Vì sao khong nhịn được khi buồn đái

Ai trong đời cũng một lần nếm trải cảm giác cố gắng nhịn đi tiểu trong một số trường hợp bất đắc dĩ. Hầu hết mọi người thường nghĩ nhịn tiểu lâu không hề gây hại gì cho cơ thể. Nhưng trên thực tế, việc nhịn tiểu lâu không chỉ đơn thuần là tạo cảm giác khó chịu tạm thời mà còn gây ra những tác hại mà bạn không ngờ đến.

Bài viết dưới đây tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS. Đoàn Anh Sang - Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men's Health sẽ giúp bạn tìm hiểu tác hại của thói quen nhịn tiểu lâu và cách khắc phục.

Khi nào bạn buồn đi tiểu?

Trong cơ thể mỗi người, bàng quang giống như một bể chứa nước tiểu, giúp cơ thể dự trữ nước tiểu cho đến khi bạn muốn đi tiểu. Cảm giác buồn tiểu sẽ xuất hiện khi trong bàng quang có chứa từ 200ml nước tiểu trở lên. Cảm giác này sẽ dồn dập hơn bạn nhịn tiểu quá lâu, lượng nước tiểu trong bàng quang mỗi lúc tăng lên.

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái
Ảnh minh họa

Số lần đi tiểu của mỗi người sẽ phụ thuộc vào lượng nước uống vào cơ thể. Đối với, một người đang uống bia thì có thể đi tiểu mỗi 30 phút. Trong khi, những người ít uống nước thì thời gian này sẽ dài hơn và có thể kéo dài đến 4-6 giờ/lần.

Theo thống kê thì một người bình thường, nếu uống 2 lít nước/ngày thì khoảng 2-3 giờ sẽ đi tiểu một lần và trung bình sẽ đi từ 8-12 lần/ngày.

Bạn có biết 7 tác hại của việc nhịn tiểu lâu?

1. Ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể

Khi bạn không đi tiểu, lượng nước tiểu tích tụ càng nhiều khiến cảm giác buồn tiểu càng dồn dập hơn. Khi buồn tiểu mà không được giải quyết thì bạn sẽ cảm thấy bứt rứt, đổ mồ hôi, tay chân luống cuống, thiếu tập trung trong công việc.

Ngoài ra, cảm giác buồn tiểu giống như một dạng stress đối với cơ thể, nên nhịn tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu thụ gia tăng. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim trên những người có bệnh lý tim mạch mãn tính.

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái
Ảnh minh họa

2. Viêm đường tiết niệu (UTI)

Về mặt sinh lý, đi tiểu sẽ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuần suất đi tiểu cao kèm với áp lực mạnh sẽ giúp nam giới rửa sạch đường tiểu. Vậy nên, khi nhịn tiểu quá lâu, cơ chế bảo vệ sẽ mất đi làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, nước tiểu bị giữ trong bàng quang còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

3. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là hậu quả của tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái đi tái lại. Do viêm nhiễm trong thời gian dài dẫn đến niêm mạc bàng quang khó hồi phục trở lại. Triệu chứng thường gặp là đau vùng bụng dưới khi mất tiểu, tiểu lắc nhắc, tiểu đau…

4. Vỡ bàng quang

Nhịn tiểu nhiều khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Khi đó bàng quang giống như một quả bóng chứa đầy nước, chỉ cần một tác động lực nhỏ vào thành bàng quang sẽ có nguy cơ làm vỡ bàng quang. Hầu hết các trường hợp vỡ bàng quang đều do tác động mạnh vào phần bụng dưới trong lúc bàng quang đang căng đầy nước tiểu.

5. Suy thận

Khi nước tiểu tăng lên thì áp lực ở bàng quang cũng tăng lên. Đến khi áp lực đủ cao thì nước tiểu từ thận sẽ không thể thoát xuống được. Khi đó, thận sẽ bị ứ nước và mất dần chức năng.

Mặc dù, chức năng thận sẽ được hồi phục sau khi đi tiểu nhưng những vi chấn thương ở thận mới tạo ra sẽ không hồi phục. Nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần sẽ làm thận tổn thương nhiều hơn và suy thận là hệ quả khiến bạn không ngờ đến.

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái
Ảnh minh họa

6. Sỏi thận

Tình trạng buồn tiểu nhưng không đi tiểu dẫn đến ứ đọng nước tiểu kéo dài, các tinh thể trong nước tiểu sẽ lắng đọng và liên kết với nhau tạo thành sỏi. Mặc dù những trường hợp sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu thoái quen nhịn tiểu kéo dài thì sỏi tạo ra sẽ ngày càng lớn và nguy hại đến sức khỏe nam giới.

7. Rối loạn chức năng đi tiểu

Ở những người có thói quen nhịn tiểu, cơ thể sẽ dần quen với cảm giác bàng quang căng tức và thần kinh cảm giác mắc tiểu bắt đầu bị "chai lì". Đến khi thần kinh cảm giác mất chức năng, dù bàng quang có căng nước tiểu thì chính bản thân người nam cũng không hề hay biết.

Khi đó, chỉ cần những tác động nhỏ như ho, hắc hơi,… cũng sẽ làm nước tiểu trào ra gây són tiểu.

Ngoài ra, nhịn tiểu lâu buộc cơ thắt phải co liên tục để nước tiểu không ra ngoài được. Lâu dần những cơ này mất chức năng và khó dãn ra khi nam giới muốn đi tiểu. Hậu quả, người bệnh sẽ bị tiểu khó, một số trường hợp bị bí tiểu.

Chuyên gia bật mí cách khắc phục tình trạng nhịn tiểu lâu

Từ những thông tin trên cho thấy thói quen nhịn tiểu lâu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể phái mạnh. Vì vậy, nếu bạn không trong tình huống quá quan trọng thì nên duy trì các thoái quen đi vệ sinh tốt như: 

- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu hoặc duy trì thoái quen đi tiểu từ 2-3 giờ/lần.

- Nếu muốn hạn chế số lần đi tiểu lại thì có thể uống ít nước, nhưng không được ít hơn 2lít/ngày.

- Hạn chế ăn, uống các loại trái cây nhiều nước như dưa hấu, cam, bưởi… trước khi vào ca làm việc hoặc buổi họp quan trọng khoảng 1-2 tiếng.

- Các loại thức uống làm tăng tạo nước tiểu như rượu bia, cafe, các loại nước ngọt có ga hoặc nước tăng lực… cũng nên chú ý khi sử dụng vì đây là những đồ uống làm tăng quá trình tạo nước tiểu trong thời gian ngắn.

- Đứng, ngồi làm việc đúng tư thế để giảm áp lực lên bàng quang.

- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ, quan tâm đến sức khỏe bản thân để kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh nếu có.

Mọi thắc mắc về tình trạng tiểu tiện ở nam giới, hãy liên hệ hotline: 0902 353 353 để được chuyên gia giải đáp.

Xem thêm:

Bỗng một ngày bạn có cảm giác mắc tiểu mà tiểu không được, khi rặn tiểu cảm giác bị đau buốt. Vậy cần phải làm gì nếu gặp hiện tượng mắc tiểu mà tiểu không được này? Cùng vuongbao.vn tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé.

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái

Cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được

Mắc tiểu (buồn tiểu) mà tiểu không được là hiện tượng người bệnh có cảm giác buồn đi tiểu, không thể nhịn hơn được nữa nhưng đi vệ sinh thì nước tiểu lại không ra được, thậm chí phải rặn mãi mới tiểu được.

Thông thường mắc tiểu mà tiểu không được có thể xuất hiện bất chợt bằng một thời điểm cụ thể (thường là vào buổi sáng sau khi thức dậy), sau đó có thể tự biến mất hoặc kéo dài tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.

