Xây dựng tư liệu dạy học cho nội dung Thăng Long Hà Nội khi dạy học môn lịch sử và địa lí lớp 4

Hoạt động 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý

- Cho HS quan sát các hình ảnh chụp kinh thành Thăng Long

- Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?

- GV: Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi.

 Từ đó, Thăng Long [Hà Nội ngày nay] với hình ảnh “Rồng bay lên” ngày càng đẹp đẽ và trở thành niềm tự hào của người dân Việt

- Em có biết Thăng Long còn có tên gọi nào khác không?

- GV: Thăng Long còn có các tên gọi khác như: Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Tràng An,

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Lịch sử - Bài 9: Nhà lí dời đô ra Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 9: NHÀ LÍ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt. - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn : người sáng lập ra vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh cách xem bản đồ. 3. Thái độ: GD học sinh tinh thần yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập của HS. - Hình ảnh Lý Công Uẩn, hình ảnh một số hiện vật của kinh đô Thăng Long, các ảnh chụp kinh thành Thăng Long III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 3’ 1’ 7’ 10’ 8’ 5’ 4’ 1’ 1. Ổn định: Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi: Em hãy trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược? - GV: Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, nhờ đó đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập nước nhà được giữ vững, đem lại cho nhân dân niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh dân tộc - Nhận xét việc học bài ở nhà của HS. 3. Bài mới. *Giới thiệu: - Yêu cầu quan sát hình 1 trang 30: Hình chụp tượng ai? - GV: Đây là hình chụp tượng Lý Thái Tổ, là người đã sáng lập ra nhà Lý. Để hiểu hơn về công lao của ông trong sự nghiệp dựng nước, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay, bài 9 “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long” - Gọi HS nhắc lại tên bài học - Ghi bảng “Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long” 3.1. Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý - Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa. Từ năm 1005 đến nhà Lý bắt đầu từ đây. - Thảo luận nhóm đôi: + Câu 1: Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình nước ta như thế nào? + Câu 2: Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, Các quan trong triều lại tôn Lí Công Uẩn lên làm vua? - Cho HS trả lời - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét : Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua, nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người rất oán giận. - GV: Vì Lý Công Uẩn là một viên quan trong triều, ông vốn thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người. Do vậy khi vua Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. - Ghi bảng: + Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Nhà vua tính tình bạo ngược => lòng dân oán hận + Sau khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. 3.2. Hoạt động 2: Nhà Lý dời đô ra Đại La - Kinh đô nhà Đinh - Tiền Lê được đặt ở đâu? - GV: ở Hoa Lư [Ninh Bình] -Vương triều nhà Lý bắt đầu năm nào? - GV: Từ năm 1009 - Năm 1010 Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ đâu đến đâu? - GV: Từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. - Treo bản đồ hành chính Việt Nam yêu cầu HS chỉ vị trí vùng Hoa Lư [Ninh Bình] đến Thăng Long [Hà Nội] trên bản đồ. - GV nhận xét - Chia lớp thành 6 nhóm [2 bàn là một nhóm], thảo luận điền phiếu học tập: *Hãy so sánh vị trí địa lí và địa hình của vùng đất Hoa Lư với Đại La theo bảng sau: Vùng đất Hoa Lư Đại La Vị trí địa lí Địa hình địa thế - Yêu cầu HS trình bày kết quả - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét: Vùng đất Hoa Lư Đại La Vị trí địa lí Không nằm ở trung tâm đất nước Nằm ở trung tâm đất nước Địa hình địa thế Rừng núi hiểm trở chật hẹp Đồng bằng rộng lớn, màu mỡ - Vì sao Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La - GV: vì đây là vùng nằm ở trung tâm đất nước, đất đai rộng lớn màu mỡ - Mở rộng: Vào tháng 7 năm 1010 [tức năm Thuận Thiên thứ nhất] thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế, Lý Công Uẩn đặt tên nước là Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên. Đến đời vua Lý Thánh Tông, nước ta đổi tên là Đại Việt. - Ghi bảng: + Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm 1009 + Năm 1010 Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long. 3.3. Hoạt động 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý - Cho HS quan sát các hình ảnh chụp kinh thành Thăng Long - Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào? - GV: Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi. Từ đó, Thăng Long [Hà Nội ngày nay] với hình ảnh “Rồng bay lên” ngày càng đẹp đẽ và trở thành niềm tự hào của người dân Việt - Em có biết Thăng Long còn có tên gọi nào khác không? - GV: Thăng Long còn có các tên gọi khác như: Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Tràng An, - Ngày nay Thăng Long có tên là gì? - GV: Hà Nội Hà Nội ngày nay là một thành phố lớn, đồng thời là thủ đô của nước Việt Nam chúng ta, các cơ quan đầu não nước ta được đặt ở đó. -Ghi bảng : + Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. + Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi. - Yêu cầu 2-3 HS đọc ghi nhớ: Được tôn lên làm vua, Lý Công Uẩn [Lý Thái Tổ] dời kinh đô ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân cư tụ họp về Thăng Long ngày một đông. 4. Củng cố, dặn dò: 4.1. Trò chơi: Ai nhanh hơn? Luật chơi: Chia lớp thành hai đội A, B. Sau khi GV đọc xong câu hỏi, đội nào giơ tay trước sẽ giành được quyền trả lời. Trả lời đúng ghi điểm, trả lời sau thì đội còn lại có quyền trả lời cho câu hỏi đó. 1. Nhà Lý dời đô vào năm nào? A. 1009 B. 1010 C. 1015 2. “Thăng Long ” có nghĩa là gì? A. Rồng bay lên B. Rồng lượn C. Rồng đáp xuống 3. Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? A. Vì là nơi có thể tránh được các thế lực thù địch B. Địa hình hiểm trở, chật hẹp C. Vì nằm ở trung tâm đất nước, đồng bằng rộng lớn màu mỡ 4. Đến đời vua nào nước ta đổi tên là Đại Việt? A. Lý Thường Kiệt B. Lý Chiêu Hoàng C. Lý Thánh Tông 5. Ngày nay Thăng Long có tên là gì? A. Tràng An C. Hà Nội D. Bắc Thành 4.2. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS học bài và chuẩn bị bài tiếp theo “Bài 10: Chùa thời Lý” - HS trả lời - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - Nhắc lại tên bài học - Đọc thầm - Thảo luận - Trả lời - Nhận xét - Lắng nghe - Ghi bài vào vở - Trả lời - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - HS chỉ bản đồ - Lắng nghe - Làm việc nhóm - Đại diện một trình bày - HS nhóm khác nhận xét - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - Ghi bài vào vở - Quan sát - Trả lời - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - Ghi bài vào vở - 2 đến 3 HS đọc - Lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • Bai 9 Nha Ly doi do ra Thang Long_12356925.doc

Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”I . PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài.Đất nước Việt Nam ta đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thốt ra khỏi tình trạng kém pháttriển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, nhữngthành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sứccạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, mơi trường văn hố cịn tồn tại nhiều hạn chế,chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Cũng trong khoảng thờigian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổisâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếpnhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồngthời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốcgia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tìnhtrạng cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biếnđộng về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính tồn cầu. Để bảo đảmphát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng caochất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vữngchắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổimới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính tồn cầu.Để thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đổi mới toàn diện giáo dụcvà đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Mỗi người giáo viên đều cótrách nhiệm tự bồi dưỡng, tự rèn luyện và tự nâng cao năng lực chuyên mơn, gópphần dạy học, giáo dục cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước phát triển toàn diện nănglực phẩm chất, xứng đáng là con người mới theo kịp sự phát triển của thế giới.Dạy học Môn Lịch Sử - Địa Lí giúp học sinh tiếp nhận được cuộc sống, đất nước,con người và những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người của người dân ViệtNam; vì chính đó là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không phảichỉ ở thời xưa mà cả ngày nay và mai sau.Trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan [khó khăn về kinh tế, xãhội] và chủ quan [nhận thức, quan niệm không đúng], chất lượng học tập Môn LịchSử - Địa Lí ngày càng giảm sút, đến mức báo động. Những năm gần đây, nhiều báo,tạp chí ở trung ương và địa phương đã lên tiếng về tình trạng giảm sút chất lượng mộtcách nghiêm trọng về Môn Lịch Sử - Địa Lí. Nhiều thanh niên khơng biết về vùngNgười thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân1 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”miền, các đặc điểm thiên nhiên của các vùng miền, các nhân vật lịch sử . Nhiều họcsinh, sinh viên, thanh thiếu niên không biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đặt têncho các đường phố, mà họ đang sống hay rất quen thuộc.Trong giai đoạn này, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học tậpMơn Lịch Sử - Địa Lí nói chung và ở lớp 4 nói riêng là một phần trong việc đổi mớiphương pháp dạy học của bộ mơn này. Góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh tiểuhọc.Qua thực tế những năm đã dạy học sinh lớp 4, tôi nhận thấy:Học sinh chưa thực sự chủ động tính tích cực trong giờ học Mơn Lịch Sử - Địa Lí[chủ yếu là nghe, ghi, đọc sách giáo khoa]. Đồng thời do yêu cầu phát triển khoa họckỹ thuật ngày càng nhanh, diễn ra từng ngày, từng giờ đòi hỏi con người phải chủđộng, tích cực, sáng tạo để thích ứng được sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đất nướcđã đặt ra mục tiêu cho ngành giáo dục “Đào tạo ra những con người có kiến thức vănhóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàulịng nhân ái, u nước, u CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu pháttriển đất nước, chuẩn bị cho tương lai”.Cũng trong quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy học sinh có tiềm năng được tiếp xúcvới nhiều lượng thông tin [từ bố, mẹ, anh chị - những người có trình độ văn hố, làmkhoa học]. Vì vậy, trong lớp xuất hiện nhiều em có tiềm năng tích cực, chủ động, cầnkhơi dậy giúp các em phát triển để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của đất nước.Mặt khác, chương trình Lịch Sử - Địa Lí lớp 4 giúp học sinh lĩnh hội được một sốtri thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh cáckỹ năng quan sát, mơ tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiệntrong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đókhơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bảnthân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh. Để từđó các em có lịng tự hào dân tộc phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương laixứng đáng với lịch sử của dân tộc.Chính vì lẽ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch Sử - Địa Lí, cũng như mọimơn học khác, học sinh tự mình khám phá ra kiến thức [dưới sự hướng dẫn của giáoviên], tức là học sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu đặc điểm tự nhiên, đặc điểmvùng miền, lịch sử: tranh ảnh, bản đồ lịch sử, các di vật, câu chuyện lịch sử được ghilại thành lời văn dưới sự định hướng và kết luận của giáo viên để học sinh tự hìnhthành các biểu tượng Lịch Sử - Địa Lí.Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân2 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”Vì những lí do trên, tơi lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sửvà Địa lí Lớp 4” nhằm chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm mà bản thân có đượctừ những năm dạy lớp 4.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Lịch sử - Địa lí. Trên cơ sở đó đề xuất một vàibiện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử - Địa lí 4`3. Đối tượng nghiên cứu.Thực trạng dạy Lịch sử - Địa lí và một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cựchọc lịch sử của học sinh27 học sinh lớp 4C trường tiểu học Võ Thị Sáu năm học 2019 - 2020.4. Giới hạn của đề tài.Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Lịch sử - Địa lí. Trên cơ sở đó đề xuất một vàibiện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử - Địa lí 4.5. Phương pháp nghiên cứu:Sử dụng các phương pháp:- Tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi; Phân tích tổng hợp.- Khảo sát, phân loại đối tượng.- Thử nghiệm và trải nghiệm thực tế.- Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo.Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân3 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”II. PHẦN NỘI DUNG1. Cơ sở lí luận.Căn cứ theo quan điểm và mục tiêu xây dựng chương trình của giáo dục phổthơng, chương trình Mơn Lịch sử - Địa lí cấp Tiểu học, để đáp ứng được mục tiêu dạyhọc theo chương trình dạy học mới bản thân tơi nhận thấy:“Chương trình Mơn Lịch sử - Địa lí tích hợp giáo dục lịch sử, địa lí và một số nộidung văn hóa, xã hội trong các kết nối về khơng gian và thời gian; tích hợp nội dungbảo vệ mơi trường, giáo dục giá trị nhân văn, gắn lí thuyết với thực hành, phát triển ởhọc sinh năng lực đặc thù của môn học và các phẩm chất chủ yếu...”“ Chọn lọc những kiến thức cơ bản và sơ giản về Tự nhiên, dân cư, một số hoạtđộng kinh tế, lịch sử vùng miền... Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu,tương đối có hệ thống theo dịng thời gian lịch sử của Việt Nam từ buổi đầu dựngnước cho tới nay...” [1]Ở lớp 4 lần đầu tiên các em làm quen với môn Lịch sử và địa lí, muốn hình thànhvà rèn luyện các kĩ năng cho các em, cho các em biết quan sát sự vật, hiện tượng ; thuthập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn khác nhau. Biết thắc mắc, đặt câuhỏi trong q trình học tập và chọn thơng tin để giải đáp. Trình bày lại kết quả họctập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,...* Tạo cho học sinh tính ham học, thích tìm hiểu để biết về môi trường xung quanhcủa các em. Làm cho các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Biết cáchtôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần gũi với học sinh.Như chúng ta đã biết đổi mới biện pháp dạy học là một yếu tố giúp giáo viênthành công trong công tác dạy của giáo viên và việc học của học sinh.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.Thực tế trong dạy học, mỗi người giáo viên đồng thời vừa là nhà biên kịch, vừa làđạo diễn giúp học sinh tham gia nhiệm vụ học tập và chiếm lĩnh tri thức. Quá trìnhdạy học mỗi người giáo viên luôn coi trọng khối kiến thức là vơ tận; khơng cóphương pháp dạy học nào là vạn năng; tiếp thu tri thức phải phong phú và đa dạng;mọi học sinh khơng có ai thực sự tồn diện...[1]Trích: “Quan điểm và mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng mơn Lịch sửvà Địa lí cấp Tiểu học” ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo]Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân4 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”Bởi vậy mỗi tiết học, mỗi môn học giáo viên cần linh động tích hợp, tìm tịi kiếnthức để tích hợp nhằm đạt mục đích chung là xây dựng những điều cốt lõi nhất,những kiến thức đặc trưng cơ bản nhất mà bài học yêu cầu.Thực tế hiện nay, phân môn Lịch sử và phân mơn Địa lí đã được tích hợp thànhmột mơn học Lịch sử - Địa lí, khơng cịn theo từng môn như trước đây. Song khigiảng dạy vẫn dạy theo từng phân môn: phân môn Lịch sử, phân mơn Địa lí.Từ lâu, giáo viên dạy mơn này thường cho các em chỉ đọc nội dung bài học, sauđó vận dụng một số hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi trong phần bài họcnên tiết học có phần tẻ nhạt. Học sinh ghi nhớ kiến thức chưa sâu. Chủ yếu bằng hìnhthức học thuộc nhưng chưa hiểu rõ, do đó các em chưa nắm chắc bài học.Qua khảo sát ban đầu, tôi thấy:* Đặc điểm tình hình:Năm học 2019 - 2020, của lớp 4C có Tổng số học sinh: 27 em.Trong đó: Nữ: 12em dân tộc 10 em, nữ dân tộc : 4 em.Trong năm học 2019 - 2020, cùng với sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện trongcác hoạt động dạy học của Chi bộ, Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trườngđã giúp cho giáo viên giảng dạy và giáo dục học sinh được tốt nên công tác dạy họccủa lớp cũng đạt kết quả cao. Đa số các em đến trường phụ huynh học sinh rất quantâm, mua đủ sách vở, áo quần và đồ dùng đến lớp.Tuy nhiên, do đặc điểm của địa phương, một số em ở rất xa trường, việc đếntrường xa nhà cũng ảnh hưởng rất lớn đến các em, gia đình khó khăn về kinh tế nêncác em cũng thiệt thòi hơn về việc trải nghiệm cuộc sống. Các em ít được tiếp xúcvới các kênh truyền hình và Internet, ít được biết tới những phong tục tập quán củacác vùng miền mà các kênh truyền hình đã giới thiệu, chưa nói đến việc các em chưađược đi trải nghiệm thực tế để tìm hiểu về các đặc điểm Lịch sử, địa lí.Một số học sinh trong lớp điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ phải đilàm ăn xa các em phải ở với ơng bà nên có phần thiếu sự quan tâm chỉ bảo của chamẹ,...Nên có những ảnh hưởng đến việc học tập của các em.Kết quả khảo sát mơn Lịch sử - Địa lí từ đầu năm: Đây là môn học mới, ở Lớp 3các em chưa học mơn học này, tuy nó có kế thừa từ môn học Tự nhiên- xã hội.Nhưng các em rất mơ hồ và kết quả chưa cao, các em chưa hiểu về môn học.Chỉ khoảng từ 2 đến 3 em biết được mục tiêu nhiệm vụ môn học do các em có đọcqua sách và được bố mẹ anh chị hướng dẫn qua. Còn lại tất cả các em đều rất lạ lẫmNgười thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân5 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”với mơn học. Số em ham thích học tập mơn học, có hứng thú tìm hiểu về lịch sử là5/27 em trong tổng số cả lớp. Còn lại các em còn rất e dè trong xây dựng kiến thứcbài học và chưa thích nghi với mơn học mới.Mơn Lịch sử - Địa lí cũng giống các mơn học khác, các em phải nhận biết được, sosánh và giải quyết được những kiến thức cơ bản và trọng tâm.Vậy mỗi giáo viên không biết thay đổi các phương pháp dạy học mà thục hiệngiảng dạy theo một phương pháp thì kết quả đạt được chỉ gói gọn trong sách giáokhoa mà khơng phát triển, mở rộng được.Từ thực trạng của lớp 4C, tôi nhận thấy nếu mỗi một tiết học Lịch sử - Địa lí giáoviên biết cách tích hợp, lồng ghép hai phân môn để học sinh liên hệ tốt hơn về nộidung yêu cầu bài học, đồng thời tổ chức nhiều hình thức dạy học mới mẻ giúp họcsinh hứng thú hơn, mạnh dạn hơn và u thích mơn học hơn.Đó là lí do tơi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa líLớp 4.” để thực nghiệm giảng dạy nâng cao chất lượng dạy học.3. Nội dung và hình thức của giải pháp3.1. Mục tiêu của giải pháp.Giáo viên giúp học sinh nắm được kiến thức, hình thành được các kĩ năng cơ bảnkhi hoàn thành tiết học, tiếp cận kiến thúc nhẹ nhàng, tự nhiên.Học sinh ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ lịchsử, truyền thống của dân tộc, biết bảo vệ nền văn hóa của đất nước, bảo vệ chủ quyềncủa đất nước, yêu quê hương đất nước mình.Mỗi tiết học diễn ra một cách tự nhiên , thoải mái và không bị ép buộc tiếp nhận vàhình thành kiến thức kĩ năng một cách bị động.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.Xem xét chương trình hai phân mơn, ta thấy hai phân mơn này có rất nhiều nộidung liên quan đến nhau cả về đặc điểm, địa hình địa lí đến các phong tục tập quán.Nếu mỗi bài học người giáo viên tích hợp, lồng ghép được với nhau để hình thànhkiến thức chắc hẳn học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn nội dung môn học. Tôi đã lựa chọn vàsử dụng các biện pháp như sau:* Biện pháp 1: Dạy lồng ghép hai phân môn: Lịch sử và Địa lí có những điểmchung về nội dung, kiến thức với nhau.Căn cứ theo chương trình giáo dục phổ thơng mơn Lịch sử - Địa lí cấp Tiểu họcthì mục tiêu và nội dung của môn Lịch sử - Địa lí Lớp 4 là:Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân6 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”“Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản và thiết thực về các sự kiện hiệntượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dịng thời gian lịch sửcủa Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX. Các sự vật hiệntượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước.”“Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:+ Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ cácnguồn khác nhau.+ Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.+ Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí+ Vận dụng các kiến thức đã học vào nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễnđời sống.[1]Mỗi tuần học ở Lớp 4 có một tiết Lịch sử và một tiết Địa lí. Thơng thường giáoviên sẽ dạy đúng mục tiêu và nội dung được yêu cầu của tiết học.Để đạt mục tiêu thì giáo viên cần nghiên cứu nội dung các bài dạy, lên kế hoạchdạy học phù hợp với nội dung chương trình và phù hợp với đối tượng học sinh. Quátrình nghiên cứu nội dung dạy học, giáo viên sẽ tìm những nội dung kiến thức có liênquan đến nhau giữa hai phân môn để lập kế hoạch dạy học.Qua nghiên cứu chương trình mơn học Lịch sử - Địa lí của Bộ giáo dục và đào tạo,tôi nhận thấy môn học này có rất nhiều bài học mà học sinh có thể tích hợp được đểhọc sinh nắm được kiến thức vùng miền, nét văn hóa của từng vùng miền và nhữngnội dung có giá trị bản sắc được lưu giữ...Chẳng hạn: Khi dạy bài Lịch sử: “Buổi đầu dựng nước và giữ nước” Sách Lịchsử và địa lí 4 Tập 1 Chương trình VNEN.Học sinh cần trình bày được nét chính về đời sống vật chất và tinh thần cũng nhưđịa bàn sinh sống của người dân Văn Lang - Âu Lạc. Biết và trân trọng một số phongtục tập quán ở thời Hùng Vương - An Dương Vương còn lưu giữ đến ngày nay. Giáoviên có thể kết hợp tích hợp với nội dung mơn Địa lí bài “ Đồng bằng Bắc Bộ”. SáchLịch sử và địa lí 4 Tập 1 Chương trình VNEN.[1]Trích: Mục tiêu và nội dung mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4- Sách Tài liệu hướng dẫn giáo viênmơn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Trang 7,8 - Dự án mơ hình trường học mới Việt Nam VNEN của BộGiáo dục và Đào tạo]Điểm chung ở hai bài này là: Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về tựnhiên, dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ; Nhận biết được mối quan hệ đơn giản giữa thiênNgười thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân7 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”nhiên và con người ở đồng bằng Bắc Bộ; Tôn trọng truyền thống văn hóa của ngườidân ở đồng bằng Bắc Bộ. [Theo mục tiêu bài học]Tích hợp hai điểm chung là xác định vị trí địa lí, những nét chung nhất về đờisống, sinh hoạt ăn mặc ở; về hoạt động sản xuất có từ xưa như: trồng lúa nước, trồngrau, cây ăn quả, biết nấu xơi, gói bánh chưng, làm bánh giày, làm các công cụ sảnxuất,đồ trang sức, đan lát thủ công... dựa trên đặc điểm của thiên nhiên và tạo hóa....Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ.[ SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 VNEN tập 1] - trang 83Một số hoạt động sản xuất, đời sống và lễ hội của người dân liên quan đến bài họcmôn Lịch sử và Địa lí của người dân vùng đồng Bằng Bắc Bộ.[ tranh sưu tầm]Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân8 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”Bản thân liên hệ với bài địa lí, giúp học sinh nắm được việc giữ vững bản sắc dântộc, kế thừa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, đây là những hoạt động đãcó từ những thời xa xưa nhưng với ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc ngày nay chúng ta vẫn mãi giữ vững bản sắc của ông cha ta để lại. Sự tíchhợp này đã giúp học sinh nhận biết được những đặc trưng cơ bản nhất, những nét vănhóa được lưu truyền của đất nước ta từ ngàn xưa. Nhận thấy sự phát triển của đấtnước ta, những đóng góp về khoa học kĩ thuật và sự đổi mới của đất nước sau mấyngàn năm.Hay nội dung bài Lịch sử: “Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê” nói đếnnhững sự kiện chứng tỏ nhà Lê rất quan tâm tới việc đào tạo nhân tài, và sự ghi nhậnnhững người có cơng trong việc phát triển văn học khoa học thời Hậu Lê, Giáo viênsẽ tích hợp nội dung của bài Địa lí giới thiệu về trung tâm văn hóa của Thủ đơ Hà Nộitrong bài “ Thủ đơ Hà Nội” giới thiệu về hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử GiámHình ảnh thành Thăng Long [ Sưu tầm]Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân9 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”Khi dạy địa lí bài: “Thủ đơ Hà Nội” giáo viên tích hợp nội dung bài Lịch sử“Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê” để giới thiệu về việc nhà Lê rât quantâm tới việc đào tạo nhân tài.Từ thời Lý Nhà nước đã lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám làm trường đào tạonhân tài, đến thời Hậu Lê thì cho dựng lại nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám ởThăng Long, tổ chức thi cử để tuyển chọn người tài, đặt lễ xướng danh, lễ vinh quyvà khắc tên tuổi người đỗ cao [Tiến sĩ] vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tơn vinhngười có tài. Việc lồng ghép nội dung này giúp học sinh hoàn thành tốt mục tiêu hiểuđược về lịch sử của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, yêu quý và tự hào về Thủ đơ Hà Nội.[1]Hình ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. [ Sưu tầm]Việc dạy lồng ghép không phải là cắt bỏ chương trình, mà là hoạt động phối kếthợp kiến thức để nhận ra sự liên quan, sự ra đời của những nếp sống, những giá trịvăn hóa của đất nước con người Việt Nam. Từ cách xây dựng lồng ghép này giáoviên đã tạo được quỹ thời gian thảo luận nội dung rất nhiều, mở rộng được kiến thứccho học sinh qua đó các em biết cách liên hệ thực tế tốt hơn. Học sinh có thể kể chonhau nghe nhiều hơn những gì mình đã tìm hiểu được thông qua người thân và nhữngkênh thông tin khác.* Biện pháp 2: Dạy theo hình thức: “Trị chơi trải nghiệm”Giáo viên sẽ tìm hiểu nội dung bài học của tiết học, chuẩn bị kế hoạch tổ chức sựkiện trải nghiệm thú vị.[1]Theo nội dung bài Lịch sử:Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê- SGK Lịch sử và địa lílớp 4 VNEN ]Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân10 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”Học sinh trong lớp học đến từ những vùng miền khác nhau, mỗi vùng miền đều cónhững sự kiện lịch sử, những điều kiện tự nhiên và những tập tục sinh hoạt trong đờisống của người dân khác nhau. Để giúp học sinh tiếp thu và nắm được nội dung bàihọc, tôi đã chủ động tìm hiểu về lí lịch học sinh của lớp mình phụ trách, nắm đượcquê hương bản quán, tơi nhận thấy có nhiều học sinh, bố mẹ, anh chị cũng học Đạihọc, và các trường khác nhau. Nên tôi đã chủ động, khơi gợi trong các em những ýthức tìm tịi, khám phá nhằm phát triển đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của đất nước.Tôi đã giao nhiệm vụ cho những học sinh có quê hương ở những địa phương màmình được học, về nhà tìm hiểu từ những người thân trong gia đình của mình.Vào đầu mỗi tiết học học sinh sẽ chia sẻ cùng tất cả các bạn nội dung ứng dụng màcô giáo đã cho mình tìm hiểu ở nhà. Sau đó các em sẽ trao đổi tranh luận với nhau vềcác vấn đề mình tìm hiểu được.Chẳng hạn: Khi dạy bài “Hoạt đơng sản xuất của người dân ở Đồng bằng BắcBộ”: Giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở Q hươngmình, thơng qua bố mẹ ơng, bà để giới thiệu với cả lớp. Những học sinh có quêhương ở các tỉnh đồng bằng miền Bắc nước ta sẽ kể về q hương mình trong tiếtnày.Ví dụ: Học sinh lớp tơi thay vì kể theo sách giáo khoa các hoạt động sản xuất củangười dân ở đây thì các em sẽ giới thiệu quê em ở Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, HảiDương, ... mẹ em kể ở quê bây giờ người ta nuôi hải sản nhiều ạ! Có em lại kể bà nộiem trồng rau mang lên Hà Nội bán, chủ yếu là rau sạch ạ! Có bạn đã kể việc trồng lúanếp làm cốm, rồi kể chuyện làm bánh đặc sản quê hương....Một số bạn đã kể về cácviệc làm sản phẩm thủ công mây tre đan ở quê mình...Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân11 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”Một số hoạt động lao động của các địa phương đồng bằng Bắc Bộ.[Tranh sưu tầm]Khi dạy bài “Tây Nguyên” những học sinh là dân tộc tại chỗ sẽ rất mạnh dạn kể vềnhững lễ hội mà ở địa phương mình tổ chức, hay các bạn đó sẽ mạnh dạn kể về cuộcsống hàng ngày ở gia đình mình... Những cây trồng mà nhà em đang trồng, bố mẹ emdự định sẽ trồng những loại cây gì...Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân12 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”Một số hình ảnh cây trồng vật ni ở Tây Ngun [Tranh sưu tầm]Lúc đó tiết học sẽ gây tranh luận sơi nổi về những vấn đề khác nhau mà các em đãtìm hiểu. Có những em q hương cùng tỉnh với nhau nhưng khác huyện, phong tụctập quán mỗi làng cũng khác nhau, các em mang những phong tục đó ra để kể lại, nóivề địa phương đó, gây tranh luận sơi nổi, từ đó các bạn trong lớp sẽ hiểu được cácđặc điểm cụu thể của tùng vùng miền một cách tự nhiên hơn.Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh nếu gia đình có những đồ vật hay dụng cụ đặctrưng của vùng miền quê mình thì giới thiệu cho các bạn lớp mình biết. Cuối mỗi tiếthọc các em sẽ tổng hợp lại những hiểu biết của mình trong tiết học, sau đó giáo viêncó thể bổ sung những nội dung mà các em chưa đề cập tới giúp các em biết và hiểusâu hơn nội dung bài học. Như vậy tiết học sẽ trôi qua rất nhẹ nhàng, lí thú và bổ ích.Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân13 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”* Biện pháp 3: Đưa học sinh giải quyết các tình huống có vấn đề thơng quanội dung các bài học Lịch sử và Địa lí.Từ trước tới nay dạy - học Lịch sử và Địa lí chủ yếu là dựa vào các câuchuyện lịch sử, diễn biến các trận đánh... hoặc qua các bài viết về nội dung địa lí, đểtừ đó học sinh đọc lại chuyện, tường thuật lại, rút ra ý nghĩa lịch sử., đọc nội dung bàiđịa lí và nêu lại nhận xét.... Gọi như là chiêm ngưỡng giá trị lịch sử, tìm hiểu vị trí địalí... Thực chất khi học sinh đọc , tường thuật lại được chỉ là học thuộc máy móc,nhưng các em khơng nói được suy nghĩ và tự đặt mình vào hồn cảnh đó, nếu mìnhvào hồn cảnh đó mình sẽ làm gì?Khi dạy Lịch sử tôi đã mạnh dạn lược bỏ bước Tường thuật lại các diễn biến lịchsử, để chỉ cho học sinh nghe kể, quan sát trên các mơ hình diễn biến mà có thể từ cácbộ đồ dùng dạy học hoặc các tư liệu được tải về từ kho tư liệu giáo dục. Sau đó tơicho học sinh tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, việc tìm hiểu ý nghĩa lịch sử thực chất giúp họcsinh liên hệ trực tiếp với bản thân mình, xác định trách nhiệm của bản thân đối vớicuộc sống và đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp theo là để cho học sinhnói suy nghĩ của mình, trách nhiệm của mình mà khơng đi sâu q về việc phân tíchcác diễn biến trận đánh, không buộc học sinh phải tường thuật các diễn biến trậnđánh mà thông qua câu chuyện lịch sử có thể cho các em nói lên tâm tư của mình.Các em hình dung tưởng tượng như mình đang ở trong cuộc, các em nói được suynghĩ của mình về việc mình sẽ làm.Chẳng hạn: Bây giờ các em đã biết được tình hình lúc đó của đất nước ta, nếu choem ở hồn cảnh này em nghĩ mình sẽ làm thế nào, vì sao em lại làm như vậy? Emước mơ về đất nước mình tương lai như thế nào? Em có muốn trở lại cuộc sống củanhững năm đó khơng? ... Giáo viên có thể cho học sinh thể hiện quan điểm của mìnhvề các chủ đề đó thơng qua nội dung kể lại hoặc vẽ tranh... Học sinh trình bày nhậnđịnh của bản thân với những suy nghĩ của mình.Hay khi dạy phân mơn Địa lí, ví dụ như bài: Tây NguyênĐây là nơi tất cả các em đang sinh sống, các em phần lớn đã biết được đặc điểmkhí hậu, cuộc sống chủ yếu của đồng bào xung quanh mình.Thay vì các em sẽ kể vềmột số nét tiêu biểu về tự nhiên, dân cư ở Tây Nguyên. Thì các em sẽ thay nhau kểvới bạn mình những suy nghĩ về ý thức xây dựng quê hương nơi mình đang sống.Các em sẽ nêu ra những khó khăn của xóm làng mình đang gánh chịu vì sản xuất, laođộng gặp thiên tai, hạn hán, nói lên những suy nghĩ của mình về việc bố mẹ mình laođộng vất vả. ...Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân14 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”Dẫu biết rằng trong một lớp các đối tượng không đồng đều, nhưng việc cho các emtrình bày quan điểm của mình, suy nghĩ của mình với nội dung mà các em được nghe,được quan sát diễn biến, được trải nghiệm sẽ giúp cho các em xây dựng tốt ước mơcủa bản thận.3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.Các biện pháp mà cá nhân tôi đã thực hiện trong các tiết học được nêu ở trên, mỗibiện pháp đều được áp dụng với từng bài học khác nhau, từng dạng bài khác nhau,song nó có sự liên quan chặt chẽ vói nhau về việc hình thành kiến thức, kĩ năng tìmtịi và giải quyết các vấn đề đặt ra trong mỗi bài học, đặc biệt nó sẽ làm thay đổi chohọc sinh thói quen thụ động tiếp thu kiến thức. Học sinh sẽ u thích mơn học hơn vàsẽ cố gắng tìm hiểu, đọc sách báo nhiều hơn. Dành nhiều thời gian hơn cho việc tìmhiểu và mở rộng kiến thức.3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi vàhiệu quả ứng dụng.Nội dung, biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí này tơi đã thực hiện trong cáchoạt động dạy học của chính bản thân mình với học sinh lớp 4C trường Tiểu học VõThị Sáu năm học 2019 - 2020. Qua một năm áp dụng và giảng dạy, từ những ngàyđầu năm qua khảo sát của tôi với số em ham thích học tập mơn học là 5/27 thì nay sốbạn rất trơng chờ đến tiết học là 15/27, còn lại tất cả học sinh đều hứng thú với mônhọc, các em đã biết hỏi bố mẹ, anh chị, tìm hiểu trên sách báo, ti vi về nội dung củabài học trước khi đến lớp. Kết quả cuối năm 100% các em trong lớp tơi đã hồn thànhmơn học, trong đó 12 em đạt hồn thành tốt, chiếm 45% học sinh của lớp.Cuối học kì IHồn thành tốtHồn thànhSố lượng%Số lượng%7/2725.920/2774.1Cuối năm họcHoàn thành tốtHoàn thànhSố lượng%Số lượng%12/2744.415/2755.6Từ kết quả thu được tơi rất hài lịng với cách áp dụng một số biện pháp dạy họcmôn học Lịch sử và Địa lí. Vì đây là mơn học mà rất nhiều người cho là khơ khanbuồn tẻ, vì nội dung chủ yếu là đọc sách, học thuộc một cách máy móc.Năm học 2020 - 2021, phát huy với kết quả của năm học trước, tôi được phân cônggiảng dạy lớp 4 và tôi đã đem những biện pháp dạy học này áp dụng cho học sinh lớpmình được phân cơng giảng dạy. Qua một học kì tơi thấy các em luôn hăng say họcNgười thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân15 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”tập, kết quả đạt được như mong đợi. Các em đã hoàn thành mơn học tốt, số em hồnthành tốt chiếm 45% học sinh trong lớp.Tôi cũng chia sẻ cho các đồng chí, đồngnghiệp về biện pháp giảng dạy của mình. Chúng tôi cùng nhau thống nhất và triểnkhai giảng dạy môn học để đạt kết quả cao hơn trong giảng dạy và giáo dục.III. PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬNTrên đây là một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí mà bản thân tơi đãnghiên cứu, thực hành áp dụng trong giảng dạy tại lớp mình phụ trách trong năm học2019 - 2020 và tiếp tục áp dụng vào năm học 2020 - 2021. Đó là các biện pháp dạyhọc rất thiết thực, giúp cho học sinh tiếp thu bài một cách lô gich, tạo cho các emhứng thú và say mê tìm hiểu về lịch sử và các phong tục tập quán của các vùngmiền.Các em đã biết được việc giữ gìn và phát huy những bản sắc dân tộc, nhữngtruyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ thời xa xưa. Kết quả đạt được cũng tương đốithỏa mãn. Tôi mong rằng với sự nỗ lực của bản thân và các bạn bè đồng nghiệp, cácnội dung biện pháp của mình sẽ ngày càng hồn thiện hơn, giúp cơng tác dạy họckhơng cịn là nỗi lo về chất lượng, không bị nặng nề trong cách truyền tải kiến thức.Qua đây bản thân tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Chi bộ, Ban giám hiệu nhàtrường, Bộ phận chuyên môn nhà trường và Tổ tư vấn nghiệp vụ chuyên môn đã hỗtrợ cho tôi hoàn thành tốt trải nghiệm biện pháp dạy học. Sự nỗ lực cố gắng của bảnthân nếu không được sự đóng góp ý kiến của các tổ chức chắc chắn sẽ không thànhcông. Cá nhân tôi mong tiếp tục nhận được những đóng góp ý kiến chân thành,những rút kinh nghiệm quý báu nhất từ tất cả các đồng chí!Xin được trân quý với sự ủng hộ, giúp đỡ đầy tình thương và trách nhiệm của tấtcả các tổ chức trong nhà trường với cá nhân tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!2. KIẾN NGHỊQua quá trình dạy học tại đơn vị Trường Tiểu học Vó Thị Sáu, mặc dù nhà trườngrất quan tâm hỗ trợ cho các hoạt động dạy học, bằng mọi cách khắc phục khó khăn,song bản thân tôi muốn kiến nghị lên các cấp cần hỗ trợ cho nhà trường về cácphương tiện dạy học, đặc biệt hệ thống tivi, truyền tải và bắt được sóng Internet giúpcho giáo viên trong q trình giảng dạy có tư liệu để giới thiệu, thuyết minh cho họcsinh các câu chuyện lịch sử một cách chính xác thơng qua các tư liệu dạy học của bộ.Giới thiệu cho các em đời sống sinh hoạt các vùng miền của Đất nước để các em cóthể được trải nghiệm và tiếp cận được với văn hóa của nước nhà. Hiện nay nhàNgười thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân16 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”trường đã có hệ thống tivi, nhưng số lượng q ít, khơng đủ cho giáo viên thực hiệnđược các tiết học khi cần.Phú Xuân, ngày 01 tháng 3 năm 2021Người thực hiệnNguyễn Thị Thúy VânNgười thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân17 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Chương trình Mơn Lịch sử và địa lí cấp Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.2. Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Lịch sử và Địa lí theo chương trình hiệnhành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.3. Sách Tài liệu hướng dẫn giáo viên mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - 5 theo Dự ánmơ hình trường học mới Việt Nam. [VNEN]4. Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lí lớp 4 - 5 theo Dự án mơ hình trường học mớiViệt Nam. [VNEN]5. Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 4, lớp 5.6. Những cuốn sách hay về Lịch sử Việt Nam của nhà xuất bản văn hóa xã hội.7. Một số nội dung dạy học tích cực trên hệ thống mạng Internet.[//luatvietnam.vn/giaoduc/...; Chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018..]Một số tranh ảnh sưu tầm trên mạng Internet để minh họa nội dung bài dạy.Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân18 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”MỤC LỤCTT12345678910111213NỘI DUNGI . PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài.2 .Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.3 .Đối tượng nghiên cứu4 .Giới hạn của đề tài.5. Phương pháp nghiên cứu.II. PHẦN NỘI DUNG1 .Cơ sở lí luận.2 .Thực trạng vấn đề nghiên cứu.3 .Nội dung và hình thức của giải phápMục tiêu của giải pháp.Nội dung và cách thức thực hiện giải phápMối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,phạm vi và hiệu quả ứng dụng.III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊTài liệu tham khảoMục LụcNgười thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân19TRANG13334461414161718 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC•Cấp cơ sở:•…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………....•Cấp huyện:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………............…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân20 Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học mơn Lịch sử và Địa lí Lớp 4”Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân21

Video liên quan

Chủ Đề