Sách bài tập vật lý lớp 7 bài 15

Bài 15.2 trang 34 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng sấm rền.

B. Tiếng xinh xịch của bánh tàu hỏa đang chạy

C. Tiếng sóng biển ầm ầm.

D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài

Giải

=> Chọn D

Bài 15.1 trang 34 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hãy tiến hành điều tra trong tổ theo bảng dưới đây và cho biết âm nào được mọi người trong lớp em thích nghe nhất, âm nào không thích nghe nhất.

Âm phát ra

Số người thích nghe

Số người không thích nghe

TỔ

Cả

lớp

TỔ

Cả

lớp

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1. Tiếng nhạc cổ điển

2. Tiếng nhạc rock, disco

3. Tiếng ồn ngoài chợ

4. Tiếng ồn giao thông

5. Tiếng ồn công trường xây dựng

Trả lời:

Học sinh khảo sát các bạn trong lớp để có được kết quả rồi điền vào bảng mẫu và đưa ra kết luận

Bài 15.3 trang 34 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?

A. Tường bêtông

B. Cửa kính hai lớp

C. Rèm treo tường

D. Cửa gỗ

Trả lời:

Chọn C

Bài 15.4 trang 34 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hãy nêu tên và thí dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm: tiếng ồn thường dùng.

Trả lời:

Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

1. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.

VD: Treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học.

2. Ngăn chặn đường truyền âm

VD: Xây dựng tường bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc

3. Làm cho âm truyền theo hướng khác

VD: Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây, thân cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.

Bài 15.5 trang 35 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Một người than phiền: “Bên trái nhà tôi là một xưởng rèn, bên phải nhà tôi là nhà hàng KARAÔKÊ. Một hôm cả hai người hàng xóm đến báo tin cùng chuyển nhà, thật mừng quá! Nhưng vài hôm sau lại nghe thấy tiếng lạch cạch, phì phò từ phía bên phải, tiếng KARAÔKÊ từ phía bên trái! Liệu tôi phải làm thế nào?

Em hãy khuyên người đó nên làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn.

Trả lời:

Lời khuyên là: Yêu cầu xưởng rèn và nhà hàng karaoke không làm việc trong giờ nghỉ, nhà hàng phải có phòng cách âm, đóng cửa sổ nhà mình lại,...

Bài 15.6 trang 35 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?

Giải

Khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, vì âm truyền trực tiếp qua vật rắn. Khi để tai tự do trong không khí, thì tường đóng vai trò vật cách âm, nên ta không nghe thấy tiêng cười nói ở phòng bên cạnh.

Bài 15.7 trang 35 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hãy kể một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.

Trả lời:

- Xây tường chắn, đóng cửa kính, cửa ra vào, lắp kính cách âm,.....
- Trồng cây xanh, không làm việc gây ra tiếng ồn vào thời gian nghỉ....

Bài 15.8 trang 35 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Đánh dấu vào ô đúng, sai cho những câu dưới đây.

Trả lời:

Câu đúng: 1, 3, 4, 6, 8, 9.

Câu sai: 2, 5,10, 7.

Giaibaitap.me

Page 2

Bài 17.1 trang 36 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Có các vật sau: bút chì vỏ gỗ, bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy chiếc thìa kim loại, lược nhựa, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ lần lượt các vật này rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Từ cho biết những vật nào bị nhiễm điện, vật nào không.

Giải

Những vật bị nhiễm điện là: vỏ bút bi nhựa, lược nhựa Những vật không bị nhiễm điện là: bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy.

Bài 17.2 trang 36 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

A. Một ông bằng gỗ  

B. Một ống bằng thép

C. Một ống bằng giấy                            

D. Một ống bằng nhựa

Giải

=> Chọn D

Bài 17.3 trang 36 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Làm thí nghiệm như hình 17.1, trong đó dùng kim khâu [hoặc dì đục một lỗ nhỏ sát mép của đáy một vỏ chai nhựa [thí dụ vỏ chai ni khoáng] để tạo một tia nước nhỏ. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại tia nước [đoạn tia nước gần đáy chai] trong hai trường hợp: khi ch. cọ xát và đã cọ xát thước nhựa.

a] Mô tả hiện tương xảy ra đối với tia nước trong hai trường hợp trên!

b] Có hiện tượng gì xảy ra đối với thước nhựa sau khi cọ xát.

Giải

a] Khi chưa cọ xát: tia nước chảy thẳng.

b] Thước nhựa sau khi cọ xát bị nhiễm điện [mang điện tích]

Bài 17.4 trang 36 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Giải thích hiện tượng đã nêu ở phần mở đầu của bài 17 trong sác giáo khoa: “Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những nị hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ, hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng ta còn thấy các chớp sáng li ti”.

