Ý nghĩa phương pháp luận nguyên nhân -- kết quả

LỜI MỞ ĐẦUTheo phép biện chứng duy vật bất kỳ một sự vật hiện tượng nàotrong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ nhân quả, vì thế giới là mộtchuỗi liên hệ nhân quả trong thời gian dài vô tận. Các sự vật, hiện tượngluôn nằm trong quá trình vận động, phát triển không ngừng. Sự tác độngqua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu tố bên trong sự vật, hiện tượnghoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự ra đời của sự vật,hiện tượng mới. Từ đó làm xuất hiện mối liên hệ nhân quả. Do tầm quantrọng của vấn đề này sâu đây em xin trình bày đề tài: ”Nội dung và ýnghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quảvà vận dụng cặp phạm trù này vào cuộc chiến tranh thế giới thứhai”NỘI DUNGI)Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả1. Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân, kết quảC.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: Phạm trù nguyên nhân dùngđể chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng,hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biên đổi nhấtđịnh. Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tácđộng giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữacác sự vật, hiện tượng.Nguyên nhân và kết quả có tính khách quan tính phổ biến và tính tấtyếu:Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản than sựvật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết haykhông biết thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếugây nên những biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trongđầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhânquả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiệnthực từ trong đầu óc mình.Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hộiđều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào khôngcó nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức haychưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người vềmối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiệnthực.Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điềukiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tếkhông thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàntoàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thựctế được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàncảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giốngnhau bấy nhiêu.Cần phân biệt nguyên nhân với điều kiện: điều kiện là những yếu tốbên ngoài nguyên nhân mà thiếu nó thì nguyên nhân không thể trở thànhkết quả.2.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quảNguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân là cái có trước, kếtquả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân đã xuất hiện và có tác đông. Tuynhiên không phải mọi mối liên hệ có tính trước sau về mặt thời gian đềuthuộc về mối liên hệ nhân quả. Chỉ những mối liên hệ mang tính trướcsau về mặt thời gian đồng thời có tính sản sinh ra nhau mới là mối quanhệ nhân quả.Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộcvào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể donhiều nguyên nhân sinh ra. Mặt khác một nguyên nhân trong những điềukiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau, và nếunhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vậtthì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làmcho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tácđộng theo nhiều hướng khác nhau thì sẽ cản trở tác dụng của nhau,thậm trí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiệncủa kết quảKhi một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra thì các nguyên nhânđó có vai trò và vị trí khác nhau. Do vậy cần phân loại và xác định vaitrò của từng nguyên nhân: có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân bêntrong, nguyên nhân bên ngoài,… Ngược lại một nguyên nhân dẫ đếnnhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và phụ, cơ bản và không cơbản, trực tiếp và gián tiếp,…Trong sự vân động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầutiên và kết quả cuối cùng. Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta cũng thấy rằngnguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyênnhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhấtđịnh; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trongmối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lạivẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tácđộng qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kếtquả luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyênnhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và ngược lại”.Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra,nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyênnhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng:Hướng tích cực tức là thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhânHướng tiêu cực, tức cản cản trở sự hoạt động của nguyên nhân3. Ý nghĩa phương pháp luậnVì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếunên trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân –quả.Cần phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương phápgiải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thứcvà thực tiễn.Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, mộtkết quả có thể có nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễncần phải có tầm nhìn mang tính toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phântích, giải quyết và vận dụng quan hệ nhân quả.I) Vậndụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả vào cuộc chiếntranh thế giới thứ haiChiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệnhị thế chiến, Thế chiến thứ hai, hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,…) làcuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứtvào năm 1945giữa các lực lượng Đồng Minh và Trục theo chủ nghĩaphát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộcchiến tranh này ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến tranh rộnglớn và tai hại nhất lịch sử.Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc xung đột vũ trang lớn nhấttrong lịch sử nhân loại. Không cuộc xung đột nào trước đó hay sau đóbao gồm số nước tham gia nhiều hơn, ảnh hưởng diện tích đất lớn hơnhay giết nhiều mạng người và phá hoại nhiều hơn.Vậy những nguyên nhân nào đã dẫn tới chiến tranh thế giới thứhai? Thứ nhất xét về nguyên nhân chính trị: Mâu thuẫn giữa các nước đếquốc với nhau nảy sinh khi “hệ thống Vec-Xai – Oasinhtơn” được thiếtlập ngày càng gay gắt . Do bị làm nhục, Đức nuôi chí phục thù đối vớicác nước đồng minh thắng trận. Mặt khác thế giới tư bản lại có sự nhấtquán với nhau ở mục tiêu chống chủ nghĩa xã hội, điển hình là Mỹ, Anh,Pháp đã tìm cách khai thác mâu thuẫn giữa Liên Xô vớ Đức – Ý – Nhật,họ muốn biến Đức – Ý – Nhật thành một lực lượng xung kích để chốnglại xã hội chủ nghĩa.Ý đồ giải quyết các mối quan hệ quốc tế bằng chiếntranh của các nước đế quốc càng làm phát triển thêm xu thế bạo lựcđang diễn ra có tính phổ biến. Mỹ, Anh, Pháp thực hiện chính sách giúpĐức nhưng Đức lại phát triển nhanh và trở thành đối thủ cạnh tranh chủyếu đối với Mỹ, Anh, Pháp và cán cân nghiêng về Đức.Nhật, Ý là một trong những nước thắng trận nhưng bị lép vế.Không hài long với việc chia phần ở hộ nghị Vecxa, cả hai đều muốnchia lại thế giới, nên xúc tiến liên minh với nhau.Đến đầu những năm 30, Đức-Ý-Nhật đủ sức để đập tan hệ thốngVecxai – Oasinhtơn, vì thế mưu đồ của họ càng được thúc đẩy.Lực lượng cách mạng chưa đủ sức mạnh để áp đảo và chặn đứngâm mưu phát động chiến tranh của Đức-Ý-Nhật.Về nguyên nhân kinh tế: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chủnghĩa tư bản trên thế giới liên tục lâm vào những khủng hoảng kinh tế.Điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm tăng thêmmâu thuẫn sâu sắc giữa các cường quốc đế quốc, đó là mâu thuẫn giữanước chiến thắng và nước bại trận, giữa đế quốc với thuộc địa, côngnhân với tư bản. Đức – Ý – Nhật chủ trương chia lại thị trường, thèmkhát thị trường rộng lớn Nga Xô Viết và đã khẳng định con đường duynhất là tiến hành chiến tranh xâm lược.Thủ phạm gây ra chiến tranh chính là Đức – Ý – Nhật.Những nguyên nhân trên đã dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.Có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giớithứ hai. Trong đó có những nguyên nhân trực tiếp như: tác động cuộckhủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm sâu sắc thêm mâu thuẫn và chỉ cóthể giải quyết bằng chiến tranh. Nguyên nhân gián tiếp như: sự mất cânbằng trong hệ thống Vecxai – Oasinhtơn, sự đối nghịch giữa chủ nghĩatư bản và xã hội chủ nghĩa,…Nguyên nhân và kết quả chuyển hóa: Có thể thấy những nguyênnhân trên dẫn tớ kết quả là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra nhưngở một phương diện khác cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra lại lànguyên nhân dẫn đến hàng loạt đau thương cho nhân loại, hơn 70 quốcgia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệungười chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại 4000 tỉ đô la,...Kết quả tác động trở lại nguyên nhân: Chiến tranh thế giới thứ haikết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, thắng lợi thuộc về pheđồng minh. Đức bị các lực lượng từ Mỹ, Anh, Liên Xô và Pháp chiếmđóng, Nhật bị quân Mỹ chiếm đóng. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đượcmở rộng sang Đông Âu.IIIKết luậnTrên cơ sở biện chứng nguyên nhân và kết quả chúng ta đã hiểu đượcnhững ảnh hưởng to lớn của chiến tranh thế giới thứ hai. Vì vậy chúngta cần đấu tranh bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac –LêNin2. Lịch sử thế giới hiện đại : 1917-1995 / Nguyễn Anh Thái chủbiên.3. 4.

