Văn hóa học đường ở trường đại học cần chú ý những nội dung gì

1. Tính cấp thiết của đề tàiSau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xãhội đã có những đổi thay to lớn. Nghị quyết Trung ương 5 [khoá VIII] về “Xây dựngvà phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được ban hànhđến nay đã 10 năm, tạo ra bước phát triển mới của nền văn hoá đất nước. Điều kiệntinh thần và vật chất đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng tốt hơn. Chínhsách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá ngày càng rộng mở, tạo điều kiện chonhân dân tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và góp phần quảng bá văn hoá dân tộcvới bạn bè quốc tế…Tất cả những thành tựu đó, đối tượng được thụ hưởng nhiều nhất,cần dành sự quan tâm nhiều nhất chính là HSSV.Đảng và Nhà nước luôn chăm lo cho công tác giáo dục và đào tạo. Đối với học đường,xây dựng môi trường văn hoá là một trong những vấn đề được quan tâm, một mặt đểHSSV có nhiều cơ hội thể hiện năng lực, sở trường; mặt khác là để tạo sân chơi choHSSV, bằng chính những hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu...Xác định giáo dục con người theo hướng Chân, Thiện, Mỹ, nhiều cấp ủy, lãnh đạo,Đoàn-Đội trong nhà trường rất chú trọng việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị nhâncác ngày lễ, ngày kỷ niệm, như: Ngày học sinh, sinh viên [9/01], ngày thành lập ĐoànTNCS Hồ Chí Minh [26/3], ngày Giải phóng miền Nam [30/4], ngày sinh nhật Bác,ngày Quốc khánh [2/9], ngày Nhà giáo Việt Nam [20/11], ngày thành lập Quân độinhân dân Việt Nam [22/12]…Những cố gắng đó đã mang lại những thành tựu nhất định: Một môi trường văn hóatrong sáng, lành mạnh đã được xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinhviên trong quá trình học tập, rèn luyện; sự ra đời của hệ thống các thiết chế văn hóađáp ứng đầy đủ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của học sinh, sinh viên. Nhưng thực tếxung quanh vấn đề môi trường văn hoá, nhu cầu thị hiếu, điều kiện hưởng thụ văn hóacủa HSSV hiện đang biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau khá phức tạp. Đặcbiệt mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đờisống xã hội. Cơ chế thị trường làm xuất hiện lối sống chạy theo đồng tiền, chủ nghĩacá nhân, ích kỉ, thói thờ ơ, vô cảm mà học sinh, sinh viên là đối tượng chịu sự tácđộng trực tiếp. Chính điều đó đã khiến các cơ quan quản lý giáo dục, quản lý văn hoá,nhà trường, gia đình và xã hội hết sức băn khoăn, lo lắng.Trường Đại học Hà Tĩnh là một trường đại học của địa phương có chức năng đào tạonguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Xuất phát từ những nét đặc thù của quê hương: Là mộttỉnh nghèo, hằng năm phải hứng chịu nhiều thiên tai như bão lũ, hạn hán…nên hầu hếthọc sinh, sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh có đức tính cần cù, chịu khó, cố gắng họctập bồi dưỡng đạo đức lối sống lành mạnh. Song cũng không thể phủ nhận một thực tếlà có một bộ phận học sinh, sinh viên trong trường có những biểu hiện lệch chuẩn, xarời các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, của dân tộc. Cụ thể như sự xuấthiện của tình trạng sinh viên sống thử; học sinh sinh viên đánh nhau; học sinh sinhviên vô lễ với giáo viên; cư xử thô lỗ trong quan hệ với bạn bè; ăn mặc không đúngtác phong khi đến trường; nhiều bạn nam sinh nghiện điện tử, lô đề dẫn đến bỏ bênhiệm vụ học tập…Đứng trước thực trạng trên chúng tôi nhận thấy, việc nâng cao văn hóa họcđường cho sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh nói riêng lànhiệm vụ hết sức cần thiết. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “xây dựng văn hóa họcđường cho học sinh, sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh” nhằm tìm ra các giải pháp tốiưu để giải quyết vấn đề trên.