Vì sao gọi là bệnh quáng gà

Vì sao gọi là bệnh quáng gà

Trả lời: 

Chào bạn Nga, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giúp bạn Nga có thể hiểu rõ về triệu chứng quáng gà, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau: 

1. Quáng gà là gì?

2. Nguyên nhân gây ra quáng gà

3. Các lựa chọn điều trị quáng gà

4. Phòng chống quáng gà như thế nào

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Quáng gà là gì?

Quáng gà (nyctalopia) hay còn gọi là “Mù đêm” là một bất thường về thị lực. Người mắc chứng quáng gà sẽ bị giảm thị lực về buổi tối hoặc trong môi trường không đủ ánh sáng. Cụm từ “mù đêm” thực ra không mô tả chính xác tình trạng này, quáng gà chỉ làm khó nhìn hoặc khó khăn khi lái xe trời tối.

Một vài thể quáng gà có thể điều trị được, một số khác thì không. Bệnh nhân nên đến khám bác sỹ để tìm nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

2. Nguyên nhân gây ra quáng gà

Một số tình trạng của mắt có thể gây quáng gà, bao gồm:

  • Cận thị (nhìn mờ khi nhìn vật ở xa)
  • Đục thuỷ tinh thể
  • Viêm võng mạc sắc tố (retinitis pigmentosa) - xảy ra do hội tụ các sắc tố tối trên võng mạc tạo ra thị trường hình ống hay hẹp thị trường.
  • Hội chứng Usher (bệnh di truyền ảnh hưởng thính - thị giác)

Người lớn tuổi có nguy cơ cao hình thành đục thuỷ tinh thể. Vì vậy họ có khuynh hướng thường bị quáng gà hơn so với người trẻ tuổi hoặc trẻ em.

Thiếu vitamin A cũng có thể dẫn đến quáng gà nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. Vitamin A, hay còn gọi là retinol, đóng vai trò chuyển đổi xung thần kinh thành hình ảnh trên võng mạc(màng nhạy cảm ánh sáng đằng sau mắt).

Một số bệnh nhân suy tuỵ, ví dụ như bệnh nhân xơ nang tuỵ, khó hấp thu chất béo và vì vậy có nguy cơ thiếu vitamin A do vitamin A tan trong chất béo, đi kèm với nguy cơ cao tiến triển đến quáng gà.

Người có tình trạng rối loạn chuyển hoá đường như nồng độ đường trong máu cao hay đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt, như đục thuỷ tinh thể.

Vì sao gọi là bệnh quáng gà

 Hình ảnh đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên và động mạch trung tâm võng mạc co nhỏ.

Khi thăm khám bên ngoài, thông thường không phát hiện được biểu hiện gì bất thường. Ở giai đoạn muộn của bệnh có thể xuất hiện đục thể thủy tinh. Khi khám đáy mắt, thầy thuốc có thể tình cờ phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở võng mạc: hiện tượng thu nhỏ kích thước động mạch võng mạc, sự bạc màu của đĩa thị giác, các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên, hiện tượng phù hoàng điểm dạng nang. Cũng có khi không thấy sự hiện diện của các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc.

Thị trường của người mắc bệnh được biểu hiện bằng sự thu hẹp dần vùng nhìn thấy. Sự thu hẹp này nặng dần tới trở thành thị trường hình ống tương quan với cách tiến triển nặng dần của bệnh. Lúc này, vùng nhìn thấy của bệnh nhân sẽ giống như người bình thường nhìn qua một cái ống. Trong vùng còn nhìn thấy được của người bệnh có thể xuất hiện những vùng nhỏ không nhìn thấy được gọi là ám điểm và những vùng khuyết thị trường nhỏ này ngày càng lan rộng.

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm chức năng cần làm đầu tiên khi người bệnh khai nhìn kém trong môi trường được chiếu sáng kém là khám nghiệm thị trường.

Khám nghiệm điện võng mạc là xét nghiệm quan trọng nhất để đánh giá những bệnh thoái hóa võng mạc di truyền. Kết quả khám nghiệm cho biết loại tế bào võng mạc bị tổn thương, mức độ trầm trọng của bệnh, tính chất di truyền, sự liên quan với giới tính của bệnh. Điện võng mạc có thể được làm từ rất sớm để chẩn đoán xác định bệnh từ khi người bệnh còn là trẻ nhỏ. Khám nghiệm tiến hành khá dễ dàng, không cần thiết phải gây mê toàn thân.

Việc chẩn đoán phân biệt bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc với những bệnh lý võng mạc khác có thể chữa trị được như nhiễm khuẩn, viêm, tắc mạch máu... vô cùng quan trọng vì tiên lượng của bệnh này rất xấu. Nếu xảy ra sai sót trong chẩn đoán có thể ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý người bệnh và gia đình hoặc thái độ điều trị không đúng.

Vì sao gọi là bệnh quáng gà

 Thị trường ở giai đoạn muộn của bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc.

Vì sao gọi là bệnh quáng gà

 Hình ảnh đĩa thị giác bạc màu.

Giải pháp gì?

Người bệnh mới được chẩn đoán xác định mắc bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc cần được giải thích để giúp họ hiểu về bệnh, tính chất di truyền, cách ứng xử trước tình trạng sinh hoạt bị ảnh hưởng khi chức năng thị giác giảm sút bao gồm hiện tượng giảm thị lực, thị trường thu hẹp, khả năng nhìn trong môi trường tối kém. Những người bị bệnh trẻ tuổi có tổn thương thị trường được khuyến cáo không nên tự lái xe để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông. Người mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển nặng được khuyên tham dự vào các lớp học thích nghi và tập di chuyển. Người được xếp loại chính thức mù lòa sẽ được chính quyền ghi nhận để có chính sách hỗ trợ cần thiết.

Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc trong dân cư ở Mỹ là 1/4000. Phương thức di truyền của bệnh có thể theo các kiểu di truyền trội, di truyền lặn, di truyền lặn có liên quan với giới tính. Trong số đó di truyền trội chiếm 20%, di truyền lặn liên kết với giới tính gần 10%, còn lại là di truyền lặn và các trường hợp mắc bệnh đơn lẻ di truyền trội do đột biến mới xảy ra.       

 
Việc điều trị bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc hiện đang gặp nhiều khó khăn do đây là bệnh nặng, có tính bẩm sinh, di truyền. Mọi sự can thiệp của y học cũng chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, hy vọng làm chậm sự tiến triển của bệnh. Người bệnh có thể được dùng vitamin A palmitat với liều 15.000 đơn vị/ngày theo đường uống. Tuy nhiên, uống vitamin A kéo dài cũng có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc cho gan. Việc sử dụng vitamin A liều cao ở người có thai là chống chỉ định do có khả năng gây đột biến gen.

Hiện tại, các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm việc phẫu thuật cấy vi mạch trên võng mạc với mục đích phần nào thay thế chức năng nhận cảm thị giác của võng mạc đã bị tổn thương nặng do bệnh. Gần đây, các nghiên cứu về tế bào gốc cũng chỉ ra hướng sử dụng tế bào gốc lành cấy vào võng mạc với hy vọng các tế bào lành này phát triển trong đáy mắt, thay đổi được phần nào cấu trúc mô học và cải thiện chức năng võng mạc người bị bệnh.  Việc tư vấn về tính di truyền của bệnh rất có ích cho người bệnh và gia đình trong vấn đề quy hoạch cuộc sống, kết hôn. Anh chị em ruột và các con của người mắc bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc cũng nên được triệu tập khám và làm các xét nghiệm cần thiết để khẳng định có bị bệnh này hay không.

ThS. Nguyễn Cảnh Thắng (Bệnh viện Mắt TW)