Vì sao lũ sông Hồng lên nhanh rút chậm


được lượng mưa rải đều trong năm nên chế độ nước của sông Mê Kông điều hoà

hơn sông Hồng [sông Hồng và sông Mê Kông đều nhận nguồn tiếp nước là nước

mưa]

+ Địa thế: Sông Hồng dốc hơn sông Mê Kông [lòng sông Hồng chảy thẳng,

sông Mê Kông chảy uốn khúc quanh co] nên nước ở sông Hồng lên nhanh, rút

nhanh hơn sông Mê Kông.

+ Thảm thực vật: Thảm thực vật ở lưu vực sông Hồng bị tàn phá nhiều,

trong khi đó ở lưu vực sông Mê Kông thảm thực vật còn khá lớn [phần trung lưu

chảy qua nước Lào diện tích rừng còn nhiều], vì vậy khi nước mưa rơi xuống trong

thời gian ngắn được đổ dồn xuống lòng sông Hồng, còn ở lưu vực sông Mê Kông

nước mưa xuống tới mặt đất, một phần bị lớp thảm thực vật giữ lại, một phần theo

các rễ cây thấm xuống đất nên dòng sông Mê Kông điều hoà hơn sông Hồng.

+ Hồ, đầm: Sông Mê Kông có biển Hồ có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.

+ Hình thái mạng lưới sông dạng lông chim, mạng lưới kênh rạch chằng

chịt; Sông Mê Kông có 9 cửa sông đổ nước ra biển còn sông Hồng có 3 cửa sông

đổ ra biển

Câu 3: Tại sao mực nước lũ ở các sông miền Trung nước ta thường lên rất

nhanh?

- Lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn

- Hình thái sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc

- Sông trong nội địa, diện tích lưu vực nhỏ

- Rừng đầu nguồn nhiều nơi bị tàn phá

- Yếu tố khác: nhiều hồ thủy điện xả lũ cùng lúc, bão, áp thấp

Câu 4: Vì sao mật độ sông ngòi của Đồng bằng sông Cửu Long nước ta lớn?

- Khí hậu: lượng mưa lớn trung bình > 1500 mm

- Địa hình đồng bằng sông chảy quanh co uốn lượn

- Tác động của con người như xây dựng hệ thống mương máng, kênh đào

chằng chịt...

Câu 5: Tại sao trên thực tế, mùa lũ của sông ngòi nước ta không hoàn toàn

trùng khớp với mùa mưa?

- Chế độ nước của sông ngòi nước ta chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân

tố [kể tên].

- Ngoài mưa, còn có các nhân tố khác tham gia và làm biến đổi dòng chảy tự

nhiên như độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá, hình dạng mạng lưới sông và

nhất là hồ chứa nước nhân tạo. Các hồ này đã điều tiết nước sông ngòi theo nhu



10



10



cầu sử dụng của con người. Ví dụ: ở lưu vực còn nhiều rừng, hệ số thấm của đất đá

đá cao, nhiều hang động ngầm thì mùa lũ diễn ra chậm hơn mùa mưa.

Câu 6: Tại sao chế độ nước của các con sông trên lãnh thổ nước ta không

giống nhau?

- Chế độ nước sông chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Mỗi nhân tố

tác động ở các nơi khác nhau thì khác nhau

+ Địa hình [diễn giải]

+ Thực vật [diễn giải]

+ Hồ đầm [diễn giải]

+ Con người [diễn giải]

+ Các nhân tố khác: diện tích lưu vực, hình dạng lưới sông [diễn giải]

- Mối quan hệ của các nhân tố tác động đến chế độ nước sông khác nhau ở

mỗi nơi. Ví dụ: ở miền núi nếu lớp phủ thực vật bị phá trụi thì nước mưa tập trung

về sông nhanh hơn, nước sông đột ngột dâng lên cao hơn; nơi có lớp phủ thực vật

tốt thì lượng nước ngầm phong phú hơn, chế độ nước sông điều hòa hơn, ..

