Ví dụ phương pháp tính giá trong kế toán quản trị

Trong doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng sản phẩm, mà mỗi sản phẩm có khối lượng lớn với chu kỳ ngắn thì nên sử dụng pp tính giá thành sản phẩm trực tiếp.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học khóa học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách sử dụng phương pháp này.

Xem thêm : So sánh giá vốn hàng bán theo TT 200 và QĐ 48 

Phương pháp trực tiếp

a. Cách tính

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm    =    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ    +    Chi phí sản xuất trong kỳ    -    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

b. Ví dụ thực tế

Tại doanh nghiệp sản xuất Từ Sơn, tháng 6/2016 có tài liệu như sau (nghìn đồng):
Sản phẩm dở dang đầu tháng theo gỗ tấm: 20.000
Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được:
-  Chi phí gỗ tấm : 180.000
-  Chi phí NCTT: 28.800
-  Chi phí SXC: 21.600
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 160 tủ kệ, còn lai 40 tủ kệ đang dở dang.
Từ số liệu tập hợp, tính được các số liệu kế toán cần thiết như sau:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ    =    (20.000 +180.000) / (160 + 40)    x  40    =    40.000

Bảng tính giá thành sản phẩm tủ kệ, số lượng: 160 sản phẩm

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Khoản mục
chi phí

Giá trị dở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Giá trị dở dang cuối kỳ

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

Chi phí gỗ tấm

20.000

180.000

40.000

160.000

1.000

Chi phí NCTT

-

28.800

-

28.800

180

Chi phí SXC

-

21.600

-

21.600

135

Tổng cộng

20.000

229.600

40.000

210.400

 

c. Ưu điểm

- Dễ hạch toán với số lượng mặt hàng ít;
- Chi phí phân bổ thường khớp với thực tế nên phản ánh được đúng chi phí phát sinh cho từng đối tượng kế toán.
- Việc hạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi.

d. Nhược điểm

-    Thường áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng, khối lượng lớn;
-    Doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn.
-    Sản phẩm dở dang ít hoặc không đáng kể 

e.    Đối tượng áp dụng

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít , sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn. Ví dụ: các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản, các doanh nghiệp sản xuất động lực (điện, nước,…)
Ngoài ra phương pháp còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm, đối tượng tính giá thành ở trong những phân xưởng riêng biệt hoặc để tính giá thành của những công việc nhất định như thi công công trình, xây lắp.

 Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết hoặc nhắn tin cho chúng tôi để Kế toán Lê Ánh tư vấn cho bạn. Hoặc bạn hãy đăng ký tham gia khóa học Kế toán Tổng hợp tại Kế Toán Lê Ánh.

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM dành cho người mới bắt đầu và các khóa học chuyên sâu, nếu bạn quan tâm đến các khóa học này, vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

Bài viết xem thêm:
Khóa học Kế toán chuyên sâu

Phương pháp tính giá trong kế toán là phương pháp quan trọng để kế toán xác định đúng các giá trị Tài sản trong doanh nghiệp. Từ đó định giá đúng doanh nghiệp. Bài viết sau đây, kế toán NewTrain sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn các nguyên tắc trong phương pháp tính giá.

>>> Bài viết liên quan: Hương dẫn tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho

1.      Phương pháp tính giá là gì

Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo giá trị (thước đo tiền tệ) để xác định trị giá thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định.

Ví dụ: tính giá nguyên vật liệu nhập kho, tính nguyên giá tài sản cố định…

Ví dụ phương pháp tính giá trong kế toán quản trị

                                                                                   Phương pháp tính giá

2. Nguyên tắc tính giá các loại tài sản

a. Nguyên tắc tính giá chung

Mọi tài sản trong đơn vị phải được tính theo đúng trị giá thực tế của tài sản (còn gọi là giá phí hoặc giá vốn) tức là mọi chi phí đã chi ra để hình thành nên tài sản.

b. Nguyên tắc tính giá cụ thể đối với từng loại tài sản

  • Đối với tài sản cố định (TSCĐ)

Khi đánh giá tài sản cố định phải xem xét 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại.

Nguyên giá: là toàn bộ chi phí mà đơn vị thực tế bỏ ra để có được TSCĐ sẵn sàng đưa vào sử dụng.

Cách xác định nguyên giá:

Nguyên giá TSCĐ mua sắm  

=

 Giá mua  

+

Thuế nhập khẩu, Thuế TTĐB, thuế BVMT (nếu có) + Chi phí trước khi sử dụng

Trong đó:

+ Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:Giá mua bao gồm cả thuế GTGT

(+ Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:  Giá mua chưa có thuế GTGT

+ Chi phí trước khi đưa vào sử dụng : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chạy thử…

+ Thuế nhập khẩu = Giá nhập khẩu  x Thuế suất thuế nhập khẩu

Nguyên giá TSCĐ xây dựng  

=

Giá thành thực tế

( hoặc giá trị quyết toán công trình)

+ Chi phí trước khi sử dụng

Giá  trị hao mòn: Là tổng giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sử dụng tài sản. Bằng các phương pháp trích khấu hao để tính giá trị từng phần của tài sản cố định được đưa vào chi phí: Khấu hao đường thẳng, khấu hao nhanh theo số dư giảm dần….

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn (Hao mòn lũy kế).

Ví dụ:

Có tài liệu sau:

Ngày 2/10/N, mua một tài sản cố định chưa trả tiền cho người bán, giá hóa đơn chưa có thuế GTGT 300.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10% trên giá chưa có thuế. Chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử  đã trả bằng tiền mặt theo giá hóa đơn chưa có thuế GTGT 5.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%.

Tính nguyên giá của tài sản cố định theo 2 trường hợp:

– Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

– Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Ta có:

– Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

 

Nguyên giá

 

=

 

300.000.000

 

+

 

5.000.000

 

=

 

305.000.000 đ

– Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nguyên giá = 330.000.000 +  

5.500.000

       
  • Đối với nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hoá:
  • Giá nhập kho: Được xác định tùy theo từng nguồn nhập:

– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).

– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.

– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến.

– Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.

  • Giá xuất kho: Giá thực tế của vật liệu (hàng hóa, sản phẩm) xuất kho: Áp dụng 1 trong 3 phương pháp sau, sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, cụ thể:

+ Phương pháp Nhập trước xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này giả thuyết rằng số vật liệu nào nhập trước sẽ được ưu tiên xuất ra trước.

+ Phương pháp giá thực tế đích danh: hàng nào thuộc lần nhập nào thì xuất hàng đó ra sẽ tính giá của lần nhập đó.

+ Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền: Theo phương pháp này cuối kỳ kế toán phải xác định đơn giá bình quân của vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ  làm giá xuất kho.

>>> Xem chi tiết tại: Các phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa, nguyên vật liệu

Ví dụ: Công ty Nhật Hà có tình hình nhập xuất kho vật tư NLCA trong tháng 3/N như sau: (đơn vị 1.000đ)

Ngày Nội dung Đơn vị Đơn giá Nhập Xuất Tồn
SL TT SL TT SL TT
1/3 Tồn kho đầu kỳ kg 50 2.000 100.000
3/3 Nhập do mua ngoài kg 52 5.000 260.000
6/3 Xuất kg 4.000
9/3 Nhập do mua ngoài kg 53 5.000 265.000
12/3 Xuất kg 6.000
18/3 Nhập do mua ngoài kg 51 6.000 306.000
26/3 Xuất kg 3.000
Cộng phát sinh 16.000    831.000 13.000
31/3 Tồn kg 5.000
Yêu cầu: Tính giá trị thực tế NLCA xuất kho  và tồn kho theo phương pháp Nhập trước, xuất trước và Bình quân cả kỳ dự trữ (BQGQ).

Lời giải: (đơn vị 1.000đ)

– Theo phương pháp Bình quân cả kỳ dự trữ

Ta có đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ là:

Giá trị VL tồn đầu kỳ + Giá trị VL nhập trong kỳ

SL VL tồn Đầu kỳ + SL VL nhập trong kỳ

= Giá bình quân cả kỳ dự trữ
2.000*50+5.000*52+5.000*53+6.000*51

2.000+5.000+5.000+6.000

= 51,722 (ngđ/kg)

Giá trị vật liệu xuất kho trong tháng:

13.000 kg   x 51,722 (ngđ/kg) =672.388,89 (ngđ/kg)

  • Đối với thành phẩm sản xuất ra:

Được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất phát sinh bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.


Tổng giá thành sản phẩm SX đã hoàn thành
= Chi phí SX dở dang đầu tháng + Chi phí SX phát sinh trong tháng Chi phí SX dở dang cuối tháng
Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm SX đã hoàn thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành

>> Xem thêm: Kiểm kê là gì? Những điều cần biết về kiểm kê

Sổ kế toán là gì? Cách phân loại các loại sổ kế toán

Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo thông tin sau:

Trung tâm đào tạo NewTrain

Hotline: 098.721.8822

Fanpage: Kế Toán Newtrain –  Địa Chỉ Số 1 Về Đào Tạo Kế Toán Thực Tế

Email:

Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!