Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

Vì sao kiểm toán Big 4 ngày càng trở nên ... vô dụng?

13 năm sau sự kiện Enron, các công ty kiểm toán vẫn không thể ngăn chặn công ty “chế biến lại” sổ sách.

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

Khi nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett tăng cổ phần của mình tại Tesco vào năm 2012, giới đầu tư nhận được một thông điệp mạnh mẽ của ông: Hãng bán lẻ khổng lồ của Anh sẽ hồi sinh và trở thành đối trọng với các doanh nghiệp Mỹ.

Tuy nhiên, ngay cả “Hiền triết xứ Omaha” cũng có thể trở thành nạn nhân của những gian lận kế toán. Ngày 22/9 vừa qua, Tesco cho biết lợi nhuận nửa đầu năm 2014 mà hãng công bố (408 triệu USD) là cao bất thường. Nguyên nhân đến từ việc nhà bán lẻ này đã phóng đại quá trớn khoản chiết khấu sẽ thu về từ phía các nhà cung cấp. Ủy ban điều tra gian lận của Anh đã tiến hành điều tra sai sót nghiêm trọng này. Tới 9/12 mới đây, Tesco tiếp tục giảm lợi nhuận dự báo 30%.

Khoản đầu tư của Buffett vào Tesco đã mất tới 750 triệu USD, và ông gọi thương vụ này là một “sai lầm lớn”.

PwC là hãng kiểm toán cho Tesco. Tesco đã phải trả cho một trong Big 4 tới 10,4 triệu bảng Anh cho báo cáo kiểm toán 2013 của mình. Mặc dù vậy, điều duy nhất mà hãng kiểm toán PwC làm đó là nhận xét rằng khoản chiết khấu là một điểm cần lưu ý trong báo cáo.

Việc PwC bỏ qua sai sót không phải là trường hợp cá biệt. Ngày nay, những scandal về báo cáo kiểm toán sai sót hiếm khi được đưa lên trang nhất của các tờ báo, không phải vì những sai sót này hiếm có, mà trái lại, nó đã trở nên quá thường xuyên. Vụ việc HP “giấu” tới 80% trong khoản tiên 10,3 triệu USD mua lại Autonomy năm 2012, hay Olympus, nhà sản xuất thiết bị quang học của Nhật Bản, bị cáo buộc che dấu hàng tỉ USD thiệt hại là một ví dụ. Tất cả những công ty trên đều thuê các nhà kiểm toán của Big 4.

Cho dù các công ty kiểm toán không bị quy trách nhiệm cho khủng hoảng kinh tế diễn ra vào năm 2008, chí ít thì họ cũng đã thất bại trong việc đưa ra các cảnh báo. Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ đang kiện PwC đòi 1 tỉ USD vì đã không tìm thấy gian lận tại Colonial Bank, ngân hàng đã phá sản vào năm 2009. PwC thì phủi tay và cho rằng chính ngân hàng mới là người lừa dối công ty bảo hiểm.

Tháng 6 vừa qua, 2 kiểm toán tại KPMG đã bị đình chỉ vì không xem xét kỹ khoản dự trữ tiền mặt tại Tier One, một ngân hàng phá sản khác. Thậm chí, 8 tháng trước khi Lehman Brothers’ sụp đổ, các nhà kiểm toán EY vẫn chưa tìm thấy vấn đề gì.

Tại các thị trường mới nổi, tình hình cũng không khả quan hơn.

Trong vài năm qua, sàn giao dịch Bắc Mỹ đã hủy niêm yết hơn 100 công ty Trung Quốc vì vấn đề kiểm toán.

Năm 2010, người ta phát hiện ra nhà máy của China Integrated Energy (khách hàng của KPMG) đã ngừng hoạt động cả tháng, dù trước đó báo cáo vẫn ghi là đang hoạt động “hết công suất”.

Năm 2011, công ty nghiên cứu Muddy Waters tiếp tục phát hiện ra phần lớn tài sản Sino Forest (khách hàng của EY) sở hữu thực ra không tồn tại. Cả hai công ty trên sau đó đã mất tới 95% giá trị.

Không ai mong chờ cảnh sát có thể thực thi công lý mọi lúc mọi nơi. Thế nhưng, việc các scandal cứ xuất hiện liên tục khiến mọi người đặt câu hỏi: Thực sự thì Big 4 có thể làm gì? Họ có xứng để bỏ túi 50 tỉ USD phí kiểm toán mỗi năm không?

Trong tưởng tượng của nhiều người, kiểm toán viên là những người có thể nhìn thấy những lỗ hổng hay sai phạm của công ty. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy. Những thay đổi trong lịch sử của ngành kiểm toán đã biến các kiểm toán viên ngày nay trở thành một công cụ bắt buộc để đánh giá các báo cáo tài chính có phù hợp với tiêu chuẩn kế toán hay không.

Việc nhà đầu tư mất niềm tin vào báo cáo kiểm toán có thể dẫn đến nhiều hệ lụy với các công ty làm ăn chân chính. Chẳng hạn, các công ty trung thực có chi phí vốn vay tương đương với các công ty dối trá, bị cắt giảm tiền đầu tư và gặp khó khi tăng trưởng.

Tại sao lại có tình trạng này?

Trước đây, ngành kiểm toán đã từng được giới đầu tư đánh giá cao bởi tính trung thực. Kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong thế giới hiện đại. Khi công ty cổ phần ra đời, các cổ đông luôn gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa lợi ích của chủ sở hữu công ty và người điều hành công ty. Bởi một quản lý luôn hiểu rõ hoạt động của công ty hơn nhiều so với các nhà đầu tư, họ luôn có hàng tá cách để che giấu tình trạng thực sự của công ty. Về phía các nhà đầu tư, họ cũng sẽ từ chối đổ tiền vào những công ty mà họ cảm thấy người điều hành không đáng tin. Kiểm toán phát sinh từ điểm này để giải quyết nhu cầu “công bằng về thông tin”.

Vào khoảng giữa nhưng năm 1800, người Anh cho các công ty đường sắt Mỹ vay vốn đã yêu cầu được kiểm toán để kiểm tra mọi khía cạnh liên quan đến việc kinh doanh đường sắt. Đó là đại diện đầu tiên của những kiểm toán viên hiện đại. Cộng đồng này vẫn phát triển bền vững tới tận ngày nay. Bằng chứng là 150 năm sau, hệ thống của các công ty thuộc Big 4 vẫn được điều hành bởi các chi nhánh tại Anh và Mỹ. Tất cả người lãnh đạo hiện tại của công ty đều là người Mỹ.

Sự xuất hiện của các kiểm toán viên đem lại lợi ích cho cả công ty lẫn nhà đầu tư. Các công ty vừa tiết kiệm được chi phí tài chính, còn các kiểm toán viên luôn được khuyến khích đưa ra nhận xét công bằng nhất để tạo niềm tin cho thị trường. Khoảng những năm 1920, 80% các công ty tại sàn giao dịch New York thuê kiểm toán, dù điều này không bắt buộc.

Tuy nhiên, mọi việc thay đổi sau cuộc Đại Suy Thoái, khi Chính phủ Mỹ ra luật bắt buộc các công ty đại chúng phải thuê kiểm toán, cũng như công bố báo cáo tài chính qua kiểm toán. Một luật tương tự cũng được thông qua tại Anh. Quyết định tưởng chừng như mang lại lợi ích cho doanh nghiệp này lại chính là nguyên nhân lớn khiến ngành kiểm toán đi xuống và các báo cáo kiểm toán vô nghĩa tràn lan trên thị trường ngày nay.

Khi kiểm toán trở thành một yêu cầu bắt buộc, vấn đề bắt đầu nảy sinh. Các công ty kiểm toán không cần phấn đấu để đem lại sự tin tưởng và lợi ích cho nhà đầu tư mà vẫn có khách hàng. Và họ dần tỏ ra thiếu trách nhiệm. Nếu trước khi, các kiểm toán viên đưa ra đánh giá “bảo đảm” báo cáo kiểm toán là chính xác, nay họ chỉ đánh giá đó là “ý kiến” của công ty kiểm toán.

Các công ty kiểm toán hiện đại còn không đánh giá mức độ chính xác của báo cáo. Kiểm toán viên chỉ tóm tắt trong một trang giấy với nội dung rất chung chung, đại loại như “báo cáo phản ánh trung thực hợp lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý,…”

Cho dù các báo cáo kiểm toán có chất lượng ngày càng kém, hầu hết các công ty, kể cả không phải công ty đại chúng, cũng phải thuê kiểm toán để đạt tiêu chuẩn vay vốn của ngân hàng. Tại những quốc gia có tiêu chuẩn kế toán lỏng lẻo, tính trạng này càng diễn biến phức tạp hơn.

Dù niềm tin đã xuống rất thấp, nhưng sẽ rất khó để ngành công nghiệp kiểm toán tiến hành những cải cách thay đổi mô hình. Có quá nhiều xung đột về lợi ích khiến giữa lợi ích các công ty kiểm toán với nhà đầu tư.

>> Phần 2: Liệu ngành kiểm toán có thay đổi được không?

Trang Lam

Quốc Dũng

Theo The Economist

Từ khóa: kiểm toán, big four, KPMG, ey, PwC
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Vì sao kiểm toán Big 4 ngày càng trở nên ... vô dụng? (P2)

Mặc dù PCAOB mang lại những hiệu quả nhất định, nó cũng khiến người ta nhận ra một sự thật: Các kiểm toán viên không bao giờ có thể trở thành một đồng minh tuyệt vời với nhà đầu tư.

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

Có 4 nguyên nhân chính đang gây ra xung đột lợi ích trong ngành kiểm toán.

Đầu tiên là sự tách biệt của ban kiểm toán với nhà quản lý. Kể từ sau khi luật Sarbanes Oxley được cải cách vào năm 2002, các nhà kiểm toán tại Mỹ không được chọn bởi giám đốc điều hành hay giám đốc tài chính mà sẽ được lựa chọn bởi một tiểu ban thuộc ban giám đốc. Trên lý thuyết, điều này sẽ bảo đảm những người lựa chọn hoạt động vì lợi ích nhà đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiểu ban này vẫn dễ dàng bị điều khiển bởi các nhà quản lý. Một nghiên cứu cho thấy nếu lãnh đạo tiểu ban từng hoạt động tại công ty kiểm toán nào, thì công ty kiểm toán đó sẽ dễ dàng được lựa chọn hơn. Chẳng hạn, người đứng đầu ủy ban kiểm toán tại Tesco từng làm việc tại PwC.

Vấn đề thứ hai là danh tiếng. Quan điểm chung là nếu kiểm toán không tốt, anh có thể mất khách hàng về tay người khác. Tuy nhiên, ngày nay với sự thống trị của 4 hãng kiểm toán lớn (Big 4), chiếm tới 98% thị phần các công ty trên sàn chứng khoán Mỹ, thị trường đã bị bóp méo. Cả 4 cái tên lớn nhất này đều từng dính vào những bản báo cáo kém chính xác, tuy nhiên danh tiếng của họ lại chẳng mấy bị ảnh hưởng.

Vấn đề thứ 3 đó là các vấn đề về pháp lý. Các yêu cầu pháp lý đối với các công ty kiểm toán rất khiêm tốn Trong quá khứ, Athur Andersen, một thế lực ngang hàng với Big 4 ngày nay, đã phá sản sau vụ scandal Enron. Tuy nhiên, kể cả sau thảm họa Enron, trách nhiệm của các công ty kiểm toán không hề tăng lên. Năm 2005, Tòa án Tối cao Mỹ đã đưa ra luật yêu cầu các cổ đông phải đưa ra bằng chứng cho thấy sự liên hệ giữa hoạt động của các công ty kiểm toán và giá cổ phiếu giảm để tính toán thiệt hại.

Sự lỏng léo của luật pháp giúp các hãng kiểm toán né tránh được hầu hết các vụ kiện tụng. Tháng 4 vừa qua, EY đã được tuyên bố vô tội trong vụ phá sản của Lehman Brothers.

Một vấn đề nữa. Kiểm toán có thực sự độc lập với khách hàng, những người bỏ tiền ra thuê mình? Dưới đây là một đoạn trao đổi giữa một phát ngôn viên trong ngành kiểm toán với Quốc hội Mỹ vào năm 1933:

“Anh kiểm toán người điều khiển mình? Vậy ai sẽ kiểm toán anh?” – một thượng nghị sĩ nghi ngờ. “Lương tâm của chúng tôi”, người phát ngôn viên này trả lời.

Nhiều quy định đã ra đời để quản lý chặt chẽ hơn ngành kiểm toán từ sau vụ scandal Enron. Luật Sarbanes – Oxley và Ủy ban giám sát (PCAOB) ra đời để giám sát hoạt động kiểm toán. Tại Anh, người ta cũng đưa ra một mô hình tương tự vào năm 2004.

Tháng trước, Ủy ban giám sát (PCAOB) đã công bố 85 trong số 219 báo cáo kiểm toán mà ủy ban này kiểm tra từ năm 2013 cần xem xét lại. Tình trạng công bố lại tình hình tài chính cũng đã giảm đáng kể sau khi Ủy ban này đi vào hoạt động.

Mặc dù PCAOB mang lại những hiệu quả nhất định, nó cũng khiến người ta nhận ra một sự thật: Các kiểm toán viên không bao giờ có thể trở thành một đồng minh tuyệt vời với nhà đầu tư. Chỉ có những cải cách thực sự trong ngành kiểm toán mới có thể làm được điều này.

Cách đơn giản nhất đó là mở rộng yêu cầu cho báo cáo kiểm toán. Thay vì một tờ giấy đơn đánh giá báo cáo của công ty đạt/chưa đạt, hiện tại ở Anh đã yêu cầu một bản báo cáo chi tiết hơn về hoạt động của kiểm toán viên và những lĩnh vực cần quan tâm.

Phá bỏ thế độc quyền của Big 4 cũng là một yếu tố đáng quan tâm. Hiện tại, Big 4 hoạt động trên những lĩnh vực đặc thù ở mỗi quốc gia, vì vậy, các công ty chỉ có 2 đến 3 ứng viên khi lựa chọn kiểm toán độc lập. Năm 2005, tòa án Mỹ quyết định không khởi tố KPMG vì sai phạm liên quan đến thuế, một lý do lớn đến từ việc họ lo ngại điều này có thể khiến KPMG phá sản, và như thế thì số lượng công ty kiểm toán có thể lựa chọn sẽ lại ít đi. Càng ít lựa chọn, vấn đề độc quyền thống lĩnh thị trường càng đáng lo ngại.

Tăng số lượng các đối thủ cạnh tranh với Big 4 có thể là ý kiến hay, nhưng không thực sự khả thi, bởi quy mô các công ty này hiện đã quá lớn. Ngay cả KPMG, nhỏ nhất trong Big 4, cũng to hơn 4 công ty đứng dưới nó cộng lại.

Một số ý kiến nữa được đưa ra nhưng lựa chọn đơn vị kiểm toán “hoàn toàn không liên quan” tới công ty, hay lụa chọn kiểm toán viên bằng một đội ngũ độc lập hơn cả ban giám đốc.

Một giải pháp hấp dẫn khác được đưa ra bởi giáo sư Joshua Ronen từ đại học New York. Ông đề nghị các công ty phải mua “bảo hiểm báo cáo tài chính” để bảo vệ cổ đông khi họ bị thiệt hại vì những sai phạm trong báo cáo, và các công ty bảo hiểm sẽ có nhiệm vụ thuê kiểm toán viên để tìm kiếm những sai sót trong báo cáo và đưa ra mức phí bảo hiểm. Mặc dù vậy, sẽ cần phải có những quy định mới để khuyển khích dịch vụ này.

Cuối cùng, tốt nhất đó là để thị trường phát triển tự do và loại bỏ những yêu cầu pháp lý bắt buộc về kiểm toán. Nếu khách hàng không bị buộc phải thuê kiểm toán, tự thân Big 4 sẽ phải đưa ra những chính sách mới để nhà đầu tư cảm thấy báo cáo kiểm toán họ cầm trên thay thực sự hữu ích. Tất nhiên, quyết định này cũng sẽ có mặt trái. Đó là những nhà đầu tư cả tin có thể bị lừa đảo và mua phải cổ phiếu “rác”.

>> Vì sao kiểm toán Big 4 ngày càng trở nên ... vô dụng? (P1)

Trang Lam

Quốc Dũng

Theo The economist

Từ khóa: kiểm toán, Câu chuyện kinh doanh, kinh doanh, big 4, KPMG, vô dụng, Báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính, lừa dối, nhà đầu tư
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Muôn màu chuyện kiểm toán

Trên thị trường hiện có khoảng 100 công ty kiểm toán, tuy nhiên thị phần lớn nhất chủ yếu nằm trong tay bốn công ty kiểm toán nước ngoài. Trong hai phần còn lại, phần lớn thuộc về hai doanh nghiệp có nguồn gốc từ nhà nước nắm giữ, hơn 90 doanh nghiệp kiểm toán nhỏ giành giật với nhau phần rất bé. Thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh trong quá trình kiểm toán tại doanh nghiệp. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ sinh động về vấn đề này.

Các công ty kiểm toán phải chuẩn bị nguồn nhân lực hiểu biết về công nghệ

Ưu tiên kiểm toán lĩnh vực được xã hội quan tâm trong 2020

Ngành Kế toán - Kiểm toán sẽ ra sao trong kỷ nguyên 4.0

Nghề kế toán, kiểm toán trước những thách thức đổi mới

Ai có lỗi khi báo cáo kiểm toán sai?

Một nhà quản lý của thị trường chứng khoán cho rằng báo cáo tài chính làm cơ sở cho nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Việc kiểm toán cho ý kiến là để tăng độ tin cậy của báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, báo cáo kiểm toán cũng là do công ty lập, có bên thứ ba chuyên nghiệp (là kiểm toán) vào kiểm tra lại và đưa ra ý kiến độc lập về báo cáo đó. Có nghĩa là, về bản chất, báo cáo này cũng là do công ty lập, chứ không phải kiểm toán lập.

Bên cạnh đó, việc kiểm toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như kiểm toán toàn bộ hay kiểm toán chuyên đề, tức phụ thuộc vào phạm vi kiểm toán, từ đấy mới có thể cho thấy được bức tranh tổng thể hoạt động của doanh nghiệp. Như đã nói ở trên, báo cáo kiểm toán chỉ là kiểm tra lại báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

Báo cáo tài chính là do doanh nghiệp lập, chứ không phải do công ty kiểm toán lập, nên doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về báo cáo này. Kiểm toán chỉ đi kiểm tra lại các mặt trọng yếu, không phải kiểm tra toàn bộ giao dịch của công ty mà chỉ chọn mẫu mang tính cách đại diện để xem có những sai sót xảy ra, hay có tình trạng doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của kế toán kiểm toán.

Ngoài ra, trên thực tế cũng không thể khẳng định là không có việc kiểm toán viên bắt tay với doanh nghiệp trong việc đưa ra ý kiến trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên có bộ quy tắc đạo đức chuẩn mực của kiểm toán, các kiểm toán viên hành nghề có hội nghề nghiệp. Nên tất cả những vấn đề này thuộc về một nghề mà ở đó người ta tồn tại chủ yếu dựa vào lòng tin, nếu không tạo được sự tin tưởng thì mất nghề.

Để đảm bảo chất lượng của kiểm toán đối với các công ty niêm yết, chỉ có những công ty kiểm toán nằm trong danh sách được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận mới được kiểm toán cho công ty niêm yết, tức là họ đã qua vòng sàng lọc về mặt chất lượng. Ngoài ra, trong công ty kiểm toán có rất nhiều kiểm toán viên, nhưng chỉ có một số kiểm toán viên được UBCKNN chấp thuận mới được kiểm toán các công ty niêm yết. Hàng năm, UBCKNN cũng tổ chức các đoàn đến kiểm tra công ty kiểm toán xem họ có tuân thủ các quy định hay không.

Đối với gian lận trong báo cáo tài chính, có trường hợp những nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng không thể phát hiện ra các vấn đề trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn như với trường hợp của Công ty cổ phần tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, việc xác định thất thoát hàng tồn kho liên quan đến kiểm kê, mà việc kiểm kê lại đòi hỏi phải đi kiểm tra thực tế mới phát hiện ra được.

Việc quy kết công ty kiểm toán có thiếu trách nhiệm hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố, vì hai thời điểm kiểm toán khác nhau. Liên quan đến hàng tồn kho, công ty kiểm toán trước đó kiểm tra thời điểm ngày 31/12/2015, trong khi công ty kiểm toán mới lại kiểm toán thời điểm tháng 6/2016 (tức vẫn có thể có thay đổi về tồn kho giữa hai thời điểm - PV) nên chưa thể vội kết luận về việc này.

Kiểm toán hay mua dấu xác nhận?

Một kế toán trưởng một doanh nghiệp tại Hà Nội, có gần sáu năm làm kiểm toán kể rằng đã từng chứng kiến việc kiểm kê hàng tồn kho tại nhiều doanh nghiệp và biết nhiều câu chuyện hay. Cách đây vài năm, người kế toán trưởng này thực hiện kiểm toán cho một doanh nghiệp sản xuất gạch đỏ ở Quảng Ninh. Sổ sách tài chính phản ánh giá trị tồn kho đất sét đủ dùng cho năm năm sản xuất bình quân. Nhưng khi kiểm kê và phỏng vấn bộ phận kho thì con số thực tế chỉ là một tháng. Để ra được kết quả này, người kế toán trưởng và đồng nghiệp đã phải kiểm kê cả tuần, phải sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau, từ phỏng vấn bộ phận kho đến thuê một bên thứ ba độc lập thực hiện đo đạc khối lượng đất. Mà đó là doanh nghiệp này chỉ có một kho.

Trường hợp này, những người trong nghề gọi là công ty kiểm toán suýt bị doanh nghiệp qua mặt. Nguyên nhân chính là do các công ty kiểm toán nhỏ cạnh tranh gay gắt với nhau bằng giá phí và “tiền lại quả” (tiền phần trăm hoa hồng chi lại cho doanh nghiệp thuê kiểm toán, có thể lên đến 30% giá trị hợp đồng). Khi đã chấp nhận hạ giá và “lại quả” nhiều, mà vẫn muốn đảm bảo lợi nhuận thì các công ty này sẽ tuyển dụng những lao động trình độ không cao (đồng nghĩa với việc không đòi hỏi về lương cao), có công ty dùng cả sinh viên thực tập để thực hiện công việc kiểm toán.

Bên cạnh đó, để cắt giảm chi phí đến mức tối đa, một số doanh nghiệp sẵn sàng bỏ qua các bước công việc trong thực tế vô cùng quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chẳng hạn như công tác kiểm kê hàng tồn như đã nói ở trên. Nói tóm lại là công ty kiểm toán đã để lợi nhuận che mắt và đánh giá rủi ro không chính xác.

Dạng thứ hai là bán dấu xác nhận - lấy tiền. Về bản chất, kiểm toán là một loại hàng hóa, dịch vụ. Vì đã liên quan đến quan hệ cung - cầu thì hai bên cần phải có lợi ích. Trong rất nhiều trường hợp, công ty kiểm toán chấp nhận số liệu như nhà quản trị thông qua (dù không trùng khớp với kết quả kiểm toán của mình) để giữ hợp đồng kiểm toán. Chuyện này thường diễn ra nhiều nhất với các báo cáo kiểm toán dùng để đấu thầu hay gửi ngân hàng. Thậm chí, có những “hợp đồng” mà công ty kiểm toán còn không thực hiện các kỹ năng của mình để xác minh số liệu. Giá của các con dấu công ty kiểm toán được định trên mức độ rủi ro, tác động của những thông tin công bố.

Tuy nhiên, đáng sợ và phổ biến nhất là dạng thứ ba, dạng thức lai giữa hai dạng trên. Đó là doanh nghiệp nghĩ rằng mình đang bỏ tiền mua dấu, công ty kiểm toán không đủ trình độ nên hoàn toàn bị qua mặt. Ngành Kiểm toán ở Việt Nam mới chỉ có hơn 20 năm phát triển nên hành lang, nền tảng pháp lý chưa hoàn thiện, kinh nghiệm quản lý cũng chưa nhiều. Hệ quả là số liệu trong báo cáo tài chính công bố ra không đảm bảo tính chính xác, gây hậu quả cho nhà đầu tư, ngân hàng cho vay...

Người kế toán trưởng này cho rằng việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính sai không phải do lỗi của người kế toán mà do ý muốn chủ quan của những nhà quản trị doanh nghiệp. Thông tin trên báo cáo tài chính không phản ánh tình hình tài chính mà được định hướng theo mục tiêu của người quản lý.

Trách nhiệm của kiểm toán là “xác minh thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực hợp lý trên khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Cũng đã có những quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến kiểm toán và cuối cùng là mức độ xác thực trong báo cáo tài chính.

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM
  • Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

    Nghiêm cấm việc nhận hỗ trợ từ đơn vị được kiểm toán

  • Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

    HDBank kết hợp cùng MISA triển khai dịch vụ kế toán online

  • Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

    Chất lượng kiểm toán sẽ được nâng lên

Tin nổi bật

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà tham gia Ban Chỉ đạo tổng kết Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

Bảo đảm an ninh, an toàn hàng không phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

Quan tâm chăm lo để mọi người dân đều có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

Bộ Tài chính kịp thời xây dựng, trình Chính phủ dự thảo nghị định thi hành chính sách miễn, giảm thuế

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

Việt Nam nhập khẩu hơn 160.000 ô tô năm 2021

BIG4 – Hãng kiểm toán lớn hàng đầu thế giới

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

BIG4 – Hãng kiểm toán lớn hàng đầu thế giới

Big4 là một trong những hãng kiểm toán hàng đầu thế giới với lịch sử hơn 100 năm. Đây là công ty kiểm toán đa quốc gia gồm Pricewaterhouse Cooper (năm 1854), Deloitte (năm 1845), KPMG (năm 1911), Ernst and Young (năm 1800).

Vì thế, nếu được làm việc tại đây sẽ giúp các bạn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm cùng với mức lương hấp dẫn. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các sinh viên chuyên ngành tài chính – kế toán – kiểm toán – kế toán quyết tâm ôn luyện thi vào Big4.

Ngoài ra, nếu nếu bạn rời khỏi Big4 thì kinh nghiệm làm việc tại đây chính là “điểm sáng đắt giá” để bạn có được chế độ đãi ngộ cực tốt.

👉 Xem thêm: Big4 là gì? Điểm tên những “ông lớn” của Big4 thế giới và Việt Nam

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Dịch vụ kiểm toán “phiên bản” Trung Quốc

Một số góc nhìn có thể giúp phân tích tại sao những cáo buộc kiểm toán này lại bất ngờ phát sinh ở Trung Quốc.

Đầu tiên, ai cũng biết rằng trong mùa cao điểm cuối năm tài chính, các kiểm toán viên vô cùng bận rộn và họ cần phải kiểm định hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn tài liệu mỗi tuần. Theo nhân viên giấu tên của một công ty Big4 tại New York, ở cấp độ nhỏ, những vi phạm không mang tính trọng yếu là khá phổ biến, và so với việc dành thời gian đào sâu vào những vấn đề phát sinh, các kiểm toán viên cấp cao phải ưu tiên việc đảm bảo đúng tiến độ kiểm toán hơn.

Nguồn tin này cho biết, họ sẽ thực sự “cho qua” một số vấn đề nếu chúng được coi là quá tiểu tiết để có thể khiến kết quả chung của cuộc kiểm toán hoặc tính toàn vẹn của các báo cáo tài chính bị thay đổi.

Tuy nhiên các sai phạm nhỏ nhặt có thể xếp chồng lên nhau thành sai phạm lớn. Đây là một trong những lý do tại sao chất lượng của các tập đoàn kiểm toán hàng đầu vẫn bị đặt dấu hỏi. EY đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ tại châu Âu sau sự sụp đổ của Wirecard, một công ty cung cấp dịch vụ thanh toán tại Đức. Năm 2020, KPMG bị kiện ở Anh vì đã kiểm toán cho một tập đoàn xây dựng khổng lồ bị phá sản sau đó.

Trong báo cáo mới nhất của mình, Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng Hoa Kỳ (PCAOB) —cơ quan giám sát kiểm toán ngành — đã phát hiện rằng vào năm 2020, 30% các cuộc kiểm toán của PwC và KPMG có những sai sót đáng kể, con số này đối với EY và Deloitte lần lượt là 18% và 10%.

Tình trạng trên tại Trung Quốc lại càng đặc thù.

Đã có một loạt bê bối tài chính liên quan đến các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ, đáng chú ý nhất là chuỗi cà phê Trung Quốc Luckin Coffee, đã bị hủy niêm yết khỏi sàn Nasdaq vào năm 2020 sau khi công ty bị phát hiện có hành vi bán hàng giả. Các tập đoàn Trung Quốc khác được niêm yết tại Hoa Kỳ, bao gồm TAL Education Group và iQiyi, đã bị những “người thổi còi” nhắm đến và trở thành mục tiêu của các phi vụ bán khống vì những cáo buộc về sai phạm trong báo cáo tài chính và kế toán.

Các tập đoàn lớn được Big4 tại Trung Quốc kiểm toán đã không cung cấp thông tin cho PCAOB hoặc Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi các báo cáo kế toán và hồ sơ tài chính của những công ty này là “bí mật nhà nước”.

Tuy nhiên các nhà làm chính sách tại Hoa Kỳ đã bắt đầu lên tiếng. Đạo luật yêu cầu các công ty nước ngoài chịu trách nhiệm (The Holding Foreign Companies Accountable Act) được ban hành vào tháng 12/2020 đã buộc các tập đoàn này phải chịu sự kiểm tra của PCAOB nếu không sẽ bị hủy niêm yết.

Rủi ro về sự can thiệp tùy tiện của chính phủ và sự ‘hợp tác’ chặt chẽ của các giám đốc điều hành đối với chế độ ĐCSTQ còn đặt ra một thách thức khác, một rào cản khó vượt qua hơn, là khả năng tiếp cận những tài liệu cần thiết cho quy trình kiểm toán.

Các tập đoàn Trung Quốc, thậm chí cả các công ty tư nhân, vẫn phải ngầm báo cáo với các ‘cấp trên’ và chi bộ Đảng ở địa phương. Hầu hết mọi công ty tại Trung Quốc đều có nhân viên cũng đồng thời là đảng viên; ngoài nghĩa vụ đối với công ty, họ còn phải trực tiếp ‘báo cáo mật’ với ĐCSTQ. Đó là một trong những lý do chính khiến Huawei – một công ty thuộc sở hữu tư nhân – có thể gây ra rủi ro an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ.

Theo một báo cáo gần đây của Telegraph, có hàng nghìn đảng viên ĐCSTQ được Big4 cũng như các đối tác của họ tuyển dụng. EY và Deloitte, mỗi công ty đã tiếp nhận hơn 800 thành viên ĐCSTQ.

Bà Yang Jie, một đối tác của KPMG Trung Quốc, trên trang Web ca ngợi chế độ cai trị của đất nước này, đã phát biểu rằng: “chúng tôi thường có những buổi tổ chức để học hỏi tinh thần của Đảng, và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nghĩ đến việc cải tiến và trang bị kỹ thuật cho chúng tôi.” Tờ Telegraph đưa tin, bà này cũng tham gia Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 vào năm 2017 với tư cách là đại diện danh dự.

Sự thật này cũng không phải là điều gì quá mới mẻ. Hầu như bất kỳ nhân vật có ảnh hưởng nào ở Trung Quốc đều là thành viên của ĐCSTQ, bao gồm cả các giám đốc điều hành và doanh nhân giàu có (chẳng hạn như Jack Ma).

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng ĐCSTQ đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối từ các thành viên và việc ưu tiên lợi ích của Đảng là tối quan trọng. Điều này khiến vai trò của các kiểm toán viên tại Trung Quốc trở nên rất phức tạp, khi nhiệm vụ được ủy thác của họ vốn dĩ là phục vụ thị trường đại chúng và cổ đông độc lập của những công ty mà họ kiểm toán, chứ không phải là báo cáo cho ĐCSTQ.

Vy An (Theo The Epoch Times)

Xem thêm:

[CHIA SẺ KINH NGHIỆM] Làm sao để được thực tập tại Big4?

Big4 như một mục tiêu mà hầu như dân Kế - Kiểm nào cũng muốn thử một lần trong đời. Không chỉ vì một nơi thực tập, làm việc tốt, mà thực sự môi trường ở Big4 có thể giúp con người trưởng thành lên rất nhiều, từ đó làm bàn đạp đến với thành công.

*Lưu ý: Trong bài viết có sử dụng khá nhiều Anh-Việt trộn lẫn, Mẹ Kế và S.O.C chỉ Re-up bài và không dịch sang nghĩa tiếng Việt để tôn trọng tác giả. Cân nhắc khi đọc bạn nhé!


1.Vòng CV:

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

Vòng CV của Big4 mình cảm nhận dễ pass, trừ khi CV quá sơ sài thôi - nói chứ mình pass 3 firms vòng này thôi, fail EY chưa kịp gửi xe ở "Bi-téc-cô" :’)) haha. Nếu GPA bạn thấp cũng đừng lo, nhưng không phải thế mà để thấp tè te luôn nha, phải cố gắng nâng GPA lên, học tốt các môn chuyên ngành và tham gia các hoạt động ở trường nữa, ít nhất cũng phải có 2-3 hoạt động để các bạn ghi vào CV và cũng có experiences khi đi interview.

2.Vòng Test:

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

- PwC: là verbal test (cụ thể True False Not Given question) 20 phút – 3 câu hỏi/ đoạn, mình không nhớ rõ bao nhiêu đoạn, chỉ nhớ nhiều muốn xỉu, cái này còn áp lực hơn thi “Ai eo”. (Nhớ zoom màn hình lên vì chữ nhỏ như con kiến mà phải căng não ra suy nghĩ nữa nha các bạn ;)). Nói chứ trước ngày test chính thức, PwC sẽ gửi link practice cho các bạn làm quen luyện tập trước. Numerical test năm 2018 về Data Interpretation (lên mạng search từ khóa này sẽ ra rất nhiều bài tập cho các bạn luyện tập). Năm nay 2018 thi tập trung test ở GEM Center chia thành nhiều ca, 1 ca gần 200 bạn, à không có essay!

- Deloitte: 40 câu kiến thức kế toán, kiểm toán, tài chính, IQ, 1 essay 120s. Tổng cộng thời gian làm bài: 60s (bao gồm luôn essay). Đề không dễ thở, tốc độ làm bài phải cực nhanh và chính xác vì không có time để quay lại suy nghĩ đâu các bạn ;((( essay 2018 về nền Công nghiệp 4.0 (vừa mới có hội thảo tổ chức ở Hà Nội là mấy ngày sau vô Deloitte test liền ;))) nên các bạn nhớ đọc báo và nắm bắt các vấn đề hot hiện nay nha, Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đề của mình là những giá trị mà auditing mang lại cho doanh nghiệp và xã hội.

- KPMG: Đề siêu siêu dễ nhưng mà dễ quá cũng khiến mình suy nghĩ nhiều ;))) cho phức tạp lên, khoảng 3 câu audit, còn lại là basic kế toán, thuế khoảng 3 câu, tổng cộng 45 phút cho 25 câu + 1 essay. Thiệt sự là rất dễ, mình ví dụ 1 câu: Giảm bên Nợ là những tài khoản nào essay về CVs tiếp, giống y chang câu hỏi lúc application.

3.Vòng Group Interview:

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng


Recommend cho vòng này là các bạn nên tìm members trong nhóm và gặp nhau 1-2 ngày để find out the best way (nhanh nhất và hiệu quả nhất) cho từng loại đề mình có thể gặp trong vòng group (Đề social hay technique). Mình đã quan sát, trải nghiệm, và nhận được chia sẻ từ nhóm khác. Điều này giúp các bạn không bỡ ngỡ khi vào GI, ít nhất các bạn biết nhau, tập nhớ tên nhau, và biết cách làm. Vô là quất thôi chứ không suy nghĩ nữa, cơ hội cả team pass cao!! Tìm bạn trên FB: trong page “Luyện thi Big 4 kì internship 2018-2019” rất hữu ích!!

- PwC: Đề social, 1 group khoảng 7-8-9 members, đừng im lặng nha, nói nhiều lên nhưng nhẹ nhàng nha chứ không phải aggressive, support teammates, tự tin, dù tiếng anh không phát âm hay or trôi chảy, nhưng ý hay và nói nhiều vẫn pass nha các bạn. Không được giành nói, đến phần mình sẽ có time để nói. Quan trọng: Control time, Không có leader hay thư kí, mọi người tự note lại ý của mình và các bạn khác, xong present. 5 phút đọc đề, 30 phút discuss, 10 phút present, 5 phút Q&A.

Deloitte: 1 case play role thực sự đổ mồ hôi mẹ, mồ hôi cha, mồ hôi con. Bạn đóng vai là Audit assistant, sẽ có information về các khoản mục kế toán của client ví dụ: Short term investment có kì hạn gốc x tháng (x cụ thể mà mình ko nhớ số mấy nữa :’)) chuyển thành cash equivalent -> đọc lại chuẩn mực Tiền mới biết ngta hạch toán đúng hay sai. Rồi tiền lương, chi phí quản lý doanh nghiệp (trong đây sẽ mix tùm lum expense, bạn phải biết classify từng loại chi phí, cái nào đúng, cái nào sai).

À, về Account Receivable và các khoản lập dự phòng => đọc lại tiếp VAS về AR nha ;’)))

Nhìn chung, vững VAS thì mới solve tốt được. Không thuyết trình, roleplay và debate với interview (nhóm mình là 1 chị VN và 1 chú người nước ngoài).

Khá căng thẳng và nghẹt thở, đã gặp team trước đó rồi, cùng thảo luận phương án giải quyết topic mà ngày official vẫn còn lúng túng. Ví dụ: 1 case đề dài quá, nếu mỗi người tự đọc đề sẽ tốn rất nhiều thời gian, nên chia đều ra khoảng 2-3 đoạn hợp lý, 2 bạn đọc 1 đoạn, sau 3 phút, 3 nhóm nhỏ đó sẽ tóm tắt lại cả đề bài cho cả nhóm, đọc thành tiếng nha, như vậy vừa save time vừa efficient. Đó là cách làm nhóm mình!! Tất cả thành viên đều debate và inquiry client, đừng aggressive quá là fail đó cho dù bạn nói hay cỡ nào. Lúc nào cũng phải support teammates!

- KPMG: Nghẹt thở không kém, vòng test dễ lọt thì vòng này loại nhiều nhất. Có 2 vòng nhỏ trong GI. 1 Group 9 bạn, chia thành 3 group nhỏ interview với HR khoảng 10 phút. xong phần này thì đến Work simulation gồm 9 members, được cho 1 case về tính NRV của Inventory, 5 phút đọc đề, 15 phút discuss, 10 phút present. Rất căng nha các bạn, phần này phải nắm được cách tính NRV và Revalution của Inventory, phải hiểu được những chi phí nào tính vào giá cost Inventory. Nhóm mình bị miss là inventory gồm có WIP, Raw Material, FG. Mà lúc đó chỉ focus on FG thôi nên ignore 2 cái kia, xong cuối cùng bị hỏi -> đứng hình vỡ lẽ. Nhóm mình 9 bạn, vô FI 3 ngừoi, mình không nói nhiều lúc present, nhưng support rất nhiều, và không được AGGRESSIVE nha!! Lúc các bạn discuss là các anh chị đi vòng vòng xem, hôm mình là 2 Senior Audit, 1 Manager. Mà các anh chị dễ thương lắm nên tinh thần cũng thoải mái.

4. Vòng Final: KPMG FINAL INTERVIEW – full English:

Vì sao kiểm toán ngày một vô dụng

1. Giới thiệu về bản thân (phần này tất cả firm đều hỏi nên chuẩn bị trước ở nhà trôi chảy, khoảng 3-4 câu).

2. Tại sao bạn chọn auditing (chuyên ngành hay trái ngành đều hỏi)?

3. Bạn có bao giờ bị stress chưa và cách bạn vượt qua stress?

4. Bạn có bao giờ gặp conflict khi làm việc nhóm chưa và cách bạn solve problem như thế nào?

5. Nếu bạn thi KPMG thì học thuộc lòng 7 core values (CVs) và kể 1 trải nghiệm của bản thân ứng với 1 trong 7 CVs. Vì CVs sẽ xuất hiện từ vòng application đến Final Interview. (Tuy nhiên mỗi năm sẽ thay đổi nhưng chắc chắn Core values sẽđược hỏi).

6. Tại sao em chọn KPMG? Điều em thích nhất ở KPMG là gì?

7. Interviewer sẽ nhìn sơ về bảng điểm (KPMG có xem thêm University transcript khi final interview), môn nào điểm thấp người ta sẽ xoáy vào (mình bị “tỏa sáng””lúc này =)))). Honestly, mình biết GPA của mình rất thấp, có môn rớt nữa (môn trái ngành) và mình rất sợ bị soi, nhưng điểm chuyên ngành lại cao có lẽ vớt vát lại nên các bạn đừng sợ nha, cố gắng học chuyên ngành accounting, auditing là tốt rồi.

8. Technique: Firstly, nên ôn các phần hành này: Inventory, PPE, AR, AP, Revenue, Prepaid exp., sau đó còn time thì đọc thêm Borrowing cost, Investment property, bla bla bla... đọc VAS, IFRS, IAS.

(Technique rất quan trọng vì Big4, NonBig hay local firms đều focus on these knowledge, cho dù PwC không test chuyên ngành nhưng khi FI, các bạn học accounting và auditing đều có khả năng bị hỏi (bạn mình thi FI PwC đc hỏi technique). Sau này khi On board rồi, các bạn tốt chuyên ngành sẽ catch up nhanh hơn nên mình rất recommend các bạn dành thời gian ôn tập lại kiến thức kế kiểm).

Làm sao kiểm hàng tồn kho (câu mình được hỏi khi FI)

Có thể nói theo flow ví dụ: 1. Objective, Assertion, Evidence, Audit procedures.

Hoặc học theo sơ đồ, đa số các chuẩn mực đều có thể học theo map này: Definition, Recognition, Measurement và Disclosure.

Vì khi các bạn hết ý nói về kiểm khoản mục này, thì cứ expand những thứ liên quan (ví dụ: 4 tiêu chí mình liệt kê trên), bạn phải show được cho interviewer thấy bản thân mình thật sự hiểu và biết về khoản mục đó. Đừng im lặng.

Cuối cùng thì Interviewer (mình được Audit Director interview) sẽ hỏi bạn có câu hỏi gì thêm không? mình cảm thấy chị director chia sẻ nhiều hơn là interview mình nữa =)))

5. Kết luận

Conclusion: Một số bạn thắc mắc học ACCA rồi mới thi vô Big 4 tốt được. Đương nhiên học là tốt rồi, nhưng chưa học cũng đừng sợ, vì mình học F3 rồi thấy không gặp nhiều trong bài test (PwC không test chuyên ngành, Deloitte về VAS, KPMG có một vài kiến thức F3 ở level rất basic, không khó nha) còn thuế thì các bạn đọc SCT, CIT, PIT, VAT là được rồi, Deloitte và KPMG hỏi cũng rất ít. Nhưng đam mê audit và định hướng dài lâu thì ACCA là rất rất nên học nha các bạn. Mình nghĩ là bắt buộc phải có luôn đó!

Chúc các bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc, và vững tin trên con đường mình theo đuổi!!!

Nguồn: Bộ môn Kế toán Tài chính - Đại học Hoa Sen

Từ khóa: Chia sẻ kinh nghiệm How to enter Big4 Thi vào Big4 Làm sao để thi vào Big4 Kinh nghiệm thi vào Big4

Học ACCA để làm gì?

Nếu bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và quan tâm đến nghề kiểm toán, các bạn hẳn là phải biết về ACCA – chứng chỉ kiểm toán có giá trị, gồm nhiều bài thi và khi vượt qua, bạn gần như chắc chắn sẽ đạt được chứng chỉ kiểm toán của Việt Nam, VACPA, và có quyền được ký vào báo cáo kiểm toán. Học và qua được ACCA sẽ khiến các bạn sinh viên được sự tôn trọng rất lớn của dân trong nghề, cùng với đó là lợi thế khi đi tuyển dụng và chuẩn bị xét lên chức trong Big Four. Có thể nói, đây là điều mà dân trong nghề ai cũng được nghe, và đều biết tương đối rõ.

Điều không ai muốn nói về ACCA

Tuy nhiên chính vì cách nghĩ trên dẫn đến lối mòn trong tư duy mà nhiều bạn trẻ đang phải trả giá cho câu chuyện của mình, mà không nhận ra nó. Có thể những gì sau đây là một quan điểm khác lạ, nhưng thực tế về việc học ACCA hiện giờ.

Hiện tại các Big Four đều khuyến khích, thậm chí đối với một số công ty còn bắt buộc nhân viên phải học ACCA mới được thăng chức. Các công ty Big Four đều tài trợ cho nhân viên đi học ACCA. Lý do thật sự quá rõ ràng và tốt đẹp: nhân viên phải giỏi nghề.

Tuy nhiên câu chuyện ở đây thật sự giống việc học Master vậy. Học ACCA áp dụng trong công việc kế toán, kiểm toán có thể nói là rất ít, chỉ khoảng 5-10% là max. Đó là tâm sự chân thành của một cao thủ trong nghề chia sẻ. “Nơi mà tính ứng dụng của ACCA cao nhất – rõ rệt nhất chính là khi dạy học ACCA”.

Thời điểm những năm về trước, ACCA là chứng chỉ cao không hẳn ai cũng có, khi đạt được chắc chắn là kim chỉ nam về kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, và có lợi thế khi lên chức. Tuy nhiên, hiện tại việc có được ACCA hoàn toàn không nói lên trình độ về kiểm toán, mà thay vào đó chỉ nói được là anh này ngoài kiểm toán còn rất chịu khó học thêm ngoài giờ. Ngoại trừ một số công ty nơi việc học ACCA mang tính bắt buộc, còn lại rất nhiều người có bằng ACCA không hề được lên chức, thậm chí một số (rất nhỏ) cũng chẳng có ACCA, mà thay vào đó là những chứng chỉ khác.