Văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc Bộ Nội vụ. Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, theo định hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành Nội vụ, nền công vụ của đất nước và hội nhập quốc tế.

Vậy Học Đại học nội vụ sau ra trường làm gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Giới thiệu chung về trường Đại học Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những nơi đào tạo cán bộ, công chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cả nước. Qua 45 năm hình thành và phát triển, trải qua bao nhiêu lần đổi tên, thay đổi chức năng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn duy trì và tiếp tục phát huy truyền thống giảng dạy, đào tạo trước đây và mở thêm một số môn đào tạo mới.

Tiền thân trường Đại học Nội Vụ chính là Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ. Được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, với nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước

Năm 1977 là năm mở ra giai đoạn mới của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ – giai đoạn vừa đào tạo cán bộ trung học Văn thư Lưu trữ ở miền Bắc [từ Quảng Bình trở ra] vừa đào tạo cán bộ ở Phân hiệu miền Nam.

Ngày 30/4/1992, trường Phân hiệu phía Nam được nâng cấp thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ II. Cho đến ngày 11/5/1994, theo Quyết định số 50/TCCB – VP của Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ [nay là Bộ Nội vụ], Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được chuyển về Hà Nội để giảm bớt những khó khăn cho Nhà trường.

Ngày 25/4/1996, Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ chính thức được đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I theo Quyết định số 72/TCCB – TC. Và đến 1/10/2003 trường được đổi tên thêm một lần nữa thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ Trung ương I.

Trước nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, Quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB được ban hành ngày 15/6/2005 về việc dựa trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I tiến hành thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I.

Ngày 21/4/2008, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số 2275/QĐ – BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ vào ngày 12/6/2008.

Trải qua thời gian thông qua các gấy tờ, thủ tục thì vào ngày 14/11/2011 Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đại học Nội vụ có những ngành nào

– Quản trị nhân lực

– Quản trị văn phòng

– Luật

– Quản lý nhà nước

– Chính trị học

– Lưu trữ học

– Ngôn ngữ Anh

– Quản lý văn hóa

– Văn hóa học

– Thông tin – thư viện

– Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước

– Hệ thống thông tin

Đại học Nội vụ học mấy năm

– Thời gian tối đa hoàn thành khóa học bao gồm thời gian thiết kế của khóa học và thời gian được phép tạm ngừng học để củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập.

– Thời gian của khóa học

+ Thời gian của khóa học đại học [chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao] là 4 năm, của khóa học cao đẳng là 3 năm. Thời gian được phép tạm ngừng học để củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập là 4 học kỳ chính;

+ Thời gian của khóa học đào tạo liên thông bậc Đại học là 4 học kỳ, đào tạo liên thông bậc Cao đẳng là 3 học kỳ. Thời gian được phép tạm ngừng học để củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập là 2 học kỳ chính;

– Năm đào tạo

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào số tín chỉ tích lũy [không kể các học phần tự chọn tự do, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh], sinh viên được xếp năm đào tạo như sau:

+ Năm thứ nhất Bậc Đại học Dưới 30 tín chỉ, Bậc Cao đẳng Dưới 30 tín chỉ

+ Năm thứ hai Bậc Đại học Từ 30 đến 65 tín chỉ, Bậc Cao đẳng Từ 30 đến dưới 60 tín chỉ

+ Năm thứ ba Bậc Đại học Từ 66 đến 100 tín chỉ, Bậc Cao đẳng Từ 60 đến dưới 90 tín chỉ

+ Năm thứ tư Bậc Đại học Từ 101 đến 130 tín chỉ

Đại học Nội vụ sau ra trường làm gì

Trường Đại học Nội vụ mở rộng quy mô đào tạo rất nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Mở ra nhiều cơ hội lựa chọn cho các bạn trẻ. Theo đó cơ hội việc làm dành cho các bạn sau khi ra trường cũng vô cùng lớn.

Trường luôn đảm bảo chất lượng đầu ra tốt nhất với đội ngũ giảng viên giỏi, chuyên nghiệp, hầu hết đều từ bậc thạc sĩ trở lên. Bên cạnh đó trường không ngừng nâng cấp tranh thiết bị dạy và học… để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập của sinh viên. Từ đó nâng cao được chất lượng học tập.

Thêm vào đó, trường Đại học Nội vụ luôn có các chính sách liên kết, phát triển các mối quan hệ với các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia học tập, trao đổi, bồi dưỡng thêm kiến thức, trình độ mở mang tầm nhìn và định hướng tương lai sau khi ra trường. Chính vì vậy mà sau khi ra trường nhiều bạn sẽ có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng như nước ngoài.

Sau khi ra trường các bạn có thể làm trong những lĩnh vực sau đây:

– Lĩnh vực văn hóa du lịch

– Lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý văn hóa

– Lĩnh vực quản trị nhân sự, quản trị văn phòng

– Lĩnh vực văn hóa truyền thông

– Làm việc trong ngành luật

– Làm việc trong ngành quản lý thông tin thư viện

– Trở thành các cán bộ quản lý về tài chính công, lĩnh vực chính trị

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Học Đại học nội vụ sau ra trường làm gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc khác, vui lòng phản hồi trực tiếp để được hỗ trợ nhanh chóng.

Phòng Hành chính-Quản trị -Tổ chức được thành lập theo Quyết định số 269/QĐ-ĐHNV ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHÒNG HÀNH CHÍNH - QUẢN TRỊ - TỔ CHỨC
Trụ sở làm việc: Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 181 Lê Đức Thọ, phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

  1. Nguyễn Quốc Lợi:    Phụ trách phòng HCQTTC     [0988517797]
  2. Lê Công Cẩn:    Phó Trưởng phòng HCQTTC      [0978982238]
  3. Lê Hồ Nam Hưng:    Chuyên viên     [0961228339]
  4. Lê Thị Tuyết Mai:     Cán sự - Văn thư     [0382076329]
  5. Nguyễn Thị Kim Oanh:    Chuyên viên      0979301686
  6. Chu Thị Thắm:     Y tế      0865162482
  7. Lê Thị Phương Thảo:    Chuyên viên      0909261309
  8. Nguyễn Trọng Toàn:    Kỹ thuật viên      0937076584
  9. Phạm Xuân Hậu:    Nhân viên       0976858161
  10. Phạm Văn Thịnh:    Kỹ sư      0979266939
  11. Trần Đại Nghĩa:     Nhân viên Lái xe     0902602560
  12. Nguyễn Hữu Chung:     Nhân viên Lái xe     0918135087
  13. Đặng Văn Ngân:    Bảo vệ    0908654086
  14. Dương Phúc Mai:    Bảo vệ     0913132627
  15. Nguyễn Long Biên:    Bảo vệ     0918832339
  16. Nguyễn Thị Kiều Phương:    Phục vụ     0965631380
  17. Hoàng Thị Hiển:    Phục vụ    0382981772
  18. Danh Lục Thị Mỹ Linh:    Phục vụ     0975654430
  19. Nguyễn Thị Oanh:    Phục vụ    0972332719

Quyết định Thành lập Phòng HC-QT-TC

Căn cứ Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ Trường Đại học; Căn cứ Quyết định số 5600/QĐ-BGDĐT, ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Quyết định số 372/QĐ-ĐHNV, ngày 26 tháng 02 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Quyết định số 269/QĐ-ĐHNV ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về việc thành lập Phòng Hành chính - Quản trị - Tổ chức thuộc Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Phòng Hành chính - Quản trị - Tổ chức,

Điều 1. Vị trí và chức năng     Phòng Hành chính - Quản trị - Tổ chức là đơn vị chức năng thuộc Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh [dưới đây gọi là Phân hiệu], có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc Phân hiệu trong việc quản lý, thực hiện công tác hành chính, tổng hợp, cơ sở vật chất và tổ chức bộ máy, nhân sự; thực hiện chế độ, chính sách; công tác thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ của Phân hiệu.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn


1. Công tác hành chính 1.1. Giúp Giám đốc thiết lập mối quan hệ, lề lối làm việc giữa các đơn vị trong toàn Phân hiệu theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định. Chủ trì phối hợp với các đơn vị, tập hợp tư liệu, đề án, chỉ tiêu giúp Giám đốc Phân hiệu dự thảo xây dựng và theo dõi quản lý tổng hợp kế hoạch năm và kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn của Phân hiệu; theo dõi việc tổ chức thực hiện kế hoạch của các đơn vị; phản ánh kịp thời, đề xuất các biện pháp thích hợp để thực hiện kế hoạch có hiệu quả, đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch. 1.2. Thực hiện công tác hành chính, văn thư và công tác pháp chế; quản lý con dấu của Phân hiệu; cấp giấy đi đường, giấy giới thiệu, tổ chức in ấn văn bản, tài liệu của Phân hiệu. Thực hiện công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật hiện hành về công tác lưu trữ; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác lưu trữ theo quy định của Nhà nước. 1.3. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê và làm báo cáo theo định kỳ đột xuất về các lĩnh vực của đơn vị quản lý. Lập lịch công tác tuần; ghi chép biên bản, soạn thảo các kết luận, thông báo của Ban Giám đốc Phân hiệu tại các cuộc họp giao ban, cuộc họp, hội nghị gửi đến các đơn vị trong và ngoài Phân hiệu. 1.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án giữ gìn, bảo đảm an ninh trật tự trong toàn Phân hiệu. Chịu trách nhiệm thường xuyên liên hệ với các cơ quan công an, chính quyền địa phương trong các hoạt động gìn giữ trật tự, an toàn xã hội trong khuôn viên Phân hiệu. 1.5. Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan thực hiện việc hiếu, hỉ, thăm hỏi ốm đau đối với viên chức, người lao động và các cơ quan có liên hệ công tác với Phân hiệu. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác y tế, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức hiểu biết về y tế cộng đồng, phòng chống dịch bệnh, tệ nạn xã hội đến toàn thể viên chức, người lao động và học viên, sinh viên trong Phân hiệu. 1.6. Xây dựng phương án phòng dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan y tế trực tiếp tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác y tế học đường; tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức hiểu biết về y tế cộng đồng, phòng chống dịch bệnh, tệ nạn xã hội đến toàn thể viên chức, người lao động và học viên, sinh viên trong Phân hiệu.  1.7. Chịu trách nhiệm phát ngôn chính thức các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Phân hiệu với các cơ quan truyền thông khi được Giám đốc Phân hiệu ủy quyền. 1.8. Là đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức hội nghị viên chức và người lao động hàng năm, các đại hội và lễ kỷ niệm. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công về lễ tân, khánh tiết, nhà khách; quản lý và phục vụ các phòng họp, phòng khách, hội trường, nhà khách. 1.9. Thừa lệnh ký các văn bản, giấy tờ có liên quan theo sự phân cấp quản lý của Giám đốc Phân hiệu.

2. Công tác quản trị

2.1. Phối hợp với Văn phòng, Phòng Kế hoạch - Tài chính Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong việc tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.2. Lập kế hoạch và tổ chức quản lý việc duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ nhà cửa, đường xá, công trình kỹ thuật, kiến trúc, cảnh quan của Phân hiệu; kế hoạch và tổ chức quản lý việc sửa chữa phục hồi thiết bị, vật tư; đánh giá tài sản; phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính tổ chức thực hiện kiểm kê và thanh lý tài sản, thiết bị, vật tư hàng năm theo quy định của Nhà nước. Thường trực các hội đồng về đấu thầu xây dựng và mua sắm trang thiết bị; thanh lý tài sản. 2.3. Thường trực và phối hợp với các đơn vị trong Phân hiệu thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy trong toàn Phân hiệu; thường xuyên liên hệ với cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương để được chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy; quản lý và tổ chức điều hành xe ô tô, phương tiện phục vụ yêu cầu công tác của Phân hiệu. 2.4. Tổ chức, tiếp nhận, phân phối, cấp phát các loại thiết bị, vật tư theo kế hoạch đã được Giám đốc Phân hiệu phê duyệt; quản lý kho vật tư; theo dõi, giám sát các đơn vị trong việc quản lý sử dụng thiết bị, vật tư; đề xuất việc tổ chức sử dụng hợp lý thiết bị, vật tư theo quy định. 2.5. Thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường: Đường đi nội bộ, các công trình công cộng, khu làm việc, hội trường, giảng đường; phòng thí nghiệm, thực hành; quản lý chăm sóc các vườn hoa, cây cảnh, tiểu cảnh trong khuôn viên Phân hiệu.

3. Công tác tổ chức

3.1. Tham mưu, đề xuất các phương án quy hoạch, xây dựng và kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trình Giám đốc Phân hiệu và báo cáo Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xem xét, phê duyệt. 3.2. Tổ chức thực hiện tuyển dụng theo quy định phân cấp của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của Phân hiệu.  3.3. Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội triển khai quy trình làm thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý; tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển công tác, thôi việc, nghỉ chế độ và kéo dài thời gian công tác đối với viên chức, người lao động. 3.4. Tham mưu và phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định, quy chế làm việc trong Phân hiệu trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phù hợp với đặc điểm, tình hình và yêu cầu phát triển của Phân hiệu. 3.5. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với viên chức và người lao động. Quản lý hồ sơ viên chức và người lao động. Tổ chức triển khai công tác nhận xét, đánh giá viên chức và người lao động hàng tháng, hàng năm; công tác xét, đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua, khen thưởng và đề nghị hình thức kỷ luật đối với viên chức và người lao động trong Phân hiệu. 3.6. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ và làm thủ tục cho người nước ngoài tạm trú tại Phân hiệu; phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội làm thủ tục xuất cảnh cho viên chức và người lao động đi học tập, công tác, thăm thân ở nước ngoài. 4. Quản lý và tổ chức đánh giá viên chức, người lao động thuộc Phòng; tham gia đánh giá công chức, viên chức và người lao động theo quy định. 5. Thực hiện công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo 6. Quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất được giao theo quy định; Xây dựng dự toán tài chính thực hiện nhiệm vụ hoạt động hàng năm theo kế hoạch của đơn vị và các hoạt động đơn vị được giao chủ trì thực hiện. 7. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ và theo yêu cầu của Giám đốc Phân hiệu về hoạt động của Phòng. 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân hiệu giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Cơ cấu tổ chức

a] Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng. b] Các tổ, bộ phận chuyên môn theo quy định.

2. Chế độ làm việc

2.1. Trưởng phòng  a] Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Phòng được quy định tại Điều 2 của Quy định này và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của Phòng trước Giám đốc Phân hiệu và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. b] Căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tế phát triển của Phòng, Trưởng phòng đề xuất Giám đốc Phân hiệu quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các tổ, bộ phận thuộc Phòng. c] Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Trưởng phòng ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Trưởng phòng điều hành công tác, giải quyết công việc của Phòng. 2.2. Phó Trưởng phòng a] Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. b] Khi được Trưởng phòng ủy quyền bằng văn bản để điều hành công tác, giải quyết công việc của Trưởng phòng trong thời gian Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước Giám đốc Phân hiệu và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ trong thời gian được ủy quyền; không được ủy quyền lại cho người khác những nội dung được Trưởng phòng ủy quyền. 2.3. Viên chức và người lao động Viên chức và người lao động thuộc Phòng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.4. Tổ trưởng, Trưởng bộ phận thuộc Phòng Tổ trưởng, Trưởng bộ phận thuộc Phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của tổ, bộ phận. 2.5. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, viên chức và người lao động thuộc Phòng thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. thay thế Quyết định số 337/QĐ-PHHCM ngày 25/3/2019 

2. Trưởng phòng Phòng Hành chính - Quản trị - Tổ chức, người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Phân hiệu và các viên chức, người lao động thuộc Phòng Hành chính - Quản trị - Tổ chức chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Một số hình ảnh của Phòng Hành chính - Quản trị - Tổ chức  

 

 

 

 

Video liên quan

Chủ Đề