Bài tập thẩm định giá phương pháp chi phí năm 2024

(TDVC Thẩm định giá bằng phương pháp chi phí) – Thẩm định giá bằng phương pháp chi phí (cách tiếp cận từ chi phí) là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với tài sản thẩm định giá và hao mòn của tài sản thẩm định giá. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09 (Ký hiệu: TĐGVN 09) trong cách tiếp cận từ chi phí bao gồm hai phương pháp chính là:

  • Phương pháp chi phí tái tạo là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra tài sản giống hệt với tài sản thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá. Phương pháp chi phí tái tạo thuộc cách tiếp cận từ chi phí.
  • Phương pháp chi phí thay thế là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một tài sản tương tự tài sản thẩm định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá. Phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí.
    XEM THÊM >>> Thẩm định giá nhà đất

Cách tiếp cận từ chi phí có thể được sử dụng để xác định giá trị tài sản thẩm định giá theo cơ sở giá thị trường hoặc phi thị trường.

  • Để xác định giá trị thị trường, việc áp dụng cách tiếp cận chi phí cần phản ánh được quan điểm của đối tượng thông thường tham gia thị trường tài sản thẩm định giá. Cụ thể: chi phí thay thế, mức độ hữu dụng mong muốn đối với tài sản, giá trị hao mòn của tài sản,… cần được đánh giá trên cơ sở khảo sát thị trường, tìm hiểu quan điểm, nhu cầu và tình hình tài chính của những người tham gia thị trường. Thẩm định viên cũng cần xác định mục đích sử dụng tài sản để đáp ứng nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất.
  • Để xác định giá trị phi thị trường, việc áp dụng cách tiếp cận chi phí cần phản ánh được các đặc điểm đặc thù của đối tượng sử dụng đặc biệt, đặc điểm đặc biệt hoặc tính năng sử dụng đặc biệt của tài sản thẩm định giá.

Cách tiếp cận từ chi phí thường được áp dụng trong trường hợp:

  • Không có đủ thông tin trên thị trường để áp dụng cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận thu nhập.
  • Có dự định tạo ra một tài sản mới hoặc khi thẩm định giá công trình mới được xây dựng hoặc tài sản mới được chế tạo.
  • Kiểm tra kết quả các cách tiếp cận thẩm định giá khác.
  • Tùy vào mục đích thẩm định giá, đặc điểm của tài sản và mức độ sẵn có của số liệu, thẩm định viên lựa chọn phương pháp chi phí thay thế hoặc phương pháp chi phí tái tạo trong cách tiếp cận chi phí để tiến hành thẩm định giá.

Công thức xác định giá trị tài sản thẩm định giá theo cách tiếp cận chi phí

Phương pháp chi phí tái tạo: Phương pháp chi phí tái tạo dựa trên chi phí tạo ra tài sản giống nguyên mẫu với tài sản thẩm định giá. Tài sản này bao gồm cả những điểm đã lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM Thẩm định giá bằng phương pháp so sánh theo tiêu chuẩn thẩm định giá Danh sách doanh nghiệp, thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản năm 2020 Phương pháp thẩm định giá bất động sản Công ty thẩm định giá tài sản chứng minh tài chính định cư nước ngoài uy tín

Công thức:

Giá trị ước tính của tài sản=Chi phí tái tạo (đã bao gồm Lợi nhuận của nhà sản xuất / nhà đầu tư)–Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế)

Phương pháp chi phí thay thế: Phương pháp chi phí thay thế dựa trên chi phí để tạo ra tài sản thay thế, tương tự với tài sản thẩm định giá về chức năng, công dụng, nhưng được thiết kế, chế tạo hoặc xây dựng với công nghệ, nguyên vật liệu và kỹ thuật mới hơn. Thông thường, tài sản thay thế thường có chi phí tạo ra thấp hơn so với chi phí tái tạo, đồng thời chi phí vận hành cũng không bị cao hơn so với mức phổ biến tại thời điểm thẩm định giá. Vì vậy, tổng giá trị hao mòn hay hao mòn lũy kế của tài sản thay thế thường không bao gồm hao mòn chức năng do chi phí vốn cao hoặc hao mòn chức năng do chi phí vận hành cao.

Công thức:

Giá trị ước tính của tài sản=Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư)–Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của tài sản thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra tài sản thay thế)

Phương pháp chi phí có ưu điểm là áp đối với những tài sản không có cơ sở, chứng cứ để so sánh trên thị trường do sử dụng cho mục đích riêng biệt. Phương pháp chi phí là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp khác không thể sử dụng được. Tuy nhiên phương pháp chi phí cũng gặp những hạn chế khi tiến hành vì:

  • Không phải lúc nào cũng bằng với giá trị giá trị thị trường toàn bộ không hẳn là giá trị của từng bộ phận cộng lại.
  • Chi phí nói chung không bằng với giá trị và không tạo ra giá trị.
  • Phải có dữ liệu từ thị trường.
  • Khấu hao giảm giá mang tính chủ quan và khó thực hiện.
  • Phương pháp chi phí phải đòi hỏi thẩm định viên về giá phải có kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về thẩm định giá. Phương pháp chi phí ít được dùng trong các trường hợp quan trọng.

Thẩm định giá tài sản bằng phương pháp chi phí theo tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 09 này quy định và hướng dẫn thực hiện cách tiếp cận từ chi phí trong quá trình thẩm định giá đối với tất cả các loại tài sản. Trong trường hợp có Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam áp dụng riêng cho một nhóm tài sản cụ thể thì áp dụng tiêu chuẩn thẩm định giá riêng đó.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Hội sở: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Hotline: 0985 103 666 – 0906020090 | Email: [email protected] Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá bằng phương pháp chi phí” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, Đơn vị thẩm định giá tài sản uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Phương pháp chi phí trong thẩm định giá là gì?

Phương pháp chi phí là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí hiện tại để tạo ra một bất động sản tương tự với bất động sản cần thẩm định giá trừ đi hao mòn của tài sản cần định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá.

Chi phí thẩm định giá thiết bị bao nhiêu?

Việc xác định chi phí thẩm định giá thiết bị sẽ được tính ở mức 0,5% tổng giá trị tài sản và mức thấp nhất cho mỗi đơn vị tài sản là 500 nghìn đồng. Ví dụ: Thẩm định một dây chuyền thiết bị 1 tỷ đồng với 20 danh mục tài sản thì phí thẩm định được xác định theo tổng giá trị tài sản là 1 tỷ * 0,5% = 5 triệu.

Chi phí tái tạo là gì?

Giải thích một số thuật ngữ liên quan: - Chi phí tái tạo là chi phí hiện hành tại thời điểm thẩm định giá để xây dựng, sản xuất hay chế tạo tài sản giống nguyên mẫu với tài sản thẩm định giá, bao gồm tất cả những điểm lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.

Phương pháp chi phí thay thế là gì?

Chi phí thay thế là chi phí hiện hành để xây dựng, sản xuất hay chế tạo tài sản thay thế tài sản cần thẩm định giá, có loại trừ các bộ phận có chức năng lỗi thời, nhưng có tính đến tiến bộ khoa học, công nghệ tại thời điểm cần thẩm định giá để tạo ra sản phẩm thay thế có tính năng ưu việt hơn so với tài sản cần thẩm ...