Bài toán liên quan đến đồ thị hoá học năm 2024

Các em học sinh thân mến! Nằm trong xu hướng tích hợp môn thi, sử dụng đồ thị trong Hóa học là một dạng bài tập không thể thiếu trong các kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Đây thực ra là một vấn đề không mới, nhưng rõ ràng cũng gây không ít lúng túng cho các thí sinh, đặc biệt là những em mới lần đầu tiếp cận. Sau đây thầy sẽ trình bày phương pháp giải quyết dạng bài tập này, và tất nhiên không thể thiếu các ví dụ minh họa. I. PHƯƠNG PHÁP Trước hết các em phải biết " đọc " đồ thị, chẳng hạn với thí nghiệm cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 , ta được kết quả cho bởi đồ thị sau: Ta phải " đọc " được đồ thị trên rằng: khi cho 0,6 mol NaOH vào dung dịch AlCl 3 đã cho thì kết tủa chưa tan và thu được 0,2 mol kết tủa, còn khi đã cho 1, 1 mol NaOH vào dung dịch AlCl 3 này thì kết tủa đã tan một phần, và cũng thu được 0,2 mol kết tủa. Kế đến phải biết dùng công thức giải nhanh cho phù hợp với các thời điểm thí nghiệm. Ví dụ với đồ thị trên, ở thời điểm cho vào 0,6 mol NaOH thì kết tủa chưa tan, ứng với công thức

Bài toán tìm câu trả lời (còn gọi là bài toán lựa chọn câu trả lời hay tìm câu trả lời tốt nhất) là một bài toán chính trong hệ thống hỏi đáp. Khi một câu hỏi được đăng lên forum sẽ có nhiều người tham gia trả lời câu hỏi. Bài toán lựa chọn câu trả lời với mục đích thực hiện sắp xếp các câu trả lời theo mức độ liên quan tới câu hỏi. Những câu trả lời nào đúng nhất sẽ được đứng trước các câu trả lời kém liên quan hơn. Trong những năm gần đây, rất nhiều mô hình học sâu được đề xuất sử dụng vào nhiều bài toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) trong đó có bài toán lựa chọn câu trả lời trong hệ thống hỏi đáp nói chung và trong hệ thống hỏi đáp cộng đồng (CQA) nói riêng. Hơn nữa, các mô hình được đề xuất lại thực hiện trên các tập dữ liệu khác nhau. Vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi tiến hành tổng hợp và trình bày một số mô hình học sâu điển hình khi áp dụng vào bài toán tìm câu trả lời đúng trong hệ thống hỏi đáp và phân tích một số thách thức trên các tập dữ liệu cho bài toán trên hệ thố...

Bài tập toán cao cấp.Tập 3,Phép giải tích nhiều biến số. DSpace/Manakin Repository. ...

Chúng tôi nghiên cứu hiện tượng chuyển pha của mô hình q-state clock hai chiều bằng phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Chúng tôi tính toán các đại lượng vật lý như là: nhiệt dung riêng, độ từ hoá và mô đun xoắn cho q > 5 (cụ thể q = 6 và 8). Nhiệt dung riêng và độ từ hóa chỉ ra mô hình có hai chuyển pha, bao gồm chuyển pha trên, T2, giữa pha mất trật tự và pha giả trật tự và chuyển pha dưới, T1, giữa pha giả trật tự và pha trật tự. Mô đun xoắn không những chỉ ra T2 là chuyển pha Kosterlitz-Thouless mà còn có biểu hiện của chuyển pha T1.

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ (Fuzzy Rough Set FRS) nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm (Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS) dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

La presente comunicación muestra la utilización del dolado de papel como recurso didáctico para la enseñanza de la geometría en los primeros años de educación secundaria. Es un trabajo teórico práctico donde el doblado de papel se toma como una herramienta de aprendizaje, en este caso como la geometría. Se presentan sus beneficios y cualidades para la enseñanza, las habilidades que desarrollan su utilización y los contenidos que se pueden trabajar con él. La segunda parte de la comunicación muestra la experiencia manual de trabajar con el doblado de papel de manera didáctica y eficaz aplicando conceptos básicos de geometría y por qué no, reforzar el conocimiento de conceptos básicos usando una hoja de papel como herramienta de trabajo, produciendo un resultado visible que es al mismo tiempo llamativo y satisfactorio como ejemplo de "aprendizaje esquemático"

Bài viết Phương pháp đồ thị trong hóa học với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phương pháp đồ thị trong hóa học.