Hướng dẫn:

Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len [dạ hay sợi tổng hợp] bị cọ xát nên đã nhiễm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiễm điện. 

Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti, không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

Bài 17.6 trang 37 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?

A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin

B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm,

C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa

D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô

Giải

=> Chọn D

Bài 17.7 trang 37 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?

A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt

B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiiễm điện

C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm

D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.

Giải

Chọn B

Bài 17.5 trang 37 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Câu khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt

B. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm

C. Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.

D. Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vật gần nổ.

Giải

=> Chọn C

Bài 17.8 trang 37 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Một thanh thủy tinh không bị nhiễm điện, được treo lên giá một sợi dây mềm như ở hình 17.2. Cọ xát một đầu thước nhựa rồi đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thủy tinh nói trên. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra và vì sao?                     

  

Giải

Thanh thủy tinh bị hút về phía thước nhựa vì thước nhựa nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ khác.

Bài 17.9 trang 37 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợi Ở điều kiện bình thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau bị rối. Giải thích tại sao? Có thể sử dụng biện pháp gì để khắc ph hiện tượng bất lợi này.

Giải

Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối.

Biện pháp khắc phục hiện tượng này:

Người ta dùng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất có tác dụng khi sợi vải chạy qua bộ phận chải thì không còn bị nhiễm điện nữa.

Giaibaitap.me

Page 3

Bài 18.1 trang 38 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa [hình 18.1]. Câu kết luận nào sau đây là đúng?

A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại.

B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện.

C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện

D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại

Giải

=> Chọn D

Bài 18.2 trang 38 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Trong mỗi hình 18.2a, b, c, d các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng [hút hoặc đẩy] giữa hai vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai.

Trả lời:

Bài 18.3 trang 38 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm.

a] Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại?

b] Vì sao có những lần sau khi chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên?

Giải

a] Tóc bị nhiễm điện dương. Khi đó electron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa.

b] Vì sau khi chải tóc, các sợi tóc bị nhiễm điện [+] và chúng đẩy lẫn nhau nên có một vài sợi dựng đứng lên.

Bài 18.7 trang 39 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Vật đó mất bớt điện tích dương

B. Vật đó nhận thêm electron

C. Vật đó mất bớt êlectrôn

D. Vật đó nhận thêm điện tích dương

Trả lời:

=> Chọn B

Bài 18.4 trang 39 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Trong một lần thí nghiệm, Hải đưa một chiếc lược nhựa lại gần một mảnh nilông thì thấy lược nhựa hút mảnh nilông. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilông bị nhiễm điện khác loại [mang điện tích trái dấu nhau]. Nhưng Sơn lại cho răng chỉ cần một trong hai vật nàvi bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải, ai đúng? Ai sai? Làm cách nào để kiểm tra điều này.

Trả lời:

Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, có thể sai:

Để kiểm tra ai đúng, ai sai thì đơn giản nhất là lần lượt đưa lược nhựa và mảnh nilông của Hải lại gần các vụn giấy nhỏ. Nếu lược nhựa và mảnh nilông đều hút các vụn giấy thì Hải đúng. Còn nếu chi 1 trong 2 vật này hút các vụn giấy thì Sơn đúng. Có thể dùng 1 lược nhựa và 1 mảnh ni lông khác đều chưa bị nhiễn điện để kiểm tra lược nhựa và mảnh ni lông của Hải.

Bài 18.5 trang 39 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đậx một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhấi thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau.

B. Hai thanh nhựa này hút nhau

C. Hai thanh nhựa này không hút và không đẩy nhau

D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau.

Giải

=> Chọn A

Bài 18.6 trang 39 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Vật a và c có điện tích trái dấu

B. Vật b và d có điện tích cùng dấu

C. Vật a và c có điện tích cùng dấu

D. Vật a và d có điện tích trái dấu

Giải

=> Chọn C

Giaibaitap.me

Page 4

Bài 18.8 trang 39 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Nếu một vật nhiễm điện đương thì vật đó có khả năng nào dưới đây?

A. Hút cực Nam của kim nam châm

B. Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa

C. Hút cực Bắc của kim nam châm

D. Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô.

Giải

=> Chọn B

Vì thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì nhiễm điện dương

Bài 18.9 trang 40 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao?

Giải

Mảnh len bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.

Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện âm thì mảnh len phải nhiễm điện dương do electron dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.

Bài 18.10 trang 40 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương được không? Giải thích.

Giải

Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Đưa lại gần quả cầu kim loại quả cầu bị hút là do quả cầu nhiễm điện âm hoặc quả cầu trung hòa về điện.

Bài 18.11 trang 40 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện không và nhiễm điện dương hay âm?

Giải

Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thi nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy thì thước nhựa nhiễm điện.

Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bề sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thi nhựa nhiễm điện âm.

Bài 18.12 trang 40 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Trong các thí nghiệm ở hình 18.3, các quả cầu bấc được treo bằng chỉ mềm. Hãy ghi dấu diện tích của các quả cầu trong mỗi trường hợp.

Trả lời:

Hình a dấu [-]

Hình b dấu [+]

Hình c dấu [+]

Hình d dấu [-]

Bài 18.13 trang 40 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả cầu này khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu.

Giải

Quả cầu bị hút về phía thanh A.

Giaibaitap.me

Page 5

Bài 19.1 trang 41 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Điền các từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a] Dòng điện là dòng ...

b] Hai cực của mỗi pin hay acquy là các cực ... của nguồn điện đó

c] Dòng điện có thể chạy lâu dài trong dây điện nối liền các thiết bị điện với...

Giải

a] Các điện tích dịch chuyển có hướng

b] dương và cực âm

c] Với hai cực của nguồn điện

Bài 19.2 trang 41 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?

A. Một mảnh nilông đã được cọ xát.

B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn

C. Đồng hồ dùng pin đang chạy

D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.

Trả lời:

=> Chọn C

Bài 19.3 trang 41 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

a] Hãy ghi sự tương tự vào chỗ trống trong các câu sau đây:Hình 19.1a mô tả một mạch điện và hình 19. 1b mô tả một mạch nước.

- Nguồn điện tương tự như...

- Ống dẫn nước tương tự như...

- Công tắc điện tương tự như...

- Bánh xe nước tương tự như...

- Dòng điện tương tự như...

- Dòng nước là do nước dịch chuyển, còn dòng điện là do ...

b] Hãy ghi sự khác nhau vào chỗ trống trong câu sau:

Ống nước bị hở hay bị thủng thì nước chảy ra ngoài, còn mạch điện bị hở thì...

Trả lời:

a]

- Máy bơm nước

- Dây nối [dây dẫn điện]

- Van nước                           

- Quạt điện

- Dòng nước                           

- Các điện tích dịch chuyển

b] Không có dòng điện [hoặc không có dòng điện tích dịch chuyển]

Bài 19.4 trang 42 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Dòng điện là gì?

A. Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.

B. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng

C. Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng

D. Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Giải

=> Chọn D

Bài 19.5 trang 42 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Trong vật nào dưới đây đang có dòng điện chạy qua?

A. Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng mảnh lụa

B. Một chiếc đèn pin mà bóng đèn của nó bị đứt dây tóc

C. Một chiếc bút thử điện đặt trong quầy bán đồ điện

D. Một chiếc điện thoại di động đang được đùng để nghe và nói

Giải

=> Chọn D

Bài 19.6 trang 42 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện?

A. Các hạt mang điện tích dương

B. Các hạt nhân của nguyên tủ

C. Các nguyên tử

D. Các hạt mang điện tích âm

Giải

=> Chọn C

Bài 19.7 trang 42 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?

A. Quạt điện đang quay liên tục

B. Bóng đèn điện đang phát

C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện

D. Rađiô đang nói.

Giải

=> Chọn C

Giaibaitap.me

Page 6

Bài 19.8 trang 42 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Trong vật nào dưới đây không có dòng điện chạy qua?

A. Máy ảnh dùng pin lúc đang chụp ảnh

B. Máy tính lúc màn hình đang sáng

C. Nồi cơm điện lúc đang nấu cơm

D. Đồng hồ chạy pin lúc kim của nó đang đứng yên

Giải

Chọn D

Bài 19.9 trang 43 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?

A. Pin                                                   

B. Bóng đèn điện đang sáng

C. Đinamô lắp ở xe đạp                         

D. Acquy

Giải

=> Chọn B

Bài 19.12 trang 43 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Để thắp sáng một bóng đèn pin thì cần những đồ vật hay dụng cụ nào? Phải làm gì với những đồ vật hay dụng cụ này thì bóng đèn pin mới sáng?

Giải

Để thắp sáng 1 bóng đèn pin cần có : 1 cục pin 1,5V, dây điện nối các bộ phận lại tạo thành mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện.

Bài 19.13 trang 43 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy.

Giải

Dụng cụ điện sử dụng nguồn điện là acquy: xe máy, xe ô tô, đèn thắp sáng.

Bài 19.10 trang 43 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Muốn có dòng điện chạy qua một bóng đèn pin thì phải làm theocách được vẽ trong hình nào dưới đây?

Trả lời:

=> Chọn C

Bài 19.11 trang 43 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Tại sao có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn?

A. Vì đinamô là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện

B. Vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện

C. Vì còn có một dây điện ngầm bên trong khung xe đạp nối giữa đinamô và bóng đèn.

D. Vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nữa nối giữa đinamô và bóng đèn.

Giải

=> Chọn D

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề