Bảng giá sinh ở bệnh viện Đại học Y Dược

Bảng giá dịch vụ Y tế

Thứ Tư, 30 tháng 12 năm 2020

Tổng hợp dịch vụ : khám và tư vấn; Chăm sóc bé sau sinh, tư vấn tiền sản; vật lý trị liệu,...

Xem thêm

Một trong những điều khiến mẹ bầu lo lắng nhất trước khi sinh em bé đó là sinh ở đâu và giá cả như thế nào? Hôm nay hãy cùng bimsuakhuyenmai.com tìm hiểu về chi phí sinh ở Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2 để có thêm sự lựa chọn nhé!

Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2 có uy tín không?

Đây là một trong số các bệnh viện lớn, nằm ở vị trí trung tâm thành phố, tiện đi lại và có dịch vụ khám chữa bệnh thuộc hàng “top” nên rất nhiều mẹ bầu quan tâm về chi phí sinh ở Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2 để sớm chuẩn bị cho ngày đi sinh.

Đặc biệt, cơ sở 2 của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM còn chuyên về khoa sản. Cơ sở này đã từng thực hiện nhiều ca với độ khó cao, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, đồng thời đi đầu trong việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp phẫu thuật hiện đại để giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn.

Địa chỉ bệnh viện

Vì dễ nhầm lẫn nên mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý địa chỉ bệnh viện để tránh “đi lạc” tới những cơ sở khác nha:

Cơ sở 1 - chuyên về khám lâm sàng, điều trị nội trú và ngoại trú

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM

Điện thoại: [84.28] 3855 4269

Email: [email protected]

Cơ sở 2 - chuyên về khoa sản, tiêu hóa, thần kinh, tim mạch

Địa chỉ: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM.

Điện thoại: [84.28] 3955 5548

Email: [email protected]

Cơ sở 3 - chuyên về khám chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền

Địa chỉ: 21B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: [84.28] 3845 1889

Email: [email protected]

Chi phí sinh ở bệnh viện đại học y dược cơ sở 2 có mắc không?

Nếu so với bệnh viện lớn khác thì chi phí của chi phí sinh ở Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2 có nhỉnh hơn đôi chút nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, nếu chọn sinh ở Bệnh viện đại học Y dược mẹ bầu sẽ đỡ được cảnh chờ đợi, chen chúc, mệt mỏi do quá đông đúc.

Bảng giá sinh bệnh viện đại học Y dược 2020

  • Đẻ thường [đỡ đẻ thường ngôi chỏm]: 4,500,000 đồng
  • Ca đẻ khó: 5,500,000 đồng
  • Đỡ đẻ ngôi ngược: 5,000,000 đồng
  • Đẻ từ sinh đôi trở lên: 5,000,0000 đồng

Lưu ý: Bảng giá này chưa bao gồm các dịch vụ kèm theo như tiền phòng, tiền dịch vụ, chi phí ăn uống hoặc chi phí cho các hạng mục phát sinh khác nếu có.

Mức chi phí trên được các mẹ bầu đánh giá là hợp lý cho một lần sinh. Tuy không phải là nơi có giá rẻ nhất nhưng cũng không quá đắt đỏ như những bệnh viện tư khác.

Cách giảm chi phí sinh ở Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2

Theo điều luật 21, nếu đã tham gia đóng bảo hiểm y tế đầy đủ mẹ bầu sẽ được bảo hiểm chi trả phần nào chi phí. Tuy nhiên, ít hay nhiều còn phụ thuộc vào việc đúng tuyến hay trái tuyến. Chính vì thế, trước khi “lâm bồn” mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về cách lấy bảo hiểm nhé!

Nếu mẹ bầu có giấy chuyển tuyến của bệnh viện nơi đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu thì được thanh toán khoảng 80%. Nếu không có giấy chuyển tuyến sẽ được thanh toán ở mức trái tuyến khoảng 40%. Mức thanh toán này không dựa trên tổng chi phí mà dựa vào danh mục mà bảo hiểm y tế có chấp nhận chi trả.

