Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

Ngoài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, gan và thận, bạn còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác khi sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và paracetamol như [23, 24, 25]:

● Mệt mỏi, chóng mặt ● Dị ứng ● Phát ban da, ngứa

● Buồn ngủ

Có thể thấy, trong các thuốc giảm đau thông thường, paracetamol được xem là an toàn và ít gây tác dụng phụ hơn NSAIDs [26, 27]. Tuy nhiên, paracetamol không có tính kháng viêm nên NSAIDs vẫn là lựa chọn tốt để giảm đau trong các cơn đau có yếu tố viêm [28, 29]. Trong trường hợp cần sử dụng NSAIDs, bạn nên làm gì để hạn chế các tác dụng phụ của nhóm thuốc này? Liệu dùng ngắn ngày có giúp bạn tránh được các tác dụng của thuốc giảm đau kháng viêm nhóm NSAIDs không?

Uống thuốc giảm đau kháng viêm ngắn ngày có tránh được tác dụng phụ không?

Nếu bạn nghĩ, chỉ cần uống thuốc giảm đau kháng viêm ngắn ngày sẽ tránh được tác dụng phụ của chúng thì có lẽ bạn đã sai.

Thực tế, ngay từ ngày đầu tiên sử dụng, đa số các NSAIDs đều có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt là các NSAIDs không chọn lọc [30]. Nguy cơ này có thể kéo dài xuyên suốt quá trình điều trị [31]. Vì vậy, bạn cần uống thuốc ở mức liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể [22]. Ngoài ra, bạn nên thông báo cho bác sĩ về những bệnh đã hoặc đang điều trị để được chỉ định thuốc sử dụng phù hợp [6, 7]. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc như misoprostol hoặc PPI để giúp bảo vệ đường tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, các NSAIDs chọn lọc COX-2 như NSAIDs nhóm coxib ít gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa nên cũng có thể được chỉ định trong trường hợp này [32].

Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận
Ảnh: Shutterstock.com – 1703487925

Không chỉ các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như cơn đau tim có thể bắt đầu ngay từ tuần đầu tiên sử dụng NSAIDs. Nguy cơ này tăng cao nhất trong tháng đầu tiên sử dụng [33]. Nếu bạn đang dùng NSAIDs và nhận thấy các triệu chứng như đau ngực, hơi thở ngắn, hụt hơi, yếu một phần hay một bên cơ thể, đó có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc đột quỵ, bạn nên ngừng dùng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ [34].

Ngay từ ngày đầu sử dụng, tất cả các thuốc NSAIDs đều làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa [30]. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng các thuốc này, tránh uống nhiều thuốc giảm đau và sử dụng trong thời gian dài. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ như bệnh nhân lớn tuổi (trên 65 tuổi), bệnh nhân có các tình trạng bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy gan, suy thận, bệnh nhân có tiền sử bị loét hoặc chảy máu dạ dày và các bệnh nhân đã sử dụng NSAIDs dài hạn hoặc dùng NSAIDs liều cao [30], hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.

Hello Bacsi hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?”. Bạn hãy nhớ rằng, uống nhiều thuốc giảm đau hoặc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau ít nhất và trong thời gian ngắn nhất theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

PP-CEL-VNM-0474

VIATRIS đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.

HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. VIATRIS không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.

Đề phòng nguy cơ hại gan, thận từ thuốc giảm đau

Ngày đăng: 02/08/2017

Đau là triệu chứng thường hay gặp ở người bệnh. Vì vậy, thuốc giảm đau là loại thuốc được dùng thường xuyên và phổ biến nhất. Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau, trong đó có thuốc giảm đau mạnh nhưng lại có tác dụng gây nghiện hoặc có thuốc dùng lâu dài sẽ gây tác dụng phụ nặng nề như làm viêm loét dạ dày- tá tràng.

Những nguy cơ từ thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là paracetamol và các thuốc NSAID(trong đó có aspirin, diclofenac, ibuprofen, meloxicam…)là loại thuốc giảm đau bậc 1(theo phân loại của WHO); là loại hay được dùng nhất vì mua ở nhà thuốc dễ dàng không cần đến toa thuốc của bác sĩ(thuốc giảm đau bậc 2, 3 là thuốc gây nghiện chỉ mua được khi có toa thuốc của bác sĩ). Nếu dùng liều cao hoặc dùng lâu dài làm hại gan dẫn đến hoại tử tế bào gan.

Riêng thuốc Paracetamol dùng để giảm đau là an toàn hơn aspirin hoặc các thuốc NSAID khác. Do Paracetamol không gây đau dạ dày, tức không gây viêm loét dạ dày- tá tràng. Vì vậy, người bị viêm loét dạ dày- tá tràng không được dùng aspirin hoặc thuốc NSAID mà chỉ nên dùng paracetamol để giảm đau, đặc biệt đau không do viêm.

Ảnh: dphanoi.org.vn

Đối với người bị hen suyễn hoặc người có cơ địa dễ bị dị ứng khi cần giảm đau nên lưu ý nên dùng paracetamol mà không dùng ngay thuốc aspirin hoặc các thuốc NSAID khác. Bởi vì loại thuốc giảm đau này có thể gây co thắt phế quản, làm khởi phát cơn hen, làm triệu chứng hen suyễn nặng thêm đến mức có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nên tránh dùng các thuốc NSAID nói chung (ngoại trừ aspirin liều thấp có tác dụng ngừa huyết khối có thể được bác sĩ tim mạch chỉ định dùng để ngừa đau thắt ngực, ngừa nhồi máu cơ tim).

NSAID, trong đó có aspirin, cũng cần phải thật thận trọng trong lựa chọn dùng giảm đau vì các loại thuốc này có thể hại thận. Nên lưu ý có rất nhiều thuốc có thể làm hại thận cấp tính hoặc mạn tính. Nguy hiểm ở chỗ là nhiều khi thuốc làm hại thận từ từ, không dễ gì phát hiện từ lúc đầu và đến khi phát hiện thì thận đã bị thuốc làm suy ở mức độ rất nặng, thậm chí phải chạy thận nhân tạo. NSAID ức chế tổng hợp prostaglandin là chất sinh học điều hòa hoạt động sinh lý ở nhiều cơ quan, trong đó có thận. Ở thận, prostaglandin có vai trò rất quan trọng trong duy trì lưu thông máu qua thận nên NSAID ức chế chất này sẽ gây giảm dòng máu qua thận, giữ nước và có thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử nhú và hội chứng thận hư. Đặc biệt, NSAID hại thận nhiều hơn ở những người đã bị bệnh thận hoặc suy tim, suy gan, hoặc có rối loạn về thể tích huyết tương. Với những người bệnh này, NSAID có thể làm tăng suy thận cấp và suy tim cấp.

Khuyến cáo

Việc chọn và dùng thuốc giảm đau không phải là việc đơn giản, hời hợt mà đòi hỏi phải có sự thận trọng đúng mức. Đối với người sử dụng thuốc khi cần giảm đau chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 và nên chọn paracetamol là thuốc dùng đầu tiên, dùng đúng liều và không dùng kéo dài. Nếu tình trạng đau không cải thiện hoặc cải thiện, sau đó lại tái phát, ta nên đến cơ sở điều trị để được bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và giúp chọn loại thuốc giảm đau thích hợp. Khi đó, bác sĩ sẽ lượng địng cho dùng thuốc NSAID hoặc thuốc nào khác thích hợp.Không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào mà mình không rõ hoặc dùng loại thuốc giảm đau bậc cao hơn, bậc 2 hoặc bậc 3, có thể bị nghiện thuốc và tai biến nguy hiểm..

PGS.TS.Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y Dược TP.HCM)

(theo t4ghcm.org.vn)

Lần xem: 3572

Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận
Go top

Bài viết khác

  • Các loại thuốc chống đột quỵ tốt nhất hiện nay. ( 23/05/2022)
  • Phương pháp điều trị Covid 19: Thuốc điều trị và các liệu pháp khác ( 28/02/2022)
  • FDA chấp thuận thuốc Daridorexant điều trị chứng mất ngủ của người lớn. ( 14/02/2022)
  • Tóm tắt mức độ của các khuyến cáo quản lý viêm loét đại trực tràng chảy máu. ( 10/12/2021)
  • Thông tin cần biết về Molnupiravir - thuốc chữa COVID-19 đầu tiên được chấp nhận trên thế giới. ( 01/12/2021)

Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

Tin nổi bật

  • Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

    Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm oxy y tế lỏng sử dụng tại Bện...

  • Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

    Thư mời cung cấp dịch vụ thẩm định giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua oxy y tế l...

  • Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

    Hướng dẫn cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở y tế.

  • Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

    Đảm bảo công tác khám chữa bệnh và hoạt động bệnh viện trong dịp nghỉ Lễ Quốc kh...

  • Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

    Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 Nguyễn Quang Hải.

Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận

Vì sao 1 số thuốc giảm đau gây suy thận