Vòng năng lượng trên Trái đất là gì

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Đáp án C. Giải thích: Cơ chế của vòng tuần hoàn nước là: Do tác dụng của nhiệt độ nước biển và đại dương bốc hơi rồi hình thành mây. Gió đưa mây vào vào đất liền gây mưa, một phần nước mưa tụ lại thành sông suối rồi chảy ra biển, phần khác ngấm xuống đất tạo ra nguồn nước ngầm chảy ra sông suối rồi ra biển. Như vậy, nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là năng lượng bức xạ Mặt Trời (nhiệt độ, gió,...).

Sẽ có những thay đổi lớn trong cách chúng ta sống, làm việc và du lịch trong tương lai.

Nhưng nhờ vào dữ liệu, tự động hóa và phần mềm, cách chúng ta tương tác với hành tinh sẽ thông minh và hiệu quả hơn.
Đây là những gì sẽ thay đổi.

Chúng tôi sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và pin

Điều gì sẽ thay đổi: Việc tiêu thụ năng lượng sẽ chuyển sang năng lượng gió và mặt trời khi các nguồn này trở nên kinh tế hơn.

Điều này có nghĩa là gì: Ngành công nghiệp lưu trữ năng lượng – pin thương mại – sẽ phát triển nhanh chóng để lưu trữ năng lượng được khai thác từ các nguồn tái tạo này. Ví dụ, các tuabin gió chỉ có thể thu năng lượng khi trời có gió và tương tự, các tấm pin mặt trời dựa vào ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng. Pin phải tích trữ năng lượng đó để khách hàng vẫn có thể bật đèn và không bị gián đoạn do thời tiết. "Việc lưu trữ năng lượng giúp cho các nguồn năng lượng tái tạo trở nên đáng tin cậy và có sẵn theo nhu cầu,” Roopa Shortt, giám đốc phát triển kinh doanh tại Honeywell, người chuyên trách nắm bắt xu hướng thị trường và đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu năng lượng mới cho biết.

Nhà và văn phòng sẽ trở thành các trạm phát điện

Điều gì sẽ thay đổi: Các tòa nhà sẽ tự tạo ra năng lượng bằng cách sử dụng các nguồn tái tạo. Việc phát điện cục bộ đó sẽ cung cấp điện cho các công trình lân cận và đóng góp vào lưới điện.

Điều này có nghĩa là: Các tòa nhà sẽ là các công trình cân bằng năng lượng (net-zero), tạo ra mức năng lượng bằng đúng mức tiêu thụ. Chúng sẽ có nhiều hình thức phát điện tại chỗ và lưu trữ năng lượng. Ví dụ, tòa nhà sẽ có tuabin gió trên mái nhà, mặt tiền quang điện, máy phát điện sinh học, máy phát nhiên liệu truyền thống và các tùy chọn lưu trữ trong nhà như pin. Phần mềm sẽ tối ưu hóa các nguồn năng lượng dựa trên cách người dùng muốn tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Các tòa nhà thông minh sẽ tự chủ và tự tối ưu hóa, cho phép chúng trở thành những người đóng góp độc lập nhưng có giá trị cho cơ sở hạ tầng thành phố thông minh lân cận”, Deb Learoyd, giám đốc cung cấp dịch vụ quản lý tại Honeywell, người có hơn hai thập kỷ kinh nghiệm với các tòa nhà được kết nối cho biết.

Chúng ta sẽ đi bằng taxi điện không khí

Điều gì sẽ thay đổi: Với hơn 150 công ty đang làm việc tích cực về phương tiện giao thông hàng không đô thị (UAM), những năm tới sẽ chứng kiến một loạt các ý tưởng taxi bay chạy bằng điện mới. Cuối cùng, các mô hình này sẽ có thể bay mà không cần phi công.

Điều này có nghĩa là: Giao thông hàng không đô thị mô tả một hệ thống giao thông hàng không mới sử dụng điện, máy bay cất cánh thẳng đứng để bay qua các khu vực đô thị. Vốn mạo hiểm đang được đổ vào lĩnh vực này, và một số công ty hàng đầu đã và đang nghiên cứu các mẫu xe nguyên mẫu của mình lần 3 hoặc 4. Hầu hết các công ty có kế hoạch cuối cùng là cho bay những chiếc máy bay này một cách tự chủ, nhằm loại bỏ trọng lượng và chi phí thuê phi công. Phần còn lại của ngành hàng không vũ trụ đang trang bị lại cho kỷ nguyên mới này. Một cuộc khảo sát do Honeywell ủy quyền tiến hành cho thấy một phần ba các công ty tính riêng trong ngành điện tử hàng không đang phát triển các sản phẩm UAM, với hơn một nửa trong số đó đã được thử nghiệm bay.

Các tòa nhà sẽ chỉ sử dụng năng lượng khi cần thiết

Điều gì sẽ thay đổi: Các tòa nhà sẽ phản hồi theo nhu cầu cảm tính và lý tính của người sử dụng. Điều đó có nghĩa là năng lượng sẽ chỉ được tiêu thụ khi nhà có người sử dụng, từ đó tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.  

Điều này có nghĩa là: Nhiều cảm biến sẽ tận dụng công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo để cung cấp không gian sống thông minh và trực quan. Các tòa nhà sẽ học hỏi từ lịch sử bảo trì và hiệu suất của chính chúng để liên tục tối ưu hóa dựa trên kinh nghiệm.  Tất cả các hệ thống sẽ được kết nối để tạo ra một hồ dữ liệu, từ đó tạo điều kiện cho việc học tập liên tục - hệ thống chiếu sáng, hệ thống thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy và an ninh. “Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong thiết kế, trải nghiệm và quản lý một tòa nhà sẽ làm cho tòa nhà trở nên cấp tiến và dự đoán được nhu cầu của con người”, trích lời Manish Sharma, giám đốc công nghệ của bộ phận kinh doanh công nghệ xây dựng.

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 1: What Is Energy? – Chương 1: Năng lượng là gì? (Phần 2)

Nguồn năng lượng – Sources of Energy

Nguồn năng lượng là các thực thể vật lý mà từ đó có thể thu được một hoặc nhiều hình thức năng lượng. Các nguồn này có thể rất khác nhau:

1) Thực vật và tài nguyên khoáng sản: trong trường hợp của than, dầu, khí đốt, và sinh khối (biomass), năng lượng hóa học được lưu trữ trong các liên kết hóa học carbon-carbon (C – C) và carbon-hydro (C – H); để giải phóng năng lượng này đòi hỏi một sự kích hoạt và một chất oxy hóa (oxy); trong trường hợp của uranium, năng lượng là thuộc loại hạt nhân và chỉ có thể được giải phóng bởi sự phân hạch của hạt nhân nguyên tử.

2) Địa hình tự nhiên (Artifacts): Nếu một con sông bị chặn bởi một con đập, nó sẽ có thể chuyển đổi năng lượng tiềm năng hấp dẫn của nước thành năng lượng động lực, cơ khí và điện thông qua một loạt các đường ống dẫn và máy móc; tương tự như vậy, tua-bin gió có thể chuyển đổi năng lượng động học của khối không khí chuyển động.

3) Các thiên thể (Celestial bodies): Mặt Trời là một nguồn năng lượng ánh sáng; Trái đất là một nguồn năng lượng nhiệt (dưới lòng đất) và năng lượng hấp dẫn (ví dụ cái bình rơi).

Cũng tốt để nhớ rằng, các nguồn năng lượng không phải chỉ là nguồn của năng lượng mà thôi – chúng cũng có thể là nguồn của một số sản phẩm hữu ích khác. Ví dụ, với nhiên liệu hóa thạch, chúng ta có thể sản xuất nhiều loại nhựa hữu ích, phân bón, và thuốc (trong số nhiều ứng dụng khác). Với một con đập, chúng ta có thể kiểm soát dòng chảy của nước trong một dòng sông;  còn đối với nguồn năng lượng từ trái đất, chúng ta không cần phải nhấn mạnh rằng nó rất hữu ích cho nhiều mục đích khác.

Nguồn năng lượng được cho là nguồn sơ cấp (primary sources) nếu chúng trực tiếp có sẵn trong tự nhiên – ví dụ, nhiên liệu hóa thạch, ánh sáng mặt trời, gió, nước chuyển động (như ở các dòng sông), thảm thực vật, và uranium. Chúng có thể được sử dụng như vậy hoặc có thể được chuyển đổi thành các hình thức khác được gọi là nguồn năng lượng thứ cấp (secondary energy sources) ; để chúng có thể dễ dàng được sử dụng hơn: ví dụ, sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thô (nhiên liệu hóa thạch nói chung).

Các dạng năng lượng – cho dù sơ cấp hay thứ cấp – thường được sử dụng trong thực tế được gọi là hình thức cuối cùng (final forms); trong số này là điện và xăng dầu. Ngược lại, cả bức xạ mặt trời hay dầu thô đều không thuộc nhóm này – dầu thô sẽ cần được tinh chế trước khi sử dụng.

Các trụ cột của vũ trụ 

Các nghiên cứu khoa học và thử nghiệm đầu tiên trên những biến đổi của năng lượng đưa chúng ta quay trở lại hơn hai thế kỷ, khi máy móc được sử dụng để chuyển đổi nhiệt năng thành chuyển động, và ngược lại. Theo dòng lịch sử (một cách hợp lý), chi nhánh này của vật lý được phát triển thành Nhiệt động lực học.

Trong thế kỷ XIX, những người đã đặt nền móng của nhiệt động lực học trong những năm tiến bộ công nghệ lớn chủ yếu là Anh, Pháp và Đức. Họ thường được thúc đẩy bởi mong muốn đóng góp vào sự phát triển công nghệ và ưu thế của đất nước họ.

Nghiên cứu nhiệt động lực học tiến hành trong nửa sau của những năm 1800s dẫn đến việc xây dựng một số luật cơ bản, hoặc các nguyên tắc, có hiệu lực có thể được mở rộng đến cho tất cả các dạng năng lượng. Nói cách khác, mặc dù họ không nhận ra, nhưng những nhà nhiệt động lực học của thời đại đó đã vượt xa hơn tham vọng ban đầu của họ. Họ muốn tìm hiểu các hoạt động của máy móc đơn giản và khi làm như vậy đã xoay sở để phát hiện ra một số trong những trụ cột cơ bản trong sự tồn tại của vũ trụ.

Hai nguyên tắc của nhiệt động lực học rất cơ bản mà chúng thường được gọi đơn giản là Nguyên tắc Thứ nhất và Thứ hai của Nhiệt động lực học. Không phải ngẫu nhiên, các chữ cái viết hoa vốn không phải là lỗi đánh máy. Trước khi minh họa những Nguyên tắc này, sẽ rất hữu ích để làm rõ một cách ngắn gọn một vài khái niệm cơ bản trong những nguyên tắc này, cụ thể là nhiệt độ và nhiệt.

Chuyển động của các hạt

Năng lượng nhiệt (hoặc nhiệt) là một biểu thị sự chuyển động không ngừng của các nguyên tử được kích thích – nguyên tử là những hạt siêu nhỏ tạo nên vật chất. Như nhiệt độ, chúng ta đều tin rằng chúng ta biết nó là gì: có người nào chưa bao giờ sử dụng nhiệt kế? Tuy nhiên, khái niệm về nhiệt độ không hề tầm thường như nó có vẻ được đánh giá lúc đầu. Nó được mô tả một cách nghiêm ngặt theo động năng trung bình của chuyển động của các nguyên tử.

Ở đây chúng tôi sẽ giới hạn mình để phát biểu đơn giản về nhiệt độ là một tính chất của hệ mà nó xác định hướng của việc chuyển giao năng lượng nhiệt từ một hệ thống này sang hệ thống khác. Năng lượng nhiệt (nhiệt) có xu hướng di chuyển từ một hệ thống nhiệt độ cao hơn sang một hệ thống có nhiệt độ thấp hơn. Quá trình này dừng lại khi cái được gọi là cân bằng nhiệt được đạt tới, lúc đó không còn chuyển giao năng lượng nhiệt giữa hai hệ thống (xét về mặt vĩ mô) kể từ khi chúng ở cùng một nhiệt độ.

Thang được sử dụng để đo nhiệt độ dựa trên một quy ước đơn giản. Bạn có thể sử dụng bất cứ thang nhiệt độ nào mà bạn thích (Celsius, Fahrenheit, Kelvin). Do vậy, đừng ngạc nhiên, nếu bạn thấy mình ở Hoa Kỳ giữa một cơn bão tuyết và được cho biết rằng nhiệt độ bên ngoài đang là 32 độ (độ F, °F), tương đương với 0°C (hoặc 273°K). 

Nhiệt (Hơi nóng) – một năng lượng có thể trao đổi 

Nhiệt là năng lượng nhiệt có thể được trao đổi giữa hai vật có nhiệt độ khác nhau. Trong hàng nghìn năm, người ta đã tin rằng nhiệt là một chất lỏng vô hình (có thể ai đó vẫn tin thế…) – nhưng điều này là không đúng sự thật. Khi nước được đun nóng trong nồi, ngọn lửa không trực tiếp làm nóng nước nhưng làm ấm đáy nồi, thứ mà sau đó làm nóng nước. Đây là một ví dụ mà nơi trao đổi nhiệt diễn ra giữa ba vật (từ ngọn lửa, vào nồi, cho nước).