Phương pháp đồ thị trong hóa học (chi tiết, có lời giải)

Phương pháp giải

Các dạng bài sử dụng khảo sát đồ thị:

+ Bài toán cho CO2 (SO2) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2

Phương trình:

CO2 + 2OH- → CO32- + H2O

Khi CO2 dư tiếp tục xảy ra phản ứng

CO2 + CO32- → HCO3-

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần đến hết

- n↓ cực đại = a = nCO2

- Nếu 0 < n↓ < a ⇒ Có 2 giá trị của CO2

TH1: CO2 thiếu tạo kết tủa chưa cực đại: nCO2 = a

TH2: CO2 dư tạo kết tủa cực đại sau đó hòa tan kết tủa:

nCO2 = 2a – n ↓= nOH- - n ↓

+ Bài toán liên quan tới muối Al3+ tác dụng với OH-

Phương trình:

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Nếu OH- dư tiếp tục xảy ra phản ứng:

Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa tăng dần đến cực đại sau đó tan dần đến hết

- n↓cực đại = a khi đó nOH- = 3a

- Nếu 0 < n↓ < a thì có 2 trường hợp của OH-

TH1: n↓ tạo ra chưa cực đại nOH- = 3n↓;

TH2: n↓ đạt cực đại sau đó lại tan khi đó nOH- = 4a – n↓

+ Muối AlO2- tác dụng với dung dịch H+

Phương trình:

AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3

Khi H+ dư tiếp tục xảy ra phản ứng:

Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan cho đến hết

- n↓cực đại = a khi đó nH+ = a

- 0 < n ↓ < a khi đó có 2 trường hợp:

TH1: Kết tủa chưa đạt cực đại: n↓ = nH+

TH2: Kết tủa đạt cực đại sau đó bị H+ hòa tan: nH+ = 4a – 3n↓

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình

Giá trị của x là:

  1. 1,8 mol.
  1. 2,2 mol.
  1. 2,0 mol.
  1. 2,5 mol.

Giải:

Dựa theo đồ thị xác định được: Khi nCO2 = 1,5 kết tủa đã đạt cực đại và bị hòa tan

⇒ nCO2 = 1,5 = 2n↓ cực đại – n↓ = 2a – 0,5a = 1,5a

⇒ a = 1

Khi nCO2 = x kết tủa đã bị hòa tan hết ⇒ nCO2 = 2n ↓ cực đại = 2a = 2

⇒ Đáp án C

Ví dụ 2: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ca(OH)2 và b mol NaOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là:

  1. 4 : 5.
  1. 5 : 4.
  1. 2 : 3.
  1. 4 : 3.

Giải:

Dựa theo đồ thị ta có:

Khi kết tủa đạt cực đại nCaCO3 = nCa(OH)2 = a = 0,5 mol

Khi nCO2 = 1,4 khi đó CO32- bị hòa tan hết

⇒ nCO2 = nOH- = 2a + b = 1,4

⇒ b = 0,4

⇒ a : b = 0,5 : 0,4 = 5 : 4

⇒ Đáp án B.

Ví dụ 3: Trong 1 bình kín chứa 0,2 mol Ba(OH)2. Sục vào bình lượng CO2 có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0,05 mol đến 0,24 mol thu được m gam kết tủa. Giá trị của m biến thiên trong khoảng nào sau đây?

  1. 0 đến 39,4 gam.
  1. 0 đến 9,85 gam.
  1. 9,85 đến 39,4 gam.
  1. 9,85 đến 31,52 gam.

Giải:

n↓ cực đại = nBa2+ = 0,2 mol; Khi kết tủa hòa tan hết nCO2 = nOH- = 0,4

Ta có: 0,05 < n↓ cực đại = 0,2 < 0,24 < 0,4

Ta có đồ thị:

Từ đồ thị: Khi nCO2 = 0,05 mol kết tủa chưa đạt cực đại

⇒ x =n↓ = nCO2 = 0,05 mol ⇒ m↓ = 9,85g

Khi nCO2 = 0,24 kết tủa đạt cực đại và hòa tan một phần

⇒ y = n↓ = 2n↓ cực đại – nCO2 = 0,4 – 0,24 = 0,16mol ⇒ m↓ = 39,4g

Vậy kết tủa phải biến thiên trong khoảng 9,85 gam đến cực đại là 39,4 gam.

⇒ Đáp án C

Ví dụ 4: Sục từ từ 0,6 mol CO2 vào V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M thu được 2x mol kết tủa. Mặt khác khi sục 0,8 mol CO2 cũng vào V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M thì thu được x mol kết tủa. Giá trị của V, x lần lượt là:

  1. V = 1,0 lít; x = 0,2 mol.
  1. V = 1,2 lít; x = 0,3 mol.
  1. V = 1,5 lít; x = 0,5 mol.
  1. V = 1,0 lít; x = 0,4 mol.

Giải:

Dễ thấy số mol CO2 tăng từ 0,6 → 0,8 thì lượng kết tủa giảm ⇒ ứng với 0,8 mol CO2 sẽ có pư hòa tan kết tủa.

nkết tủa cực đại = nBa2+ = 0,5V

TH1: Với nCO2 = 0,6 mol kết tủa chưa bị hòa tan. Đồ thị như sau:

Từ đồ thị suy ra:

Khi nCO2 = 0,6 mol ⇒ nCO2 = n↓ ⇒ 2x = 0,6

⇒ x = 0,3

Khi nCO2 = 0,8 kết tủa đã bị hòa tan một phần:

nCO2 = 2. 0,5V – 2x ⇒ x = V – 0,8

⇒ V = 1,1 lít (loại không có đáp án)

TH2: nCO2 = 0,6 mol kết tủa đã hòa tan. Đồ thị như sau:

Từ đồ thị: ⇒

⇒ V = 1,0 và x = 0,2 ⇒ Đáp án A

Ví dụ 5: Dẫn từ từ 4,928 lít CO2 ở đktc vào bình đựng 500 ml dung dịch X gồm Ca(OH)2 xM và NaOH yM thu được 20 gam kết tủa. Mặt khác cũng dẫn 8,96 lít CO2 đktc vào 500 ml dung dịch X trên thì thu được 10 gam kết tủa. Tính x, y ?

  1. 0,2 và 0,4.
  1. 0,4 và 0,2.
  1. 0,2 và 0,2.
  1. 0,4 và 0,4.

Giải :

Ta có : Với nCO2 = 0,22 mol thì n↓ = 0,2 < nCO2

⇒ Với nCO2 = 0,22 mol thì kết tủa đã bị hoà tan

Với nCO2 = 0,4 mol thì n↓ = 0,1

nOH⁻ = x + 0,5y ; nCa²⁺= 0,5x

⇒ n↓max = 0,5x.

Đồ thị :

Từ đồ thị:

+ Nếu tạo ra 20g kết tủa Ba2+ vẫn còn dư ( 0,5x >0,2)

Ta có hệ: Vô nghiệm

⇒ Khi tạo 20g kết tủa ion Ba2+ đã kết tủa hết với ion CO32-

0,5x = 0,2 ⇒ x = 0,4

Ta có 20g là kết tủa cực đại ⇒ khi kết tủa 10g là kết tủa hòa tan 1 phần:

0,4 = x + 0,5y – 0,1 ⇒ y = 0,2 mol

⇒ Đáp án B

Ví dụ 6: Cho 800 ml dung dịch KOH x mol/l phản ứng với 500 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,4M đến pư hoàn toàn thu được 11,7 gam kết tủa. Gía trị của x là:

  1. 0,5625
  1. 1,8125
  1. 0,15
  1. Cả A và B

Giải:

Số mol Al3+ = 0,4 mol⇒ n↓ max = 0,4 mol > n↓ = 11,7 : 78 = 0,15 mol

Ta xây dựng được đồ thị

Vô nghiệm

Từ đồ thị ⇒ a = 3nAl(OH)3 = 0,15. 3 = 0,45 mol

4nAl3+ - n↓= nOH- ⇒ 1,6 – 0,15 = b ⇒ b = 1,45 mol

⇒ x = 0,45 : 0,8 = 0,5625 lít hoặc x = 1,45 : 0,8 = 1,8125 lít.

⇒ Đáp án D

Ví dụ 7: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hh gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Vô nghiệm Tỉ lệ a : b là :

  1. 4 : 3.
  1. 2 : 1.
  1. 1 : 1.
  1. 2 : 3.

Giải

Từ đồ thị ⇒ Khi bắt đầu có kết tủa thì HCl đã bị trung hòa hết

nHCl = a = 0,8 mol

Khi nOH- = 2,8 kết tủa bị hòa tan một phần

ta có: nOH- = nH+ + 4nAl3+ - n↓ = a + 4b – 0,4 = 2,8 ⇒ b = 0,6 mol

⇒a : b = 4 : 3 ⇒ Đáp án A

Ví dụ 8: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và Al2(SO4)3 0,25M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a, b tương ứng là:

  1. 0,1 và 400.
  1. 0,05 và 400.
  1. 0,2 và 400.
  1. 0,1 và 300.

Vô nghiệm

Giải:

Ta có nH+ = 0,1 mol; nAl3+ = 0,1 mol.

Vì kết tủa cực đại bằng số mol Al3+ = 0,1 mol ⇒ a = 0,1 mol.

Từ đồ thì ta cũng có:

Khi kết tủa cực đại nOH- = b= nH+ + 3nAl3+ = 0,1 + 3.0,1 = 0,4 mol

⇒ b = 0,4 : 1 = 0,4 lít = 400 ml

⇒ Đáp án A

Ví dụ 9: Hoà tan vừa hết m gam Al vào dung dịch NaOH được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Rót từ từ đến hết V lít dung dịch HCl 0,2 M vào X thì thu được 5,46 gam kết tủa. Gía trị của m và V lần lượt là:

  1. 2,7g và 0,36 lít
  1. 2,7 g và 0,95 lít
  1. 4,05g và 0,36 lít
  1. Cả A và B

Giải:

nAl = nNaAlO2 = 2/3 nH2 = 0,1 mol

⇒m = 2,7g

Vì số mol NaAlO2 = 0,1 mol ⇒ Đồ thị của bài toán:

Vô nghiệm

Từ đồ thị

Khi nH+ = a kết tủa chưa cực đại ⇒nH+ = a = n ↓ = 0,07

Khi nH+=b kết tủa bị hòa tan một phần

⇒nH+ = 4n↓ max - n↓ = 0,4 – 3.0,07= 0,19 mol

⇒ V = 0,35 hoặc 0,95 lít ⇒ Đáp án D

Ví dụ 10: Rót từ từ dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch K[Al(OH)4] 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được phụ thuộc vào V (ml) dung dịch HCl như hình bên dưới. Giá trị của a và b lần lượt là:

  1. 200 và 1000.
  1. 200 và 800.
  1. 200 và 600.
  1. 300 và 800.

Vô nghiệm

Ta có số mol Al(OH)3 trên đồ thị = 1,56 : 78 = 0,02 mol

⇒ nH+ = a = 0,02 mol (1).

Số mol K[Al(OH)4] = 0,04 mol ⇒ kết tủa cực đại = 0,04 mol.

Từ đồ thị: nH+ = b = 4n↓max – 3n↓ = 4.0,04 – 3.0,02 = 0,1⇒ nH+ = 0,1 mol (2).

