Xet nghiem creatinine mau la gi

Xet nghiem creatinine mau la gi

Chỉ số Creatinin là gì?

Creatinin là sản phẩm của sự hao mòn Creatin trên các cơ bắp của cơ thể. Mỗi người đều có Creatinin trong máu. Creatinin nội sinh chủ yếu từ gan, thận và tụy, được tổng hợp từ Arginin và Methionin. Creatin ngoại sinh do thức ăn cung cấp. Thận duy trì Creatinin trong máu ở một phạm vi bình thường. Creatinin được đào thải qua thận nên nồng độ của Creatinin phản ánh chính xác chức năng lọc của thận.

 Vì vậy, nồng độ Creatinin máu bình thường không đổi nếu chức năng bài tiết của thận hoạt động bình thường. Ngoài tình trạng mất nước, chỉ những rối loạn ở thận như hoại tử ống thận cấp tính, viêm cầu thận, viêm bể thận, tắc nghẽn đường nước tiểu,… mới khiến Creatinin tăng bất thường. Mức độ Creatinin tăng cao thể hiện tình trạng chức năng thận suy yếu hoặc mắc bệnh thận.

Bên cạnh đó, sau bữa ăn, Creatinin thường sẽ tăng nhẹ, đặc biệt là sau khi ăn lượng lớn protein. Ngoài ra, có một số biến đổi trong ngày về lượng Creatinin: Thấp nhất lúc 7h sáng và cao nhất lúc 7h tối.

Xét nghiệm creatinin như thế nào?

Xét nghiệm Creatinin máu

Xét nghiệm định lượng Creatinin trong máu được thực hiện một cách thường xuyên như một phần trong những xét nghiệm hóa sinh cơ bản. Ngoài ra, khi bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính hoặc bác sĩ nghi ngờ về chức năng thận thì cũng được chỉ định xét nghiệm Creatinin máu.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm Creatinin máu bao gồm:

  • Một số loại thuốc khiến nồng độ Creatinin trong máu tăng lên như thuốc cao huyết áp, thuốc hóa trị kim loại nặng, cimetidine, aminoglycosides hay các loại thuốc gây độc cho thận khác như cephalosporin;
  • Chấn thương cơ làm tăng Creatinin trong máu;
  • Mang thai khiến nồng độ Creatinin thấp hơn.

Xét nghiệm Creatinin nước tiểu

Khi chức năng thận có vấn đề, lượng Creatinin sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Xét nghiệm Creatinin trong nước tiểu giúp đánh giá xem thận có làm việc tốt hay không. Các thử nghiệm đo nồng độ Creatinin nước tiểu 24 giờ thường được chỉ định cho bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh thận. Nếu Creatinin trong cơ thể cao có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.

Xét nghiệm định lượng Creatinin khi nào?

Khi thận bị suy yếu bởi bất kỳ lý do nào, chỉ số Creatinin trong máu của bệnh nhân sẽ tăng lên do khả năng thanh thải Creatinin của thận kém đi. Chính vì vậy, các xét nghiệm định lượng Creatinin máu thường được thực hiện để chẩn đoán và đánh giá chức năng thận.

Một cách đánh giá chức năng thận chính xác hơn là tính toán bao nhiêu Creatinin được đào thải khỏi cơ thể bởi thận. Điều này được gọi là độ thanh thải của Creatinin và nó giúp bác sĩ đánh giá được tốc độ lọc của thận.

Xét nghiệm Creatinin có thể được thực hiện một cách thường quy như là một phần trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản. Kỹ thuật y tế này cũng có thể được chỉ định khi người bệnh mắc các bệnh lý cấp tính hoặc khi bác sĩ nghi ngờ thận làm việc không tốt. Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy giảm chức năng thận bao gồm:

  • Mệt mỏi, thiếu tập trung, mất ngủ, chán ăn;
  • Sưng, phù ở vùng mặt, bụng, đùi, mắt cá chân;
  • Nước tiểu nhiều bọt, có máu hoặc có màu cà phê;
  • Giảm lượng nước tiểu;
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, có dịch tiết bất thường trong khi tiểu, có sự thay đổi về thói quen đi tiểu, tiểu đêm;
  • Đau vùng hông lưng, dưới khung sườn, gần vị trí thận;
  • Tăng huyết áp.

