn tồn tại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay giun sán. Việc tiêu thụ các thực phẩm sống trong 3 tháng đầu có thể khiến bà bầu bị nhiễm mầm bệnh làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nguy hiểm hơn có thể gây dị tật cho thai nhi.

Thành phần enzym được tìm thấy trong đu đủ xanh có thể gây kích thích cơ trơn, làm tử cung co bóp mạnh khiến cho bà bầu bị sảy thai. Vì vậy, nếu muốn sử dụng trong thời gian đầu mang thai thì chị em chỉ nên ăn đu đủ chín nhưng với lượng nhỏ. Tránh ăn đủ đủ xanh hoặc bất kỳ món ăn nào có đu đủ xanh.

Cùng với đu đủ xanh, dứa cũng là thực phẩm không được khuyên dùng trong thực đơn của phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu. Hoạt chất bromelain được tìm thấy trong loại trái cây này có thể làm mềm các cơ ở cổ tử cung khiến khu vực này mở rộng, đồng thời tạo ra các cơn co bóp. Điều này làm tăng nguy cơ bị xuất huyết, sảy thai.

Phô mai mềm thường được làm từ sữa tươi chưa qua xử lý tiệt trùng. Chính vì vậy, sản phẩm này có thể chứa listeria. Loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào bào thai gây dị tật bẩm sinh hoặc khiến thai chết lưu, sảy thai.

Nếu muốn ăn phô mai, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn một sản phẩm an toàn nhất cho thai kỳ.

Rau sam cũng chính là một thực phẩm cần được nhắc đến khi đề cập tới vấn đề bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì. Thực phẩm này vốn được sử dụng làm thuốc nhưng nó lại có thể gây ra những cơn co bóp mạnh ở tử cung khiến cho mẹ bầu 3 tháng đầu phải đối diện với nguy cơ bị sảy thai cao.

Bầu 3 tháng đầu có được an thịt ngan không
Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn rau sam

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ nên cân nhắc thay thế rau sam bằng các loại rau củ quả khác thiên thiện hơn đối với thai kỳ.

Rau má là thực phẩm giải nhiệt quen thuộc trong mùa hè nhưng phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu nên hạn chế sử dụng, đặc biệt là khi đang bị động thai.

Trong những năm gần đây, khoa học đã phát hiện ra vô vàn những lợi ích của rau chùm ngây đối với sức khỏe. Nó cung cấp nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú cho cơ thể nên thường được người dân nấu canh ăn hoặc sấy khô, nghiền bột pha uống.

Thế nhưng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau chùm ngây bởi hoạt chất alpha-sitosterol được tìm thấy trong loại rau này có tác dụng ngừa thai tương tự như alpha-sitosterol. Nó có thể làm mềm các cơ trơn trong tử cung khiến mẹ bầu bị động thai, sảy thai.

Sử dụng khoai tây mọc mầm trong thời gian mang bầu 3 tháng đầu là điều tối kỵ. Nó không chỉ khiến cơ thể bị ngộ độc mà còn cung cấp thành phần solanine ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Một số mẹ có thói quen sử dụng trà cam thảo trong thai kỳ. Có vị ngọt tự nhiên, cam thảo khá dễ uống. Nó còn giúp bà bầu ngủ ngon giấc hơn.

Tuy nhiên một số chất trong cam thảo có thể gây co thắt tử cung khiến bà bầu bị sảy thai. Chị em nên ngưng sử dụng ngay các sản phẩm có chứa cam thảo khi đang mang thai.

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu cũng được khuyên không nên uống nước dừa. Loại nước này có tính hàn nên có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi và gây ra các triệu chứng khó chịu ở bụng. Một số mẹ bầu còn bị sảy thai do uống nhiều nước dừa. 

Bầu 3 tháng đầu có được an thịt ngan không
Uống nước dừa khi mang bầu 3 tháng đầu có thể gây sảy thai

Cũng giống như đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, dăm bông khá nghèo nàn về mặt giá trị dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều chất bảo quản. Thường xuyên sử dụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu – giai đoạn cần có nền tảng giá trị dinh dưỡng tốt để hình thành nên hình hài của em bé trong bụng.

Mướp đắng hay khổ qua là thực phẩm có tính giải nhiệt tốt, giúp ổn định đường huyết và huyết áp. Mặc dù vậy, đây không phải là sự lựa chọn lý tưởng cho thực đơn của phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu.

Lý do được đưa ra là bởi ăn quá nhiều mướp đắng trong thời gian mang thai sẽ kích thích tử cung co bóp. Tình trạng này nếu diễn ra nghiêm trọng tất yếu sẽ dẫn đến sảy thai.

Thêm vào đó, hoạt chất vicine được tìm thấy trong mướp đắng còn khiến một số bà bầu bị dị ứng, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu nên hạn chế ăn mướp đắng. Nếu muốn thì chỉ nên ăn một ít và phải hầm kỹ trước khi ăn để loại bỏ bớt một số chất không tốt có trong mướp đắng.

Bao gồm bia, rượu, cà phê hay nước chè đặc. Nếu như sử dụng bia rượu trong thai kỳ gây ngộ độc, dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai thì cà phê và chè đặc lại ảnh hưởng không tốt đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời khiến cho mẹ bầu dễ bị mất ngủ.

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và làm nhu động ruột hoạt động chậm lại, từ đó dẫn đến táo bón. Mẹ bầu nên hạn chế các thức ăn có thể gây nóng trong và khiến tình trạng táo bón thêm tồi tệ, chẳng hạn như các món cay, đồ nếp.

Khi đã biết rõ được bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì, mẹ có thể tự mình xây dựng được một thực đơn khoa học, có lợi nhất cho sức khỏe của bản thân cũng như em bé trong bụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm.

Bạn nên tham khảo thêm