Các loại giấy tờ cần thiết để đi “vượt cạn

  • Giấy tờ tùy thân [bản gốc và bản photo]: Bao gồm chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; sổ hộ khẩu.
  • Các loại giấy tờ cho biết tình trạng sức khỏe và quá trình mang thai: Phiếu siêu âm, sổ khám thai, phiếu xét nghiệm, phiếu chụp X-quang.
  • Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan [photo mỗi loại 2 bản]: Thẻ bảo hiểm y tế loại mới nhất có dán ảnh, thẻ gia hạn bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện [nếu có chuyển].

Nếu mẹ bầu có tham gia thêm các loại bảo hiểm sức khỏe khác thì hãy nhớ mang theo thẻ để đảm bảo quyền lợi của mình nhé!

Những điều cần lưu ý trước khi chọn nơi sinh

Ngoài việc quan tâm về chi phí sinh thì mẹ bầu cũng nên biết thêm các vấn đề liên quan khác để có thể đưa ra quyết định đúng đắn:

  • Nên chọn nơi sinh gần nhà hoặc tiện di chuyển để khi có bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra bạn vẫn có thể xoay xở được trong tầm kiểm soát.
  • Nếu gia đình bạn có nhiều người muốn đến thăm nuôi thì hãy hỏi rõ bác sĩ về việc bệnh viện có quy tắc đặc biệt gì về thăm nuôi hay không? Bệnh viện có áp dụng nghiêm ngặt các quy tắc phòng chống dịch Covid hay không?

Kết luận

Thật vui vì đã giúp chị em mình giải tỏa được thắc mắc về chi phí sinh ở Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2, mong là sau những thông tin bổ ích này theAsianparent sẽ góp phần giúp bạn nhanh chóng quyết định được nơi sinh thật phù hợp với điều kiện tài chính cũng như sức khỏe của mình nhé!

Vào ngay bimsuakhuyenmai.com để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Skip to content

Đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược có tốt không? kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược như thế nào? Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều ông bố, bà me. Bởi, Bệnh viện Đại học Y Dược là một bệnh viên có khoa sản nổi tiếng. Ai ai khi mang thai cũng băn khoan không biết việc mình sẽ sinh ở đâu là tốt.

Bên cạnh vấn đề sinh đẻ nơi nào có đội ngũ giỏi thì họ còn quan tâm đến chi phí. Ngày nay, các bệnh viện phụ sản mọc ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh viện phụ sản nào cũng tốt, đáp ứng hết các nhu cầu mà mọi người cần thiết.

Vậy sinh con tại bệnh viện đại học y dược có thật sự là tốt? kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược? Quy trình, chi phí ra sao? Tất cả sẽ được shop Combo sơ sinh Angel Babe giải đáp dưới bài viết kinh nghiệm đi sinh tại bệnh viện đại học y dược nhé.

Giới thiệu về Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược

Với 25 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện Đại học Y Dược là một địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín của không chỉ các bệnh nhân miền Nam mà còn của hàng triệu người bệnh. Bệnh viện luôn nỗ lực phát huy những giá trị cốt lõi bền vững, là bệnh viện tiên phong trong điều trị người bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo và quản trị, thấu hiệu bệnh nhân, chất lượng khám chữa và đội ngủ y bác sĩ giỏi đông đảo.

Bệnh viện có 3 cơ sở hơn 1000 giường bệnh, 55.000 người đang điều trị nội trú và 120 bàn khám bệnh. Ngoài ra , Bệnh viện Đại học Y Dược là một Bệnh viện của trường đại học cùng tầm nhìn đạt chuẩn quốc tế. Bệnh viện với tiêu trí luôn phấn đấu nâng cao chất lượng chuyên môn và chất lượng khám chữa, dịch vụ, đáp ứng mong đợi của người dân trong và ngoài nước.

Xem thêm:

Chi phí sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược

  • Sinh thường: khoảng 10-12 triệu đồng.
  • Sinh mổ lần 1 khoảng 13-15 triệu đồng, lần 2 khoảng 15-18 triệu đồng
  • Tiền phòng: Phòng thường 150.000đ- 700,000đ, phòng vip: 1,8 triệu đồng/ngày

Về bảo hiểm y tế, nếu bạn đang có giấy chuyển tuyến của bệnh viện khác nơi bạn đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu thì sẽ được thanh toán khoảng 80%. Nếu không có giấy chuyển tuyến chỉ được thanh toán ở mức trái tuyến là trong khoảng 40%. Tuy nhiên, đây không phải là tổng chi phí tất cả  mà chỉ dựa trên danh mục mà BHYT chi trả.

ĐỌC THÊM:  Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

Thông tin liên hệ:

  • Cơ sở 1: Địa chỉ 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
  • Điện thoại: [84.28] 3855 4269
  • Cơ sở 2: Địa chỉ 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
  • Điện thoại: [84.28] 3955 5548
  • Cơ sở 3: Địa chỉ 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận,TP.HCM
  • Điện thoại: [84.28] 3845 1889

Quy trình sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược

Quy trình – kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y

Theo shop trọn bộ sơ sinh Angel Babe tìm hiểu thì đã đúc kết ra một số quy định, kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược như sau:

  • Đầu tiên: Các bạn có đấu hiệu sinh phải đến bệnh viện ngày và bạn sẽ được đẩy vào thảng khoa cấp cứu.
  • Người thân của mẹ bầu đi điền thông tin theo mẫu tại quầy tiếp nhận.
  • Bác sĩ sẽ khám để biết chính xác có dấu hiệu chuẩn bị sinh chưa. Và quyết đinh sinh thường hay phải sinh mổ.
  • Làm các thủ tục giấy tờ cần thiết mà bệnh viện quy định để nhập viện.
  • Xuống quầy đóng tiền và đăng ký phòng nằm sau sinh
  • Các bà bầu sẽ được đưa đi làm các xét nghiệp cần thiết và vào phòng chờ sinh. Đối với sinh mổ thì người nhà sẽ phải kí giấy xác nhận.
  • Sinh thường hộ sản sẽ làm sạch vùng kín, bác sĩ hướng dẫn cách rặn và các lưu ý trong quá trình sinh.
  • Sau khi sinh: Mẹ và bé được đưa vào phòng hậu phẫu để nghỉ ngơi, theo dõi. Khi ôn định thì bác sĩ sẽ quyết định lúc nào bạn được xuất viện.

Các vật dụng cần thiết khi đi sinh theo kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược

Vật dụng cần thiết – kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y

Dưới đây là danh sách chuẩn bị đồ khi đi sinh cho cả nhà. Tùy theo nhu cầu và mức độ sử dụng của mẹ và bé mà danh sách, số lượng từng món có thể thay đổi. Giỏ đồ mẹ và bé chuẩn bị đi sinh theo kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y dược vậy là tạm ổn. Việc còn lại là mẹ cần chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái. Tự chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để có thể vượt cạn thành công, đón con chào đời.

Đồ cho mẹ

  • Quần áo: thường thì sẽ có quần áo của bệnh viện nhưng mẹ vẫn nên mang theo cho riêng mình từ 2 bộ đề phòng để khi đồ bị dơ hay chưa kịp giặt khô hoặc đồ để bạn mặc lúc xuất viện. [Đồ các mẹ mang theo phải là loại mỏng nhẹ, rộng rãi và đặc biệt là có nút thuận tiện và dễ dàng cho bé bú]
  • Tất tay và tất chân: 1 – 2 đôi đề phòng khi cơ thể mẹ hạ thân nhiệt trong và sau sinh.
  • Quần lót giấy: khoảng 20 cái [vừa đủ cho các mẹ khi mẹ sinh mổ đến lúc xuất viện]
  • Mũ trùm đầu 1 cái. Băng vệ sinh loại chuyên dụng cho mẹ bầu sau sinh tầm 10 cái là đủ.
  • Khăn tắm: 1 cái. Áo choàng, khăn choàng giữ ấm [nếu đi sinh vào mùa lạnh]: Từ 2 – 3 cái.

