Vì sao thai nhi bị khoèo chân

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng dị tật bàn chân khoèo ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ và chức năng sống của trẻ. Đa số trẻ nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng sau 6-8 tuần điều trị. 


Vừa sinh đã mắc dị tật


Đón con chào đời vừa được vài ngày, niềm vui chưa tày gang vợ chồng sản phụ T.T.S.T trú tại TP. Đà Nẵng hay tin con mắc dị tật bàn chân khoèo sơ sinh. Sản phụ T cho biết: “Sau sinh quan sát cũng thấy chân con mình hơi cong hơn so với chân các trẻ sơ sinh khác nhưng cũng chỉ nghĩ là tư thế của trẻ sơ sinh. Theo lịch trình đi tầm soát dị tật sơ sinh sau sinh ở bệnh viện mới biết con bị bàn chân khoèo”. 


Các bác sĩ sau khi chẩn đoán, thực hiện một số thủ thuật cần thiết để xác định trẻ mắc khoèo chân bệnh lý [không phải khoèo chân sinh lý] đã trao đổi tình trạng bệnh lý của trẻ cùng gia đình, sau đó tiến hành thực hiện bó bột, nắn chỉnh chân cho bé ở ngày thứ 7 sau sinh, tận dụng thời gian vàng [7 -10 ngày sau sinh] tiến hành nắn chỉnh chân cho trẻ. 


Hiện tại, tình trạng con sản phụ T ổn và tiếp tục tuân thủ tiến trình điều trị để lấy lại trạng thái chân hoàn toàn bình thường như những đứa trẻ khác. 

 
Biết càng sớm, chữa càng dễ 


Mỗi năm, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đàc Nẵng phát hiện và điều trị cho hàng chục ca trẻ sơ sinh mắc dị tật bàn chân khoèo nhờ quy trình tầm soát sau sinh cho trẻ tại bệnh viện.   


Bác sĩ Hà Nguyên Minh Quang – Trưởng khoa Ngoại Chấn thương – Chỉnh hình – Thần kinh cho biết: “7-10 ngày sau sinh được xem là thời gian vàng trong việc phát hiện và nắn chỉnh dị tật bàn chân khèo ở trẻ sơ sinh. Phát hiện sớm và điều trị trong thời điểm này, khả năng lấy lại hình dáng chân bình thường cho trẻ là cực kì cao”. 


Không nhất thiết phải phẫu thuật


Không chỉ riêng con của sản phụ T mà nhiều trẻ khác cũng có nguy cơ mắc dị tật khoèo bàn chân ở trẻ. Theo thống kê, cứ 1000 trẻ thì có 1 trẻ mắc dị tật khoèo bàn chân. Đây không phải là căn bệnh hiếm gặp và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm mà không cần phẫu thuật.

Tuy vậy, nhiều bố mẹ vẫn có suy nghĩ “trị tật ở chân thì phải phẫu thuật” dẫn đến nhiều trường hợp trẻ được bố mẹ được đưa đến khám và điều trị ở thời điểm 1-2 tuổi – khi việc điều trị bằng phương pháp bó bột, nắn chỉnh, phục hồi chức năng không còn mang lại hiệu quả. Lúc này, bắt buộc phải sử dụng các phương pháp phẫu thuật như cắt gân, chuyển gân,...để điều trị nhưng cho khả năng phục hồi hoàn toàn thấp, thời gian điều trị dài, chi phí cao.


Áp dụng phương pháp nắn chỉnh tư thế hoặc bó bột trong điều trị bàn chân khèo được xem là phương pháp hiệu quả, cho khả năng phục hồi cao ở những trẻ mắc dị tật bàn chân khoèo. Đa số các trường hợp dị tật bàn chân khoèo phát hiện sớm được chỉnh hình thành công mà không cần phẫu thuật từ 6-8 tuần. Tùy theo độ biến dạng của bàn chân mà bác sĩ sẽ áp dụng, phối hợp các phương pháp nắn chỉnh tư thế, phối hợp bất động bằng nẹp chỉnh hình, bó bột hoặc dùng băng thun.


Kỹ thuật viên Nguyễn Tiến Dũng cho biết thêm: “Bó bột có thể tiến hành sớm ở trẻ mới sinh [2-3 ngày tuổi]. Phương pháp này hỗ trợ điều trị hiệu quả, chi phí thấp, đặc biệt không làm tổn hại các tổ chức như cơ, dây chằng, của trẻ.”

Mỗi năm, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng điều trị và trả lại cuộc sống hoàn toàn lành lặn, bình thường cho nhiều trẻ không may mắc dị tật bàn chân khoèo. Quá trình điều trị được thực hiện chuyên nghiệp dưới sự phối hợp chặt chẽ của các bác sĩ Sản khoa, Nhi khoa, Ngoại Chấn thương – Chỉnh hình – Thần Kinh, Kỹ thuật viên bó bột nhằm theo dõi, đánh giá tình trạng tiến triển và phục hồi biến dạng bàn chân ở trẻ. 

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Mặc dù biến dạng này là một tình trạng khá phổ biến nhưng nguyên do chính xác chịu trách nhiệm cho điều này vẫn chưa được xác định rõ. Bàn chân khoèo có thể bắt nguồn từ tư thế thai nhi nằm trong bụng mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Ngoài ra, một giả thiết khác cũng cho rằng, khiếm khuyết của mầm xương sên dẫn đến biến dạng gấp, khép và nghiêng vào trong từ đó phối hợp với các biến đổi mô mềm. Có ý kiến khác lại đề cập đến khiếm khuyết của phần mềm gây ra biến dạng xương.

Bên cạnh đó, một số bệnh như viêm khớp, bại liệt, bại não, tổn thương tủy sống bàn chân bình thường cũng góp phần hình thành nên dị dạng và dần trở thành bàn chân khoèo. Tuy nhiên, trường hợp này lại không phải là bàn chân khoèo bẩm sinh.

Thêm nữa, yếu tố môi trường và di truyền cũng ảnh hưởng không nhỏ. Mẹ bầu có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá trong thai kỳ cũng có thể đưa đến việc trẻ sinh ra với bàn chân khoèo. Đôi khi, trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bị khoèo chân cũng dễ mắc chứng này hơn cả.

Những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy trẻ đang mắc chứng bàn chân khoèo

Cần phân biệt được hai trường hợp, một là bàn chân cong do tư thế của thai nhi trong tử cung của mẹ: lúc này phần phía trước của bàn chân quay vào phía trong, phía sau hoàn toàn bình thường. Có thể dễ dàng kéo thẳng bàn chân và bẻ cong về phía ngược lại. Khi gãi nhẹ vào lòng bàn chân, quan sát thấy nó dễ trở về vị trí bình thường. Ở trường hợp này, bàn chân của trẻ sẽ duỗi ra bình thường khi bé lên hai tuổi.

Với tình trạng bàn chân khoèo bẩm sinh, bàn chân sẽ không thể kéo thẳng ra được, cũng không thể đưa trở về vị trí bình thường khi gãi nhẹ vào lòng bàn chân mà vẫn sẽ giữ nguyên tư thế uốn cong và quay vào trong. Bàn chân khoèo do bẩm sinh sẽ ngắn và nhỏ hơn bình thường, phần trước và giữa thì bị co rút và ngắn lại trong khi bắp chân bị thiểu dưỡng và teo nhỏ. Ngoài ra, gân Achilles bị co rút, gót chân có xu hướng hướng lên cao.

Tuy không gây đau đớn cho bé, nhưng nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ phát triển và cản trở sự vận động của trẻ sau này. Chứng khoèo chân có thể phát hiện trong các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh hoặc ngay lúc mới sinh mẹ quan sát thấy bàn chân trẻ bị cong và xoay vào trong. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ thành công có thể đạt từ 15 – 80%.

Đâu là đối tượng có nguy cơ mắc chứng khoèo chân do bẩm sinh?

Với tình trạng khoèo chân do bẩm sinh sẽ khó điều trị hơn và những trẻ sau đây là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải, bao gồm:

  • Các bé sinh ra trong gia đình có người thân từng bị mắc chứng bàn chân khoèo
  • Trẻ sinh ra bởi những người mẹ mà có chế độ sinh hoạt không lành mạnh trong thời kỳ mang thai
  • Đặc biệt hơn các bé trai có tỷ lệ mắc gấp đôi so với các bé gái.

Biện pháp phòng ngừa khoèo chân cho trẻ hiệu quả

Bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật bàn chân đã xảy ra trong thời gian người mẹ đang mang thai. Do đã xảy ra trong thời gian trước sinh nên gọi là bẩm sinh. Sau khi sinh, rất dễ dàng phát hiện thấy bàn chân của bé bị khoèo vào trong giống như hình ảnh của cây gậy đánh gôn. Bàn chân khoèo khi sờ nắn có cảm giác cứng và ít di động do các cơ và dây chằng ở bàn chân bị co rút. Do đó khó có thể nắn sửa bàn chân của bé trở về tư thế bình thường. Tư thế bình thường của bàn chân được hiểu là một tư thế mà bàn chân thẳng hàng so với trục của xương cẳng chân và bàn chân vuông góc với cẳng chân một góc 900.

Trong khi đó, nguyên nhân của bàn chân áp sinh lý là do ảnh hưởng bởi tư thế của hai bàn chân bé ở trong bụng mẹ. Khi còn nằm trong bụng mẹ, hai chân của bé bắt chéo với nhau theo như hình ảnh minh họa và hai bàn chân sẽ được uốn vào trong cho phù hợp với hình dạng cong tròn của tử cung và bụng mẹ. Đây là một tư thế sinh lý bình thường của thai nhi. Tuy nhiên, một số trẻ sau khi sinh có hai bàn chân vẫn còn áp vào trong là do còn bị ảnh hưởng bởi tư thế sinh lý này. Đối với bàn chân áp sinh lý, có thể nắn sửa bàn chân trở về tư thế bình thường một cách dễ dàng.

Ngoài ra, còn một dấu hiệu nữa là khi quan sát hai chân của bé đang cử động, bạn có thể nhìn thấy bàn chân khoèo thì vẫn ở trong tư thế bị khoèo khi bé đang chòi đạp. Ngược lại, ở những bé có bàn chân áp sinh lý, bé có thể giữ hai bàn chân trong tư thế bình thường [bàn chân thẳng hàng so với cẳng chân] khi đang chòi đạp, có nghĩa là bàn chân không bị áp vào trong.

Vì bàn chân khoèo bẩm sinh và bàn chân áp sinh lý có những đặc điểm khác nhau, nên hướng xử trí cũng khác nhau.

Chân khoèo bẩm sinh được điều trị sớm ngay sau sinh theo phương pháp Ponseti bao gồm một trình tự có 3 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn bó bột nắn sửa các biến dạng của chân khoèo, kế đến là phẫu thuật gân gót trong bao gân và cuối cùng là giai đoạn các bé mang giày nẹp để giữ hai bàn chân trong tư thế dang ra ngoài nhằm ngăn ngừa sự tái phát. Giai đoạn bó bột nắn sửa biến dạng và giai đoạn mang giày nẹp được thực hiện bởi chuyên khoa Vật lý trị liệu. Thời gian mang giày nẹp kéo dài đến 5 tuổi. Phẫu thật gân gót trong bao gân được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Chỉnh hình trẻ em.

Bó bột nắn sửa các biến dạng của chân khoèo Mang giày nẹp giữ hai bàn chân dang ra ngoài để ngăn ngừa tái phát

Đối với bàn chân áp sinh lý, để giúp bàn chân của bé nhanh chóng trở về tư thế bình thường, có thể tập dang bàn chân bé ra ngoài, sử dụng bàn chải đánh răng để kích thích nhóm cơ mác hoạt động giúp đưa bàn chân bé dang ra ngoài và có thể sử dụng loại băng Kinesio dán bên ngoài da để kích thích cử động của nhóm cơ mác.

Tập dang bàn chân bé ra ngoài Kích thích cơ mác hoạt động bằng bàn chải Băng Kinesio nhóm cơ mác

Trên đây là cách phân biệt và hướng xử trí tại bệnh viện. Khi bé có những dấu hiệu như trên, các bà mẹ hãy đem bé đến khám tại các bệnh viện chuyên về trẻ em để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề