Vị trí của thị trường chứng khoán

Ở các nước có nền kinh tế phát triển luôn tồn tại một thị trường tài chính hoạt động hiệu quả, và thị trường này lại góp phần thúc đẩy để nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh hơn. Điều đó đúng với cả nhữngnước có nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, bởi thị trường tài chính năng động sẽ là một thứ tài nguyên vô tận có thể gia tăng sức mạnh cho nền kinh tế.

Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung - cầu về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán vốn, tiền tệ và quyền sử dụng vốn tiền tệ nhằm chuyển dịch vốn từnơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu cho các hoạt động kinh tế. Người ta dựa trên tính chất, chức năng và phương thức hoạt động của các chủ thể tài chính, cũng như các công cụ tài chính trên thị trường để phân chia thị trường tài chính thành hai phần: thị trường tiền tệ và thị trường vốn. (Do trên thực tế rất khó phân định ranh giới giữa khu vựcthị trường tiền tệ và thị trường vốn, nên việc tách rời các bộ phận của thị trường tài chính chỉ là biện pháp lý thuyết mang tính tương đối nhằm giúp cho việc nghiên cứu từng loại thị trường đượcthuận lợi và dễ dànghơn.)

Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ(hoạt động chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng, kho bạc, các công ty tài chính) là nơi các công cụ nӧ ngắn hạn (thường có thời gian đáo hạn dưới một năm) được mua bán với số lượng lớn. Các công cụ nӧ ngắn hạn lưu hành trên thị trường tiền tệ do nhà nước, các ngân hàng, các công ty lớn phát hành cóđặc điểm là tính thanh khoản cao và rủi ro không thanh toán thấp... Các công cụ nợ của thị trường tiền tệ bao gồm các giấy tờ có giá ngắn hạn như thương phiếu, kỳ phiếu thương mại, các phiếu thuận trả, các cam kết mua lại, các loại chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhưӧng...

Thị trường vốn

Thị trường vốn (hoạt động chủ yếu thông qua thị trường chứng khoán) là nơi những công cụ vốn, công cụ nợ trung và dài hạn (thường có thời gian đáo hạn trên một năm) do các tổ chức nhà nước và các công ty phát hành được trao đổi, mua bán, chuyển nhưỡng theo quy định của pháp luật. Các trái phiếu dài hạn và các cổ phiếu đều đưӧc giao dịch trên thị trường này

Hai thị trường này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Các biến thiên về giá cả, lãi suất trên thị trường tiền tệ thường kéo theo sự thay đổi trực tiếp trên thị trường vốn, mà cụ thể là thị trường chứng khoán. Ngược lại, những dao động trên thị trường chứng khoán như chỉ số chứng khoán, thị giá cổ phiếu... cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ. Đây là hai phần không thể tách rời nhau và chỉ khi cả hai đều hoạt động tốt thì thị trường tài chính mới đưӧc xem là hiệu quả

Thị trường vốn bao gồm thị trường tín dụng trung và dài hạn (thông qua ngân hàng) và thị trường chứng khoán. Như vậy, thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, nơi diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn. Hàng hóa chủ yếu của thị trường chứng khoán là các loại chứng khoán vốn, chứng khoán nӧ (trung và dài hạn).

Cấu trúc cơ bản của thị trường chứng khoán

1. Thị trường sơ cấp (Primary market)

Thị trường sơ cấp là nơi chứng khoán đưӧc phát hành và phân phối lần đầu tiên cho các nhà đầu tư. Ở thị trường này, các chứng khoán vốn và chứng khoán nơi đượcmua bán theo mệnh giá của đơn vị phát hành. Phát hành ra công chúng lần đầu (Initial Public Offering IPO) là đӧt phát hành và phân phối chứng khoán đầu tiên của một công ty cho rộng rãi công chúng đầu tư. Đây là giai đoạn đòi hỏi khả năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cao và chính xác, vì chỉ cần xác định không đúng các điều kiện phát hành thì độ phát hành có nguy cơ thất bại, đồng thời việc không phân phối hết chứng khoán sẽ gây tổn thất về tài sản và làm giảm uy tín của tổ chức phát hành..

Xây dựng một thị trường sơ cấp hoạt động hiệu quả với lưӧng hàng hóa đa dạng, phong phú, hấp dẫn công chúng và các nhà đầu tư là việc có ý nghĩa quyết định đối với sӵ hình thành và phát triển thị trường thứ cấp. Các điều luật liên quan đến việc phát hành chứng khoán cũng thường đưa ra nhӳng quy định chặt chẽ và các luật này có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng nền kinh tế và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc phát hành chứng khoán ra công chúng luôn phải đảm bảo một số điều kiện cơ bản như quy mô về vốn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích phát hành chứng khoán, năng lӵc điều hành của bộ máy quản lý, tỉ lệ và thời gian nắm giữ cổ phiếu của cổ đông sáng lập...

2. Thị trường thứ cấp (Secondary market)

Đây là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Lúc này, chứng khoán đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Trên thị trườn g thứ cấp , hoạt động mua bán chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp diễn ra giữa các nhà đầu tư với nhau mà không làm tăng thêm quy mô đầu tư vốn, không thu hút thêm nguồn tài chính mới. Khác thị trường sơ cấp có chức năng huy động vốn đầu tư, thị trường thứ cấp, xét về bản chất, là nơi luân chuyển các nguồn vốn đã đầu tư. Nếu ở thị trường sơ cấp, chứng khoán đưӧc mua bán theo mệnh giá ghi trên chứng khoán thì ở thị trường thứ cấp, giá chứng khoán đưӧc xác định dựa trên các yếu tố sau:

  • Quan hệ cung - cầu trên thị trường;
  • Giá trị thực tế của doanh nghiệp;
  • Uy tín của doanh nghiệp;
  • Xu thế phát triển của doanh nghiệp;
  • Tâm lý của người mua bán chứng khoán ở từngthời điểm nhất định;
  • Các thông tin, lời đồn về hoạt động của doanh nghiệp;
  • Tính ổn định của nền kinh tế.

Giữathị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp có mối quan hệ nhân quả và phụ thuộc lẫn nhau. Sẽ không có thị trường thứ cấp nếu không có thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp phồn thịnh sẽ thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển. Ngưӧc lại, thị trường thứ cấp tiêu điều, vắng vẻ thì thị trường sơ cấp cũng tӵ động thu hẹp lại. Việc phân biệt hai khái niệm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trên thực tế, ranh giới giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp đôi khi không rõ ràng, nghĩa là trong một thị trường chứng khoán vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp.

Dựatrên phương thức tổ chức và giao dịch có thể chia thị trường chứng khoán thành hai loại:

a. Sở Giao dịch Chứng khoán (thị trường chứng khoán tập trung)

Sở Giao dịch Chứng khoán không tham gia vào việc mua bán chứng khoán, mà chỉ là nơi giao dịch - một trung tâm tạo điều kiện cho các giao dịch đưӧc tiến hành một cách thuận lợi, dễ dàng, hạ thấp các loại chi phí bằng cách đưa ra những quy định phù hӧp.

Sở Giao dịch không có trách nhiệm ấn định hoặc can thiệp vào giá cảchứng khoán, mà chỉ đảm bảo sao cho việc mua bán chứng khoán hoặc việc đấu thầu đưӧc diễn ra công bằng và đúng luật pháp. Nói cách khác, Sở Giao dịch Chứng khoán là một cơ quan thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra trên thị trường giao dịch tập trung, tạo điều kiện để các giao dịch đưӧc thӵc hiện công bằng, minh bạch và đúng luật.

Sở Giao dịch Chứng khoán là nơi các nhà môi giới chứng khoán gặp gӥ để thương lưӧng, đấu giá, mua bán chứng khoán, là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán. Sở Giao dịch chỉ cho các thành viên thuê địa điểm để mua bán giao dịch chứng khoán và thực hiện niêm yết chứng khoán, tức là đưa ra danh sách các loại chứng khoán đưӧc mua bán trên thị trường. Sở Giao dịch Chứng khoán là nơi tập trung các giao dịch chứng khoán một cách có tổ chức với nhӳng luật lệ nhất định.

Vai trò của Sở Giao dịch Chứng khoán là rất quan trọng. Nếu đưӧc tổ chức tốt, Sở Giao dịch sẽ là động cơ thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, tăng cường thu hút và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư vào nền kinh tế, đảm bảo sӵ an toàn và tính công bằng trong việc mua bán chứng khoán. Chức năng của Sở Giao dịch Chứng khoán là:

  • Cung cấp dịch vụ, giúp các công ty cổ phần đăng ký chứng khoán của họ trên thị trường sao cho những hàng hóa này đủ điều kiện giao dịch trong Sở;
  • Tổ chức giao dịch chứng khoán cho các nhà kinh doanh và nhӳng người môi giới, giúp thực hiện nhanh chóng, thuận lӧi các cuộc mua bán chứng khoán theo lệnh của khách hàng;
  • Cung cấp rộng rãi thông tin của các công ty phát hành theo luật công bố thông tin cho nhà đầu tư, các công ty chứng khoán;
  • Nhận bảo quản chứng khoán của khách hàng gửi, thu cổ tức hộ khách hàng;
  • Thựchiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán.

Thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán là các công ty chứng khoán. Muốn hoạt động tại Sở, công ty chứng khoán phải là thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán, đồng thời phải hội đủ nhӳng tiêu chuẩn theo luật định như phải có số vốn pháp định tối thiểu, cónhӳng chuyên gia kinh tế, pháp lý đã đưӧc đào tạo về phân tích và kinh doanh chứng khoán... Tuy nhiên, công ty chứng khoán chỉ chính thức trở thành thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán sau khi đã đưӧc Sở xem xét và chấp nhận đơn xin làm thành viên dựa trên cơ sở các điều kiện vӯa nêu.

b. Thị trường phi tập trung (Over The Counter Market OTC)

Tại hầu hết các nước, bên cạnh thị trường giao dịch tập trung (Sở Giao dịch Chứng khoán) - nơi diễn ra các hoạt động giao dịch chứng khoán của nhӳng công ty lớn đã qua nhiều năm thӱ thách trên thị trường - còn có thị trường phi tập trung (OTC) dành để giao dịch chứng khoán của những công ty vừa và nhỏ, hoặc những công ty chưa hội đủ các điều kiện niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung.

Thị trường OTC là một thị trường thương lưӧng, nơi người bán và người mua trực tiếp thỏa thuận với nhau về nhӳng điều kiện chủ yếu của giao dịch như số lưӧng, giá cả... Thông thường, thị trường giao dịch tập trung được thành lập trước, sau đó nhiều năm, thị trường OTC mới được khởi động. Nguyên nhân là do việc thành lập thị trường OTC còn liên quan đến nhiều yếu tố như kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật, chưa kể đến vấn đề giám sát của cơ quan quản lý.

Điểm khác nhau căn bản giӳa Sở Giao dịch Chứng khoán và thị trường OTC là tại Sở Giao dịch, các giao dịch chứng khoán niêm yết diễn ra trong đám đông ngay trên sàn giao dịch và việc đấu giá được thực hiện công khai, trong khi tại thị trường phi tập trung, các giao dịch đưӧc đàm phán qua điện thoại. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC không đòi hỏi các tiêu chuẩn như ở Sở Giao dịch Chứng khoán, mà chỉ cần là chứng khoán đã phát hành, nhưng chưa đượcđăng ký niêm yết giá ở Sở Giao dịch Chứng khoán.

