Bao lâu nên thay pô zin

  • Trang chủ
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Kiến thức chung
  • Giải đua xe
  • Thủ tục hành chính
  • Sửa xe máy
  • Mua bán xe máy cũ
  • Mua bán phụ tùng xe máy
  • Tra cứu giá xe
  • Facebook Youtube TikTok
  • Phượt
  • Chuyện trò
  • Hình ảnh
  • Cộng đồng ô tô

XenPorta © Jason Axelrod from 8WAYRUN.COM

“Pô E” đã bao giờ bạn nghe đến từ này nhưng lại không hiểu là gì không, thì trong bài viết nay 585Racing sẽ giới thiệu với các bạn Pô E là gì? Nên xài pô e độ hay pô e zin cho xe máy? Hãy cùng tìm hiểu!

1. Pô e là gì?

Pô e [ Pô Air ] xe máy là tên gọi “dân dã” của lọc gió xe máy. Đây là một trong những bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của động cơ xe máy. Bảo dưỡng Pô e đúng cách sẽ tăng tính hiệu quả vận hành của xe, ít hao xăng tiết kiệm nhiên liệu đồng thời nâng cao tuổi thọ của xe.

Nếu để bộ lọc gió bẩn mà lâu ngày không vệ sinh hoặc thay pô e xe máy mới thì chắc chắn bạn sẽ nhận lại hậu quả nghiêm trọng đấy: xe yếu hơn, “ngốn” xăng nhiều hơn và nóng.

2. Nên sài Zin hay Độ đậy?

Thường thì pô e zin [lọc gió zin] sẽ có những khe lọc gió rất dày đặc nên lượng gió sẽ vào không nhiều.
Việc thay pô e độ [lọc gió độ] là để gió vào vào buồng đốt nhiều hơn, làm tăng hiệu suất đốt cháy nhiên liệu hơn. [Nên thay cùng pô độ để tối ưu]. Để đảm bảo hiệu suất vận hành thì các bạn nên thay những loại pô e thiết kế riêng cho từng dòng xe máy, chỉ tháo pô e zin ra và lắp vào không cần độ chế.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại pô e độ như là: K&N, DNA, UMA, BMC …

- LÊN  KHÔNG LÊN ECU ĐƯỢC KHÔNG?
- LÊN PÔ MÀ ECU ZIN CÓ CẦN CANH CHỈNH, DYNO LẠI KHÔNG?
- LÊN PÔ KHÔNG LÊN ECU CÓ HẠI GÌ CHO XE KHÔNG?
...
Post này mình sẽ giúp các bạn thông não, từ đó tự trả lời được các câu hỏi bên trên. Để từ nay về sau, mỗi khi mình đăng bán pô, các bạn không cần phải comment hỏi nữa.
Các vấn đề cần biết:
- Xe phun xăng điện tử được điều khiển bởi một thiết bị trung tâm gọi là ECU. ECU điều chỉnh rất nhiều thứ trên xe, trong đó quan trọng nhất là tỷ lệ xăng/gió [gọi tắt là AFR] và góc đánh lửa.
- AFR ảnh hưởng rất nhiều đến công suất của chiếc xe. Dư không được, thiếu cũng không được, phải chuẩn.
- ECU zin + pô zin + lọc gió zin thì dĩ nhiên AFR rất chuẩn. Vậy thì tại sao xe zin không mạnh? Vì phải tiết kiệm nhiên liệu, vì phải êm ái không gây ồn ào, vì là xe thương mại... bla bla...

Pô tăng giả zin Uma Racing trên xe Honda Winner

Độ xe, bài đơn giản nhất - Pô-Xăng-Lửa [gọi tắt là PXL] là làm gì?

+Pô, là làm pô thoáng hơn. Tưởng tượng vừa chạy marathon vừa đeo khẩu trang, thở ra không nổi thì có chạy nổi không? Xe cũng vậy, pô càng thoáng thì xe càng lực. Tuy nhiên thoáng quá thì bị mất xăng vì overlap. Vấn đề này thuộc một level cao hơn nên không bàn ở đây. Chỉ cần hiểu đơn giản: pô zin nó ém cho êm nên rất bí, thay pô khác, móc pô cho thoáng thì xe sẽ mạnh, nhưng thoáng đến một mức giới hạn thôi. Giới hạn bao nhiêu là đủ thì do trình độ của thằng làm pô.

+Xăng, là thêm xăng thêm gió vào động cơ. Giống như nuôi ngựa, cho uống thuốc bổ để nó ăn nhiều hơn mấy con khác thì tự nó sẽ mạnh hơn. Gọi tắt là xăng, nhưng như vừa nói, thêm xăng thì phải thêm gió. Thêm gió bằng cách đi lọc gió độ.

+Lửa, là điều chỉnh góc đánh lửa để tối ưu việc đốt cháy nhiên liệu. Giống như nuôi ngựa, cho ăn đúng giờ đúng giấc thì nó mới khỏe. Nó đang ngủ lôi nó dậy ăn, ăn no xong lôi nó ra chạy liền thì làm sao mà khỏe được. "Thời điểm" là cực kỳ quan trọng.

Các phụ tùng để độ PXL cho một chiếc xe: pô tăng, họng gió, lọc gió, ECU, lò xo đầu, bugi...


Tới đây sáng tỏ chút nào chưa các bạn?

Quay lại vấn đề ban đầu. Độ pô thì đơn giản rồi. Còn xăng, lửa thì độ làm sao? Đơn giản thôi, mua con ECU có khả năng điều chỉnh xăng gió. Chứ ECU zin là mặc định rồi, không có điều chỉnh được đâu nha.

- LÊN PÔ KHÔNG LÊN ECU CHẠY ĐƯỢC KHÔNG? Được. Lên pô xe tăng, xe tải, máy bay gì chạy cũng "được", vất pô đi luôn chạy cũng "được". Nhưng không còn tối ưu toàn dải. Những mẫu pô tạm gọi là "độ nhẹ", như pô tăng giả zin chẳng hạn, nó sẽ được ở khoảng ga này, và mất ở khoảng ga khác. Hoặc sẽ hao xăng hơn chút. Đại khái vậy. Nhưng kết luận chung là xe chạy được, và chắc chắn sẽ bốc hơn zin. Còn ngọt ngào như zin từ đầu tới cuối thì không có đâu.

- LÊN PÔ MÀ ECU ZIN CÓ CẦN CANH CHỈNH, DYNO LẠI KHÔNG? ECU có canh chỉnh được đâu mà canh chỉnh. Dyno thì được, xem thêm ở Bonus cuối bài.

- LÊN PÔ KHÔNG LÊN ECU CÓ HẠI GÌ CHO XE KHÔNG? Không. Cùng lắm dư xăng thiếu xăng thì sutbap hơi trắng, bugi hơi ướt, xe hơi hao xăng hơn chút thôi. Lắp ECU độ lên xong canh tào lao mới là nguy hiểm.


Bonus:
- Dyno là gì? Dyno, hay Dynamometer là một thiết bị đo. Nó đo được AFR và công suất của chiếc xe. Xe có nhiêu nó đo ra nhiêu, chứ Dyno không làm xe mạnh hơn. Dyno là công cụ hỗ trợ cho việc Tune ECU.
- Tune ECU, remap ECU là gì? Là canh chỉnh AFR và góc lửa sao cho tốt ưu nhất có thể, để chiếc xe mạnh nhất có thể.

Vậy nên nếu ECU zin đi Dyno thì chỉ lấy được kết quả thôi, chứ xe không mạnh lên đâu nha.

Haizz lâu lâu viết dài mệt quá. Các bạn còn thắc mắc gì thì comment nhé. Biết thì mình sẽ trả lời.

Bài đọc tham khảo thêm: Chi tiết cách chọn cấu hình độ Pô Xăng Lửa [PXL] cho Winner, Sonic

Video liên quan

Chủ Đề