Bầu 2 tháng nên nằm tư thế nào năm 2024

Trong quá trình mang thai, cơ thể thai phụ phải chịu nhiều sức ép lớn. Em bé dần lớn lên cũng đặt sức ép lên các khớp, cơ của người mẹ. Do đó, mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để có một thai kỳ an toàn và trọn vẹn. Chọn tư thế ngủ khi mang thai phù hợp cũng có ích cho giấc ngủ ngon.

1. Tại sao giấc ngủ lại rất quan trọng khi mang thai?

Ngủ là thời gian cơ thể tái tạo năng lượng sau những giờ lao động căng thẳng, mệt mỏi. Đối với phụ nữ mang thai, đó là cách các mạch máu tự phục hồi, điều đặc biệt quan trọng là lúc này chúng đang phải chịu áp lực gia tăng do lưu lượng máu cần thiết để hỗ trợ cho thai nhi.

Giấc ngủ cũng giúp hệ thống miễn dịch vốn bị ức chế để hỗ trợ quá trình mang thai khỏe mạnh. Và giấc ngủ kiểm soát cách cơ thể phản ứng với insulin, không hấp thụ đủ dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Bầu 2 tháng nên nằm tư thế nào năm 2024

Giấc ngủ giúp tái tạo năng lượng sau những giờ làm việc mệt mỏi.

2. Nằm nghiêng bên trái, tư thế ngủ tốt nhất trong thai kỳ

Theo truyền thống, các chuyên gia cho rằng tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai là nghiêng về bên trái. Tư thế nằm nghiêng bên trái được chứng minh có vai trò hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Ngoài ra, việc nằm nghiêng bên trái khi ngủ cũng phù hợp với những người mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng vì làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng.

Nằm nghiêng bên trái khi ngủ còn có tác dụng hỗ trợ cơ tim, đặc biệt ở những người có sẵn các bệnh tim mạch, cải thiện lưu thông hệ thống mạch bạch huyết trong cơ thể.

Trong thai kỳ, tử cung tăng kích thước và nằm lệch phía bên phải ổ bụng của người phụ nữ. Vì thế nằm nghiêng bên trái là động tác giúp đưa tử cung về vị trí trung gian, giảm chèn ép mạch máu và tăng lưu thông tuần hoàn trong cơ thể người mẹ.

3. Nằm sấp khi mang thai

Nếu tư thế yêu thích của bạn là nằm sấp thì không sao, bạn vẫn có thể thực hiện cho đến khi thai nhi to lên khiến bạn khó chịu hoặc không thể thực hiện được. Lúc này mẹ sẽ phải chuyển đổi tư thế.

4. Nằm ngửa khi mang thai

Một số chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai tránh nằm ngửa khi ngủ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do tư thế ngủ ngửa đặt toàn bộ trọng lượng của tử cung đang lớn lên và em bé nằm trên lưng thai phụ.

Áp lực này có thể làm trầm trọng thêm chứng đau lưng và bệnh trĩ, đồng thời làm cho quá trình tiêu hóa kém hiệu quả, cản trở lưu thông và có thể gây hạ huyết áp (huyết áp thấp), khiến thai phụ chóng mặt. Đừng lo lắng nếu khi thức dậy và thấy rằng mình đã nằm ngửa qua đêm.

Tuy nhiên, một số chuyên gia hiện nay cho rằng mẹ bầu có thể ngủ ở tư thế nào thoải mái cho mình chứ không nên lo lắng quá nhiều.

5. Làm gì để có giấc ngủ ngon khi mang thai?

Bầu 2 tháng nên nằm tư thế nào năm 2024

Gối ngủ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon.

Để có được sức khỏe và tinh thần thoải mái chuẩn bị cho cuộc vượt cạn khá căng thẳng, bà mẹ tương lai cần có những giấc ngủ thật bình yên. Do đó, trong trường hợp giấc ngủ về đêm của mẹ bầu bị rối loạn thì một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa cũng hết sức cần thiết giúp phục hồi thể trạng. Nên tránh ngủ trưa vào thời gian quá muộn gây cho khó ngủ về đêm.

Dù nằm ngủ ở tư thế nào thì việc nằm liên tục ở một tư thế là khó có thể thực hiện được. Vì vậy mẹ bầu cần chuẩn bị những chiếc gối dài, mềm để kê phía trước và sau bụng nhằm làm giảm trọng lượng của bụng, cũng như tránh được việc đặt trọng lượng của một chân lên chân kia, giúp giữ cho cột sống được thẳng cứng tránh bị mỏi người và mang đến một giấc ngủ bình yên.

Để tạo sự thoải mái cho giấc ngủ, ngoài việc kê chân cao trên một chiếc gối hoặc tấm nệm mềm, mẹ bầu có thể nâng đáy nệm hay kê cao phần cuối của chân giường. Điều này sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch, chèn ép hoặc chuột rút ở vùng dưới của cơ thể mẹ bầu.

Trong thời kỳ đầu mang thai, hầu hết các mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi và có thể đi vào giấc ngủ gần như ở bất cứ nơi nào và với bất cứ tư thế nào. Và cùng với thời gian, khi thai nhi trở nên lớn hơn, việc tìm kiếm một vị trí nằm thoải mái càng trở nên khó khăn. Nhiều bà bầu còn lo sợ rằng nằm ngủ không đúng tư thế còn có thể làm gãy chân, gãy tay con và tư thế ngủ là một trong những điều gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu nuôi bào thai. Vậy, đâu là tư thế nằm khi mang thai chuẩn xác nhất?

1. Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu

  • Nằm nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất cho cả quá trình mang thai. Tư thế này giúp tim hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng đến dạ còn, bào thai và thận. Tư thế này còn giúp bé cử động tốt hơn, giảm sưng ở mắt cá chân và tay ở mẹ.
    Bầu 2 tháng nên nằm tư thế nào năm 2024
    Nếu mẹ cảm thấy khó chịu khi nằm nghiêng, hãy nhét một chiếc gối dưới lưng
  • Nếu mẹ muốn nằm nghiêng, đặt một chiếc gối kê chân phía trước chân để gác chân lên sẽ giúp mẹ có một tư thế nằm thoải mái.
  • Nếu mẹ cảm thấy khó chịu khi nằm nghiêng, hãy nhét một chiếc gối dưới lưng, lệch sang một bên để cơ thể hơi nghiêng, tạo với giường một góc khoảng 30 độ.
  • Đặt một chiếc gối giữa hai chân để giữ khoảng cách giữa hai chân sẽ giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu.

2. Tư thế nằm theo giai đoạn

Tư thế nằm cho ba tháng đầu thai kỳ:

Ở ba tháng đầu thai kỳ, nằm nghiêng và có gối để đỡ áp lực là tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu thời kỳ này.

Nếu bạn có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì nên thay đổi ngay bây giờ, vì đây không phải là tư thế tốt cho thai nhi và cũng không mang cho bạn một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên ở ba tháng đầu này, bào thai còn nhỏ nên sự tác động lên cơ thể của mẹ là không đáng kể, vì vậy các mẹ bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều được.

Tư thế nằm tốt cho ba tháng giữa thai kỳ:

Ở giai đoạn ba tháng giữa của thai kì, nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.

Tư thế nằm cho ba tháng cuối thai kỳ:

Giai đoạn cuối có ảnh hưởng lớn tới an toàn của thai nhi, nên bà bầu càng phải chú ý. Trong giai đoạn này, tử cung thường xoay về phía bên phải, nếu bà bầu nằm nghiêng phải sẽ càng làm tăng áp lực lên các động mạch và vùng xương chậu ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu và hạn chế cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, vì vậy các mẹ bầu nên nằm nghiêng trái để thai nhi được khỏe mạnh. Nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, giảm phù nề.

Thông thường tư thế nằm phải đảm bảo yêu cầu là thoải mái cho mẹ và an toàn cho bé. Do đó, nếu bạn thấy nằm ngửa thoải mái thì bạn vẫn có thể nằm ngửa nhưng nên đổi tư thế thường xuyên. Thực ra, rất nhiều bà bầu khi thai nhi đã to nhất định thì họ rất khó nằm ngửa vì nó tác động lên các động mạch và xương vùng chậu.

3. Tư thế nằm bà bầu cần tránh

Tránh nằm ngửa khi mang thai

  • Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, thai phụ không nên nằm ngửa vì tư thế nằm này sẽ làm tăng áp lực xuống phía sau của tử cung, làm giảm lượng máu dồn đến động mạnh chủ. Do đó, tử cung sẽ bị thiếu máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bào thai trong bụng.
    Bầu 2 tháng nên nằm tư thế nào năm 2024
    Không nên nằm ngửa khi mang thai
  • Mẹ cũng nên lưu ý đến loại đệm nằm. Cần lựa chọn loại đệm cứng (bông ép) sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, không ảnh hưởng đến cổ, lưng…, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi thức dậy.
  • Nếu các biện pháp trên không có tác dụng, mẹ có thể thử tư thế nửa nằm, nửa ngồi (nằm nhiều hơn ngồi để tránh mỏi lưng và mông). Tư thế này giúp giảm áp lực đè lên bụng và tim hơn so với tư thế nằm ngửa.

Không nên nằm sấp hoặc gục xuống bàn

Khi nằm sấp khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm, cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.

Vì vậy các mẹ bầu làm văn phòng cần hết sức lưu ý, hãy tìm cho mình một chiếc gối tựa lưng đặt sau ghế để có thể ngả lưng mỗi khi mệt mỏi.