Phần lớn các chứng khoán mới phát hành lần đầu đều đưӧc giao dịch qua thị trườn g OTC, sau đómới đăng ký tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Ở một số nước, cơ quan quản lý thị trường OTC thường là Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quốc gia. Hiệp hội này ban hành quy chế thị trường, kết nạp và khai trӯ thành viên, giám sát việc thi hành quy chế. Thành viên của Hiệp hội cũng là thành viên của thị trường.

Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán có nhiều loại chủ thể khác nhau: họ bán hoặc mua chứng khoán, hoặc chỉ làm trung gian môi giới cho hai bên mua bán để hưởng hoa hồng. Bên cạnh đó còn có các chủ thể là nhà nước, người tổ chức thị trường và các tổ chức phụ trợ.

1. Các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàn g hóa ở thị trường sơ cấp và mua bán lại các chứng khoán ở thị trường thứ cấp. Doanh nghiệp là công ty cổ phần có vị trí quan trọng nhất, bởi nó tạo ra một khối lưӧng hàng hóa lớn qua việc phát hành cổ phiếu để bán lần đầu ở thị trường sơ cấp nhằm tạo vốn cho công ty mới thành lập, hoặc phát hành bổ sung để tăng vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cổ phần không chỉ là chủ thể bán chứng khoán, mà còn là người mua chứng khoán do các công ty phát hành với nhiều mục đích khác nhau như: đầu tư vào cổ phiếu của công ty khác, mua bán chứng khoán của chính mình, hoặc tham gia các hoạt động mang tính tiêu cӵc như thủ tiêu đối thủ cạnh tranh, hoặc khống chế, thao túng nhằm nắm quyền kiểm soát công ty... Các doanh nghiệp khác có thể phát hành thêm trái phiếu, có thể là nhӳng chủ thể mua bán chứng khoán, hoặc có thể tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán của mình.

2. Các nhà đầu tư riêng lẻ

Đây là chủ thể đặc biệt quan trọng. Họ tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người mua bán chứng khoán. Họ là nhӳng người có tiền nhàn rỗi, tiền tiết kiệm và muốn đầu tư số tiền dành dụm của mình vào chứng khoán để đưӧc hưởng lӧi tức hàng năm. Họ cũng là người bán lại các chứng khoán của mình trên thị trường chứng khoán để rút vốn trước thời hạn, hoặc để kiếm lãi từ nhữngkhoản chênh lệch giá. Họ tham gia thị trường bằng nhiều cách khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.

3. Các định chế tài chính

Các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ tham gia thị trường chứng khoán với tư cách vӯa là người mua, vừa là người bán để tìm kiếm lợi nhuận thông qua hình thức nhận cổ tức, lãi trái phiếu, hoặc tìm kiếm sự chênh lệch giá hay thanh khoản. Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, vai trò của những tổ chức này ngày càng đưӧc khẳng định. Các ngân hàng thương mại tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập hoặc tăng vốn bổ sung, hay khi phát hành trái phiếu để huy động vốn. Ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ trên thị trường chứng khoán như tư vấn về phát hành, làm đại lý phát hành để hưởng phí hoa hồng, hoặc bảo lãnh phát hành toàn bộ để hưởng phí bảo lãnh.

Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ khác với tư cách là nhà trung gian môi giới chứng khoán như mua bán chứng khoán hộ khách hàng để hưởng phí hoa hồng, lưu ký chứng khoán, nhận và trả cổ tức cho khách hàng, làm dịch vụ thanh toán chứng khoán...

4. Nhà môi giới kinh doanh chứng khoán

Đây là những người trung gian thuần túy. Họ hoạt động như các đại lý cho nhӳng người mua bán chứng khoán. Sự tham gia của họ trên thị trường chứng khoán góp phần đảm bảo rằng các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường là chứng khoán thực, giúp cho thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định, hợppháp, phát triển và bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. Với tư cách là người kinh doanh chứng khoán, họ cũng thực hiện việc mua bán chứng khoán cho chính mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lӧi nhuận. Đây là lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro, vì một khi giá các chứng khoán tăng lên, người kinh doanh sẽ có lời, còn trong trường hӧp ngưӧc lại người kinh doanh sẽ bị lỗ. Các công ty chứng khoán thườn g làm cảhainghiệp vụ là môi giới để hưởng hoa hồng và tự doanh để hưởng lợi từ sựchênh lệch giá.

