Bảng dự toán chi tiêu doanh nghiêp hàng tháng năm 2024

Với cơ chế hội nhập và phát triển như hiện nay, để khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì buộc các doanh nghiệp (DN) phải không ngừng nỗ lực. Vì vậy, trước khi lựa chọn sản xuất bất kỳ một loại sản phẩm nào, đòi hỏi các DN cần phải nắm bắt được nhu cầu thị trường, giá cả thị trường và điều tất yếu, phải xác định đúng việc lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD), nhằm kiểm soát chi phí SXKD, hạ giá thành sản phẩm, tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, việc lập dự toán là một trong những chiến lược trọng tâm trong công tác quản lý, giúp nhà quản trị ước tính được chi phí phát sinh, kiểm soát và tiết kiệm chi phí. Trên cơ sở đó, chủ động trong việc định hướng sử dụng, huy động và phát triển nguồn lực kinh doanh tối ưu.

Từ khóa: lập dự toán, chi phí sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất thép, địa bàn TP. Đà Nẵng.

Abstract

With the current integration and development mechanism, in order to affirm their position in the market, enterprises are forced to make unremitting efforts. Therefore, before choosing to produce any type of product, enterprises need to understand market demand, and market prices and it is essential to correctly determine the cost estimation. production and business in order to control production and business costs, reduce product costs, and maximize profits. Therefore, the making of estimates is one of the key strategies in management, helping managers estimate incurred costs, and control and save costs. On that basis, take the initiative in using orientation, mobilizing, and developing optimal business resources.

Keywords: estimating, production and business costs, steel manufacturing enterprises, Da Nang city.

JEL: M21, M40, M49.

  1. Đặt vấn đề

Việc tổ chức thực hiện công tác kế toán chi phí SXKD một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn, có ý nghĩa rất lớn trong việc lập kế hoạch điều hành, tổ chức thực hiện và quản lý chi phí, giá thành nói riêng, cũng như hoạt động SXKD nói chung của một DN, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm có hiệu quả. Trong đó, việc lập dự toán là một trong những chiến lược trọng tâm trong công tác quản lý, thiết lập được định mức chuẩn chỉnh là căn cứ hữu hiệu, giúp nhà quản trị ước tính được chi phí phát sinh, kiểm soát và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, việc lập dự toán chi phí SXKD đã được các DN sản xuất thép trên địa bàn TP. Đà Nẵng xây dựng và thực hiện nhưng chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ để có thể kiểm soát chặt chẽ hơn hệ thống chi phí của các DN.

  1. Thực trạng lập dự toán chi phí SXKD tại các DN sản xuất thép trên địa bàn TP. Đà Nẵng

Thông qua kết quả khảo sát tại các DN sản xuất thép trên địa bàn TP. Đà Nẵng cho thấy, có 9 công ty cổ phần (CTCP) lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), chiếm tỷ trọng 100%; có 7 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) lập dự toán CPNVLTT, chiếm tỷ trọng 63.64%; có 6 CTCP lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), chiếm tỷ trọng 66.67%; 02 công ty TNHH lập dự toán, chiếm tỷ trọng 18.18%; 7 CTCP lập dự toán chi phí sản xuất chung (CPSXC), chiếm tỷ trọng 77.78%; 03 công ty TNHH lập dự toán CPSXC, chiếm tỷ trọng 27.27%; 03 CTCP lập dự toán chi phí bán hàng (CPBH), chiếm tỷ trọng 33.33%; không có công ty TNHH nào lập dự toán CPBH; 03 CTCP lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN), chiếm tỷ trọng 33.33% và không có công ty TNHH nào lập dự toán CPQLDN, chiếm tỷ trọng 36.36%.

Kết quả lập dự toán CPSXKD tại các DN sản xuất thép trên địa bàn TP. Đà Nẵng, được tác giả tổng hợp và lượng hóa, thông qua Biểu đồ 1.1

Bảng dự toán chi tiêu doanh nghiêp hàng tháng năm 2024

Tác giả minh họa việc lập dự toán tại các CTCP thép Đà Nẵng Quý I/2022, như sau: Thông qua kết quả khảo sát dự toán CPSXKD tại công ty được lập vào cuối Quý I năm trước và được xây dựng cho cả năm, với sự phối hợp của các phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch vật tư, phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật. Trong đó, phòng kế toán sẽ cung cấp thông tin về tình hình thực hiện dự toán của năm trước, kết hợp với các định mức tiêu chuẩn như định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức tiền lương của phòng, cùng với các thông tin về tình hình giá cả vật liệu đầu vào, nhu cầu tiêu thụ của khách hàng về sản phẩm từ phòng kế hoạch vật tư.

Dự toán CPNVLTT

Là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí phát sinh tại các DN. Do đó, lượng nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất cần phải được cân nhắc tính toán cụ thể, dựa trên dự toán sản xuất và bảng kế hoạch kinh doanh đã lập vào đầu năm. Tại các DN, dự toán CPNVLTT được lập dựa vào định mức nguyên vật liệu đã được phối hợp xây dựng bởi phòng kỹ thuật và phân xưởng sản xuất; đồng thời, căn cứ vào mức giá do phòng kế hoạch kinh doanh cung cấp, phòng kế toán sẽ tiến hành lập dự toán chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ cho sản phẩm. Để lập được dự toán chi phí nguyên vật liệu, cần có đơn giá của nguyên vật liệu, đơn giá này được xác định, như sau: dựa vào thông tin do phòng kế hoạch kinh doanh cung cấp, tuy nhiên để dự tính đơn giá nguyên vật liệu hợp lý, phòng kinh doanh cần quan tâm đến các nhân tố gây nên sự biến động giá các loại nguyên vật liệu như: giá điện, giá xăng, dầu, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, tình hình kinh tế – chính trị – xã hội tại các nước mà công ty nhập khẩu nguyên vật liệu… Giả sử, sản lượng dự kiến sản xuất trong Quý I/2022 là 100.000 tấn thép, các DN lập bảng dự toán chi phí của nguyên vật liệu chính theo Bảng 1.1

Bảng dự toán chi tiêu doanh nghiêp hàng tháng năm 2024

Dự toán CPNCTT

Sẽ được lập bởi phòng kế toán, với sự phối hợp cung cấp thông tin của phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức hành chính cung cấp số lượng nhân viên dự kiến làm việc tại phân xưởng, căn cứ vào số liệu và tình hình biến động nhân công của những năm trước. Đơn giá nhân công căn cứ vào đơn giá chuẩn tính cho một đơn vị sản phẩm, kết hợp với phụ cấp lao động dự kiến. Đơn giá lương tính cho bộ phận trực tiếp sản xuất, được xác định trên cơ sở định mức lao động và tỷ lệ phân bổ tiền lương giữa các bộ phận. Dự toán CPNCTT Quý I/2022, được thể hiện ở Bảng 1.2.

Bảng dự toán chi tiêu doanh nghiêp hàng tháng năm 2024

Dự toán CPSXC

Sẽ do phòng kế toán lập, dựa vào sản lượng sản xuất trong năm. Trong CPSXC, phần định phí chiếm tỷ trọng lớn và trong đó, chi phí khấu hao là chủ yếu. Dự toán CPSXC được thực hiện, thông qua việc ước tính và phân bổ khấu hao tại bộ phận sản xuất. Bên cạnh chi phí khấu hao còn có một số chi phí khác, như lương nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu sử dụng tại phân xưởng, chi phí điện nước, chi phí dịch vụ mua ngoài… cũng được ước tính, dựa trên số liệu ở các kỳ trước. Trên cơ sở đó, nhân viên phòng kỹ thuật sẽ lên bảng dự toán CPSXC cho toàn phân xưởng và phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. Đối với chi phí lương nhân viên phân xưởng, được xác định theo sản lượng định mức. Bảng dự toán chi phí xuất chung cho sản phẩm BCT51, thể hiện ở Bảng 1.3.

Bảng dự toán chi tiêu doanh nghiêp hàng tháng năm 2024

Trên cơ sở, các bảng dự toán về nguyên vật liệu, CPNC tập hợp được cho từng loại sản phẩm, kết hợp với dự toán CPSXC, phòng kế toán tiến hành dự toán giá thành cho sản phẩm phôi thép BCT51.

Dự toán CPBH

Được giao cho phòng kế toán kết hợp với phòng kinh doanh thực hiện, dự toán này phải được lập cho từng loại sản phẩm. Căn cứ để lập dự toán CPBH là, CPBH thực tế của năm trước, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong năm này. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, phòng kinh doanh sẽ tổng hợp những chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm và gửi về phòng kế toán để lập dự toán.

Dự toán CPQLDN

Được giao cho phòng kế toán phối hợp với các phòng ban khác tổ chức thực hiện. Căn cứ để lập dự toán CPQLDN là, kế hoạch nhân sự tiền lương, kế hoạch khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) và CPQLDN thực tế phát sinh ở năm trước. Các phòng ban trong công ty phải tự ước tính chi phí sử dụng cho bộ phận mình và chuyển cho phòng kế toán. Trên cơ sở dự toán chi phí do các bộ phận, cung cấp kết hợp với dự toán tiêu thụ kế hoạch về tiền lương, khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý.

