Bài tập hóa hữu cơ 12 có lời giải năm 2024

Bài tập trắc nghiệm hóa 12 đầy đủ các chương, các bài, câu hỏi lý thuyết, bài tập hk1, hk2 có đáp án và lời giải chi tiết

Chương 1. Este – Lipit

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình hóa học lớp 12, thường xuất hiện trong các đề thi đại học, đề kiểm tra. Để học tốt chương này, chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo của este để giải quyết các tính chất vật lí, tính chất hóa học. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải biết các phương pháp khác nhau để điều chế este như: ancol tác dụng với axit, anhidrit axit tác dụng với ancol… Điểm khó của chương này là giải các bài tập este, thủy phân, xà phòng hóa.

Chương 2. Cacbohidrat

Chương cacbohidrat gồm các phân tử có cấu tạo phức tạp, có nhiều tính chất hóa học đặc trưng cho từng loại hợp chất. Học sinh cần nắm rõ các bước tiến hành, hiện tượng thí nghiệm, giải thích các thí nghiệm chứng minh tính chất và liên hệ thực tế, sử dụng các mô hình trực quan như mô hình cấu tạo phân tử glucozo

Chương 3. Amin, amino axit và protein

Để học tốt chương này, chúng ta cần nhớ được định nghĩa, phân loại, gọi tên các amin, amino axit, hiểu rõ được vai trò của peptit, protein, enzim, axit nucleic. Ngoài ra các bài tập về hợp chất amin, amino axit, peptit, protein thường dùng phương pháp quy đổi để đơn giản hóa hỗn hợp chất.

Chương 4. Polime và vật liệu polime

Nội dung chương 4 tập trung chủ yếu vào lý thuyết như: định nghĩa, phân loại, cấu trúc, tính chất của các polime. Các phản ứng đặc trưng của chương này là phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng và nhận dạng được các monome để tổng hợp các polime. Từ đó thấy được tầm quan trọng của các polime trong đời sống, sản xuất và phương pháp tổng hợp ra chúng.

Chương 5. Đại cương về kim loại

Đây là nội dung quan trọng của chương trình hóa học lớp 12 vì chương này bao quát tính chất, phương pháp điều chế chung của kim loại. Chương 5 được chia thành hai phần chính: Phần thứ nhất tìm hiểu về vị trí của các kim loại trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí và hóa học chung của kim loại, hợp kim, sự ăn mòn kim loại và điều chế kim loại. Phần thứ hai đi sâu tìm hiểu một số kim loại cụ thể quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.

Chương 6. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

Để học tốt chương 6, học sinh cần nắm rõ vị trí, cấu tạo, tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. Từ cấu tạo của nguyên tử kim loại, hiểu được những đặc tính và quy luật biến thiên tính chất các nguyên tử. Bên cạnh đó, các bài tập thường gặp về hỗn hợp kim loại tác dụng với axit, điện phân, điều chế kim loại,…

Chương 7. Sắt và một số kim loại quan trọng

Ở chương này, chúng ta cần nhớ được các tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế của sắt và một số kim loại quan trọng như crom, niken, coban…Ngoài các tính chất của sắt thì ở chương 7 còn nhắc đến hợp kim của sắt, đó là gang và thép. Các bài tập về kim loại nhóm B cũng thường xuyên xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra như: kim loại tác dụng với axit, kim loại tác dụng với muối, nhiệt phân muối của kim loại…

Chương 8. Phân biệt một số chất vô cơ

Đây là chương quan trọng của chương trình lớp 12 với nội dung chủ yếu là nhận biết một số ion trong dung dịch, nhận biết một số chất khí. Ở chương này, cần nắm vững nguyên tắc chung nhận biết các ion trong dung dịch và một số chất khí vô cơ. Biết cách dùng thuốc thử để nhận biết một số cation, một số anion trong dung dịch và một số chất khí vô cơ.

Chương 9. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

Đây là chương cuối cùng của chương trình hóa học lớp 12 với nội dung chủ yếu liên quan về hóa học và thực tiễn. Để học tốt chương này, học sinh cần nắm vững vai trò to lớn của hóa học đối với nền kinh tế xã hội qua các vấn đề về năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu,... đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, may mặc, sản xuất, vấn đề bảo vệ sức khỏe con người

Tài liệu gồm 106 trang, tuyển chọn 116 bài tập tổng hợp hóa học hữu cơ lớp 12 có đáp án và lời giải chi tiết.

Bài 1 : Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của a là Bài 2 : Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là Bài 3 : Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là Bài 4 : Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là. Bài 5 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức mạch hở cần 2128 ml O2 (đktc), thu được 2016 ml CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, khối lượng Ag tối đa thu được là Bài 6 : Cho 3 hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z(MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Trong các phát biểu sau: (a) 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H2 (Ni, to). (b) Chất Z có đồng phân hình học. (c) Chất Y có tên gọi là but-1-in. (d) Ba chất X, Y và Z đều có mạch cacbon không phân nhánh. Số phát biểu đúng là. Bài 7 : Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T với hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là Bài 8 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là. Bài 9 : Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là Bài 10 : Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT < 126). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng?

[ads]