Vì sao em biết Hai bài thơ đó thuộc phương thức biểu cảm

Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hai bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

  • A. Tự sự
  • B. Biểu cảm
  • C. Nghị luận
  • D. Miêu tả

Câu 2: Hai bài thơCảnh khuyavàRằm tháng riêng giống nhau ở đặc điểm nào?

  • A. được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • B. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước
  • C. Thể hiệnphong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Hai bài thơ được viết theo thể loại thơ nào?

  • A.Lục bát
  • B.Song thất lục bát
  • C.Thất ngôn bát cú
  • D.Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 4: Vì sao em biết 2 bài thơ đó thuộc phương thức biểu cảm?

  • A.Vì 2 bài thơ bài tỏ tình cảm, cảm xúc.
  • B.Vì 2 bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người.
  • C.Vì 2 bài thơ nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
  • D.Vì 2 bài thơ trình bày diễn biến sự việc

Câu 5: Thể thơ của bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng [chữ Hán] cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây:

  • A. Bài ca Côn Sơn.
  • B. Sau phút chia li.
  • C. Sông núi nước Nam.
  • D. Qua Đèo Ngang.

Câu 6: Hai bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu ?

  • A. Thủ đô Hà Nội.
  • B. Việt Bắc.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Nghệ An.

Câu 7: Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

  • A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước.
  • B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • C. Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
  • D. Những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Câu 8: Vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya là:

  • A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hóa.
  • B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động.
  • C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi.
  • D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp.

Câu 9: Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” ?

  • A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất.
  • B. Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân.
  • C. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
  • D. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân.

Câu 10: Bài thơ nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có hình ảnh trăng:

  • A. Tin thắng trận.
  • B. Cảnh rừng Việt Bắc.
  • C. Lên núi.
  • D. Đi thuyền trên sông Đáy.

Câu 11: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là:

  • A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.
  • B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.
  • C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.
  • D. tất cả đều đúng.

Câu 12: Ý nào chỉ ra nét khác biệt của bài Cảnh khuya so với bài Rằm tháng giêng?

  • A.miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
  • B.viết bằng tiếng Việt,nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya
  • C. bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, có sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.
  • D. viết bằng tiếng Việt và nhà thơ cùng ngắm trăng với các đồng chí chiến sĩ.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Cảnh khuya và rằm tháng giêng

Từ khóa tìm kiếm google:

Cảnh khuya và rằm tháng giêng, trắc nghiệm văn 7

Phân biệt các phương thức biểu đạt trong văn bản

Trong đề đọc hiểu môn văn thường có câu hỏi : Xác định phương thức biểu đạt của vănbản. Tuy đây là câu hỏi nhỏ [ chiếm khoảng 0,5 đến 1 điểm] nhưng nhiều bạn để mất điểm câu này. Bài viết dưới đây hướng dẫn các em cách nhận biết, phân biệt các phương thức biểu đạt trong văn bản.
[Lưu ý : Các em có thể xem thêm bài viết này:Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn]
Có 6phương thức biểu đạt : Tự sự, Miêu tả, biểu cảm , thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

I - Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt

1. Văn bản và mục đich giao tiếp

a] Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng [ví dụ: muốn khuyên nhủ người khác một điều gì, có lòng yêu mến bạn, muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức, ...] mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em lam thế nào ?

b] Khi muốn biểu đạt tư towngr, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào ?

c] Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoau hướng đổi nền mặc ai.

Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì ? Nó muốn nói lên vấn đề [chủ đề] gì ? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào [về luật thơ và về ý] ? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Theo em, câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản chưa ?

d] Lời phát biểu của thầy [cô] hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? Vì sao ?

đ] Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không ?

e] Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích [kể miệng hay được chép lại], câu đối, thiếp mời dự đám cưới, ... có phải đều là văn bản không ? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết.

2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

Tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp. Có thể chia ra các phương thức biểu đạt sau:

TTKiểu văn bản, phương thức biểu đạtMục đích giao tiếpVí dụ
1Tự sựTrình bày diễn biến sự việc
2Miêu tảTái hiện trạng thái sự vật, con người
3Biểu cảmBày tỏ tình cảm, cảm xúc
4Nghị luậnNêu ý kiến đánh giá, bàn luận
5Thuyết minhGiới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
6Hành chính - công vụTrình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người

Bài tập

Cho các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản vàphương thức biểu đạt phù hợp:

- Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố;

- Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá;

- Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu;

- Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội;

- Bày tỏ lòng mến yêu môn bóng đá;

- Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người.