Các nguyên tử và phân tử tạo thành ngọn lửa (mà nói về mặt kỹ thuật được gọi là plasma, một hình thức rất nóng của khí ion hóa) di chuyển, xoay, và dao động rất nhanh. Các hạt va chạm với đáy nồi và kích thích sự dao động của nguyên tử kim loại (những nguyên tử này không thay đổi về vị trí, ít nhất là khi nồi không tan chảy…). Quá trình chuyển giao dây chuyền này diễn ra nhanh chóng cho đến khi nó tác động đến các phân tử nước trong nồi, bắt đầu từ lớp nguyên tử đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với kim loại.

Nếu chúng ta giữ cho ngọn lửa liên tục, nước sẽ được đun sôi nhanh chóng, và chỉ sau đó chúng ta mới có thể ném mì ống vào. Nhưng nếu đáy nồi được cách nhiệt hoàn hảo, chúng ta sẽ phải cam chịu ăn món mì ống chưa được nấu chín hoặc nếu không thì chết đói, vì nước sẽ vẫn lạnh mãi mãi.

Bạn không thể chạy thoát khỏi chúng – các Nguyên tắc của Nhiệt động lực học

Nguyên tắc Thứ nhất nói rằng năng lượng của một hệ thống cô lập, một hệ thống không thể trao đổi vật chất hay năng lượng với môi trường xung quanh, luôn luôn là như nhau; nó có thể chuyển đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, nhưng tổng năng lượng vẫn không thay đổi. Do đó, năng lượng của một hệ thống cô lập – ví dụ như vũ trụ – luôn luôn là hằng số.

Nói một cách khách quan thì, Nguyên tắc Thứ nhất là tin tốt, mặc dù một chút thất vọng cho những người muốn theo đuổi một chế độ ăn kiêng: năng lượng của thực phẩm ăn được hoặc là được sử dụng qua các bài tập về tâm thần hoặc thể chất, hoặc với người khác nó được tích lũy dưới dạng mỡ ở các bộ phận khác nhau của cơ thể (bụng, hông, …).

Năng lượng hóa học được lưu trữ trong bình xăng của một chiếc xe sẽ đưa chúng ta đến nơi nghỉ mát bằng cách thực hiện công, và vì vậy chúng ta có thể vô tình tin rằng các động cơ đã “ăn” tất cả các năng lượng có sẵn trong bình xăng. Nó không thực sự là như vậy. Nếu chúng tôi xoay sở để đến được Stelvio (2760 m, Ý), chẳng hạn, năng lượng hóa học được lưu trữ trong nhiên liệu mua tại các trạm xăng đã được chuyển đổi bên trong động cơ trong một quá trình liên quan đến không khí – một phần – thành năng lượng tiềm năng hấp dẫn (bây giờ chúng tôi và chiếc xe là ở độ cao lớn hơn so với trước đây), một phần thành nhiệt phát ra từ ống xả xe hơi, và một phần dưới dạng ma sát giữa lốp xe và mặt đường.

Khối nhiên liệu đã được chuyển đổi thành khí, chủ yếu là hơi nước (H2O) và cacbon dioxit (CO2), rồi được thải vào khí quyển. Trong sự chuyển đổi này, thể tích ban đầu của nhiên liệu tăng lên hơn 2000 lần vì sản phẩm được tạo ra ở thể khí có mật độ nhỏ hơn nhiều. Nhưng bởi vì các khí là vô hình, chúng ta không có cảm giác tội lỗi là đã gây ô nhiễm không khí mà chúng ta đang hít thở. Chúng ta thực ra đã không còn nhìn thấy bất cứ điều gì, nhưng năng lượng không bao giờ mất đi. Quá trình biến mất một cách âm thầm của nhiên liệu thật sự rất đáng kinh ngạc.

Nguyên tắc Thứ hai là một trong những định luật hấp dẫn nhất của tự nhiên. Các kết quả là rất rộng lớn. Nó có thể được phát biểu trong nhiều cách khác nhau, nhưng trực quan nhất có lẽ là sau đây: trong một hệ thống cô lập, năng lượng nhiệt luôn luôn được truyền từ một vật có nhiệt độ cao hơn cho một vật ở nhiệt độ thấp hơn.