Thông qua kết quả khảo sát tại các công ty TNHH cho thấy, các DN này không lập dự toán chi phí, bởi nhà quản trị không sử dụng dự toán chi phí để giao nhiệm vụ và kiểm soát chi phí tại các bộ phận, mà thay vào đó là giám sát trực tiếp. Do quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất chủ yếu là thực hiện theo đơn đặt hàng, nên nhà quản trị DN thường không lập kế hoạch tài chính dài hạn. Việc lập kế hoạch sản xuất, dự trữ nguyên liệu và vốn bằng tiền, đều do nhà quản trị ước tính.

  1. Đánh giá thực trạng

Hệ thống dự toán tại các DN sản xuất thép trên địa bàn TP. Đà Nẵng, nhìn chung chỉ đáp ứng được thông tin chi phí phục vụ lập kế hoạch, chưa đáp ứng được chức năng kiểm soát và đánh giá kết quả hoạt động. Mặt khác, hệ thống dự toán chi phí trong các DN này còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Thực trạng này đã dẫn đến, hệ thống dự toán chi phí không cung cấp đủ thông tin phục vụ lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá.

Dự toán tại các DN này chủ yếu là dự toán tĩnh, dự toán này chỉ phục vụ lập kế hoạch chứ không đáp ứng được yêu cầu kiểm soát. Đây chính là nguyên nhân gây ra những bất cập của hệ thống dự toán chi phí, đối với hoạt động kiểm soát quản lý. Tại các DN sản xuất thép trên địa bàn TP. Đà Nẵng, nhóm các DN có cơ cấu tổ chức đơn giản có hệ thống dự toán thiếu đầy đủ nhất. Thậm chí, có DN không lập dự toán; hoặc nếu lập thì chỉ tập trung vào dự toán CPNVL. Vì thế, hệ thống dự toán cũng không thể đáp ứng được 50% yêu cầu lập kế hoạch, chứ chưa tính đến kiểm soát và đánh giá. Đối với các DN có cơ cấu trực tuyến chức năng có hệ thống dự toán tương đối đầy đủ và là nhóm DN, có điểm đánh giá mức độ đáp ứng của hệ thống dự toán đối với quản trị DN tốt nhất.

Từ những phân tích trên có thể kết luận, sự yếu kém của hệ thống dự toán dẫn đến những hạn chế trong việc cung cấp thông tin phục vụ quản trị DN, chính là sự không đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa liên kết được với các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện của các bộ phận, cũng như đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí. Do đó, việc hoàn thiện lập dự toán chi phí SXKD tại các DN sản xuất thép trên địa bàn TP. Đà Nẵng là điều hết sức cần thiết, góp phần cung cấp cho nhà quản lý các thông tin kịp thời, đầy đủ để có thể đưa ra các quyết định phù hợp, giúp các DN có khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

  1. Giải pháp hoàn thiện

Hiện nay, công tác lập dự toán CPSXKD trong các DN sản xuất thép trên địa bàn TP. Đà Nẵng chưa được thực hiện đồng bộ, nếu có dự toán thì chỉ là các dự toán tĩnh. Nghĩa là, các dự toán này chỉ hướng về một mức độ hoạt động và các kết quả thực tế luôn được so sánh với chi phí kế hoạch. Điều này chưa đáp ứng được thông tin kịp thời trong việc đưa ra các quyết định phù hợp với những diễn biến của thị trường, đặc biệt là sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc vào giá nhập khẩu trên thị trường thế giới… Do đó, để có thể nhìn trước được sự biến động của chi phí, giúp các DN trong việc đánh giá hiệu quả kiểm soát chi phí thực tế, khi mức độ hoạt động thay đổi các DN nên lập dự toán linh hoạt cho nhiều mức độ hoạt động khác nhau. Bởi dự toán chi phí linh hoạt là dự toán chi phí được xây dựng, dựa trên một phạm vi hoạt động (quy mô hoạt động khác nhau) giúp cho nhà quản trị có thể so sánh chi phí thực tế ở các mức hoạt động khác nhau. Từ đó, có thể đưa ra các quyết định về giá bán sản phẩm trong điều kiện các mức sản lượng khác nhau, đảm bảo các DN vẫn có lợi nhuận và có thể đưa ra các mức giá có thể cạnh tranh được với đối thủ. Đồng thời, dự toán chi phí linh hoạt là căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh doanh chính xác hơn là một kế hoạch tĩnh, một kế hoạch tĩnh chỉ được lập ở một mức độ hoạt động và chọn mức độ kế hoạch làm gốc so sánh. Vì vậy, sự so sánh sẽ thiếu chính xác, do so sánh chi phí ở mức độ hoạt động khác nhau. Dự toán linh hoạt được xây dựng, dựa trên mô hình ứng xử của chi phí.

Trình tự lập dự toán linh hoạt có thể khái quát qua các bước, như sau:

Xác định phạm vi hoạt động trong kỳ kế hoạch

Phân tích các chi phí có thể sẽ phát sinh trong phạm vi phù hợp theo mô hình ứng xử chi phí (khả biến, bất biến, hỗn hợp).

Xác định biến phí đơn vị dự toán

Biến phí đơn vị dự toán = Tổng biến phí dự toán/Mức hoạt động dự toán

Lập dự toán linh hoạt điều chỉnh theo mức hoạt động thực tế

Đối với biến phí:

Tổng biến phí đã điều chỉnh = Biến phí đơn vị dự toán x Mức hoạt động thực tế

Đối với định phí

Định phí thường không thay đổi khi lập kế hoạch kinh doanh, do mức hoạt động thực tế vẫn nằm trong phạm vi điều chỉnh, mà trong đó định phí chưa thay đổi. Dựa vào kế hoạch linh hoạt tính theo mức hoạt động thực tế, việc đánh giá tình hình chi phí tại đơn vị có ý nghĩa thực tiễn hơn, do chi phí thực tế và kế hoạch linh hoạt đều dựa vào một mức hoạt động tương đương. Việc lập dự toán chi phí linh hoạt tại các DN sản xuất thép trên địa bàn TP. Đà Nẵng được thực hiện, như sau:

Xác định biến phí đơn vị dự toán

Đối với biến phí nguyên liệu chính căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liệu và đơn giá dự kiến nguyên liệu mua vào; đối với biến phí tiền lương căn cứ vào doanh thu kế hoạch hàng năm; đối với biến phí sản xuất chung căn cứ vào tài liệu thống kê năm trước, định mức tiêu hao nhiên liệu (dầu diezen), điện và đơn giá dầu diezen và điện kế hoạch.

Lập dự toán linh hoạt điều chỉnh theo mức hoạt động thực tế

Tổng biến phí theo mức hoạt động thực tế = Mức hoạt động thực tế x Biến phí đơn vị kế hoạch

Đối với định phí thường ổn định không thay đổi khi lập dự toán chi phí linh hoạt, do mức hoạt động thực tế vẫn nằm trong phạm vi điều chỉnh, mà trong đó định phí chưa thay đổi, như chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương quản lý theo tiền lương cơ bản, chi phí tiền lương CNTTSX theo tiền lương cơ bản, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, chi phí quảng cáo… căn cứ vào dự toán quý để xác định. Như vậy, trên cơ sở dự toán chi phí linh hoạt giúp các DN có thể xác định được nhanh chóng kịp thời chi phí ở các tình huống khác nhau như số lượng sản phẩm sản xuất gia tăng hay giảm xuống. Từ đó làm cơ sở so sánh với chi phí thực tế, đảm bảo việc phân tích tình hình thực hiện chi phí kế hoạch chính xác hơn.

  1. Kết luận

Để tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay, các DN sản xuất thép trên địa bàn TP. Đà Nẵng, cần sử dụng đồng bộ các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí SXKD. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến giải pháp hoàn thiện lập dự toán chi phí SXKD, nhằm kiểm soát chi phí, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận được phương pháp quản lý mới, tăng cường khả năng cạnh tranh và khẳng định được vị thế trên thị trường.

Tài liệu tham khảo

Bộ Tài chính. (2003). Luật số 03/2003/QH11, ngày 17/6/2003 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Văn phòng Quốc hội.

Bộ Tài chính. (2006). Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 ban hành Chế độ kế toán DN, Hà Nội.

Bộ Tài chính. (2009). Thông tư số 244/2009/QĐ-BTC, ngày 31/12/2009,

Hà Nội.

Bộ Tài chính. (2014). Thông tư số 200/2016/QĐ-BTC, ngày 22/12/2014 ban hành Chế độ kế toán DN, Hà Nội.

Th.S. Huỳnh Lợi. (2021). Giáo trình Kế toán chi phí, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê.

Th.S. Bùi Văn Trường. (2020). Giáo trình Kế toán chi phí, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Lao động xã hội.

Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy. (2021). Giáo trình Kế toán tài chính, Học viện Tài chính, NXB Tài chính.