Từ (1, 2) ⇒ a = 200 ml và b = 1000 ml.

⇒ Đáp án A

Vô nghiệm

Bài tập tự luyện

Bài 1: Cho 200 ml dung dịch X gồm NaAlO2 0,1M và Ba(OH)2 0,1M tác dụng với V ml dung dịch HCl 2M, thu được 0,78 gam kết tủa. Tính V?

Lời giải:

nOH- = 0,04 mol; nAlO2- = 0,02 mol; nAl(OH)3 = 0,01 mol.

Ta có đồ thị:

Vô nghiệm

Từ đồ thị⇒nH+ = a = nOH- + n↓= 0,04 + 0,01 = 0,05 mol;

nH+ = b kết tủa bị hòa tan một phần

nH+ = b = nOH- + 4n↓max – 3n↓ = 0,04 + 4.0,02 – 3.0,01 = 0,09 mol

⇒V = 25 ml hoặc 45 ml.

Bài 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2 [hoặc Ba(AlO2)2], kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Vô nghiệm

Giá trị của x và y lần lượt là:

  1. 0,05 và 0,15.
  1. 0,10 và 0,30.
  1. 0,10 và 0,15.
  1. 0,05 và 0,30.

Lời giải:

Từ đồ thị ta thấy: Khi bắt đầu xuất hiện kết tủa OH- đã được trung hòa hết bởi H+ ⇒n OH- = 0,1 mol ⇒ 2x = 0,1 ⇒ x = 0,05 mol.

Từ đồ thị ⇒khi kết tủa tan một phần

n HCl = 0,7 = n OH- + 4n ↓max – 3n ↓

⇒ n ↓max = (0,7 + 0,6 – 0,1 ):4 = 0,3 mol

Bảo toàn nguyên tố Al⇒ y = 0,15 mol

⇒ Đáp án A

Bài 3: Cho từ từ dung dịch chứa x mol NaOH vào 300 ml dung dịch ZnSO4 1,5M thu được 19,8 gam kết tủa. Giá trị của x là:

  1. 0,4 mol hoặc 1,4 mol.
  1. 0,4 mol hoặc 1,2 mol.
  1. 0,4 mol hoặc 1,6 mol.
  1. 0,5 mol hoặc 1,4 mol.

Lời giải:

Ta có: Zn2+ = 0,45 mol ⇒ kết tủa cực đại = 0,45 mol.

Số mol Zn(OH)2 = 0,2 mol.

Ta có đồ thị

Vô nghiệm

Từ đồ thị ⇒ a = 2n Zn2+ = 0,2.2 = 0,4 mol

và 1,8 - b = a ⇒ b = 1,4 mol( hình học)

Vậy x = 0,4 mol hoặc 1,4 mol. ⇒ Đáp án A

Bài 4: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch gồm a mol HCl và b mol ZnSO4. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên sơ đồ sau :

Vô nghiệm Tỉ lệ a : b là:

  1. 1 : 2.
  1. 3 : 2.
  1. 2 : 3.
  1. 3 : 4.

Lời giải:

Từ đồ thị khi bắt đầu xuất hiện kết tủa H+ được trung hòa hết bởi OH-

⇒ a = 0,4 mol (*).

n↓ max = b mol.

Ta có đồ thị:

Vô nghiệm

Từ đồ thị ⇒ 2x = 1 – 0,4 ⇒ x = 0,3 mol

Ta cũng có : 1,0 – 0,4 = 0,4 + 4b – 3,0 ⇒ b = 0,8 mol (**). ( Dựa vào hình học)

Từ (*, **) ⇒ a : b = 1 : 2. ⇒ Đáp án A

Bài 5: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x (mol) là:

  1. 0,4.
  1. 0,6.
  1. 0,7.
  1. 0,65.

Lời giải:

Vô nghiệm

Từ đồ thị ⇒ a = 0,25 mol.

Dễ thấy : (0,45 – 0,25) = (0,25 + 4x) – 2,45 ⇒ x = 0,6 mol.