Mắc tiểu nhưng tiểu không được là một trong các biểu hiện thường gặp của chứng rối loạn tiểu tiện. Mọi người đều có thể gặp chứng mắc tiểu mà tiểu không được. Tuy nhiên theo một số báo cáo thống kê, độ tuổi trên 55 tuổi là những người dễ gặp chứng buồn tiểu nhưng tiểu không được nhất.

Nguyên nhân gây mắc tiểu mà tiểu không được

Mắc tiểu mà tiểu không được do viêm niệu đạo

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái
Vị trí niệu đạo ở nam giới (ảnh minh họa)

Qua đầu niệu đạo (ở giữa đầu dương vật) của nam giới, các vi khuẩn, nấm có hại có thể xâm nhập vào sâu bên trong ống niệu đạo và gây viêm sưng niệu đạo. Dòng nước tiểu chảy qua vết viêm gây cảm giác sót và có thể bị tắc nghẽn (do vết viêm sưng phình to), từ đó gây hiện tượng mắc tiểu mà tiểu không được.

Viêm âm đạo

Âm đạo của phụ nữ ngắn hơn so với niệu đạo ở nam giới. Bởi vậy, tỉ lệ viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ cao hơn so với nam giới. Vày đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chứng mắc tiểu mà tiểu không được.

Do nhiễm trùng đường tiết niệu

do các vi khuẩn có hại từ niệu đạo (hoặc âm đạo) di chuyển lên đường tiết niệu và gây bệnh, từ đó gây chứng buồn đái nhưng không đái được. Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể còn gặp các triệu chứng khác như: khó tiểu, tiểu ngắt quãng, bị đau đớn khi đi tiểu, tiểu rắt kèm tiểu buốt…

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở 2 dạng là nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm bể thận và nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, nhiễm trùng bàng quang).

Do sỏi và hoặc các dị tật trong hệ tiết niệu

Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản… là một số bệnh sỏi thường gặp của hệ tiết niệu. Nguyên nhân gây sỏi là do các vị trí bị tích tụ, lắng đọng canxi trong thời gian dài gây ra.

Kích thước sỏi lớn càng lớn thì  mức độ cản trở dòng nước tiểu càng nhiều, từ đó gây ra các chứng mắc tiểu mà tiểu không được, tiểu rắt, tiểu buốt… ở người bệnh.

Bị kích thích bàng quang

Kích thích bàng quang (hay còn gọi là bệnh viêm bàng quang kẽ, hội chứng đau bàng quang) là tình trạng bàng quang bị kích thích mãn tính trong thời gian dài (trên 6 tuần) gây ra cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được, khiến người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống. Tuy nhiên kích thích bàng quang không bị nhiễm trùng tiềm ẩn như các bệnh khác.

Do các bệnh về tuyến tiền liệt

Bệnh về tuyến tiền liệt là căn của nam giới. Có 3 loại bệnh tuyến tiền liệt thường gặp là:

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái

  • Viêm tuyến tiền liệt: Do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm sưng tiền liệt tuyến.
  • U lành tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt): là một dạng u lành tính hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên.
  • U tuyến tiền liệt ác tính: hay còn gọi là bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh do các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến gen (tế bào ung thư) gây ra, lâu dần tạo thành khối ung thư bên trong tiền liệt tuyến.

☛ Xem thêm: Tuyến tiền liệt ở nam giới và điều cần biết

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể tác động gây chứng mắc tiểu mà tiểu không được như:

  • Do cơ thể bị nóng trong.
  • Yếu tố tuổi tác: Những người trung niên và cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn người trẻ tuổi.
  • Do bị căng thẳng, stress kéo dài.
  • Do lối sống thiếu khoa học, sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài.

Mắc tiểu (buồn tiểu) mà tiểu không được điều trị bằng thuốc gì?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây buồn tiểu nhưng không tiểu được khác nhau mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng kê thuốc điều trị phù hợp cho người bệnh.

Dưới đây là một số nhóm thuốc, thành phần thuốc có tác dụng điều trị chứng mắc tiểu mà không tiểu được:

Nhóm thuốc kháng sinh Quinolone

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái
Thuốc Ciprofloxacin.

Quinolon là nhóm thuốc kháng sinh tổng hợp dạng viên dùng cho đường uống là chủ yếu.

Một số biệt dược Quinolon thường gặp:

  • Ciprofloxacin.
  • Ofloxacin.
  • Acid nalixilic.
  • Norfloxacin.

Tác dụng: Thuốc kháng sinh Quinolon có khả năng ức chế các ADN gyrase – một dạng enzym mở vòng xoắn ADN cho phép sao chép và phiên mã ADN, từ đó ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó Quinolon còn tác dụng ức chế hoạt động và quá trình tự tổng hợp protein của vi khuẩn.

Quinolon thường được kê đơn thuốc điều trị trong trường hợp người bệnh bị mắc tiểu mà tiểu không được gây ra bởi các bệnh viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo.

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu, mất ngủ.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Bị cảm giác lo lắng, hồi hộp.
  • Có thể tác động gây sỏi bàng quang khi dùng thuốc không đúng chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị.
  • Có thể gây viêm gân, viêm cơ trong một số trường hợp.

Nhóm thuốc Aminoglycoside

Aminoglycoside là nhóm thuốc kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng được dùng chủ yếu qua đường tiêm.

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái
Thuốc Amikacin

Một số tên biệt dược Aminoglycoside thường gặp:

  • Gentamicin
  • Tobramycin
  • Amikacin.
  • Streptomyci.
  • Kanamycin
  • Benzylpenicillin
  • Erythromycin

Tác dụng: điều trị cho người bệnh bị nhiễm trùng toàn thân, điều trị nhiễm trùng tại chỗ hoặc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Các Aminoglycoside hấp thu kém với đường uống nên ít được khuyến khích sử dụng cho đường uống.

Tác dụng phụ:

  • Gây độc tính tiền đình và thính giác.
  • Gây độc tính trên thận (thường có thể phục hồi).
  • Làm kéo dài tác dụng thuốc ức chế thần kinh cơ.

Thuốc Allopurinol (Zyloprim)

Allopurinol (Zyloprim) là thuốc kháng điều trị mắc tiểu mà tiểu không được gây ra bởi sỏi thận acid uric. Tên biệt dược thường gặp của Allopurinol:

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái
Thuốc Allopurinol.

Người mắc bệnh sỏi cid uric là do trong cơ thể xảy ra chuyển hoá của purin. Các purin được chuyển thành hypoxanthin và xanthin rồi bị oxyhoá (nhờ xúc tác của chính xanthin oxydase), từ đó tạo thành acid uric trong thận.

Tác dụng: Allopurinol giúp ức chế mạnh xanthin oxydase, từ đó làm giảm quá trình chuyển hóa, tổng hợp acid uric trong cơ thể, giảm nồng độ acid uric máu và nước tiểu; làm tăng nồng độ trong máu và nước tiểu khiến các chất tiền thân hypoxanthin và xanthin dễ tan hơn.

Tác dụng phụ: Có thể xảy ra các tình trạng:

  • Đau bụng trên.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn ngủ, đau đầu.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Thay đổi vị giác.
  • Đau nhức cơ.
  • Đau họng.
  • Da bong tróc.

Thuốc kháng virus famciclovir (Famvir)

Famciclovir (Famvir) là thuốc kháng điều trị viêm âm đạo ở nữ giới do virus herpes gây ra. Tên biệt dược thường gặp là:

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái
Thuốc Famciclovir

Tác dụng: điều trị sự bùng phát của virus herpes gây viêm nhiễm ở vùng âm đạo của nữ giới. Đối với người bệnh hay bị viêm bộ phận sinh dục do herpes gây ra thì có thể sử dụng famciclovir làm giảm số lượng các đợt bùng phát sau này. Bên cạnh đó Famciclovir giúp các vết loét lành nhanh hơn, giữ cho vết thương mới lành lại và giảm đau/ngứa.

Tác dụng phụ:

  • Khát nước.
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Buồn nôn, ợ hơi.
  • Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
  • Có thể nổi mẩn trên da.

Nhóm thuốc chặn Alpha 1

Nhóm Alpha 1 (Alpha blockes) là thuốc điều trị cho người bị mắc tiểu mà tiểu không được do bệnh u lành tuyến tiền liệt gây ra.

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái
Thuốc Silodosin

Một số biệt dược Alpha 1 (Alpha blockes) thường gặp:

  • Alfuzosin (Uroxatral)
  • Terazosin (Hytrin)
  • Doxazosin (Cardura)
  • Silodosin (Rapaflo)
  • Tamsasmin (Flomax)

Tác dụng: làm giãn các cơ bàng quang và cơ tuyến tiền liệt liệt, từ đó làm giảm chứng buồn tiểu nhưng không tiểu được, khó tiểu, bí tiểu, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu són… do bệnh u xơ tuyến tiền liệt gây ra và đồng thời giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn.

Tác dụng phụ:

  • Làm ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Mệt mỏi.
  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Buồn nôn. Xuất tinh ngược.

➤ Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Nhóm kháng Androgen

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái
Thuốc Finasteride

Biệt dược nhóm thuốc Androgen thường gặp:

  • Finasterid
  • Finasteride (Proscar, Propecia)
  • Dutasteride (Avodart)
  • Dutasteride / tamsasmin (Jalyn).

Tác dụng: Thuốc kháng Androgen cũng là một nhóm thuốc dùng điều trị buồn tiểu nhưng không tiểu được do bệnh tuyến tiền liệt gây ra. Tuy nhiên nhóm thuốc này tập trung làm chậm sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính – nguyên nhân chính gây các phì đại tuyến tiền liệt.

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu.
  • Xuất tinh ngược.
  • Rối loạn cương dương.
  • Giảm ham muốn.

Lưu ý: Trên đây là một số loại thuốc Tây y kê theo toa có tác dụng điều trị chứng mắc tiểu nhưng tiểu không được. Tuy nhiên, do là các loại thuốc có dược tính mạnh và tùy thuộc vào từng mức độ bệnh mà liều lượng sử dụng thuốc sẽ khác nhau nên khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị tại nhà mà cần thăm khám và xin chỉ định từ bác sĩ điều trị. vuongbao.vn không đưa ra lời khuyên về việc sử dụng thuốc.

Tham khảo TPCN Vương bảo

Đối với người mắc chứng mắc tiểu mà tiểu không được do mắc u xơ tuyến tiền liệt, ngoài sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị thì người bệnh có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Vương Bảo giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…

Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:

  • Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt
  • Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…

Vì sao khong nhịn được khi buồn đái

Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.

Dùng bài thuốc dân gian

Phương pháp này áp dụng cho người bệnh mắc tiểu mà tiểu không được do cơ thể bị nóng trong. Các nguyên liệu được lựa chọn thường là các loại cây lá dân gian lành tính.

Chuẩn bị:

  • Mã đề, kim tiền thảo, cỏ mần trầu, râu ngô, cỏ mần trầu : mỗi vị 70g
  • Kim ngân hoa, hương nhu trắng: 30g
  • Sinh địa, liên kiều: mỗi vị 12g

Cách làm: Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào nồi sắc với 1,5 lit nước sạch. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 15 – 20 phút để thuốc ngấm thì tắt bếp. Dùng nước thuốc uống trực tiếp, uống thay nước lọc hàng ngày để giải nhiệt cơ thể sẽ thấy chứng mắc tiểu mà tiểu không được giảm hẳn.