Điều quan trọng cần chỉ ra ở đây là Định luật Thứ hai này không nói rằng nhiệt không thể truyền từ một vật lạnh sang vật nóng hơn. Cách mà tủ lạnh hoạt động chính xác là như vậy, và không nghi ngờ gì là nó đã có chức năng đó. Nhưng tủ lạnh không phải là một hệ thống cô lập. Nguyên tắc Thứ hai nói rằng nếu chúng ta muốn nhiệt truyền theo hướng ngược lại với xu hướng tự nhiên của nó, thì chúng ta cần phải cung cấp năng lượng cho hệ thống: tủ lạnh chỉ hoạt động nếu nó được kết nối với nguồn điện.

Nguyên tắc Thứ hai dẫn dắt chúng ta rất tinh tế đến với ý niệm rằng có tồn tại một hệ thống phân cấp giữa các hình thức khác nhau của năng lượng. Lưu ý rằng mỗi khi bạn làm một số hình thức công việc, bạn tiêu thụ năng lượng; kết quả là tạo ra nhiệt tiêu tán vào với môi trường xung quanh.

Năng lượng nhiệt sẽ hiện diện trong bất kì quá trình nào có liên quan đến chuyển đổi năng lượng. Ví dụ: động cơ xe và động cơ của tủ lạnh sẽ nóng lên; cơ thể của chúng ta giữ nhiệt độ ấm; còn nhà máy điện hạt nhân nếu không có tháp làm mát thì sẽ nhanh chóng bị nóng chảy.

Tất cả các dạng năng lượng đều có khả năng được chuyển đổi hoàn toàn thành nhiệt, hay là, năng lượng nhiệt; nhưng quá trình ngược lại không thể và không tự xảy ra. Mỗi khi bạn chuyển đổi một hình thức cao hơn của năng lượng sang các dạng khác, ví dụ, năng lượng điện thành năng lượng cơ học, không phải tất cả năng lượng có sẵn sẽ được chuyển đổi hoàn toàn trong quá trình. Chắc chắn là, một phần sẽ bị suy thoái thành năng lượng nhiệt mãi mãi.

Trong hầu hết các trường hợp, “thuế” nhiệt này được đặc trưng bởi môi trường nhiệt, chủ yếu là lớp không khí và nước trên bề mặt. Điều này giải thích lý do tại sao các nhà máy điện được xây dựng gần bờ biển, gần hồ, hoặc gần sông. Mặc dù nhà máy điện được xây dựng kiên cố, nó không thể trực tiếp chuyển đổi thậm chí một nửa số năng lượng hóa học của nhiên liệu thành điện năng. Hầu hết năng lượng sẽ bị biến thành nhiệt, mà sau đó sẽ được thải ra ngoài các vùng lân cận của nhà máy điện. Ngay cả các nhà máy điện hạt nhân cũng có công suất không vượt quá 30 – 35%: chỉ có khoảng một phần ba lượng nhiệt sinh ra trong lò phản ứng được chuyển đổi thành điện, trong khi hai phần ba còn lại phải trả lại vào môi trường qua các tháp làm mát, và do đó là bị mất. Để so sánh, một nhà máy nhiệt-điện-khí sử dụng các chu kỳ tái sản xuất có thể đạt năng suất gần 60%, tức là gần hai phần ba năng lượng được biến đổi thành điện.

Thật không may là tàu thuyền trên sông không thể hoạt động động cơ bằng cách sử dụng những năng lượng nhiệt phân tán từ vô vàn các nhà máy điện nằm dọc theo bờ sông này. Lý do là vì nhiệt tiêu tán từ các nhà máy điện có giá trị thấp hơn nhiều so với năng lượng hóa học của nhiên liệu. Do đó, khả năng khai thác triệt để tài nguyên cho mục đích hữu ích là khá hạn chế. Cũng áp dụng tương tự cho một chiếc xe hơi. Một phần đáng kể năng lượng của nhiên liệu được lưu trữ nhỏ gọn và có giá trị trong các bình chứa sẽ tiêu hao cho vô số các hình thức không cần thiết của nhiệt – ví dụ, ma sát, như đã được đề cập trước đây. Trong các quá trình này, năng lượng của vũ trụ tuy vậy là bảo toàn, phù hợp với Nguyên lý Thứ nhất, nhưng bị mất đi giá trị theo Nguyên tắc Thứ hai. Bất cứ ai vẫn còn tin rằng anh ta có thể xây dựng một động cơ vĩnh cửu biết có lẽ là biết Nguyên tắc đầu tiên, nhưng rõ ràng là đã lờ đi Nguyên tắc thứ hai.