II - Luyện tập

1.Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào ?

a] Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt dược đầy giỏ, Cám bảo chị :

Chị Tấm ơi, chị Tấm !

Đầu chị lấm

Chị hụpcho sâu

Kẻo về dì mắng.

Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà trước.

[Tấm Cám]

b] Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bên bờ cát.

[Khuất Quang Thụy, Trong cơn gió lốc]

c] Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.

[Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên]

d]

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh

[Ca dao]

đ] Nếu ta đẩy quả địa cầu quay quanh trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.

[Theo Địa lí 6]

2.Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao em biết như vậy ?

Lời giải:

I - Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt

Câu 1 trang 15 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :Văn bản và mục đích giao tiếp

a] Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho người khác biết, em cần phải thể hiện bằng ngôn ngữ nói hoặcviết.

b] Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì phải lập văn bản [nói hoặc viết] có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng cách biểu đạt phù hợp để đạt mục đích giao tiếp.

c]

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

- Câu ca dao được sáng tác để truyền đạt một tư tưởng, một lời khuyên. Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

- Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần của thể thơ lục bát, và đã biểu đạt trọn vẹn một ý. Vì thế có thể coi câu ca dao này là một văn bản.

d] Lời phát biểu của thầy [cô] hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản, bởi vì đó là một chuỗi lời nói có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc nhằm thực hiện mục đích giao tiếp.

đ] Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân là một dạng văn bản.

e] Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích [kể miệng hay được chép lại], câu đối, thiệp mời dự đám cưới,... đều là văn bản. Ngoài ra, bài tập làm văn [viết hay nói], thư cảm ơn, một bài nói chuyện chuyên đề,... cũng là văn bản.

Câu2 trang 16 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

Tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp. Có thể chia ra các phương thức biểu đạt sau:

Bài tập
TTTình huống giao tiếpKiểu văn bản và phương thức biểu đạt
1Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phốHành chính - công vụ
2Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đáTự sự
3Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấuMiêu tả
4Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai độiThuyết minh
5Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đáBiểu cảm
6Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều ngườiNghị luận


Ghi nhớ :

- Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.

- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

III - Luyện tập
Câu 1 trang 17 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt:
a] Phương thức biểu đạt tự sự [vì có người, có việc, có diễn biến của việc]
b] Phương thức biểu đạt miêu tả [tả cảnh thiên nhiên: Đêm trăng trên sông]
c] Phương thức biểu đạt nghị luận [bàn luận về điều kiện làm cho đất nước giàu mạnh]
d] Phương thức biểu đạt biểu cảm [thể hiện niềm tự hào của cô gái]
đ] Phương thức biểu đạt thuyết minh [giới thiệu hướng quay của địa cầu]
Câu 2 trang 18 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1:Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự, vì nó thực hiện chức năng kể sự việc và con người với những lời nói, hành động được trình bày theo một diễn biến mạch lạc.
Giải các bài tập Bài 1 SGK Ngữ văn 6 Con Rồng cháu Tiên Bánh chưng, bánh giầy Từ và cấu tạo của từ tiếng việt Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Bài trước Bài sau

Có 6 phương thức biểu đạt

6 phương thức biểu đạt

1. Tự sự:

Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.

Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

Vd: “Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặt cái quần nái đen với áo tây vàng.

Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”

[ Chí Phèo- Nam Cao ]

2. Miêu tả:

Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Vd:”Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.

Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi.

Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.

Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.”

[Trích Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân]

3. Biểu cảm:

Là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động [cảm] và muốn bộc lộ [biểu] ra với một hay nhiều người khác.

PT biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Vd:”Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”

[Lê Bá Dương, Lời người bên sông]

4. Thuyết minh:

Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

Vd:“Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 – 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 – 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác.

Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…”

[Nanomic.com.vn]

5. Nghị luận:

Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Vd:“Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”

[Tài liệu hướng dẫn đội viên]

6. Hành chính– công vụ:

Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…

Các đề tài môn văn được các bạn học sinh quan tâm nhiều

Các phương thức biểu đạt:

1. Tự sự

Phương thức biểu đạt tự sựlà phương thức trình bày các sự việc [sự kiện] có quan hệ nhân quả đến kết quả. [diễn biến sự việc]

Thể loại

– Bản tin báo chí

– Bản tường thuật, tường trình

– Tác phẩm văn học nghệ thuận [Truyện, tiểu thuyết]

Ví dụ

“…Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì…” [Tấm cám]

Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian kể về sự việc hai chị em đi bắt tép

+ Có nhân vật: dì ghê Tấm

+ Có câu chuyện đi bắt tép của hai chị em

+ Có diễn biến hành động của các nhân vật dì ghẻ Tấm và Cám

+ Có các câu trần thuật

2. Miêu tả

– Miêu tả:là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Ví dụ: Đoạn văn sau đây miêu tả khu vườn vào sáng sớm

Tia nắng đầu tiên xuất hiện trên cành lá như một đồng tiền vàng nhỏ xinh mà ông mặt trời vô tình đánh rơi xuống nhân gian. Sau tia nắng ây là vô số những tia nắng khác cũng thay nhau chiếu xuống đánh thức khu vườn cùng những sinh vật còn đang say ngủ. Cây cối trong vườn như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài mà vươn mình đón những tia nắng đầu tiên của vầng thái dương ấm áp. Trên những cánh hoa e ấp vẫn còn đọng lại một vài hạt sương đêm, được ánh nắng mặt trời chiếu vào chúng lại cành lấp lánh và long lanh như những viên ngọc quý. Trong vòm lá xanh um, những chú chim sâu, chim chích bông đã trở mình bừng tỉnh bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của một ngày mới trong khi chim sơn ca lại bắt đầu ca lên bản nhạc đón chào một ngày mới bắt đầu. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, những cây xanh lại vươn mình đón làn gió ban mai mát mẻ, cùng nhau tập bài thể dục chào buổi sáng. Không khí bây giờ thật ồn ào và sôi động bởi vô số âm thanh khác nhau từ các loài chim, có cả tiếng ve sầu kêu báo hiệu hè về. Không gian trong vườn tràn ngập hương thơm của hoa, của lá có cả hương thơm của đám cỏ dại cùng mùi thân cây tạo ra một thứ mùi nồng nồng ngai ngái mang đậm bản sắc thôn quê.

3. Biểu cảm

Biểu cảmlà một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động [cảm] và muốn bộc lộ [biểu] ra với một hay nhiều người khác. PT biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh

Ví dụ : Đoạn văn biểu cảm về tình yêu quê hương

Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp. Mai sau, dù có đi đâu xatôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất này như nhớ tới người mẹ hiền luôn ôm ấp tôi vào lòng vậy. Mỗi người chúng ta dù già hay trẻ dù giàu sang hay nghèo đói tì vẫn có tình cảm đặc biệt với quê hương mình vì:

” Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

4. Thuyết minh

Thuyết minhlà cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

Ví dụ : Thuyết minh về một tác phẩm văn học

Mỗi tác phẩm giống như một ô cửa mở tới tình yêu, hướng chúng ta đến thế giới của chân thiện mĩ. Nhưng một tác phẩm chân chính là sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội dung. Cái hay giản dị, sâu sắc mà ám ảnh cả hồn lẫn xác ấy ta đã gặp trong “Vội vàng” của Xuân Diệu.

Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Trong phong trào thơ Mới mỗi nhà thơ lại mang đến cho người đọc những giọng riêng: một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Và đến với Vội Vàng cái thiết tha rạo rực ấy đã hiện lên rất rõ. Bài thơ được đưa theo mạch cảm xúc và mạch lập luận triết lí của Xuân Diệu: trước hết ông muốn tắt nắng buộc gió để cái đpẹ luôn thắm sắc đẹp hương, bởi cuộc sống nơi trần thế mới thanh tân, trẻ trung và tràn đầy sức sống làm sao. Chính vì cuộc sống đẹp như vậy, nhưng thời gian lại một đi không trở lại và tuổi xuân của con người không thắm lại hai lần nên phải sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng và tận hiến với cuộc đời. Đó chính là mạch lập luận cách chẽ mà qua mỗi khổ thơ Xuân Diệu giục giã và khơi lên cho người đọc.

Hình ảnh thơ Xuân Diệu luôn là những hình ảnh rất tình tứ, mật ngọt, thơ mộng và trẻ trung. Bởi Xuân Diệu luôn nhìn đời bằng cặp mắt xanh non và rờn biếc:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Hoa của đồng nội xanh rì
Lá cành tơ phơ phất
Khúc tình si
Tháng Giêng ngon như cặp môi gần.”

Đó là hệ thống hình ảnh rất tây, rất mới, rất trẻ và rất Xuân Diệu. Chính yêu đương và tuổi trẻ làm mạch nguồn chính cho mảnh vườn tình ái của mình nên Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới bằng lầu thơ xây trên đất của một tấm lòng trần. ngôn ngữ Xuân Diệu là ngôn ngữ cách tân, táo bạo giàu tính nhục thể, rất gợi cảm giác như cặp môi gần, các động từ mạnh như “ôm, riết, say, thâu, cắn” đã cho thấy được sự vồ vập cuống quyết của một hồn thơ thèm yêu khát sống. nếu ở ca dao là câu thơ điệu ru, trung đại là câu thơ điệu ngâm thì đến hiện đại và đặc biệt là phong trào thơ Mới là câu thơ điệu nói, rất điển hình trong vội vàng của Xuân Diệu. Nhưng câu thơ ngắn dài, nhịp nhanh trào ra sóng sánh dồn dập và sôi nổi như trái tim cuống quýt, si mê đắm say và vồ vập của ông. Những câu thơ điệu nói góp phần đưa chất văn xuôi tràn vào thơ, đồng thời bộc lộ rõ được cá tính, phong cách nghệ sĩ.


Xuân Diệu luôn là một trái tim nồng nàn và tha thiết với cuộc sống, ông khát khao giao cảm, thâu nhận và thu hợp chí muôn phương để hồn thơ của mình đến với mọi nhà một cách chân thành và tha thiết nhất, đấy là lí do vì sao Xuân Diệu rất được các bạn trẻ yêu quý và đón nhận. “Vội vàng” chính là một trong những khúc ca sôi nổi và đắm say ấy của xuân Diệu về cuộc sống, con người với những quan niệm thẩm mĩ tích cực, sâu sắc và mới mẻ.

5. Nghị luận

Nghị luậnlà phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Ví dụ : Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm.

Ngày nay, với sự phát triển của kĩ thuật công nghiệp hiện đại ngày càng có nhiều sản phẩm tiện ích ra đời, ngay cả đối với thực phẩm chúng ta sưr dụng hàng ngày. Khi công nghiệp phát triển thì cũng đồng nghĩa với rất nhiều vấn đề được đặt ra trong đó vấn đề an toàn thực phẩm đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân của các quốc gia trên thế giới, ngay ở Việt Nam.

Vấn đề đó đang trở nên phổ biến và ngày càng tràn lan trong xã hội: thức ăn ôi thiu, rau,củ,quả có chưa hàm lượng thuốc trừ sâu cao, trong thịt có chất tạo nạc, ngay ở trong gạo cũng có thể làm giả…. Một phần của nguyên nhân gây ra vấn đề này là người sản xuất muốn thu lợi nhuận cao nhưng lại muốn đốt cháy quá trình, làm việc không tuân thủ nguyên tắc, đặt lội nhuận lên cao hơn an toàn của người sử dụng và tâm lí người sử dụng cũng thích những đồ rẻ, sản xuất nhanh, hoa quả trái mùa… mà không quan tâm đến hàm lượn chất bảo quản của chúng. An toàn thực phẩm đang rung lên một hồi chuông báo động trước sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với sức khỏe con người. Trên thế giới, Việt Nam đang là đất nước có tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới và số người chết vì mắc bệnh ung thư đang ngày một tăng lên. Trong số đó, tỉ lệ người chết vì nhiễm độc từ thức ăn, ngộ độc thực phẩm gây ra các bệnh lí đang chiếm số đông. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ tầm khoàng hai đến ba ngày, có khi liên tục trong một khoảng thời gian dài đưa tin liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Những nhà cung cấp rau tự xưng là thương hiệu “rau sạch” nhưng phun thuốc kích thích tăng trưởng, tăng năng suất, thuốc diệt cỏ…. để thu lợi nhuận. Thịt lợn chúng ta ăn hàng ngaỳ cũng có những cơ sở chăn nuôi vì lợi ích mà tiêm chất tạo nạc, gây ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm…. Và cả những thủ thuật làm ra với thịt cá bị ôi thiu để che mắt khách hàng..Và hiện nay vẫn tồn tại công khai những cơ sở sản xuất thực phẩm không đạt chất lượng, những thực phẩm ấy vẫn được chuyển đi mua bán một cách công khai như những thực phẩm sạch nhưng không ai hay biết. Những điều đó có thể gây ra những bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa và đặc biệt nghiêm trọng có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc ung thư. Trước những hậu quả nghiêm trọng của việc mất an toàn thực phẩm gây ra cho đời sống con người, chúng ta phải chung tay tìm biện pháp khắc phục và cải thiện nó. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền, có liên quan nên mở cuộc điều tra, kiểm tra kĩ lưỡng trong tưng khâu trồng trọt, chăn nuôi và ở cả nơi xuất ra thực phẩm. Những người sản xuất phải nhận thức ngay được mối nguy hiểm của việc sử dụng thực phẩm không đạt yêu cầu. Thực phẩm ấy sẽ không chỉ ảnh hưởng đến những người ngoài xã hội mà ảnh hưởng đến chính những người thân của họ và bản thân họ khi là người tiếp xúc nhiều với những chất bảo quản, chất kích thích và nguồn thực phẩm không an toàn. Những người tiêu dùng cần nâng cao ý thức khi mua thực phẩm, đừng ham của rẻ mà phớt lờ đi độ an toàn của thực phẩm không lành mạnh và nếu có cơ hội, chúng ta hãy thử sức với việc trồng rau xanh tại nhà sẽ đảm bảo hơn chất lượng cuộc sống.

Chúng ta, những người đang sống và tồn tại phụ thuộc vào nguồn thực phẩm, hãy cố gắng cứu lấy chính mình bằng cách nâng cao nhận thức cho mình và những người xung quanh về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy chung tay vì một cuộc sống “Nói không với thực phẩm bẩn”.

6. Hành chính – Công vụ

–Hành chính – công vụlà phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]

Ví dụ:

“Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Cuối cùng: Những văn bản trên đều sử dụng một phương thức biêu đạt. Ngoài ra có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản để gia tăng hiểu quả truyền đạt. Giúp người đọc cảm thấy hứng thú tò mò và muốn đọc tiếp.

Ví dụ đoạn văn sau đây đã sử dụng phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm ,…

“Cái quạt giấy”

Cái quạt giấy, quạt nan, quạt lá cọ, quạt mo, đã cho thấy đầu óc sáng tạo, nếp sống giản dị của dân tộc ta.

Trước đây, kinh tế còn nhiều thiếu thốn, khó khăn, hầu như người nào, gia đình nào cũng có hai ba chiếc quạt giấy, quạt nan. Cái quạt thủ công vừa rẻ, vừa tiện lợi. Lúc nóng cần phe phẩy thì xoè ra, dùng xong thì xếp lại. Quạt giấy dùng lâu đã sờn, đã rách thì ta mua quạt khác hoặc dùng quạt nan, quạt mo.

Chiếc quạt giấy đã đi suốt hành trình nhiều thế kỉ. Bước sang thiên kỉ mới, quạt máy đẹp, tốt và rẻ, điện đã về tận mọi xóm làng quê, nhưng ta vẫn thấy cái quạt giấy, quạt lụa, quạt nhựa, đủ màu sắc dáng hình. Các điểm du lịch, các hội chợ, cái quạt giấy đã trở thành món hàng lưu niệm được nhiều du khách ưa chuộng. Khách sạn Métropole giữa thủ đô Hà Nội, năm nào cũng đặt mua hàng vạn quạt giấy xinh xinh. Bà đồng cốt ở hội Phủ Giày, ở lễ hội Đền Sòng vẫn dùng cái quạt giấy rõ to rõ dài… lúc múa hát.

Trước đây, ở nước ta có nhiều làng nghề nổi tiếng làm quạt như làng Vác ở Thanh Oai, làng Chàng Sơn ở Quốc Oai,… thuộc xứ Đoài, Sơn Tây, Hà Nội. Tục ngữ còn lưu truyền: “Nón Chuông, quạt Vác, mành mành Võ Lăng”. Nhiều hộ làm quạt giấy ở làng Vác, ở làng Chàng Sơn cho đến nay vẫn không hết việc, vẫn sinh sống và làm giàu bằng nghề truyền thống của ông cha.

Nan quạt vẫn bằng tre, trúc thanh mảnh, nuột nà, vẫn bằng giấy và lụa, vẫn có đủ 17 hay 18 nan, nhưng màu sắc và hoạ tiết [là hoa, là ong bướm, là Tố Nữ, là phong cảnh, v.v….] đã nâng tầm vóc chiếc quạt giấy thành một vật phẩm lưu niệm của khách du lịch, nhất là các ông Tây, bà đầm. Cái mắt quạt bằng kim loại màu làm cho quạt thêm xinh thêm đẹp.

Triển lãm Festival nghề truyền thống Việt Nam tại Huế 2009, nhiều người đã ngạc nhiên và trầm trồ về chiếc quạt giấy khổng lổ với chiều cao 4,5 mét, chiều rộng 9 mét, được trang trí tuyệt đẹp. Tác giả chiếc quạt ấy là nghệ nhân Dương Văn Mơ, ngoài 70 tuổi, người làng nghề Chàng Sơn.

Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi đã có 8 bài thơ liên hoàn vịnh cái quạt. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng có 2 bài thơ hóm hỉnh nói về cái quạt giấy: “Mười bảy hay là mười tám đây? – Cho ta yêu dấu chẳng rời tay…“

Cái quạt giấy bình dị và thân thuộc thật đáng yêu. Nó là hồn quê đất Việt.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề