Ai cho mình hỏi lượng là gì triết học

6. " Những bộ óc lớn thảo luận về những ý tưởng, bộ óc trung bình bàn luận về những sự kiện còn những bộ óc non yếu chỉ nói chuyện về con người."

7. " Dù sao thì một khi đã kết hôn, nếu lấy được người vợ hiền thì bạn sẽ hạnh phúc; nếu không, bạn sẽ trở thành một triết gia. "

8. " Người không hài lòng với những gì anh ta có cũng sẽ không hài lòng với những gì ảnh ta sẽ có."

9. " Nếu bạn không có được những gì mình muốn, bạn phải khó chịu; nếu bạn có được những gì bạn không muốn bạn cũng khó chịu; ngay cả khi bạn có được những gì mình muốn thì vẫn khó chịu vì không thể giữ được mãi mãi. Tâm trí của bạn là vật cản lớn nhất. Nó muốn một cuộc sống tự do, không có sự thay đổi, không có sự đau đớn, và cũng không có cái chết. Nhưng sự thay đổi là một điều luật và không có sự giả dối nào có thể thay đổi thực tế đó."

10. " Đôi khi bạn dựng lên những bức tường không phải để ngăn cách với mọi người, mà để xem ai đủ quan tâm phá bỏ nó."

11. "Trí tuệ bắt nguồn từ những điều kì diệu."

12. " Để tìm thấy chính mình, hãy biết cách suy nghĩ độc lập."

13. " Giáo dục nhen nhóm ngọn lửa chứ không phải chỉ đổ đầy con tàu."

14. "Hãy tự hiểu chính mình".

15. " Hãy để người đàn ông có thể chuyển dời thế giới tự dịch chuyển anh ta trước."

16. "Bí mật của hạnh phúc, bạn thấy đấy, không thể tìm thấy khi tìm kiếm nhiều hơn mà trong việc phát triển khả năng hưởng thụ ít hơn"

17. "Bí mật của sự thay đổi là tập trung tất cả năng lượng của bạn, không phải để chiến đấu với cái cũ mà là xây dựng nên cái mới".

18. "Tôi không phải là một người Athen hay một người Hy Lạp mà tôi là một công dân của thế giới này."

19. " Lựa chọn kiến thức thay vì sự giàu có, với 1 số người chỉ là nhất thời, nhưng với một số người khác lại là mãi mãi "

20. "Hiểu được câu hỏi là đã tìm ra được một nửa đáp án"

21. "Khôn ngoan thực sự là khi nhận thức được kiến thức ít ỏi mà chúng ta có về cuộc sống, về bản thân chúng ta và về thế giới xung quanh chúng ta"

Duy tâm là bạn coi trọng ý thức hơn vật chất, xem ý thức có vai trò quyết định vật chất, kiểu như chỉ cần có niềm tin là có thể sống được.

Còn duy vật là bạn coi trọng vật chất hơn ý thức, xem vật chất có vai trò quyết định vật chất, điển hình là câu nói “Có thực với vực được đạo”.

Từ đó, có khái niệm “duy vật biện chứng”, đó là mọi sự vật tồn tại luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và nó có vai trò quyết định ý thức.

Phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù:

2 nguyên lý: mối liện hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại luôn có mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào mà chỉ tồn tại một cách độc lập, tách rời nhau, từ đó, rút ra được bài học thực tế:

+ Muốn nhận xét đúng một sự việc hoặc sự vật, hiện tượng cần phải xem xét chúng ở các mặt, các phương diện và yếu tố để đánh giá chính xác, tránh quan điểm phiến diện, chỉ nhìn vào một sự việc mà đánh giá chung cho toàn bộ. Điển hình đó là câu chuyện “Thầy bói xem voi”

+ Đồng thời, cần phải đặt các sự việc hoặc sự vật, hiện tượng đó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhau để đánh giá. Điển hình là khi đưa ra bản án cho một kẻ phạm tội trộm cắp cần phải xem xét rằng tiền sử của người đó đã từng phạm tội hay chưa, nếu chưa thì lý do gì mà người đó phạm tội, có thể vì lý do đang túng thiếu cần tiền chữa bệnh cho con để thực hiện hành vi chẳng hạn, từ đó mới xem xét giảm án thích hợp cho người này.

- Nguyên lý về sự phát triển:

Mọi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong trạng thái vận động và phát triển theo đường xoắn ốc, cái mới ra đời thay thế cái cũ, trên cơ sở cái cũ. Nhận thức được nguyên lý này, bạn phải hiểu rằng mọi thứ luôn cần phải có thời gian tích lũy, khi tích lũy đạt đến một mức độ nhất định thì đòi hỏi bạn phải bước tiến lên một bậc mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn.

Từ đó cần phải tránh tâm lý ù lì, không chấp nhận sự phát triển như một quy luật tất yếu hoặc nôn nóng, chưa tích lũy đủ mà đã muốn tiến lên bậc mới.

3 quy luật: Quy luật lượng – chất, quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định

- Quy luật lượng – chất: Chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển

Lượng là cái thường xuyên biến đổi, còn chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế chất cũ.

Trong quy luật này có dùng một số từ như “độ”, “bước nhảy”, “điểm nút”. Cụ thể: Độ là khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, điểm nút là thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật và bước nhảy là chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật.

Lấy một ví dụ cụ thể cho các bạn về quy luật này như sau:

Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong đó: lượng là lượng kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là từ năm 1 đến năm 4, còn điểm nút chính là năm 1 và năm 4, bước nhảy chính là từ sinh viên lên cử nhân. Lúc này, chất là cử nhân.

Rút ra bài học thực tế: Cần phải tích lũy đủ về lượng thì mới có thể thay đổi về chất, tránh tư tưởng nóng vội chưa tích lũy đủ về lượng đã muốn thay đổi về chất (chưa học xong đã muốn đi làm công việc mình đang học) hoặc bảo thủ, trì trệ khi đã tích lũy đủ về lượng nhưng lại không muốn thay đổi về chất (học xong rồi nhưng lại không muốn đi làm)

- Quy luật mâu thuẫn: Chỉ ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển

Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng đó. Và sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển, dẫn đến cái mới ra đời thay thế cái cũ.

Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên cần phải phân tích, sự vật, hiện tượng để tìm ra những mâu thuẫn trong các mặt, khuynh hướng và mối liên hệ giữa chúng mà giải quyết, tránh việc điều hòa các mâu thuẫn đó.

Đơn cử là câu chuyện không biết thì phải học.

- Quy luật phủ định của phủ định:

Cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng trên nền tảng kế thừa cái cũ. Cái mới này trong quá trình phát triển tiếp theo lại dần trở nên cũ, lỗi thời nên nó lại bị phủ định bởi một cái mới cao hơn. Cứ như thế mà thông qua số lần phủ định kế tiếp nhau mà sự vật, hiện tượng sẽ phát triển không ngừng theo đường xoắn ốc.

Điển hình là văn bản pháp luật mới ra đời luôn dựa trên nền tảng của văn bản pháp luật cũ, giữ lại những điểm hay của văn bản pháp luật cũ, đồng thời bãi bỏ những điểm chưa hay, chưa tốt để thay thế bằng điểm mới hay hơn, tốt hơn tại văn bản pháp luật mới.

Rút ra được bài học thực tế: Cái mới ra đời là tất yếu, cái mới thay thế cái cũ, nhưng dựa trên nền tảng cái cũ, tránh phủ định sạch trơn cái cũ hoặc là không đón nhận sự ra đời của cái mới.

6 cặp phạm trù: Cái riêng và cái chung; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực