Vì sao hoa kỳ có thể cấm vận nước khác

Cấm vận, trừng phạt kinh tế là gì, tại sao chỉ hay Mỹ dùng nó hiệu quả?

Cấm vận không mới, nó là vũ khí non-combat hiệu quả nhất mà Mỹ tận dụng từ sau thế chiến cho tới tận bây giờ. Trong danh sách các nạn nhân của Mỹ, có cả Việt Nam hay nặng hơn là Cuba. Một trong những yếu tố giúp kinh tế VN tăng trưởng hồi 2 thập niên trước là Mỹ gỡ dần các biện pháp cấm vận này.

Cấm vận (và trừng phạt kinh tế) là hành động 1 quốc gia/ thực thể sử dụng quyền lực của mình để ngăn chặn giao dịch tới các mục tiêu khác chủ yếu bằng cách dừng giao dịch với các bên vi phạm. Nó giống như hồi bé chúng ta hay: "nếu mày chơi với thằng đó thì đừng chơi với tao".

Bằng cách đặt các thực thể khác vào một lựa chọn đầy khó khăn như vậy, cách duy nhất để bạn có thể tận dụng vũ khí này là bạn (và hội của bạn) phải đông và mạnh hơn thằng bị dừng chơi vì nếu không nó sẽ phản tác dụng. Đây cũng là lý do mà Mỹ (nền kinh tế lớn nhất thế giới) và đồng minh (chiếm cỡ 80% trong số 20 nền kinh tế lớn nhất) là bên hay sử dụng dạng vũ khí này nhất và chúng ta hay nghe thấy nhất.

Thực tế thì các lệnh cấm vận diễn ra ở tất cả các quy mô và luôn theo nguyên tắc thằng to bắt nạt thằng bé. Các hành động ngược lại chủ yếu mang tính biểu tưởng. Một điểm đáng chú ý nữa là các lệnh cấm vận thường không bao trùm cả quốc gia mà chỉ nhắm vào từng thực thể (công ty, cá nhân, tổ chức...) cụ thể.

Tất nhiên, tác động của các lệnh trừng phạt luôn luôn là 2 chiều. Nước đưa ra lệnh trừng phạt cũng sẽ đánh mất ít nhiều lợi ích. Đó là lý do mà các nước luôn đi theo phe khi đưa ra các nỗ lực này và các đối tượng trừng phạt không bao giờ là một nền kinh tế quá lớn. Trong trường hợp với Nga, GDP của Nga = 1/15 Mỹ và bằng khoảng 1/50 top 20 các nước lớn đang trừng phạt Nga.

Lệnh cấm Hoa Kỳ đối với Cuba hạn chế các doanh nghiệp Mĩ và các doanh nghiệp có hoạt động thương mại tại Hoa Kỳ tiến hành thương mại với các lợi ích của Cuba. Đây là lệnh cấm vận thương mại lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại. Hoa Kỳ lần đầu tiên áp đặt lệnh cấm vận bán vũ khí cho Cuba vào ngày 14 tháng 03 năm 1958, dưới chế độ Fulgencio Batista. Một lần nữa vào ngày 19 tháng 10 năm 1960 (gần hai năm sau cuộc Cách mạng Cuba dẫn đến việc lật đổ chế độ Batista), Hoa Kỳ đặt lệnh cấm vận xuất khẩu sang Cuba ngoại trừ thực phẩm và thuốc sau khi Cuba quốc hữu hóa các nhà máy lọc dầu của Cuba do Hoa Kỳ làm chủ mà không được bồi thường. Vào ngày 07 tháng 02 năm 1962, lệnh cấm vận được mở rộng để bao gồm hầu hết các mặt hàng xuất khẩu. Lệnh cấm vận không cấm buôn bán thực phẩm và vật tư nhân đạo.[1]

Vì sao hoa kỳ có thể cấm vận nước khác

Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower

Vì sao hoa kỳ có thể cấm vận nước khác

Lãnh tụ Cuba, Fidel Castro

Tính đến năm 2018, lệnh cấm vận được thực thi chủ yếu thông qua 6 đạo luật gồm: Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù (1917), Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài (1961), Quy định Kiểm soát Tài sản Cuba (1963), Đạo luật Dân chủ Cuba (1992), Đạo luật Helms–Burton (1996) và Đạo luật Cải cách Trừng phạt Thương mại và Tăng cường xuất khẩu (2000). Mục đích đã nêu của Đạo luật Dân chủ Cuba năm 1992 là duy trì các lệnh trừng phạt đối với Cuba miễn là chính phủ Cuba từ chối tiến tới "dân chủ hóa và tôn trọng nhân quyền hơn". Đạo luật Helms-Burton tiếp tục hạn chế công dân Hoa Kỳ kinh doanh ở hoặc với Cuba, và bắt buộc hạn chế việc cung cấp hỗ trợ công hoặc tư cho bất kỳ chính phủ kế nhiệm nào ở Havana trừ khi và cho đến khi có những tuyên bố chống lại chính phủ Cuba. Năm 1999, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã mở rộng lệnh cấm vận thương mại bằng cách không cho phép các công ty con nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ buôn bán với Cuba. Năm 2000, Clinton cho phép bán thực phẩm và các hỗ trợ nhân đạo cho Cuba.

Ở Cuba, lệnh cấm vận được gọi là el bloqueo (cuộc phong tỏa), mặc dù Hoa Kỳ không có phong tỏa hải quân nào đối với đất nước này kể từ Cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Chính phủ Cuba thường xuyên đổ lỗi cho việc Mỹ "phong tỏa" các vấn đề kinh tế của Cuba. Hoa Kỳ đã đe dọa sẽ ngừng viện trợ tài chính cho các nước khác nếu họ buôn bán các mặt hàng phi lương thực với Cuba. Tuy nhiên, do lệnh cấm vận không được quốc tế ủng hộ phổ biến và các quốc gia khác không thuộc thẩm quyền của luật pháp Hoa Kỳ, các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn cản các đồng minh của mình giao dịch với Cuba đã không thành công. Những nỗ lực của Hoa Kỳ để làm như vậy đã bị Đại hội đồng Liên hợp quốc lên án là một biện pháp ngoài lãnh thổ đi ngược lại "quyền bình đẳng chủ quyền của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của họ và tự do thương mại và hàng hải là điều quan trọng nhất đối với việc tiến hành các công việc quốc tế ".

Biểu quyết của Liên Hợp Quốc năm 2009Sửa đổi

Ngày 28 tháng 10 năm 2009, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lại biểu quyết với hầu hết các nước thành viên thúc giục Hoa Kỳ hãy bãi bỏ việc phong tỏa kinh tế chống lại Cuba từ gần nửa thế kỷ nay. Cuộc biểu quyết của Liên Hợp Quốc trở thành một nghi thức hàng năm giữa lúc có vài hòa dịu trong các quan hệ của Hoa Kỳ với hòn đảo do Đảng Cộng sản Cuba lãnh đạo.

Đại Hội đồng thông qua một nghị quyết không có hiệu lực ràng buộc - với 187 phiếu thuận, ba phiếu chống và hai nước không bỏ phiếu - cho năm thứ 18 liên tiếp, phản ánh sự chống đối của thế giới về nỗ lực từ lâu nay của Washington nhằm cô lập La Habana. Israel và đảo quốc Palau nhỏ bé ở Thái Bình Dương biểu quyết cùng với Hoa Kỳ chống lại nghị quyết, trong khi quần đảo Marshall và Micronesia không bỏ phiếu.

Lần lượt, các đại biểu trên thế giới lên tiếng chống đối vụ phong tỏa, gọi đó là một sai lầm tàn nhẫn đi ngược với luật quốc tế và chỉ thành công trong việc làm hại cho người dân thường Cuba, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Chính phủ của Tổng thống Barack Obama thực hiện vài biện pháp để giảm bớt sự thù nghịch với Cuba, mặc dù Washington vẫn không tiến tới việc bãi bỏ cấm vận mậu dịch. "Cuộc phong tỏa kinh tế đã không đáp ứng và sẽ không đáp ứng được mục tiêu của nó là khuất phục lòng yêu nước của người dân Cuba, nhưng nó gây ra những thiếu thốn, nó giới hạn tiềm năng phát triển của chúng tôi và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của chúng tôi," Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez nói trước Đại Hội đồng.

Obama nói rằng ông muốn thay đổi những quan hệ có tính cách thù nghịch ít lâu sau cuộc cách mạng của Fidel Castro vào năm 1959 đã lái Cuba về phía cộng sản. Fidel Castro rời khỏi chức vụ chủ tịch vào năm 2008 vì bệnh tật và được thay thế bởi người em của ông, Raul Castro. Nhưng Obama nói rằng cuộc phong tỏa từ 47 năm vẫn được duy trì cho tới khi Cuba cải thiện nhân quyền và phóng thích các tù nhân chính trị. Susan Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, nói nghị quyết Liên Hợp Quốc không phản ánh những "thực tế hiện nay" ở Cuba. "Đã đến lúc tổ chức này công nhận tình hình hiện nay ở Cuba và khuyến khích sự tiến bộ hướng tới thay đổi thực sự," bà Rice nói trước Đại Hội đồng.

Trong một dấu hiệu cho thấy các quan hệ đang cải thiện, ông Obama bãi bỏ các giới hạn việc người Mỹ gốc Cuba di chuyển và gửi tiền tới Cuba, và khởi xướng những cuộc nói chuyện với Cuba về di trú và dịch vụ thư từ - nhằm tái lập dịch vụ bưu chính trực tiếp giữa Cuba và Hoa Kỳ đã bị đình chỉ từ tháng 08 năm 1963. "Đây là những bước quan trọng và chúng tôi hy vọng có thể là điểm khởi đầu cho việc thay đổi thêm," bà Rice nói.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “http://www.iie.com/publications/papers/sanctions-cuba-60-3.pdf” (PDF). 29 tháng 12 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Département d'État américain, section de Cuba Lưu trữ 2005-11-07 tại Wayback Machine
  • Histoire de l'embargo américain Lưu trữ 2006-06-03 tại Wayback Machine
  • L'embargo handicap et alibi Lưu trữ 2006-10-07 tại Wayback Machine
  • Site de l'ambassade cubaine au Liban sur le blocus