Vì sao google rút khỏi việt nam

(Cadn.com.vn) - Tập đoàn tìm kiếm khổng lồ Google có mặt tại khoảng 25 quốc gia trên thế giới. Nhưng, vì sao nó chỉ rút lui khỏi thị trường Trung Quốc? Hãng tin Tân Hoa Xã ngày 24-3 dẫn lời giáo sư Wang Yu tại Trường Đại học Nam Kinh cho rằng, đó là vì nó không thể cạnh tranh lại Baidu, trang mạng tìm kiếm số 1 tại nước này.

Cư dân mạng tại Trung Quốc đã có những phản ứng mạnh mẽ với quyết định rút lui này của Google. Họ cho rằng, quyết định dừng chương trình lọc kiểm duyệt tại Trung Quốc của Google chỉ là một “trò quảng cáo”. Theo cộng đồng cư dân mạng, “Tuyên bố xóa bỏ trang tìm kiếm Google.cn để chuyển sang trang Google.com.hk là một quyết định dàn xếp, mang tính thỏa hiệp, phản ánh mong muốn cứu lấy danh tiếng của Google trên thị trường Trung Quốc, trước sự lớn mạnh của Baidu. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, quyết định rút lui của Google chính là cánh cửa rộng mở cho các trang mạng tìm kiếm khác, trong đó có Baidu được hưởng lợi. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến đã tự ruồng bỏ mình khỏi “chiếc bánh thơm ngon Trung Quốc” - quốc gia có đông cư dân mạng nhất thế giới Trung Quốc.

Mặc dù là công cụ tìm kiếm số 1 thế giới hiện nay, nhưng ở quốc gia đông dân nhất hành tinh này, Google vẫn chỉ đứng thứ 2 với thị phần khoảng 30%, sau công cụ tìm kiếm bản địa Baidu của Trung Quốc (60%). Do vậy, quyết định của Google vào ngày 22-3 vừa qua sẽ chưa có tác động ngay lập tức đến doanh thu của hãng nhưng trong tương lai, chắc chắn Google sẽ phải chịu thiệt thòi lớn. Theo các chuyên gia phân tích, Baidu không phải là tập đoàn duy nhất được hưởng lợi từ việc Google từ bỏ “miếng bánh ngon Trung Quốc”.

Vì sao google rút khỏi việt nam

 Người dân Trung Quốc tụ tập trước trụ sở Google ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Các trang mạng khác như Sohu’s Sogou, Tencent’s Soso, cùng với trang mạng tìm kiếm mới nhất của Microsoft,  Bing cũng đang nhòm ngó “miếng bánh” này. Văn phòng của Tập đoàn Microsoft tại Bắc Kinh trả lời với Tân Hoa Xã qua e-mail rằng, Microsoft coi Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tìm kiếm trực tuyến. Sean Tzou, Chủ tịch của Cty TNHH Trina Solar của Mỹ có trụ sở tại tỉnh Giang Tô cho biết, thách thức lớn nhất đối với nhiều Cty TNHH tại Trung Quốc là khả năng thích ứng với văn hóa và phong tục tập quán địa phương.

Mặc dù Google cho biết rằng, họ vẫn còn dự định để tiếp tục công việc tìm kiếm, phát triển và duy trì một nhân viên bán hàng ở Trung Quốc, nhưng quyết định ngừng hoạt động công cụ tìm kiếm có thể coi là “một sai lầm”. Còn nhớ vào thời điểm năm 2006, Google đã làm đủ mọi cách để có thể gây dựng được vị thế của mình tại thị trường Trung Quốc. Thậm chí Google đã thiết lập trang mạng Google.cn, công cụ tìm kiếm phiên bản tiếng Trung với các kết quả được thiết kế riêng cho người dùng Internet nước này. Nhưng giờ đây, mọi nỗ lực của Google đã trở thành “công dã tràng”.

Thanh Văn

Luật An ninh mạng không gây cản trở khiến Facebook, Google rút khỏi Việt Nam

Cập nhật ngày: 23-11-2018

Đó là khẳng định của Bộ Công an trước câu hỏi của một công dân về việc Luật An ninh mạng có quy định tất cả các loại dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam hay không? Việt Nam có phải là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định lưu trữ dữ liệu trong nước và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng hay không?

Quy định này có cản trở và khiến Facebook, Google rút khỏi Việt Nam không? Theo Bộ Công an, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định lưu trữ dữ liệu trong nước và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, bởi hiện đã có 18 quốc gia trên thế giới quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước, như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Australia, Indonesia, Hy Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil. Tùy vào tình hình thực tế, các quốc gia có thể yêu cầu lưu trữ các loại dữ liệu không giống nhau. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi an ninh quốc gia là ưu tiên hàng đầu. Do đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng đã và đang phải phối hợp, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng của các quốc gia trên thế giới trong bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm. Theo Luật An ninh mạng, những loại dữ liệu cần lưu trữ ở Việt Nam  gồm: Thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ; dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ; dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra. Như vậy, không phải toàn bộ các dữ liệu được truyền đưa trên không gian mạng phải lưu trữ tại Việt Nam. Quy định này không làm ảnh hưởng hay hạn chế lưu thông dòng chảy dữ liệu số, cản trở hoạt động của doanh nghiệp như một số thông tin tuyên truyền thời gian qua. Luật An ninh mạng của Việt Nam đã quy định rõ các trường hợp phải cung cấp thông tin cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, cụ thể: Khi lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có yêu cầu bằng văn bản; để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.  Quy định về lưu trữ dữ liệu trong Luật An ninh mạng không cản trở và khiến Facebook, Google rút khỏi Việt Nam, bởi vì: Google, Facebook đều đã thuê máy chủ tại nước ta. Theo thống kê sơ bộ, Google thuê khoảng 1.781 máy chủ, Facebook thuê khoảng 441 máy chủ tại 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước. Việc lưu trữ dữ liệu người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp này tiết kiệm chi phí kinh doanh, tăng tốc độ truy cập và nâng cao chất lượng dịch vụ; giúp các nhà mạng trong nước tiết kiệm kinh phí khi phải mua băng thông quốc tế. Về kỹ thuật, việc lưu trữ dữ liệu trong nước được tiến hành dễ dàng khi công nghệ cho phép, nhất là áp dụng công nghệ điện toán đám mây và các doanh nghiệp này đã có sẵn kinh nghiệm, thiết bị do áp dụng tương tự ở nhiều quốc gia khác.

Hiện có gần 50 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook và trên 60 triệu người Việt Nam sử dụng Google. Có thể thấy, Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng và các doanh nghiệp này đã thu lợi nhuận hàng trăm triệu đô la mỗi năm từ người dùng tại Việt Nam. Do vậy, không có lý gì mà họ lại rời bỏ thị trường Việt Nam.


Theo Báo Công an nhân dân điện tử


(maycayvanlang.com)- Bộ Công an khẳng định Luật An ninh mạng sẽ không cản trở khiến Facebook hay Google rời khỏi thị trường Việt Nam.

Ngày 6-11, Bộ Công an tiếp tục có những trả lời chính thức liên quan đến các băn khoăn về Luật An ninh mạng. Đặc biệt trong số này có các quy định về lưu trữ dữ liệu, khiến không ít người lo lắng Facebook, Google sẽ rút khỏi Việt Nam.

Bạn đang xem: Facebook google có thể rút khỏi việt nam

Bạn đang xem: Facebook google rút khỏi việt nam

Bạn đang xem: Google facebook rút khỏi việt nam


Vì sao google rút khỏi việt nam


Bộ Công an khẳng định Facebook và Google sẽ không rời khỏi Việt Nam.

Dữ liệu nào phải lưu trữ?

Theo Bộ Công an, những loại dữ liệu cần lưu trữ ở Việt Nam được quy định trong Luật An ninh mạng gồm: Thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ; dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ; dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra.

Như vậy, không phải toàn bộ các dữ liệu được truyền đưa trên không gian mạng phải lưu trữ tại Việt Nam. Quy định này không làm ảnh hưởng hay hạn chế lưu thông dòng chảy dữ liệu số, cản trở hoạt động của doanh nghiệp như một số thông tin tuyên truyền thời gian qua.

Bộ Công an cũng khẳng định Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định lưu trữ dữ liệu trong nước và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, bởi hiện đã có 18 quốc gia trên thế giới quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Úc, Indonesia, Hy Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil. Tùy vào tình hình thực tế, các quốc gia có thể yêu cầu lưu trữ các loại dữ liệu không giống nhau.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Bật Mic Trong Pubg Pc Nhanh Nhất, Cách Bật Mic Trong Pubg Pc Đơn Giản

Tất cả quốc gia trên thế giới đều coi an ninh quốc gia là ưu tiên hàng đầu. Do đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng đã và đang phải phối hợp, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng của các quốc gia trên thế giới trong bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm.

Facebook, Google sẽ không rời bỏ Việt Nam?

Về băn khoăn việc lưu trữ dữ liệu có khiến Google hay Facebook rời bỏ thị trường Việt Nam hay không, Bộ Công an cho rằng Luật An ninh mạng không cản trở và khiến hai “ông lớn” trên rút khỏi nước ta.

Cụ thể, Google và Facebook đều đã thuê máy chủ tại nước ta. Theo thống kê sơ bộ, Google thuê khoảng 1.781 máy chủ, Facebook thuê khoảng 441 máy chủ tại tám doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước.

Việc lưu trữ dữ liệu người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp này tiết kiệm chi phí kinh doanh, tăng mức tốc độ truy cập và nâng cao chất lượng dịch vụ; giúp các nhà mạng trong nước tiết kiệm kinh phí khi phải mua băng thông quốc tế.

Về kỹ thuật, việc lưu trữ dữ liệu trong nước được tiến hành dễ dàng khi công nghệ cho phép, nhất là áp dụng công nghệ điện toán đám mây và các doanh nghiệp này đã có sẵn kinh nghiệm, thiết bị do áp dụng tương tự ở nhiều quốc gia khác.

Hiện có gần 50 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook và trên 60 triệu người Việt Nam sử dụng Google. Có thể thấy Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng và các doanh nghiệp này đã thu lợi nhuận hàng trăm triệu đôla mỗi năm từ người dùng tại Việt Nam. Do vậy, không có lý gì mà họ lại rời bỏ thị trường Việt Nam.

Doanh nghiệp nào phải lưu trữ?

Cũng theo Bộ Công an, khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng quy định chỉ những “doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam”.

Như vậy, quy định này không áp dụng đối với toàn bộ các doanh nghiệp mà là những doanh nghiệp “cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam nhưng phải kèm theo điều kiện có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu người dùng Việt Nam.

Quy định này là phù hợp với yêu cầu bảo vệ an ninh mạng hiện nay. Và chỉ có “Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam”.

Theo quy định của Luật An ninh mạng, doanh nghiệp sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng như tung tin thất thiệt về sản phẩm, dịch vụ, cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh, chiếm đoạt tài sản, tấn công từ chối dịch vụ…

Ngược lại, các doanh nghiệp có trách nhiệm không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8 Luật An ninh mạng; phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền về an ninh mạng xử lý thông tin và hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; lưu trữ một số loại dữ liệu theo quy định của Chính phủ.