Ngoài ra, tần suất thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin máu hay thưa còn tùy thuộc vào bệnh lý và nguy cơ tổn thương thận của từng bệnh nhân. Cụ thể là:

  • Bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinintối thiểu 1 lần/năm;
  • Người mắc bệnh thận nên đo nồng độ Creatininthường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe;
  • Người mắc bệnh có thể ảnh hưởng tới chức năng thận như tăng huyết áp, tiểu đường, đang dùng thuốc có tác dụng phụ tới thận,… cũng được khuyên nên thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin.

Chỉ số Creatinin máu có ý nghĩa như thế nào?

Nồng độ Creatinin trong cả nước tiểu và máu sẽ được xác định và so sánh. Định lượng Creatinin máu ở nữ giới khỏe mạnh là 0.5-1.1 mg/dl hoặc 44-97 umol/l (đơn vị SI) và ở nam giới khỏe mạnh là 0.6-1.2 mg/dl hoặc 53-106 umol/l (đơn vị SI). Ngoài ra, chỉ số Creatinin còn phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, trọng lượng cơ thể,… Cụ thể, người cao tuổi giảm khối lượng cơ có thể giảm nồng độ Creatinin. Vị thành niên có nồng độ Creatinin là 0.5-1.0 mg/dl, trẻ em là 0.3-0.7 mg/dl, trẻ nhỏ là 0.2-0.4 mg/dl và trẻ sơ sinh là 0.3-1.2 mg/dl.

Chỉ số Creatinin máu tăng cao trong các trường hợp:

  • Suy thận do nguồn gốc trước thận: Suy tim mất bù, mất nước, xuất huyết, hẹp động mạch thận, dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc hạ áp.
  • Suy thận do nguồn gốc tại thận:
  • Tổn thương cầu thận: Tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa thận dạng tinh bột, viêm cầu thận, bệnh luput ban đỏ hệ thống, lắng đọng IgA tại cầu thận.
  • Tổn thương ống thận: Viêm thận-bể thận cấp hay mạn, sỏi thận, đa u tủy xương, tăng acid Uric máu, nhiễm độc thận.
  • Suy thận do nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, các khối u bàng quang, khối u tử cung, xơ hóa sau phúc mạc.

Chỉ số Creatinin máu giảm trong các trường hợp:

  • Hòa loãng máu.
  • Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp.
  • Có thai.
  • Tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
  • Một số bệnh cơ gây teo mô cơ.

Chỉ số Creatinin niệu tăng cao trong các trường hợp:

  • Gắng sức thể lực
  • To đầu chi, chứng khổng lồ (Gigantism)
  • Đái tháo đường.
  • Nhiễm trùng
  • Suy giáp

Creatinin niệu giảm trong các trường hợp:

  • Cường giáp
  • Thiếu máu
  • Loạn dưỡng cơ, giảm khối cơ
  • Bệnh thận giai đoạn nặng
  • Bệnh lơxemi
  • Chế độ dinh dưỡng ăn chay

Xem thêm: Các chỉ số xét nghiệm 

Sử dụng sản phẩm nào có nguồn gốc  thảo dược nào tốt nhất trong điều trị bệnh lý về gan hiện nay?

Ngay từ xa xưa các bài thuốc nam, thuốc y học cổ truyền đã cho thấy hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý gan mật. Tuy nhiên hiện nay do tình trạng dược liệu bẩn, sử dụng xác thuốc, tự ý sử dụng hoặc sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó việc bày bán tràn lan trên mạng các loại thuốc, sản phẩm không rõ nguồn gốc khiến không ít người bệnh gặp phải cảnh tiền mất tật mang.

Vậy để có thể được điều trị 1 cách an toàn, hiệu quả bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa uy tín để được thăm khám và điều trị. Nếu bạn muốn dùng các sản phẩm về đông y thì nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các bác sĩ hàng đầu tại Việt Nam Khuyên dùng.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Nguyên Trưởng Khoa Đông Y Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 dành lời khuyên gì cho bạn?

Thông tin sản phẩm Dr.Liver được bác sĩ đánh giá cao:

Xet nghiem creatinine mau la gi

Mã sản phẩm: Dr.Liver

Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV 120 ARMEPHACO ( tiền thân là công ty dược và trang thiết bị y tế Quân Đội )

Tiêu chuẩn sản xuất: GMP-WHO (tổ chức y tế thế giới)

Tiêu chuẩn chiết suất: GMP-EU (cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu tại London)

Dạng bào chế: Viên nén

Quy cách sản phẩm: Hộp 60 viên

Giá bán: 650.000đ/hộp

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ MUA SẢN PHẨM:  0943.783.111