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứuVăn hóa học đường là nhân tố giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc hìnhthành đạo đức, nhân cách cho sinh viên; góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trìnhgiáo dục và đào tạo. Chính vì vậy, xây dựng một môi trường văn hóa học đườngtrong sáng, lành mạnh là nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với nhà trường và các cơ sởgiáo dục.Trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập vào năm 2007 đến nay đã được nămnăm nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có công trình nghiên cứu nào nghiêncứu các vấn đề của văn hóa học đường nên đề tài “xây dựng văn hóa học đường chohọc sinh, sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh” là một đề tài khá mới mẻ, trong quátrình nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứuvới hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào quá trình xây dựng môi trường văn hóa họcđường tốt đẹp cho học sinh, sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1.Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở nghiên cứu lí luận về văn hóa học đường và thực tiễn văn hóa họcđường của học sinh, sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh đề xuất một số biện phápnhằm nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên. Từ đó nâng cao hiệu tốt hơntrong quá trình đào tạo nguồn nhân lực.3.2.Nhiệm vụ nghiên cứuLàm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa và văn hóa học đường.Nghiên cứu thực trạng văn hóa học đường của học sinh, sinh viên trường Đạihọc Hà Tĩnh.Đề xuất biện pháp nhằm xây dựng môi trường văn hóa cho học sinh, sinh viêntrường Đại học Hà Tĩnh.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1.Đối tượng nghiên cứuVăn hóa học đường của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.4.2.Phạm vi nghiên cứu-Về không gian: Văn hóa học đường ở sinh viên trường Đại học HàTĩnh.-Về thời gian: Từ 2010 đến 20125. Đóng góp của đề tàiĐể tài góp phần tìm hiểu văn hóa học đường của sinh viên. Tìm những nguyênnhân dẫn đến tình trạng văn hóa học đường tồn tại nhiều hạn chế, từ đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm khắc phục vấn đề trên.6. Phương pháp nghiên cứu6.1.Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử6.2.Phương pháp cụ thể-Phương pháp quan sát-Phương pháp nghiên cứu tài liệu-Phương pháp điều tra viết-Phương pháp thống kê toán học7. Bố cụcNgoài phần mở đầu và kết luận đề xuất kiến nghị đề tài gồm có 2 chương:Chương 1: Văn hóa và văn hóa học đường.Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa học đường cho học sinh,sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh.Chương 1. Văn hóa và văn hóa học đường1.1. Văn hóa1.1.1 Khái niệm văn hóaBàn về khái niệm văn hóa đã có rất nhiều các tổ chức, các quốc gia và các chuyên gianghiên cứu về văn hoá đưa ra các khái niệm về văn hoá và các vấn đề liên quan, vàhiện tại chưa có một khái niệm nào về văn hoá được thống nhất tuyệt đối. Trên cơ sởphân tích các định nghĩa về văn hóa có thể đưa ra kết luận chung về văn hóa như sau:Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệqua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nêncon người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triểntrong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ pháttriển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chứcđời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần màdo con người tạo ra.1.1.2. Cấu trúc của văn hóaVăn hóa có 2 dạng cấu trúc:Cấu trúc thứ nhất: Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần - văn hoá vật thể, phi vật thể,Văn hoá hữu thể. Văn hoá vô thể.Cấu trúc thứ hai: Văn hoá cá nhân/văn hoá cộng đồng1.1.3. Các chức năng của văn hóaHiện nay, xác định văn hoá có những chức năng gì giới nghiên cứu còn có nhiều ýkiến khác nhau. Ðứng từ góc độ bản chất của văn hoá xem văn hoá là một tổng thể củarất nhiều hoạt động phong phú và đa dạng sản xuất, sáng tạo ra các sản phẩm văn hoáhữu thể và vô thể nhằm tác động tới con người và xã hội với mục đích cao cả nhất làvì sự phát triển và hoàn thiện con người và xã hội thì, văn hoá có 5 chức năng là:Chức năng giáo dục; chức năng nhận thức; chức năng dự báo; chức năng thẩm mỹ vàchức năng giải trí.1.2.Văn hóa học đường1.2.1. Khái niệm văn hóa học đườngVăn hóa học đường - cụm từ xuất hiện cách đây chưa lâu và cũng chủ yếu xuất hiệntrên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, tùy theo gócđộ, mục đích nghiên cứu cụ thể đã đưa ra khá nhiều khái niệm về văn hóa học đường.Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi có cùng quan điểm với Giáo Sư,Viện sĩ Phạm Minh Hạc, văn hóa học đường: "Là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cáccán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinhviên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp".1.2.2. Nội dung của văn hóa học đườngTheo Kent D. Peterson, nội dung cụ thể văn hóa học đường gồm những vấn đề sau:Làm cho mọi thành viên hiểu mục tiêu và giá trị của nhà trường;Chuẩnhọccácbộmôn;- Làm cho mọi người học cam kết có trách nhiệm học tập tốt;Xâydựngquanhệhợptáctrongnhàtrường;- Tạo cơ hội để cán bộ và giáo viên phản ánh kịp thời tình hình, kiểm tra lẫn nhau vàchiasẻkinhnghiệmthựctiễnvớinhau.- Rèn dũa động cơ nâng cao tay nghề, cải tiến giảng dạy, tạo sự thống nhất trong cánbộ và giáo viên.Theo ý kiến của GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng bộ GD nước ta cho rằng:có 3 nội dung của văn hóa học đường cần phải tiến hành ngay.Thứ nhất là cơ sở vật chất, trường phải ra trường, lớp phải ra lớp mới tạo ra được môitrường vănhóa.Thứ hai là xây dựng môi trường giáo dục, tạo ra “nhà trường thân thiện, học sinh tíchcực”, “xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả…”.Thứ ba, tạo ra môi trường “văn hóa ứng xử”, “văn hóa giao tiếp” trong nhà trường,làm cho học sinh, sinh viên ngoan ngoãn, lễ phép, lịch thiệp, nền nếp, kính trên,nhường dưới…1.2.3. Vai trò của văn hóa học đường trong quá trình học tập và rèn luyện củasinh viênVề mặt thể chất: Văn hóa học đường giúp phát triển thể chất của sinh viên thông quacác phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.Về mặt thẩm mỹ: Văn hóa học đường định hướng nhu cầu thẩm mỹ cho sinh viên.Về việc hình thành và rèn luyện kĩ năng: Văn hóa học đường giúp học sinh, sinh viêncó được những kĩ năng sống cơ bản, những kĩ năng cần thiết cho công việc và cuộcsốngVề năng lực cá nhân: Môi trường văn hóa học đường giúp phát hiện những năng lựcnổi bật của các cá nhân, từ đó có phương pháp bồi dưỡng để cá nhân đó phát triểnnăng lực theo sở thích và sở trường của bản thân mình.Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dụcthế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sốngcó hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức, đủ kĩ năng sống cơbản chống lại lối sống tiêu cực để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sựnghiệp xây dựng đất nước phồn vinh.CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHOHỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH2.1. Đặc điểm của học sin sinh viên trường Đại Học Hà Tĩnh2.1.1. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội và văn hóa ảnh hưởng tớiviệc hình thành năng lực phẩm chất của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh .Về điều kiện kinh tế xã hội: Có thể nói Hà Tĩnh là một tỉnh có trình độ phát triển kinhtế - xã hội còn thấp so với các tỉnh khác trong cả nước, đời sống nhân dân còn khókhăn.Về điều kiện văn hóa – tư tưởng: Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyềnthống văn hóa, truyền thống yêu nước và được biết đến là mảnh đất hiếu học.Tất cả những đặc điểm trên có ảnh hưởng to lớn đến đặc điểm của học sinh, sinh viêntrường Đại học Hà Tĩnh.2.1.2. Đặc điểm về năng lực, phẩm chất của học sinh, sinh viên trường Đại học HàTĩnhMang dấu ấn đậm nét của mảnh đất mình sinh ra và lớn lên lại được đào tạo trongtrường Đại học của tỉnh nhà điều này đã tạo nên những phẩm chất rất riêng của sinhviên trường Đại học Hà Tĩnh.Sinh viên Hà Tĩnh có đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó; kiên trì trong mọi hoàncảnh; giàu ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ sinh viên Hà Tĩnh luônthấm nhuần tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” nên luôn luôn giữ gìn và tôn trọngnhững giá trị văn hóa quý báu của quê hương cũng như không ngừng phát triển nhữngtruyền thống ấy ngày càng tốt đẹp hơn. Sinh viên Hà Tĩnh