⇒ Đáp án B

Bài 6: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,375M thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của V là:

  1. 1,344l lít.
  1. 4,256 lít.
  1. 8,512 lít.
  1. 1,344l lít hoặc 4,256 lít.

Lời giải:

Ta có : n Ba2+ = 0,075 mol ; n OH- = 0,25 mol ; n BaCO3 ↓ = 0,06 mol ;

n BaCO3 max = 0,075 mol.

Vô nghiệm

Từ đồ thị ⇒x = 0,06 mol và 0,25 – y = 0,06 ⇒ y = 0,19 mol

⇒ V = 1,344 lít hoặc V = 4,256 lít

⇒ Đáp án D

Bài 7: Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là:

  1. 0,12 mol.
  1. 0,11 mol.
  1. 0,13 mol.
  1. 0,10 mol.

Vô nghiệm

Lời giải:

Từ đồ thì suy ra: AD = 0,15; AE = CD = BE = 0,5 – 0,45 = 0,05 ⇒x = DE = AD – AE = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol.

⇒ Đáp án D

Bài 8: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH; x mol KOH và y mol Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:

Vô nghiệm

Giá trị của x, y, z lần lượt là:

  1. 0,60; 0,40 và 1,50.
  1. 0,30; 0,60 và 1,40.
  1. 0,30; 0,30 và 1,20.
  1. 0,20; 0,60 và 1,25.

Lời giải:

n ↓max = 0,6 mol ⇒ y = 0,6.

n OH- = 1,6⇒ 0,1 + x + 2y = 1,6 ⇒ x = 0,3 mol.

Từ đồ thị ⇒ 1,6 – z = 0,2 ⇒ z = 1,4 mol.

⇒ Đáp án B

Bài 9: Cho V(lít) khí CO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1,0M. Tính V để kết tủa thu được là cực đại?

  1. 2,24 lít ≤ V ≤ 8,96 lít.
  1. 2,24 lít ≤ V ≤ 5,6 lít.
  1. 2,24 lít ≤ V ≤ 4,48 lít.
  1. 2,24 lít ≤ V≤ 6,72 lít.

Lời giải:

Ta có: n Ba(OH)2 = 0,1 mol; n NaOH = 0,2 mol ⇒ n Ba2+ = 0,1 mol và n OH- = 0,4 mol. ⇒n BaCO3 max = 0,1 mol.

Để kết tủa max thì số mol CO32- ≥ 0,1 mol. Theo giả thiết ta có đồ thị:

Vô nghiệm

Theo sơ đồ ⇒ x = 0,1; 0,4 – y = x ⇒ y = 0,3.

Để kết tủa lớn nhất thì: x ≤ CO2 ≤ y hay 0,1 ≤ CO2 ≤ 0,3 (mol)

⇒ 2,24 ≤ V ≤ 6,72 (lít) ⇒ Đáp án D

Bài 10: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Vô nghiệm Tỉ lệ a : b là:

  1. 4 : 5.
  1. 5 : 4.
  1. 2 : 3.
  1. 4 : 3.

Lời giải:

n ↓max = 0,5 mol ⇒ b = 0,5 mol.

Mặt khác : n OH- = 1,4 = a + 2b ⇒ a = 0,4 mol ⇒ a : b = 4 : 5.

⇒ Đáp án A

Xem thêm các phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học hay khác:

  • Phương pháp bảo toàn điện tích trong hóa học hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp bảo toàn electron trong hóa học hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp bảo toàn khối lượng trong hóa học cực hay, có lời giải
  • Phương pháp bảo toàn nguyên tố trong hóa học cực hay, có lời giải
  • Phương pháp chọn đại lượng thích hợp trong hóa học cực hay, có lời giải
  • Phương pháp đường chéo trong hóa học cực hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp trung bình trong hóa học cực hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp quy đổi trong hóa học cực hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp sử dụng phương trình ion thu gọn trong hóa học cực hay, có lời giải
  • Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học cực hay, có lời giải

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official