5. Người tổ chức thị trường

Là người cung cấp địa điểm và phương tiện phục vụ cho việc mua bán chứng khoán. Đó là Sở Giao dịch Chứng khoán. Ngoài ra, người tạo lập thị trường còn thӵc hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra tại đây nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong giao dịch chứng khoán

6. Nhà nước

Nhà nước là đối tưӧng tham gia thị trường chứng khoán với hai tư cách khác nhau:

  1. Sӵ tham gia của nhà nước đảm bảo cho thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lӧi ích của người đầu tư, đảm bảo cho thị trường được hoạt động công bằng, công khai, trật tự, tránh những hiện tưӧng tiêu cực có thể xảy ra.
  2. Nhà nước còn tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người cung cấp hàng hóa cho thị trường thông qua việc chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để vay nợ tưnhân dân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở thị trường sơ cấp nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế...

Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán hoạt động theo ba nguyên tắc cơ bản là: nguyên tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai.

1. Nguyên tắc trung gian

Thị trường chứng khoán không phải là nơi người mua và người bán trựctiếp thực hiện , mà mọi giao dịch đều do những người trung gian thực hiện. Nguyên tắc này được đề ra nhằm đảm bảo rằng các loại chứng khoán giao dịch là chứng khoán thực và thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, đều đặn, hợp pháp, phát triển và bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Bên cạnh đó, do không phải nhà đầu tư nào cũng có thể xác định đưӧc giá trị thực, cũng như không dự đoán đưӧc một cách chính xác giá trị tương lai của chứng khoán, nên họ sẽ cần đến sự trợgiúp của người môi giới.

Người môi giới có thể cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ, hay chỉ bán phần dịch vụ liên quan đến chứng khoán như:

  • Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc chọn lựa, mua bán chứng khoán;
  • Đại diện khách hàng để thương lượng mua bán chứng khoán;
  • Thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng khoán;
  • Thu lãi cho khách hàng;
  • Có thể ứng trước vốn cho khách hàng để mua chứng khoán hoặc để khách hàng bán trước mua sau.

Trong số này còn có loại môi giới của môi giới, hoặc môi giới 2 đôla - theo cách gọi của Sở Giao dịch Chứng khoán New York. Họ là nhӳng người môi giới làm trung gian đấu giá và thương lượng muabán chứng khoán, nhưng không phải cho người muốn mua hay muốn bán, mà cho những người môi giới khác để hưởng hoa hồng. 2 đô-la là số tiền hoa hồng được hưởng cho mỗi lô cổ phiếu mà họ mua hay bán được (thông thường, một lô là 100 cổ phiếu ). Đây cũng là xuất xứ của khái niệm môi giới 2 đô-la.

2. Nguyên tắc đấu giá

Việc định giá chứng khoán trên thị trường hoàn toàn do các nhà môi giới quyết định. Mỗi nhà môi giới định giámột loại chứng khoán tại một thời điểm , dựa trên sự phán đoán, kinh nghiệm và kỹ thuật cá nhân và tùy thuộc vào cán cân cung - cầu của loại chứng khoán đó trên thị trường vào từng thời điểm cụ thể.

Việc định giá được thực hiện qua một cuộc đấu giá giữa những người môi giới mua này với nhữngngười môi giới mua khác , qua những người môi giới bán này với những người bán khác, hoặc qua một cuộc thương lưӧng giữa hai bên.

3. Nguyên tắc công khai

Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể là thông tin về loại chứng khoán đang được đưa ra mua bán trên thị trường; tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty có chứng khoán đăng ký yết giá trên thị trường; số lượng, giá cả, cũng như từng loại chứng khoán đã mua, bán.