Nên nêu lý do nghỉ việc vì sao

Được đi làm kiếm tiền là một trong những ao ước lớn nhất của người lao động. Nhưng không phải môi trường làm việc nào cũng như bạn trông đợi. Có nhiều vấn đề tiêu cực xảy ra khiến bạn không còn hứng thú với công việc hoặc công ty hiện tại nữa. Bạn chỉ muốn xin nghỉ việc để đi tìm bến đỗ mới. Nhưng đa số người lao động đã gắn bó nhiều thời gian với công ty thì việc xin nghỉ việc là một điều không hề dễ. Truyền thống người Việt chúng ta luôn sợ người khác mất lòng người khác. Nên không phải ai cũng chọn được lý do hợp tình hợp lý để thỏa lòng hai bên.

Nếu bạn chưa biết phải làm như thế nào thì bài viết lý do nghỉ việc thuyết phục được chọn nhiều nhất năm 2021 này là dành cho bạn.

Những hành động báo hiệu một nhân viên sắp nghỉ việc

Trong nhiều năm đi làm tại công sở. Tôi cũng đúc rút ra được nhiều điều từ chính những đồng nghiệp của mình. Có nhiều người tự nhiên trầm tính hẳn đi mặc dù những ngày thường nói cười rất sôi nổi. Có những người tự nhiên thu dọn dần các đồ đạc trên bàn làm việc của mình. Và đùng một cái, chỉ khoảng vài ngày sau, những đồng nghiệp đó gửi đơn xin thôi việc. Chắc hẳn những đồng nghiệp này có nhiều điều không hài lòng với đồng nghiệp khác hoặc môi trường làm việc.

Những dấu hiệu của một nhân viên sắp nghỉ việc

Qua đó tôi cũng có một vài kinh nghiệm để dự báo rằng một nhân viên chuẩn bị xin nghỉ việc. Chẳng hạn như:

  • Thường xuyên xin nghỉ phép một buổi trong ngày. [Chắc chắn là người đó đang đi phỏng vấn ở một công ty khác].
  • Trở nên quan tâm nhiều hơn với đồng nghiệp [rủ đi ăn, đi nhậu, đi chơi,…]. Nhưng cũng có nhiều người trở nên xa lánh hơn với đồng nghiệp đấy nhé.
  • Thường xuyên muộn giờ làm. Một khi đã chán việc làm hiện tại thì không còn hứng thú để đi làm đúng giờ nữa phải không nào?
  • Nhiều lần thụ động, không chịu đóng góp ý kiến, mất tập trung, phớt lờ các cuộc họp trong khi lúc trước không hề như vậy.
  • Thu dọn dần dần những vật dụng trên bàn làm việc của chính họ
  • Năng suất làm việc giảm sút đáng kể

Đó là những dấu hiệu chính cho thấy một nhân viên đang chuẩn bị nghỉ việc. Dù gì đó cũng là quyết định của họ. Một người khi tìm thấy một cái mới mẻ, hấp dẫn hơn thì hiển nhiên sẽ dần bỏ đi những cái cũ.

Những dấu hiệu cho thấy rằng bạn nên suy nghĩ đến chuyện nghỉ việc

Không phải công ty nào cũng hoàn hảo như bạn nghĩ. Khi đã trở thành một phần của tổ chức thì mới biết được nhiều ngóc ngách có thể khiến bản thân không hài lòng. Nếu có quá nhiều vấn đề khiến bạn bế tắc hoặc gặp nhiều trở ngại trong công việc. Bạn cứ mạnh dạn đề xuất lên ban lãnh đạo. Nếu bạn cảm thấy không thể giải quyết được. Thì đó là lúc bạn nên tính đến chuyện thôi việc. Có nhiều dấu hiệu sẽ khiến bạn suy nghĩ đến việc này. Danh sách sau đây tổng hợp từ các đồng nghiệp cũ.

Nhân viên bị đối xử không công bằng, sếp thiên vị hoặc chia bè kết phái trong công ty

Công ty không khác gì một “xã hội” thu nhỏ. Càng có nhiều nhân viên thì càng dễ xảy ra sự mất cân bằng. Tính ra thì đây là một nguyên nhân hàng đầu khiến nhân viên rời bỏ công ty. Tình trạng chia bè kết phái thường xảy ra giữa những “ma” cũ và “ma” mới. Giữa những người có cùng sở thích, tính cách. Tuy rằng đây là một điều không quá tiêu cực cho công ty. Nhưng lại khiến những người ngoài cuộc cảm thấy rất khó chịu và thiệt thòi.

“ma cũ” bắt nạt “ma mới” là chuyện không hiếm gặp trong công sở

Ở mặt khác, có nhiều trường hợp sếp quá thiên vị với nhóm người, phòng ban nào đó. Mỗi người trong công ty là một mắt xích quan trọng để vận hành bộ máy một cách trơn tru. Điều đó có nghĩa là mọi nhân viên đều được hưởng chính sách đối xử công bằng. Thế mà nhiều chính sách vô lý dành cho một bộ phận nhân viên nào đó. Như thưởng nhiều hơn, cố tình tính điểm thi đua cao hơn, tâng bốc quá đà,…. Những điều đó khiến bạn cảm thấy cực kỳ hụt hẫng.

Bản thân một người đi làm kiếm tiền thì có quyền chọn một công việc mình yêu thích. Ai cũng muốn được khích lệ, yêu mến và tôn trọng từ tất cả mọi người. Không ai muốn phải làm đầy tớ cho một tập thể, trở thành tâm điểm của những lời chỉ trích, miệt thị từ số đông. Nếu những điều này xảy ra với bạn. Hãy nghỉ việc!.

Mức lương thấp, cơ hội thăng tiến không cao

Thu nhập là động lực chính của người lao động. Ai cũng muốn kiếm được một số tiền như kỳ vọng để có động lực tiếp tục công việc. Nhưng với những nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm [chẳng hạn như các sinh viên mới ra trường]. Thì thường xuyên nhận vị trí công việc với mức lương thấp, hoặc chỉ “đủ sống”. Số tiền thu nhập từ công việc này chỉ đủ để trang trải cuộc sống, không dư giả nhiều. Trong khi bạn phải ôm nhiều việc từ sáng đến chiều tối. Nhiều người sẽ nghĩ rằng, sinh viên mới ra trường lương thấp là chuyện thường. Sau một vài năm mới khá lên được. Nhưng suy nghĩ này chưa hẳn đã đúng.

Nếu đi làm ở công ty mà chính sách thăng tiến không rõ ràng. Hoặc mất quá nhiều thời gian để thăng tiến [chẳng hạn như mất từ 2 – 3 năm để thăng tiến mà chỉ tăng thêm 500k tiền lương mỗi tháng]. Thì rõ ràng điều này hoàn toàn không xứng đáng. Không có động lực để cho bạn phấn đấu. Lúc này bạn nên tính đến chuyện nghỉ việc. Để tìm kiếm một công ty khác có mức lương hậu hĩnh hơn, cơ hội thăng tiến cao hơn đễ phát triển sự nghiệp.

Điều kiện cá nhân không cho phép

Đôi khi các vấn đề liên quan đến bản thân lại là hàng rào cản trở công việc của bạn. Ví dụ như đi làm xa nhà, sức khỏe không đảm bảo để tiếp tục công việc. Hoặc có những dự định khác trong tương lai. Hay đơn giản hơn là bạn cảm thấy không còn phù hợp với nghề hiện tại, bạn muốn chuyển nghề. Lúc này bạn cũng nên tính đến chuyện nghĩ việc. Vấn đề cá nhân thì chỉ có bạn hiểu rõ mà thôi. Hãy chia sẻ nó với những đồng nghiệp thân thích của bạn. Biết đâu bạn nhận được những lời khuyên hữu ích.

1001 lý do xin nghỉ việc chuyên nghiệp, thuyết phục và giữ cảm tình cho đôi bên.

Lý do nghỉ việc do có vấn đề về sức khỏe

Lý do này thường được sử dụng bởi các nhân viên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, đòi hỏi sức khỏe tốt. Như công an, cứu hỏa, bác sĩ, thợ xây dựng, lái xe, giao hàng,…. Đây cũng là lý do được ban lãnh đạo chấp nhận hàng đầu. Nên bạn hãy lấy lý do này trong đơn xin thôi việc của mình.

“ Kính gửi:

Ban lãnh đạo – Giám đốc công ty….

Trưởng phòng……..

Tôi tên là:…….. Ngày tháng năm sinh………

Đang đảm nhận vị trí tại phòng……… Chức vụ…………

Tôi viết đơn này với nội dung:

Tôi xin được phép thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày…tháng….năm. Với lý do gặp vấn đề về sức khỏe

Sức khỏe hiện tại của tôi không đủ để tiếp tục đảm nhận công việc. Tôi đang mắc bệnh…../tôi đang cần thời gian để chạy chữa căn bệnh…./Tôi đang chuẩn bị điều trị và tái khám căn bệnh….thường xuyên. Vì thế tôi xin được nghỉ việc để tránh ảnh hưởng đến công việc chung của Quý Công ty.

….. ”

Lý do về sức khỏe là một trong những lý do xin nghỉ việc hàng đầu

Lý do nghỉ việc vì gặp vấn đề về gia đình

Đây cũng là lý do được khá nhiều người lựa chọn. Thông thường những người chọn lý do này sẽ đưa ra các vấn đề như chuyển nhà đi nơi khác rất xa cơ quan. Dành thời gian chăm sóc ba mẹ già. Kết hôn hoặc sinh con,…. Những lí do này sẽ khiến các sếp khó mà chối từ.

“ Kính gửi:

Ban lãnh đạo – Giám đốc công ty….

Trưởng phòng……..

Tôi tên là:…….. Ngày tháng năm sinh………

Đang đảm nhận vị trí tại phòng……… Chức vụ…………

Tôi viết đơn này với nội dung:

Tôi xin được phép thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày…tháng….năm. Với lý do gặp vấn đề hoàn cảnh gia đình

Gia đình tôi chuẩn bị chuyển đến một địa chỉ mới, cụ thể là….. Nơi này rất xa công ty/ Bố mẹ tôi hiện tại đã có tuổi, cần người chăm sóc thường xuyên/Tôi sắp sinh con và muốn có nhiều thời gian để chuẩn bị. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc hiện tại. Vì thế tôi xin được nghỉ việc để tránh ảnh hưởng đến công việc chung của Quý Công ty.

….. ”

Lý do nghỉ việc vì muốn khởi nghiệp

Đây là một trong những lý do táo bạo nhưng cũng rất thực tế. Nhất là với những người trong độ tuổi từ 30 – 35. Họ đã có thời gian đi làm trên dưới 10 năm để tích lũy kinh nghiệm và một số vốn đủ lớn. Khi đã quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp. Chắc chắn sếp của bạn sẽ không thể chối từ.

“ Kính gửi:

Ban lãnh đạo – Giám đốc công ty….

Trưởng phòng……..

Tôi tên là:…….. Ngày tháng năm sinh………

Đang đảm nhận vị trí tại phòng……… Chức vụ…………

Tôi viết đơn này với nội dung:

Tôi xin được phép thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày…tháng….năm. Với lý do dành thời gian để nghiên cứu việc thành lập cơ sở kinh doanh/thành lập công ty cho riêng mình.

Sau khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Tôi muốn bắt tay vào việc sẽ trở thành một nhà khởi nghiệp. Điều này cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị. Dẫn đến tôi không thể ôm hết việc của Quý Công ty như bình thường được nữa. Vì thế tôi xin được nghỉ việc để tránh ảnh hưởng đến công việc chung của Quý Công ty.

….. ”

Lý do nghỉ việc vì muốn học hỏi phát triển bản thân

Đây được xem là lý do an toàn và còn có cửa lui cho bạn sau này. Lý do này thường được sử dụng với những người đang làm về những công việc liên quan đến kỹ thuật. Chẳng hạn như: Designer muốn nghỉ việc để học thêm edit video. Lập trình web nghỉ việc để học thêm lập trình app, lập trình game,… Rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn có thể học hỏi chuyên sâu hơn. Vì sao tôi nói đây là một lý do an toàn?. Vì nếu bạn xin nghỉ việc để học hỏi phát triển kỹ năng của chính nghề nghiệp hiện tại. Thì nhiều khả năng sau khi bạn hoàn thành việc học thì cơ hội được sếp mời trở lại làm việc là rất cao. Đó chính là chiếc “cửa hậu” cho bạn.

“ Kính gửi:

Ban lãnh đạo – Giám đốc công ty….

Trưởng phòng……..

Tôi tên là:…….. Ngày tháng năm sinh………

Đang đảm nhận vị trí tại phòng……… Chức vụ…………

Tôi viết đơn này với nội dung:

Tôi xin được phép thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày…tháng….năm. Với lý do dành thời gian để theo học chương trình….. để phát triển kỹ năng của bản thân.

Chương trình học này kéo dài….tháng. Cần khá nhiều thời gian và công sức để học tập và rèn luyện. Ban đầu tôi cũng đã cố gắng sắp xếp sao cho ổn thỏa nhất với công việc hiện tại trên công ty. Nhưng do đặc thù chương trình này nên rất khó để đảm nhận cả 2 phía cùng một lúc. Vì thế để dành sự tập trung cao nhất cho việc học. Tôi xin được nghỉ việc để tránh ảnh hưởng đến công việc chung của Quý Công ty.

….. ”

Lý do nghỉ việc vì muốn đổi nghề

Đôi khi công việc hiện tại không còn hứng thú đối với bạn, dẫn đến hiệu quả công việc không cao như trước. Bạn muốn chuyển sang nghề mới để tìm sự mới mẻ cho bản thân cũng như tạo được sự hứng thú làm việc. Rất nhiều người đã nhảy nghề liên tục. Với lý do này, tính rủi ro khá cao nên bạn hãy cố gắng lựa những lời lẽ chân thành nhất để không làm mất đi cảm tình với công ty.

“ Kính gửi:

Ban lãnh đạo – Giám đốc công ty….

Trưởng phòng……..

Tôi tên là:…….. Ngày tháng năm sinh………

Đang đảm nhận vị trí tại phòng……… Chức vụ…………

Tôi viết đơn này với nội dung:

Tôi xin được phép thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày…tháng….năm. Với lý do chuyển sang một nghề mới

Tôi nghĩ nghề nghiệp hiện tại không còn phù hợp với bản thân nữa. Mặc dù được Quý Công ty tạo nhiều điều kiện để làm việc một cách tốt nhất. Nhưng mong muốn phát triển nghề nghiệp của bản thân đã rẽ sang một hướng mới. Trái với định hướng mà Quý Công ty đang theo đuổi. Tôi muốn dành thời gian để theo đuổi nghề…. Tôi thật sự đang tỉnh táo và biết mình đang làm gì. Tôi cần tập trung và chuẩn bị nhiều yếu tố để học tập và tích lũy kinh nghiệm chuyển sang nghề mới. Vì thế tôi xin được nghỉ việc để tránh ảnh hưởng đến công việc chung của Quý Công ty.

….. ”

Nghỉ việc để chuyển nghề là một lý do nghỉ việc được nhiều người lựa chọn nhất

Trên đây là một vài lý do nghỉ việc được người lao động sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó cũng có vài lý do nghỉ việc cũng rất thuyết phục khác mà bạn có thể tham khảo. Như là lý do đi du học, theo học trường đại học mới, đi nghĩa vụ quân sự,…

Những lưu ý khi xin thôi việc

Xin nghỉ việc là một hành động có thể tạo nên bước ngoặt trong sự nghiệp của bạn. Vì thế bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình. Và hơn hết, hãy giữ hình ảnh chuyên nghiệp, thiện cảm với những đồng nghiệp ở lại. Đừng để vấn đề xin nghỉ việc làm cả công ty cũ lẫn bản thân bạn phải khó xử. Vì thế bạn hãy lưu ý một vài điều sau đây:

Đơn xin nghỉ việc phải đi đúng trọng tâm vấn đề, không lan man dài dòng.

Nếu bạn làm trong công ty nước ngoài thường xuyên sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp hoặc sếp là người nước ngoài. Thì bạn cần viết đơn xin thôi việc bằng tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ phổ biến trong công ty bạn.

Lý do nghỉ việc phải trung thực và chân thành

Tránh chọn những lý do viễn vông, không thuyết phục như chia tay người yêu/người yêu cũ là đồng nghiệp trong công ty nên muốn nghỉ việc. Hoặc những lý do gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ. Như ghét ông A, bà B trong công ty nên muốn nghỉ việc.

Khi đã gửi đơn xin thôi việc thì phải theo đúng quy trình

Phải chuyển giao/ủy thác các công việc còn tồn đọng cho trưởng phòng hoặc đồng nghiệp phù hợp. Không được tự nhiên nghỉ ngang khi chưa có sự phê duyệt của ban lãnh đạo.

Những lưu ý khi xin nghỉ việc để không mất lòng 2 bên

Đơn xin nghỉ việc chỉ có tác dụng duy nhất là thông báo bạn sắp thôi việc

Nó không có tác dụng trong việc đòi quyền lợi cho bản thân như xin tăng lương, đặc cách làm việc tại nhà,…

Không nên ghi những lời phàn nàn về đồng nghiệp, về công ty trong đơn xin nghỉ việc

Như đã nói, đơn xin thôi việc chỉ có một vai trò là thông báo bạn sắp nghỉ việc. Nếu có góp ý, phàn nàn thì bạn nên viết một lá thư hoặc email riêng.

Hãy vạch nên định hướng tiếp theo trong sự nghiệp của bạn

Khi đã gửi đơn xin nghỉ việc, chắc chắn bạn đã chuẩn bị tâm lý cho những ngày thất nghiệp sắp tới. Nhiều người chọn nghỉ việc để đi học thêm hoặc khởi nghiệp. Nhưng cũng có rất nhiều người nghỉ việc chỉ để tìm một công việc mới phù hợp hơn, lương cao hơn. Nếu bạn đang tìm một công việc mới. Hãy để HaNoiJob.vn giúp bạn. Đừng để thất nghiệp làm gián đoạn sự nghiệp của bạn. Hãy truy cập vào website của việc làm Hà Nội để tìm cho mình một công việc phù hợp nhất nhé.

  • Xem thêm: 500+ việc làm ngân hàng tại Hà Nội lương cao

Vậy là bạn vừa xem xong bài viết những lý do xin nghỉ việc thuyết phục và chuyên nghiệp được chọn nhiều nhất năm 2021. Hi vọng rằng bạn đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho riêng mình. Chúc bạn thành công và phát triển trên con đường đã chọn.

Video liên quan

Chủ Đề