Đồ cho bé

Theo kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược thì các mẹ nên chuẩn bị một số quần áo sơ sinh sau cho bé:

  • Một giỏ đồ sơ sinh cho bé thực sự cần có: Mũ đội đầu: 5 – 6 cái, tất tay và tất chân cho bé: thì khoảng 5 – 7 bộ.
  • Áo ngắn tay: khoảng 7 – 8 cái, áo dài tay: 3 cái.
  • Quần size cho trẻ sơ sinh: 7 cái là tạm ổn, quần dài thì từ 3 cái.
  • Khăn quấn cho bé: 7 – 8 cái, khăn xô lớn lau bé khi tắm: 5 – 6 cái.
  • Khăn sữa [nhỏ]: 17 – 20 cái, khăn ướt: 2 gói. Băng rốn cho bé: khoảng 4 – 5 cái, rơ lưỡi: 5 – 7 cái, bông y tế loại nhỏ: 1 gói.
  • Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ để rửa cho bé vào buổi sáng.
  • Máy hút sữa đề phòng trường hợp mẹ chưa thể có sữa kip hay chưa trực tiếp cho bé bú được.
  • Quần đóng bỉm [bino]: 1 túi để thay khi bị dơ.
  • Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 30 cái [vì trong vài ngày đầu mới sinh bé còn đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục].
  • Tấm chống thấm: 10 cái [lót cho bé nằm], gối bông mềm: 1 cái, chăn mềm nhỏ: 1 cái

Một số giấy tờ cần thiết

  • Chứng minh nhân dân.
  • Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm Quốc tế [nếu có].
  • Mang theo hồ sơ thăm khám trong suốt thai kỳ.

Một số vấn đề cần đặc biệt chú ý sau sinh.

  • Phụ nữ sau sinh cần phải vệ sinh sạch sẽ thân thể, không dược tiếp xúc với nước lạnh.
  • Luôn giữ ấm cơ thể, kín gió và không nên ngâm nước quá lâu. Nên tắm và lau người bằng nước ấm.
  • Ăn uống đầy đủ, không ăn những thực phẩm dầu mỡ, không nên ăn đồ quá mặn, hoặc các thức ăn lên đã men, không ăn đồ ăn tái hay sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh chưa bị diệt trừ hết.
  • Bổ sung nước thường xuyên, nên dùng nước ấm, bổ sung thêm nước hoa quả hoặc sữa.
  • Sản phụ không nên nịt bụng sau sinh để giảm vòng hai, nghỉ ngơi đầy đủ. Nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, tập các bài tập sau sinh. Tốt nhất sau 6-8 giờ có thể tự ngồi dậy.
  • Thức ăn cho các sản phụ sau sinh nên dạng mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm.
  • Sau sinh không nên quan hệ tình dục quá sớm. Nên khiêng hết cữ của các chị nhé.

Kết luận kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược

Các chị em phụ  nữ đang mang thai những tháng cuối thì cần phải cân nhắc thật cẩn thận để chọn nơi vượt cạn tốt nhất và cũng vừa tài chính của mình nhé. Các mẹ có thể tham khảo ý kiến của các bà mẹ bỉm sữa khác. Để cho bé yêu trào đời ở nơi thật sự an toàn và uy tín. Bên cạnh đó các mẹ và người nhà hãy chuẩn bị thật kĩ lưỡng các vật cần thiết cũng như có một sức khỏe tốt nhé!

Trên đây là những chia sẻ của shop đồ sơ sinh Angel Babe về “kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược”. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm lời khuyên cũng như thông tin hữu  ích.

Chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe. Các mẹ có thể tham khảo thêm nhiều bài viết bổ ích trong trong trang trongoisosinh.com. Các chị em phụ nữ  có thể ghé gian hàng của Angel Babe để có thể sắn những thứ cần thiệt cho hành trình sinh của mình nhé. Ngoài ra shop còn rất nhiều ưu đãi đang chờ các mẹ yêu.

Video liên quan

Chủ Đề