3. Dạng câu hỏi gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn.

Các bài tập vận dụng và giải quyết vấn đề gắn với bối cảnh và tình huống

thực tiễn là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường

giải quyết khác nhau

Bên cạnh việc thông hiểu các kiến thức địa lí nhuần nhuyễn, các em cần

tổng hợp cả kiến thức của nhiều môn học khác và các kiến thức thực tế cuộc sống

để trả lời.

Câu 1: Tại sao thời gian gần đây tổng lượng phù sa của sông ngòi nước ta giảm

đi so với những năm 80, 90 của thế kỉ trước? [hiện nay khoảng 200 triệu tấn/năm

so với trước khoảng 300 triệu tấn/năm].

- Phù sa của sông ngòi do quá trình rửa trôi, xói mòn đất ở vùng trung du và

miền núi sau đó tích tụ lại ở những vùng trũng thấp [ven sông, vùng đồng bằng

ven biển]

- Trước kia phù sa nhiều do hậu quả của việc phá rừng bừa bãi nên thúc đẩy

quá trình rửa trôi, xói mòn đất ở trung du và miền núi. Sau đó, nước ta đã tích cực

trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, nên quá trình phá hủy đất ở miền núi bị

giảm dần nên lượng phù sa cũng giảm đi.

- Việc xây dựng các hồ chức nước ở thượng nguồn làm lắng đọng phù sa ...

Câu 2: Ở lưu vực của sông nước ta, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu?

Vì sao?

Thực vật ở lưu vực sông cũng góp phần điều hòa chế độ nước của sông. Khi

nước mưa rơi xuống, một phần lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán cây, phần

11



11



còn lại khi xuống tới bề mặt đất một phần được lớp thảm mục giữ lại, một phần len

lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên các mạch nước ngầm, điều hòa dòng

chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.

Rừng phòng hộ thường được trồng ở đầu nguồn các con sông để ngăn bớt

nước dồn xuống sông khi có mưa lớn, tăng nguồn nước ngầm để cung cấp nước

cho sông vào mùa khô

Câu 3: Vì sao "sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở

đồng bằng sông Cửu Long ?

Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do hệ thống sông Cửu Long mang

lại trong mùa mưa.

- Sông Cửu Long dài, diện tích lưu vực lớn, dạng lông chim nên tập trung

nước, tổng lượng nước lớn, có hồ Tônlêxap điều tiết nước, nên lũ tương đối điều

hòa và kéo dài trong nhiều tháng.

- Từ lâu đời, người dân đã thích ứng với mùa lũ. Mùa lũ mang lại nhiều lợi

ích như: tôm, cá, phù sa ngọt, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất,.... Đã từ lâu, các

tập quán sản xuất, ngành nghề, giống cây trồng và nếp sống của người dân được

định hình.

- Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, nền vật liệu vụn bở, lượng nước tập

trung quá lớn trong mùa lũ và tác động của thủy triều, nên ở đồng bằng sông Cửu

Long khó có thể đắp đê dọc theo các hệ thống sông, chỉ có thể đắp đê bao theo

từng vùng.

Câu 4: Tại sao trong những năm gần đây hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông

Hồng hầu như không còn?

Lưu ý: Học sinh cần phân tích được các nhân tố làm lũ sông Hồng lên

nhanh, rút chậm. Xem xét sự thay đổi của các nhân tố ấy theo thời gian nhất là các

nhân tố góp phần làm chế độ nước điều hòa hơn [hồ, lớp phủ thực vật ...] và hệ

thống các công trình ngăn lũ.

- Những năm gần đây ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng hạn chế và hầu như

không có là do các trình thủy điện được xây dựng trên hệ thống sông Hồng nhất là

Sông Đà

- Hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi xây dựng hợp lí

- Đê điều bao bọc song song các dòng sông, ....

Câu 5: Việc xây dựng các đập thủy điện trên sông có tác động như thế nào đến

kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên nước ta?

- Tích cực: tạo năng lượng điện với giá rẻ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các

hồ chứa sử dụng được tổng hợp tài nguyên nước [ngăn lũ, tưới ruộng, nuôi thủy

sản, du lịch], giải quyết được một phần việc làm cho người lao động

12



12



- Tiêu cực: giải quyết nhiều vấn đề phức tạp như việc tái định cư dân chúng

sống trong vùng hồ chứa, các đập thủy điện gây phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh

thái xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới, ...

Việc xây đập tại vị trí địa lý không hợp lý hoặc không đảm bảo chất lượng

có thể gây ra những thảm hoạ như vỡ đập.

4. Dạng bài tập thực hành vẽ biểu đồ thể hiện chế độ nước của sông ngòi

a] Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến thiên lưu lượng nước trung bình

của sông ngòi.

Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường. Căn cứ vào câu hỏi thể

hiện sự biến thiên lưu lượng nước trung bình của sông và chức năng chính của

biểu đồ đường là thể hiện tiến trình vận động của đối tượng địa lí theo thời gian

Khi vẽ biểu đồ đường cần lưu ý: biểu đồ phải được vẽ chính xác, đảm bảo

tính thẩm mĩ, phải có tên và chú giải cho biểu đồ.

Trục hoành: thể hiện thời gian từ tháng 1 đến 12, lưu ý đảm bảo khoảng

cách thời gian trên trục hoành chia chính xác. Tháng 1 thường vẽ trên trục tung.

Trục tung thể hiện lưu lượng nước [m 3/s]. Tùy theo số liệu cao nhất và thấp

nhất để chia thang cho phù hợp.

Ví dụ: Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến thiên lưu lượng nước trung

bình của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.

Lưu lượng nước trung bình trên sông Thu Bồn và sông Đồng Nai [m3/s]

Tháng

Sông



1



2



3



4



5



6



7



8



9



10



11



12



Thu Bồn



202



115



75,1



58,2



91,4



120



88,6



69,6



151



519



954



448



Đồng Nai



103



66,2



48,4



59,8



127



417



751



1345



1317



1279



594



239



Biểu đồ thể hiện sự biến thiên lưu lượng nước trung bình của sông Thu Bồn

và sông Đồng Nai.

b]Vẽ và nhận xét biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy

Ví dụ: Cho bảng số liệu:

Lượng mưa và lưu lượng theo các tháng trong năm của lưu vực sông Hồng [trạm

Sơn Tây]

Tháng



1



2



3



4



5



6



7



8



9



10



11



12



Lượng

mưa



19,5



25,6



34,5



104,2



222



262,8



315,7



335,2



271,9



170,1



59,9



17,8



13



13



[mm]

Lưu

lượng

[m3/s]



1318



1100



914



1071



1893



4692



7986



9246



6690



4122



2813



1746



- Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hồng

- Tính thời gian và độ dài [số tháng] của mùa mưa và mùa lũ tại lưu vực sông

Hồng theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình

- Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên lưu vực sông Hồng

Hướng dẫn:

+ Vẽ 2 trục tung song song cách nhau 12 ô

Trục tung bên trái biểu thị lượng mưa [mm], chia thang giá trị lớn hơn số liệu đã

cho

Trục tung bên phải biểu thị lưu lượng [m3/s], chia lớn hơn số liệu đã cho

+ Trục hoành chia làm 12 tháng, mỗi tháng tương ứng 1 ô

+ Lượng mưa vẽ trước bằng biểu đồ cột

+ Lưu lượng vẽ bằng biểu đồ đường: gióng số liệu tương ứng ở trục bên phải của

từng tháng, chấm vào điểm giữa của các tháng, sau đó dùng thước lần lượt nối các

điểm lại được đường thể hiện lưu lượng.

- Tính thời gian mùa mưa và mùa lũ:

+ Mùa mưa lưu vực sông Hồng từ tháng 5-10

+ Mùa lũ từ tháng 6-10

- Mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ: mùa mưa trùng với mùa lũ, lũ lớn nhất

vào tháng 8 và là tháng có lượng mưa lớn nhất.



14



14



Video liên quan

Chủ Đề