Anh huong cua dao giao den văn hóatrung quoc năm 2024

https://ussh.vnu.edu.vn/vi/dao-tao/luan-van/ttlv-anh-huong-cua-phat-giao-trong-doi-song-xa-hoi-trung-quoc-thoi-tuy-duong-12230.html /themes/ussh_v2/images/no_image.gif

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Lệ Quyên

2. Giới tính: Nữ.

3. Ngày sinh: 02-4-1988

4. Nơi sinh: Thị trấn Thống Nhất - Yên Định - Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Trung Quốc thời Tùy - Đường

8. Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60.31.50

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tài Đông, Viện Triết học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở những tài liệu tham khảo về đất nước, con người Trung Quốc, Phật giáo Trung Quốc và một số tác phẩm nghiên cứu lý luận về tôn giáo..., luận văn đã khái quát được sự phát triển của Phật giáo thời Tùy - Đường. Từ đó, đánh giá vai trò của Phật giáo thời kỳ này đối với đời sống xã hội Trung Quốc. Mặt khác, luận văn có sự tìm hiểu và liên hệ để bước đầu nêu lên một số nhận xét nhất định về sự lan tỏa của tôn giáo này đối với những nước xung quanh như: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Hiện nay, tinh thần dung hòa của Phật giáo nói chung, Phật giáo Trung Quốc nói riêng đang bị một số người lợi dụng, cố tình hiểu sai lệch đi, khiến Phật giáo tách biệt với xã hội. Những sinh hoạt biến dạng như: xin xăm, bói quẻ, cúng kiến mê tín... vốn không phải của đạo Phật. Do đó, việc đánh giá vai trò của Phật giáo trong nền văn hóa và lịch sử đất nước Trung Quốc trong giai đoạn hưng thịnh nhất, dựa trên tinh thần khoa học và khách quan sẽ nhận thấy được những mặt tích cực, hữu ích cần duy trì và chống lại những quan điểm sai lệch để duy trì Phật giáo nói riêng cũng như tôn giáo nói chung phát triển vững mạnh.

12. Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Những tài liệu sưu tầm để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung ở mảng văn hóa - tư tưởng trong khi tài liệu về phần kinh tế - chính trị - xã hội còn chưa nhiều. Ngay cả tài liệu trong lĩnh vực văn hóa cũng chưa phải là đã toàn diện. Bởi vậy, chúng tôi chỉ đề cập đến vai trò của Phật giáo thời Tùy - Đường trên một số lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nếu có điều kiện tiếp tục phát triển, cần tìm hiểu kỹ hơn, sâu sắc hơn vai trò của Phật giáo thời Tùy - Đường trên tất cả các lĩnh vực.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Le Quyen 2. Sex: Female

3. Date of birth: 02-04-1988 4. Place of birth: Thanh Hoa

5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 21/10/2010, of the Director of University of Social Sciences and Humanities.

6. Changes in academic process: No.

7. Official thesis title: Influences of Buddhism on Chinese social life during the Tuy-Duong dynasty

8. Major: Asian Studies 9. Code: 60.31.50

10. Supervisors: Associate Professor Nguyen Tai Dong, PhD.

11. Summary of the findings of the thesis:

Based on the references of the Chinese country, people, Chinese Buddhism and some other papers on theories about religions, etc., the thesis outlines the development of Buddhism during the Tuy-Duong dynasty. Then, it evaluates the role of Buddhism in Chinese social life in this period. Furthermore, in relation with the reality, we withdraw some initial remarks about the spread of this religion to the surrounding countries such as Korea, Japan and Vietnam.

12. Practical applicability, if any:

Nowadays, the combination of Buddhism in general and Chinese Buddhism in particular with other religions is being taken advantage of and deliberately mislead, making it isolated from the society. Distorted activities like sortilege, hexagram fortune telling, and superstitious worship do not belong to Buddhism. Therefore, assessing the role of Buddhism in the Chinese culture and history during the most prosperous period scientifically and objectively will discover the positive points and usefulness needing preservation and resist the misleading viewpoints so as to maintain the strong development of Buddhism in particular and religions in general.

13. Further research directions, if any:

The collected materials to serve the research topic are mainly about culture - religion while those about economy - politics - society have not been numerous. Yet even reference documents concerning culture are still not comprehensive. Therefore, we only mention the role of the Buddhism under Tuy – Duong dynasty in some aspects of culture and society. If facilitated, we will study deeper roles of Tuy – Duong Buddhism on all sectors.