Vì sao gọi là tháng giêng

Bạn có biết tại sao tháng Một còn gọi là Tháng Giêng ( 正月 /Zhēngyuè/) và tháng 12 là Tháng Chạp ( 腊月 /Làyuè/)? Cùng Hoa Văn SHZ tìm hiểu những điều thú vị xung quanh tháng chạp và tháng giêng nhé!

Nguồn gốc tên gọi tháng Giêng

Thời Xuân Thu có quy định Tháng Một là Chinh Nguyệt (正月 /Zhēngyuè/). Đến thời nhà Châu, rất nhiều quốc gia đại sự cũng đều sắp xếp giải quyết trong Tháng Một, nên Chinh Nguyệt còn được gọi là Chính Nguyệt (政月/Zhèng yuè/ Tháng Hành Chính). Đến thời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng sinh vào Tháng Một, lấy tên là Doanh Chính (嬴政 /Yíng zhèng/), để tránh tên húy của ngài, nên đã ra lệnh đọc Chính Nguyệt thành Chinh Nguyệt, và dùng cho đến ngày hôm nay. Về phần phát âm thôi nha, chữ viết tiếng Trung thì vẫn vậy.

Trong khi đó, Giêng lại là âm xưa của chữ Chinh (正 /zhēng/).  Sự tương ứng ngữ âm Giêng - Chinh có thể được chứng minh như sau: Trước hết, về phần vần thì ~iêng và ~inh cũng giống như (tứ) chiếng (trong "trai tứ chiếng, gái giang hồ") - (tứ) chính (bốn phương hướng chính); chiềng (làng) (trong "chiềng làng chiềng chạ") - trình (làng) ("chiềng làng chiềng chạ" nghĩa đích thực là "trình làng trình xã"); kiêng (kỵ) - kinh (hãi); (cúng) kiếng - kính (phục); tiếng (nói) - (âm) thinh (thanh)... Về phần phụ âm đầu "gi" - "ch" thì cũng như GIấy - CHỉ (trong "ấn chỉ"); (nòi) GIống - CHủng (tộc); GIây (bẩn) - CHi (bôi tré) ... Vậy, Giêng – Chinh biểu hiện sự tương ứng giữa âm xưa và âm nay của một yếu tố Việt gốc Hán. Thật ra thì chữ hán việt cũng có vay mượn từ tiếng Trung đó bạn.

Tại sao tháng 12 gọi là tháng chạp?

Người Trung Quốc gọi các nghi thức thờ cúng tổ tiên, thờ phụng thần phật, cầu phúc cầu thọ, tránh thiên tai đón may mắn … vào dịp cuối năm (tháng 12) là “Lạp (腊 /là/)”. Năm 221 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, ra lệnh xây dựng nguyên tắc tính lịch, gọi thời điểm giao thoa cuối đông đầu xuân vào tháng 12 là “Lạp Nguyệt (腊月 /Làyuè/)”.

Ở Việt Nam, vào tháng 12 âm lịch có Giỗ Chạp (giỗ nói chung, nói về tất cả các đám giỗ, giỗ cha, giỗ mẹ, giỗ ông, giỗ bà, giỗ tổ, … ), Chạp Họ (mọi người cùng trong một họ thể hiện lòng thành, sự kính trọng với tổ tiên); Chạp Mã (cúng ông bà và đi giẫy mã đắp đất ), … Vậy, Chạp cũng chính là Lạp. Về ngữ âm thì phần vần là giống nhau, còn phụ âm đầu CH - L được dẫn chứng trong một số trường hợp như CHàng (trong "chàng và nàng") - Lang (trong "lang quân") (màu) CHàm - Lam (cây chàm); CHệch (choạc) - Lịch (lạc) ...

Vậy tháng Giêng và tháng Chạp trong tiếng Việt là từ kết hợp từ sự vay mượn Chinh Nguyệt và Lạp Nguyệt trong tiếng Hán với văn hóa Giêng và Chạp trong tiếng Việt. Qua đây, bạn cũng học được kha khá từ tiếng Trung rồi phải không nè?

Trích dẫn nguồn: Theo An Chi, chuyện Đông chuyện Tây, tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 309, ra ngày 10/3/1999.

Vì sao gọi là tháng giêng

Tháng Giêng và Tháng Chạp có gì đặc biệt?

Tháng Chạp và tháng Giêng đều là 2 tháng có ý nghĩa rất quan trọng đối với một số quốc gia Châu Á còn ăn tết cổ truyền trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Tháng Giêng là tháng bắt đầu của năm mới còn tháng Chạp lại là tháng cuối cùng của năm tính theo Âm lịch. Người dân tất bật chuẩn bị đón Tết với một số hoạt động nổi bật như sau:

Tháng Chạp

Quét dọn nhà cửa để chuẩn bị Giỗ Chạp

Cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp

Sau 23 hoặc 24 tháng Chạp bắt đầu mua sắm đồ dùng mới đón Tết

Treo liễn xuân, dán câu đối

Đón giao thừa và ăn cơm đoàn viên diễn ra vào 29 (tháng thiếu) hoặc 30 tháng Chạp. 

Vì sao gọi là tháng giêng

Phải quét dọn nhà cửa để chuẩn bị Giỗ Chạp

Tháng Giêng

Đi chúc Tết

Lì xì mừng tuổi

Đi hội đền chùa, hái lộc

Rằm tháng Giêng (tức là ngày 15 tháng 01 Âm lịch) cúng gia tiên và đi chùa để làm lễ và cầu ước sức khỏe, may mắn cho cả gia đình. Người Trung Quốc sẽ cúng và ăn chè trôi nước vào ngày này.

Vì sao gọi là tháng giêng

Các hoạt động đầu tháng giêng

Ba ngày Tết đầu tháng Giêng không nên làm gì?

Tuyệt đối không quét nhà, đổ rác

Không nói những điều cấm kỵ

Không làm làm vỡ đồ đạc

Không khóc than, mâu thuẫn và cãi vã

Hạn chế uống thuốc hoặc đến bệnh viện

Không cho vay và đi vay trong tháng Giêng

Đặc biệt, theo tập tục của người Trung Quốc thì mùng 3 Tết được coi là ngày có điềm gở nên người Trung Quốc thường không đi chơi xa, không xuất hành đi chúc tết để tránh xảy ra cãi vã.

Do cùng có truyền thống ăn Tết Âm Lịch nên văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng. Và đó cũng là lợi thế giúp người Việt học tiếng Trung tốt hơn hoặc đi du học tại Trung Quốc sẽ không bị sốc văn hóa.

Dân gian vẫn hay gọi tháng 1 Âm lịch là tháng Giêng. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của tháng Giêng là gì?

Vì sao gọi là tháng giêng

Nguồn gốc từ "tháng Giêng" bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, tháng 1 Âm lịch được người Trung Quốc gọi là Chính nguyệt. Nguyệt nghĩa là trăng nhưng cũng có nghĩa là tháng. Chính nguyệt là tháng chính, tháng đầu tiên của năm. Chính có phát âm tương đồng với chiếng, qua thời gian, người ta đọc chệch âm thành Giêng.

bắt nguồn từ chữ chính trong tiếng Hán, người trung quoocsraats coi trọng tháng đầu tiên của năm nên họ gọi nó là "chính nguyệt", với người Việt Nam tháng Giêng có vai trò quan trọng, là tháng có nhiều sự kiện nhất trong năm: Tết Nguyên đán và có nhiều lễ, hội, đền, chùa, hội làng... nên cha ông ta từ xưa đã có câu: tháng Giêng là tháng ăn chơi, tay gậy, tay bị khắp nơi tung hoành.

Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần “iêng”. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là “Tháng”. Vậy nên cách gọi “tháng Giêng” bắt nguồn từ đó

Tháng Giêng chính là cách gọi khác của tháng 1 Âm lịch. Theo đó, chữ "Giêng" được bắt nguồn từ chữ "Chính" trong tiếng Hán. Người Trung Quốc thường gọi tháng 1 Âm là Chính Nguyệt mà chữ "Chính" khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta lại có vần "iêng". Còn từ "Nguyệt" cũng có nghĩa là "tháng". Vì vậy, cách gọi tháng Giêng được bắt nguồn từ đó.

Bắt nguồn từ cách đọc phiên âm từ chữ Hán sang chữ Nôm. Chữ Hán gọi tháng đầu tiên của năm là chính nguyệt (tháng chính, tháng đầu tiên). Khi người Việt phiên âm sang chữ Nôm thì đã lệch âm "chiếng", dần dần đọc chệch âm thành "giêng".

Là tháng dành riêng để ăn chơi

Là tháng sau tết cổ truyền , vui chơi

Câu trả lời cho thắc mắc này cần phải được giải đáp bằng những thông tin mang yếu tố lịch sử từ liên quan tới văn hóa. Theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian thì xét về ngữ âm lịch sử, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán. “Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần “iêng”. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là “Tháng”. Vậy nên cách gọi “tháng Giêng” bắt nguồn từ đó” – GS nói. GS Hoạch cũng chia sẻ thêm một ví dụ về chữ “Chính” trong tiếng Hán, đó là: “tứ chính chấn” trong tiếng Hán khi sang chữ Nôm đọc là “tứ chiếng”. Vậy nên mới có câu nói “trai tứ chiếng, gái giang hồ”. Theo GS Kiều Thu Hoạch, ngày đầu tiên của tháng Giêng (mồng 1) được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, là thứ nhất giống như Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên soái… Tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) là tháng không được nhuận.

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: http://danviet.vn/tai-sao-thang-1-am-lich-duoc-goi-la-thang-gieng-5020211520585953.htmNguồn: http://danviet.vn/tai-sao-thang-1-am-lich-duoc-goi-la-thang-gieng-5020211520585953.htm