Ai có quyền đánh giá chứng cứ trong to tụng hình sự

    Chế định chứng cứ nói chung và hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ nói riêng là một trong những nội dung quan trọng, cốt lõi trong tố tụng hình sự. Chứng cứ là phương tiện duy nhất để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng chứng minh trong tố tụng hình sự, là căn cứ pháp lý để các chủ thể tiến hành tố tụng chứng minh có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự được kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Chính vì vậy, chế định chứng cứ trở thành vấn đề trung tâm trong pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia trên thế giới mặc dù mỗi quốc gia có quy định về khái niệm, cách thức thu thập và đánh giá chứng cứ khác nhau.

    Với chức năng vừa thực hành quyền công tố vừa kiểm sát hoạt động tư pháp [Kiểm sát điều tra], hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều các vụ án hình sự là hoạt động nghiệp vụ thông qua việc xem xét, kiểm tra, xác minh lại tính đúng đắn của toàn bộ hoạt động thu thập chứng cứ, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ của Cơ quan điều tra để từ đó có căn cứ ban hành các quyết định tố tụng kịp thời đúng pháp luật.


Ảnh minh họa

    Quá trình điều tra, Cơ quan  điều tra và Viện kiểm sát phải áp dụng mọi biện pháp được Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định có hay không có tội phạm xảy ra? Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Sự việc phạm tội xảy ra ở đâu, có đồng phạm hay không? Tính chất mức độ phạm tội thuộc trường hợp nào, ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng... Để từ đó có căn cứ pháp l‎ý lập hồ sơ, ban hành các quyết định tố tụng như: Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khỏi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can; Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm...; quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế…hoạt động kiểm tra, chứng cứ chính là biện pháp nghiệp vụ khi thực hiện các chức năng này.     Trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, tất cả các chứng cứ do Điều tra viên đã thu thập có trong hồ sơ vụ án phải được Kiểm sát viên xem xét, kiểm tra, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ, không bỏ sót chứng cứ nào, chú trọng vào những vấn đề trọng tâm, có liên quan đến việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

    - Kiểm tra, đánh giá chứng cứ phải dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm và những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự

    Mục đích của hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án là làm rõ sự thật, xác định chứng cứ có giá trị chứng minh đáp ứng yêu cầu điều tra. Khi kiểm tra đánh giá chứng cứ cần xem xét, đối chiếu những thông tin đã thu thập được, sử dụng hiểu biết về thế giới khách quan, thông tin tri thức và kinh nghiệm giải quyết các vụ án hình sự.     Để kiểm tra, đánh giá chứng cứ được khách quan toàn diện, cần nghiên cứu toàn bộ nội dung vụ án dựa trên những giả thuyết khác nhau, căn cứ trên các nguồn chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án. Mỗi giả thuyết đều có ý nghĩa thiết thực trong việc xem xét tổng thể tính khách quan của diễn biến vụ án thông qua những nguồn chứng cứ đã thu thập được. Việc kiểm tra, đánh giá tổng hợp diễn biến về vụ án xảy ra sẽ không thể khách quan nếu các chủ thể tiến hành kiểm tra đánh giá chứng cứ coi trọng một hoặc vài giả thuyết này mà bỏ qua một hoặc vài giả thuyết khác.     Quá trình kiểm tra đánh giá chứng cứ các vụ án hình sự các chủ thể cần bám sát vào các quy định của Bộ luật hình sự về cấu thành tội phạm để xác định chứng cứ có giá trị chứng minh, đánh giá từng chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, xác định đâu là chứng cứ xác thực của vụ án, đặt từng chứng cứ đã được đánh giá trong mối liên hệ với nhau với diễn biến của vụ án [cả chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp]. Hiệu lực chứng minh của từng chứng cứ có trong hồ sơ vụ án chính là tính xác thực khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của mỗi chứng cứ trong mối liên hệ với nhau và phù hợp với diễn biến sự thật khách quan của vụ án đã xảy ra. Mỗi chứng cứ được đánh giá trong hồ sơ vụ án đều có ‎nghĩa chứng minh một vài tình tiét của vụ án. Việc kiểm tra đánh giá các chứng cứ đã được đánh giá trong mối liên hệ với nhau sẽ giúp cho các chủ thể tiến hành tố tụng có đủ các chứng cứ để chứng minh làm rõ toàn bộ sự thật của vụ án hình sự đảm bảo tính khách quan, xác thực nhất.

    - Kiểm tra, đánh giá chứng cứ phải được tiến hành gắn với với việc thu thập và sử dụng chứng cứ của vụ án. Đồng thời đảm bảo tính khách quan, thận trọng, chính xác

    Trong suốt quá trình điều tra các vụ án hình sự, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong cơ quan Viện kiểm sát với chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra luôn phải giám sát, chỉ đạo việc thu thập chứng cứ của các chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra. Ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, trong suốt giai đoạn điều tra đến giai đoạn kết thúc điều tra, mỗi chứng cứ do các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập phải được kiểm tra, đánh giá chính xác, kịp thời.     Hoạt động giám sát, chỉ đạo việc thu thập chứng cứ phải thường xuyên, kịp thời. Khi thu thập chứng cứ phải tuân thủ theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự tránh thu thập tràn lan những tài liệu, dấu vết không liên quan, không có giá trị chứng minh sự thật của vụ án; Không được tự ý thêm bớt thay đổi lời khai của những người tham gia tố tụng, không làm sai lệch hồ sơ; Vật chứng thu giữ được phải đưa vào hồ sơ và bảo quản chặt chẽ… Mỗi chứng cứ xác thực của vụ án đều được các chủ thể tố tụng sử dụng vào việc chứng minh sự thật của vụ án và là căn cứ để Viện kiểm sát tiếp tục tiến hành các hoạt động giám sát, chỉ đạo, thu thập, kiểm tra đánh giá và sử dụng các chứng cứ khác của vụ án.     Như vậy, hoạt động thu thập, kiểm tra đánh giá chứng cứ của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình điều tra các vụ án hình sự phải được tiến hành đồng thời trong một thể thống nhất. Trong đó, thu thập chứng cứ là việc làm trước hết, là tiền đề cho việc kiểm tra đánh giá chứng cứ. Hoạt động kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để chứng minh sẽ giúp cho những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong cơ quan Viện kiểm sát giám sát, chỉ đạo, củng cố và tiếp tục thu thập đầy đủ các chứng cứ vụ án trong giai đoạn tố tụng này.     Để hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ thực sự đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử đối với các vụ án hình sự, không oan sai, bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội thì Kiểm sát viên được phân công trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự phải có kiến thức chuyên sâu về pháp luật hình sự, thường xuyên cập nhật, nắm chắc các văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật liên quan đến giải quyết các vụ án hình sự./


Tác giả bài viết: Phòng 2
Nguồn tin: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //kiemsatcaobang.vn là vi phạm bản quyền

Hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong các giai đoạn tố tụng là hoạt động xem xét chứng cứ thu thập được có bảo đảm tính xác thực, tính hợp pháp và tính liên quan hay không; các chứng cứ đó đã đủ tin cây chưa; đủ để giải quyết đúng đắn vụ án hay chưa. Do vậy; đây là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình tố tụng. Vậy hoạt động này được thể hiện như thế nào? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Khái niệm về chứng cứ

Tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: 

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. 

Đối với việc thu thập chứng cứ; ai ai cũng có thể là chủ thể; nó tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng; đặc biệt là người bị buộc tội, người bào chữa, bị hại…;có thể tham gia vào quá trình chứng minh, giải quyết vụ án hình sự.

Đối với việc quy định quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt; người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người bào chữa đều có quyền “trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá”. Đồng thời quyền và nghĩa vụ cho người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự có quyền “thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ”.

Các loại nguồn chứng cứ

Từ quy định tại điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định. Ta có nguồn của chứng cứ bao gồm: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.

Nguồn chứng cứ phải là những gì có thật; được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật tố tụng hình sự quy định; thì mới có giá trị pháp lý và được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Khái niệm về hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ

Kiểm tra, đánh giá chứng cứ là hoạt động xem xét chứng cứ thu thập được có bảo đảm tính xác thực, tính hợp pháp và tính liên quan hay không; các chứng cứ đó đã đủ tin cây chưa; đủ để giải quyết đúng đắn vụ án hay chưa. Nếu thấy còn nghi ngờ về những tài liệu, đồ vật thu thập được có thể không có các thuộc tính của chứng cứ; thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể thực hiện các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để kiểm tra chứng cứ như: Cơ quan điều tra có thể tiến hành các hoạt động điều tra bổ sung; trưng cầu giám định bổ sung; giám định lại yêu cầu định giá bổ sung;….

Trong quá trình điều tra vụ án

Để kiểm tra tính xác thực, đúng đắn của các chứng cứ do Cơ quan điều tra thu thập được trong quá trình điều tra vụ án; Viện kiểm sát có thể hỏi cung bị can; lấy lời khai của nhữngngười có liên quan; thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Nếu sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra chuyển đến; qua kiểm tra, đánh giá, Viện kiểm sát thấy còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề như:

Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt;…

Mà không thể tự mình bổ sung được; thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung.

Trong giai đoạn điều tra, truy tố

Để kiểm tra tính xác thực, đúng đắn của các chứng cứ do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án có thể xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa; xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án; kiểm tra, đánh giá các chứng cứ tại phiên tòa.

Nếu sau khi nhận được hồ sơ vụ án; bản cáo trạng của Viện kiểm sát chuyển đến; qua kiểm tra, đánh giá thấy thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề như:

Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt;…

Mà Tòa án không thể bổ sung tại phiên tòa được; thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.

Thông tin Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về:

Hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong các giai đoạn tố tụng

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline 0833 102 102

Xem thêm: Kết luận giám định là gì? Khi nào nó trở thành chứng cứ trong TTHS?

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Video liên quan

Chủ Đề