Bài thuốc nam chữa rối loạn tiêu hóa

Thời tiết chuyển mùa trẻ cũng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy, táo bón, phân sống… Bên cạnh các việc thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian tiêu thực để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời hỗ trợ bộ máy tiêu hóa của trẻ ngăn ngừa các rối loạn đường ruột.

Cháo rau sam, lấy 50g rau sam tươi rửa sạch cắt thật nhỏ, vài đọt búp ổi non cắt nhỏ, gạo tẻ một nắm, vo sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín và rau nhừ nêm thêm ít muối. Có thể chắt lấy nước cháo cho trẻ uống ngày 2-3 lần. Ăn trong 2-3 ngày.

Cháo cà rốt, ô mai mơ, lấy 1 củ cà rốt nhỏ, thêm 5 quả ô mai mơ (xí muội), 1 nắm gạo tẻ, đem cà rốt rửa sạch, thái thật nhỏ, lấy cơm của quả ô mai thái nhỏ, gạo rang vàng. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

Cháo Sơn dược, lấy 1 nắm gạo tẻ, thêm 10g Hoài sơn (Củ mài), Hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ tán nhuyễn cho trẻ ăn trong ngày.

Nước gạo rang, gạo tẻ 1 nắm đem rang vàng, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, lấy nước gạo rang pha bột cho trẻ uống, có thể dùng trong 2 - 3 ngày, khi thấy dứt các triệu chứng trên thì ngưng.

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa không tự ý sử dụng các loại thuốc như Bicarbonate natrium và viên than hoạt tính cho trẻ; không nên cho trẻ ăn nhiều loại trái cây khi đang bị đầy hơi; có thể xoa bóp quanh vùng rốn để làm giảm cảm giác đầy trướng cho trẻ.

Trong tự nhiên có rất nhiều dược liệu cổ truyền có công dụng tốt cho những người mắc chứng bệnh rối loạn tiêu hóa. Dưới đây xin giới thiệu 9 dược liệu tiêu biểu mà người bệnh cần biết.

Bạch Truật

Y học cổ truyền sử dụng phần thân rễ (tức phần củ) của Bạch Truật làm một vị thuốc để cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét các cơ quan đường tiêu hóa. Đặc biệt, Bạch Truật vừa giúp ngăn ngừa tiêu chảy vừa có công dụng giảm táo bón nên phù hợp cho những bệnh nhân đi ngoài không ổn định.

Theo cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”, vị này có tác dụng kháng viêm chống loét, đồng thời làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ acid tự do của dịch vị nên có công năng rất tốt trong việc điều hòa hệ tiêu hóa.

Mộc Hương bắc

Đây là một dược liệu có nguồn gốc từ Ấn độ, được sử dụng cách đây hàng nghìn năm để trị bệnh đầy chướng bụng, ăn khó tiêu, ỉa chảy. Mộc hương bắc là vị thuốc số 1 của phần khí Tam tiêu. Khí và vị của nó thuần dương, cho nên trừ được tà, giảm đau. Vì tiêu chảy và thức ăn không tiêu là bệnh của tỳ, tỳ thổ thích ôn táo mà gặp được Mộc hương thì hiệu nghiệm ngay.

Hoàng Liên

Trong thân rễ của cây Hoàng Liên có berberin, coptisin, palmatin là những kháng sinh đường ruột có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và kiện vị giúp tiêu hoá tốt thức ăn. Chỉ có Hoàng Liên mọc hoang ở độ cao 1300-1400m ở Quản Bạ tỉnh Hà Giang và trên 1.500m ở Sapa tỉnh Lào Cai mới có hàm lượng hoạt chất cao và tác dụng trị bệnh tốt.

Bạch Linh

Bạch Linh là loại nấm ký sinh trên rễ cây thông, được coi là phần tinh túy nhất của cây thông trên mặt đất, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn. Y học Trung Hoa thường dùng Bạch Linh để tăng cường miễn dịch, làm thuốc bổ chữa suy nhược, chóng mặt, lợi tiểu, bụng đầy chướng, tiêu chảy, tỳ hư.

Trần Bì

Người xưa nói: “Nam bất thiểu Trần Bì, nữ bất ly Hương Phụ”. Có lẽ do phái nam thường uống rượu, thích ăn những món chiên xào, nhiều chất béo bổ… mà theo Đông y, những chất béo, rượu cay nóng… sẽ làm cho tỳ vị bị tổn thương, không vận hóa được thức ăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu Trần Bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột.

Nhục Đậu Khấu và Đẳng Sâm

Với những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa, Đẳng Sâm có tác dụng làm ấm và bồi bổ Tỳ Vị làm cơ quan tiêu hóa khỏe hơn. Nhục Đậu Khấu làm se ruột và cầm đi ngoài, chữa chứng tỳ thận dương hư gây tiêu chảy sáng sớm hằng ngày. Vì vậy, hai vị này phối hợp với nhau để trị bệnh tiêu chảy mạn tính rất hiệu quả.

Sa Nhân

Sa Nhân là một vị thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Theo các tài liệu cổ, Sa Nhân tán nhỏ, uống với nước ấm để chữa ngộ độc thức ăn, hoặc phối hợp Sa Nhân với Trần Bì chữa lạnh bụng, đầy hơi khiến người bệnh không còn thấy đầy tức, ấm ách, khó tiêu, đau bụng.

Hoài sơn

Hoài sơn là rễ của cây củ mài. Củ mài không đơn giản chỉ là món ăn dân dã quen thuộc với đồng bào miền núi, còn là vị thuốc quý của y học dân gian được sử dụng rất lâu đời được dùng để trị chứng tỳ hư, chán ăn, tiêu hóa kém, đi tiêu lỏng lâu ngày.

1. Hệ vi sinh mất cân bằng do dùng kháng sinh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, chưa hoàn chỉnh hoặc hoạt động không bình thường sẽ dẫn tới bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi đó thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu, tiêu chảy…), loạn khuẩn đường ruột (tiêu chảy, táo bón).

2. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, do hệ vi sinh chưa hoàn thiện dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển, khi đó trẻ trở nên lười ăn, hay nôn, tiêu chảy…

3. Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Vào thời điểm này, vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

4. Chế độ ăn uống không hợp lý, giàu đường đạm béo, nhưng ít xơ, vitamin và khoáng tố.

Các triệu chứng cần chú ý

1. Trào ngược dạ dày thực quản, nếu trẻ nôn ít vài lần một ngày nhưng vẫn lên cân đều thì không sao, và hiện tượng này thường kéo dài đến khi trẻ 4 tuổi.

2. Táo bón, do rối loạn cơ năng, trẻ đi tiêu ít hơn, hay gặp ở trẻ ăn nhiều béo, đạm, uống nhiều sữa bò, sữa bột, không uống sữa mẹ.

3. Tiêu chảy (hơn 3 lần mỗi ngày), nếu để tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải, sẽ có nguy cơ tử vong nếu không bù nước kịp thời.

Bài thuốc nam chữa rối loạn tiêu hóa

Đông y và cách điều trị

Y học cổ truyền thường sử dụng các vị thuốc

- Nhóm có tác dụng kích thích tiêu hóa có chứa tinh dầu, acid hữu cơ gồm sơn tra, thần khúc, quế, đại hồi, sa nhân, thảo quả, đinh hương, gừng, chỉ thực, chỉ xác, mộc hương, hoắc hương, tía tô, hậu phác, trần bì, nhục đậu khấu, tiểu hồi, thị đế…

- Nhóm có tác dụng làm mạnh tỳ vị như mạch nha, đảng sâm, hoài sơn, ý dĩ, đại táo…

Các bài thuốc thường dùng:

1. Trẻ có biểu hiện bụng đầy, đau, ăn kém, tiêu chảy 3-4 lần, phân sống, có khi nôn, dùng bài “Tiêu thực đạo trệ” gồm Ý dĩ 6g, Sơn tra 4g, Trần bì 2g, Mạch nha 6g. Tất cả sao vàng, tán thành bột, hòa nước ấm cho trẻ uống, ngày 2 lần.

2. Nếu trẻ có thêm hiện tượng sốt kèm chứng viêm nhiễm khác như ho, chảy mũi, đi tiêu nhiều lần, phân có bọt, trẻ chán ăn, dùng Đảng sâm, Hoắc hương, Tía tô, Ý dĩ mỗi vị 6g, Trần bì, Gừng khô mỗi vị 2g. Sắc cho trẻ uống lúc thuốc còn ấm, chia nhỏ nhiều lần trong ngày.

3. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần kèm sốt, mất nước, thóp lõm xuống, dùng thêm Cát căn, Kim ngân hoa 8g, Tô mộc 4g, Vàng đắng 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có vị đắng, khó uống, thêm ít quả Đại táo cho dễ uống.

4. Nếu trẻ đi cầu nhiều lần, phân sống, mùi chua, biểu hiện suy dinh dưỡng, nên kiện tỳ tiêu thực cho trẻ, dùng thuốc gồm Đảng sâm, Hoài sơn, Ý dĩ (6g), Nhục đậu khấu, Trần bì, Mạch nha, Hậu phác (4g), sắc ngày 1 thang chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.

5. Có thể cho trẻ uống thêm men vi sinh (Probiotics). Men vi sinh này tiết ra enzyme tiêu hóa, vitamin nhóm B kích thích nhu động ruột một cách tự nhiên, giúp trẻ ăn ngon hơn. Hoặc phối hợp các men tiêu hóa từ thực vật (Phyto-optizymes), 1 viên nghiền nát cho trẻ uống thêm sau bữa ăn giúp trẻ hấp thu tốt hơn.

Bên cạnh các bài thuốc trên, chúng ta cũng có thể sử dụng các vị thuốc tiêu thực để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời hỗ trợ bộ máy tiêu hóa của trẻ ngăn ngừa các rối loạn đường ruột.

1. Cháo rau sam, lấy 50g rau sam tươi rửa sạch cắt thật nhỏ, vài đọt búp ổi non cắt nhỏ, gạo tẻ một nắm, vo sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín và rau nhừ nêm thêm ít muối. Có thể chắt lấy nước cháo cho trẻ uống ngày 2-3 lần. Ăn trong 2-3 ngày.

2. Cháo cà rốt, ô mai mơ, lấy 1 củ cà rốt nhỏ, thêm 5 quả ô mai mơ (xí muội), 1 nắm gạo tẻ, đem cà rốt rửa sạch, thái thật nhỏ, lấy cơm của quả ô mai thái nhỏ, gạo rang vàng. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

3. Cháo Sơn dược, lấy 1 nắm gạo tẻ, thêm 10g Hoài sơn (Củ mài), Hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ tán nhuyễn cho trẻ ăn trong ngày.

4. Uống thêm nước nụ vối, gừng 2g. Nụ vối, vỏ lựu, gừng rửa sạch cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2 - 3 ngày.

5. Nước gạo rang, gạo tẻ 1 nắm đem rang vàng, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, lấy nước gạo rang pha bột cho trẻ uống, có thể dùng trong 2 - 3 ngày, khi thấy dứt các triệu chứng trên thì ngưng.