là những người ham họchỏi, có tinh thần cầu tiến, tích cực tiếp thu những cái mới và tiến bộ, có khả năng tiếpthu và vận dụng cái mới nhanh, linh hoạt. Các thế hệ trẻ của tỉnh luôn năng động,sáng tạo, bắt kịp với các bước phát triển của các tỉnh khác trong cả nước… Bên cạnhnhững đặc điểm ưu việt trên thì tính cách và nếp sống của sinh viên Hà Tĩnh còn tồntại nhiều hạn chế: Sinh viên Hà Tĩnh có tâm lí e ngại trong việc tiếp thu cái mới nhấtlà những thành tựu khoa học, kĩ thuật hiện đại dẫn đến việc chậm tiếp thu cái mới, tiếnbộ, khá thụ động trong cuộc sống, rụt rè và có phần thu mình, khả năng hội nhập vàbắt nhịp cuộc sống còn chưa nhanh nhẹn, linh hoạt.2.2. Nhận thức, thái độ và những biểu hiện về văn hóa học đường của học sinh,sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh2.2.1. Nhận thức của học sinh, sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh về vấn đề văn hóahọc đường.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh hiệnthực khách quan bởi con người, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con ngườivề hiện thực khách quan. Nhờ có nhận thức con người mới có ý thức về thế giới.Trong văn hóa học đường cũng vậy, nhận thức của sinh viên đối với vấn đề văn hóahọc đường là sự phản ánh hiện thực văn hóa học đường bởi sinh viên, là quá trình tạothành tri thức trong bộ óc của họ về văn hóa học đường. Nhận thức của sinh viênchính là mức độ hiểu biết của họ về các tri thức, các chuẩn mực của văn hóa họcđường. Nhận thức là cơ sở, nền tảng của thái độ và hành vi. Mức độ hiểu biết của sinhviên về các tri thức của văn hóa học đường sẽ biểu hiện ra thái độ và hành vi ứng xửcủa họ. Người có hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về văn hóa học đường sẽ có thái độ vàhành vi ứng xử có văn hóa, phù hợp với các chuẩn mực văn hóa. Ngược lại ngườithiếu hiểu biết và hiểu biết chưa đầy đủ về văn hóa học đường sẽ dễ dẫn đến nhữnghành vi lệch lạc, thiếu văn hóa, trái với các chuẩn mực văn hóa.Qua việc điều tra 240 sinh viên của 5 khoa trong trường, chúng tôi nhận thấy: Đại đasố sinh viên đã nhận thức được các vấn đề của văn hóa học đường. Tuy nhiên vẫn cómột bộ phận nhỏ sinh viên chưa nhận thức được các vấn đề của văn hóa học đường.2.2.2. Thái độ của sinh viên đối với các vấn đề của văn hóa học đườngNhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa học đường sẽ định hướng suy nghĩ vàthái độ của sinh viên đối với vấn đề này. Theo kết quả điều tra ở trên hầu hết sinh viênđều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của văn hóa học đường. Vậy khi đãnhận thức được vấn đề thì họ sẽ thể hiện những suy nghĩ và thái độ như thế nào? Đểhiểu rõ điều này chúng tôi đã tiến hành điều tra phản ứng của sinh viên với các vấn đềxung quanh văn hóa học đường.Qua kết quả điều tra cho thấy: Đa số sinh viên đều đã có thái độ đúng đắn đối với cácvấn đề của văn hóa học đường. Có một bộ phận sinh viên còn có thái độ thờ ơ, lãnhcảm đối với các vấn đề phi văn hóa.2.2.3. Những biểu hiện của sinh viên đối với các vấn đề của văn hóa học đườngKết quả điều tra cho thấy: Sinh viên đã có những biểu hiện đẹp, nhã nhặn đối với cácvấn đề của văn hóa học đường. Có một bộ phận sinh viên còn có những biểu hiện vôvăn hóa.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại về văn hóa học đường của sinh viên2.3.1. Nguyên nhân khách quanNước ta đang ở thời kì phát triển nên sự đầu tư của nhà nước và xã hội cho giáo dù đãcó nhiều cố gắng nhưng vẫn còn ở mức thấp, hạn chế việc xây dựng cơ sở vật chất,trang thiết bị; các thiết chế văn hóa trong phòng học; cơ quan quản lí nhà nước về giáodục chậm thể chế thành các văn bản pháp luật Tác động của kinh tế thị trường nhất lànhững mặt trái của nó và tác động của quá trình hội nhập quốc tế trong đó có sự xâmthực văn hóa bên ngoài đã ảnh hưởng tới lối sống của học sinh, sinh viên.2.3.2. Nguyên nhân chủ quanHọc sinh, sinh viên nói chung chưa hiểu đúng, chưa hiểu toàn diện về các chuẩn mực,các giá trị văn hóa và văn hóa học đường. Sinh viên chưa nhận thức được tầm quantrọng của lối sống có văn hóa, có đạo đức.Do tâm lí tuổi trẻ: Tuổi trẻ thường thích năng động, sáng tạo, yêu sự phá cách, cá tính,thích sự thể hiện cái tôi của bản thân nên đôi lúc đánh mất đi chính mình, đánh mất đinhững giá trị văn hóa truyền thống.2.4. Giải pháp xây dựng văn hóa học đường cho học sinh, sinh viên2.2.1. Ðối với nhà trườngNhà trường cần xây dựng môi trường sư phạm, khung cảnh sư phạm và ứng xử sưphạm tốt nơi giảng đường.Nhà trường phải có hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu vàtiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện cũng nhý kết quả thi đua của từng cá nhân, đơn vị.Nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường tăng cườngxây dựng kỷ cương, nề nếp trong học tập, sinh hoạt của đoàn viên, sinh viên.Nhà trường nên có sự nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn của trường một cáchthường xuyên.Nhà trường cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụcho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của sinh viên một cách thiết thực.2.2.2. Đối với giáo viênGiáo viên phải luôn luôn được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao phẩmchất đạo đức, năng lực trí tuệ, không ngừng phấn đấu rèn luyện để trở thành tấmgương sáng, mẫu mực cho học sinh, sinh viên noi theo.Giáo viên luôn luôn phải mô phạm, đức độ, mẫu mực trong hành vi, lời nói phải điđôi với việc làm. Với học sinh phải thể hiện thái độ nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ. Vớiđồng nghiệp phải khiêm tốn, đoàn kết…2.2.3 Đối với học sinh, sinh viênSinh viên cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của văn hóa học đường đốivới quá trình hình thành nhân cách và lí tưởng sống.Mỗi sinh viên cần phải tự nâng cao năng lực hoạt động của bản thân thông quaviệc thường xuyên tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thaođồng thời phải tự chấn chỉnh những hành vi sai lệch của mình trong đối nhân xử thể.Cần có sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục văn hóahọc đường cho sinh viênKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luậnVấn đề văn hóa học đường cho sinh viên là vấn đề cần được nhà trường, gia đìnhvà xã hội quan tâm. Việc nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên chính là việcnhằm mục đích nâng cao kết quả của hoạt động học tạp cũng như giúp sinh viênnhận thức được tầm quan trọng của văn hóa học đường với việc hình thành nhâncách và sự phát triển con người toàn diện như hiện nay.2. Kiến nghịNhà trường cần phải xây dựng và mở rộng thêm các khu liên hiệp, khu vui chơigiải trí. Nhà trường cần phải tạo cơ hội giao lưu giữa học sinh, sinh viên với giáoviên. Các đoàn thể, các chi đoàn cần có những chương trình hỗ trợ, khuyến khíchđể giúp sinh viên tham gia học tập đầy đủ các lớp học, khóa học kĩ năng sống dotrường đề ra. Nhà trường cần tổ chức một cách có hiệu quả hơn nữa các hoạt độngthể thao, văn hóa văn nghệ thu hút sinh viên tham gia.Học sinh cần phải ý thức được trách nhiệm của mình, phải phấn đấu xây dựng mộtmôi trường học đường trong sạch - vững mạnh.Đối với học sinh, sinh viên một môi trường văn hóa học đường lành mạnh, tốt đẹplà cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành và phát triển nhân cách. Thực hiện đề tàinày chúng tôi mong muốn những giải pháp mà chúng tôi nêu ra cũng như nhữngkiến nghị hết sức chân thực trên cơ sở khảo sát thực tế sẽ được các bạn học sinh,sinh viên và nhà trường nghiêm túc, nổ lực thực hiện có hiệu quả để xây dựng môitrường văn hóa học đường không còn là nêu khẩu hiệu nữa. Thành công của đề tàiđược thể hiện ở kết quả xây dựng môi trường văn hóa học đường ở trường Đại họcHà Tĩnh trong thời gian tới.Danh mục tài liệu tham khảo1. PGS, Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB năm19992. Phạm Ngọc Anh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc giaHồ Chí Minh, xuất bản năm 20103. Trần Hoàng Phong, Báo giáo dục thời đại.online4. Hội đồng lí luận Trung ương, Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trịQuốc gia Hà Nội, xuất bản năm 20085. Trần Thị Tuyết Oanh, Giáo trình giáo dục học, NXB Đại học sư phạm năm20086. Mạng Internet

Video liên quan

Chủ Đề