Một cách tổng quát hơn, Nguyên tắc Thứ hai cho chúng ta biết về một sự bất đối xứng sâu sắc tồn tại trong tự nhiên: sự rối loạn có thể thu được ngay lập tức, trong khi để lập lại trật tự từ hỗn loạn đòi hỏi thời gian và công sức.

Vốn dĩ là như vậy, hệ thống tự nhiên có xu hướng hướng tới sự mất trật tự. Vũ trụ đã được thực hiện theo cách này. Do đó, chúng ta cần phải tìm một lời giải thích lý do tại sao lại là như thế. Trong xu hướng tự phát và không hề động lòng này, năng lượng được chuyển hóa thành dạng gây mất trật tự nhất – nhiệt – là một trong những biểu hiện của xu hướng chung của vũ trụ tiến đến sự hỗn loạn. Tính chất này được thể hiện một cách khoa học thông qua một hàm mà chúng ta gọi là Entropy. Mặc dù năng lượng của vũ trụ là không đổi, nhưng entropy tăng. Để minh họa cho khái niệm này, hãy tưởng tượng đặt một lớp 100 viên bi màu đỏ trong một hộp, sau đó đặt lên trên lớp này với một lớp 100 viên bi màu xanh và sau đó lại một lớp 100 viên bi màu xanh lá cây. Nếu bây giờ chúng ta lắc cái hộp một cách mạnh mẽ, các viên bi sẽ trộn lẫn vào nhau. Cuối cùng sẽ tới một thời điểm mà tại đó cho dù chúng ta có tiếp tục lắc hộp trong hàng triệu năm, cũng là rất khó (thực tế không thể) để chúng ta lấy lại được cấu hình trật tự ban đầu.

Một ví dụ phản ánh nhỏ cho chúng ta biết cuộc sống hàng ngày của chúng ta là một sự minh họa liên tục cho sức mạnh không khoan nhượng của Nguyên lý Thứ hai: để làm bừa bộn căn phòng của chúng ta cần chưa đến một phút (và một chút ít nỗ lực), nhưng để đặt nó trở lại theo trật tự, phải mất hàng giờ làm việc vất vả. Đến lúc này bạn có thể bị cám dỗ để suy nghĩ rằng các sinh vật sống đã không tuân theo Nguyên tắc Thứ hai. Thật không may, đây chỉ là một ảo tưởng. Các khuynh hướng rối loạn (entropy) cần được đo liên quan đến môi trường xung quanh của một hệ thống nhất định.

Sự trật tự đại diện cho sự phức tạp bất thường trong tất cả các hình thức của sự sống (ngay cả những sinh vật đơn giản nhất), mà phần lớn đạt được sự cân bằng với độ mất trật tự thông qua sự tiêu thụ liên tục năng lượng Mặt trời, thứ mà chúng ta không bị cô lập khỏi nó. Nhưng không chỉ có thế. Bởi sự tồn tại của các sinh vật sống – chính là, phải giữ được trạng thái có trật tự – chúng liên tục tạo ra chất thải (một dạng của mất trật tự) được thải ra ngoài môi trường, bắt đầu từ những sinh vật có sinh lý (xin thứ lỗi cho sự biểu thị ví dụ – việc đi vệ sinh).

Nguyên tắc Thứ nhất và Thứ hai nên được chuẩn bị như một phần cơ bản trong việc dạy văn hoá cho mỗi người chúng ta, giống như bảng chữ cái, bảng cửu chương, Hiến pháp, và Thần khúc (The Divine Comedy: là trường ca của nhà thơ Ý thời Trung cổ Dante Alighieri 1265-1321 – chú thích của ND). Thật không may điều này đã không xảy ra. Mỗi ngày chúng ta đều nghe các nhà báo đề cập đến vấn đề như là lò đốt tiêu hủy rác thải và sản xuất năng lượng. Các nhà kinh tế và lãnh đạo đều tin tưởng rằng tăng trưởng kinh tế là không có giới hạn. Bộ trưởng môi trường nói về than sạch. Một số nhà khoa học phủ nhận sự nóng lên toàn cầu. Có lẽ là tủ lạnh của họ có thể hoạt động mà không cần được kết nối với một ổ cắm điện.

Hết phần 2 – Chương 1 (còn tiếp)

Người dịch: Phạm Thu Hường

© copyright Zanichelli and Wiley-VCH

Permission granted for translating into Vietnamese
and publishing solely on dotchuoinon.com for non-commercial purposes.