Việc nắm vững cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả sẽ rất giúp ta xây dựng được nhiều phương pháp hiệu quả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Sau đây là quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù này.

I. Khái niệm nguyên nhân và kết quả

– Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.

– Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

Ví dụ: Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống là nguyên nhân của tiếng trống kêu. Tiếng trống kêu là kết quả của sự tác động giữa chiếc dùi và mặt trống.

– Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.

Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.

Ví dụ: Việc một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc gia tham chiến.

– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả. Ví dụ như áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác…

Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.

Ý nghĩa phương pháp luận nguyên nhân -- kết quả
Ảnh minh họa: odclick.com

II. Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả

1. Tính khách quan

Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.

Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán.

2. Tính phổ biến

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định.

Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng ta đã phát hiện, tìm ra được nguyên nhân hay chưa.

3. Tính tất yếu

– Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định.

– Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản.

Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.

III. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ qua lại như sau

1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.

Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại.

– Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.

– Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.

– Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.

Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.

3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả

Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.

IV. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

1. Trong nhận thức

– Vì mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng trong chính thế giới của hiện tượng chứ không thể ở bên ngoài.

– Do nguyên nhân luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

– Bởi dấu hiệu đặc trưng của mối liên hệ nhân quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý dấu hiệu đặc trưng này.

– Vì một hiện tượng có thê do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra được kết quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng như từng tổ hợp khác nhau của chúng. Từ đó ta mới có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng.

– Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân, nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem xét nó trong những mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ nó là kết quả.

2. Trong hoạt động thực tiễn

Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yêu nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động thực tiễn. Khi hành động, ta cần chú ý:

– Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.

– Muốn cho hiện tượng xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết. Vì hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời nên cần tùy hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích hợp.

– Trong hoặt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong. Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng.

– Để đẩy nhanh hay kìm hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó, ta cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay lệch hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan.

8910X.com

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Sáu cặp phạm trù cơ bản: 

Bài liên quan: