Vai trò của W Petty đối với việc hình thành học thuyết cổ điển Anh

MỞ BÀILịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội nghiên cứuquá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thốngquan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế - xã hộikhác nhau. Nghiên cứu về lịch sử các học thuyết kinh tế luôn là một trongnhững công việc đầu tiên đối với những ai muốn tìm hiểu về kinh tế học bởi nólà sự hệ thống hoá toàn bộ tinh hoa tư tưởng kinh tế nhân loại theo dòng chảycủa lịch sử.Có thể nói, trong lịch sử các học thuyết kinh tế, hệ thống tư tưởng kinhtế cốt lõi, xuyên suốt là hệ thống những tư tưởng về lý luận giá trị. Giá trị làphạm trù cơ sở của mọi lý thuyết kinh tế học nói chung và kinh tế chính trị họcnói riêng. Trải qua thời gian lịch sử lâu dài, trong nền kinh tế thị trường hiệnnay, lý luận về giá trị vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thốnglý luận của kinh tế học. Vì vậy, mọi sự phân tích kinh tế nếu chưa quy đượcvề vận động của giá trị thì chưa có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về hiện tượngkinh tế đang xét.Do đó, lý luận giá trị có ý nghĩa thực tiễn lớn lao trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Trong hệ thống cáclý luận về giá trị, không thể không ghi công đóng góp to lớn của các nhà kinhtế học tư sản cổ điển, lý luận giá trị của họ là những tiền đề cơ bản cho nhữngnhà kinh tế học sau này, đặc biệt là C.Mác [1818-1883]. Song, học thuyết củahọ cũng còn có những hạn chế nhất định.Để nhận thức rõ ý nghĩa của vấn đề trong việc nghiên cứu Lịch sử cáchọc thuyết kinh tế, nên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Lý luận giá trị của W.Petty,A.Smith, D.Ricardo và sự kế thừa, phê phán, phát triển trong lý luận giá trịcủa C.Mác.” để nghiên cứu viết tiểu luận môn Lịch sử các học thuyết kinh tế.Trong quá trình làm bài, mặc dù đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏinhững hạn chế, thiếu xót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp củathầy cô và các bạn, tôi xin chân thành cảm ơn!1NỘI DUNGI/ Lý luận giá trị của William Petty, Adam Smith và David Ricardo.1.1.Lý luận giá trị của William Petty [1623-1687].Giai đoạn ra đời của kinh tế học tư sản cổ điển gắn với tên tuổi của cácnhà kinh tế học tiêu biểu như William Petty, Boisguillebert, F.Quesney,…Trong đó, lý luận giá trị của W.Petty được coi là điểm khởi đầu cho họcthuyết giá trị - lao động, học thuyết xuyên suốt của kinh tế học tư sản cổ điển.W.Petty [1623-1687] là một trong những người sáng lập ra học thuyếtkinh tế cổ điển ở Anh. Ông sinh trưởng trong một gia đình thợ thủ công ởnước Anh nhưng được học hành có hệ thống. Ông uyên bác trong nhiều lĩnhvực: Vật lý, cơ khí, âm nhạc, y học,… Ông cũng đồng thời là một chủ đất,một nhà công nghiệp thành đạt. W.Petty sống trong thời kỳ tích luỹ nguyênthuỷ tư bản và tham gia vào quá trình đó với việc viết hàng loạt các tác phẩmbiện hộ cho lập trường kinh tế của nước Anh : "Điều ước về thuế và thu thuế"[1662], "Số học chính trị" [1676], "Bàn về tiền tệ" [1862].W.Petty có công lao trong việc nêu ra nguyên lý giá trị - lao động. Ôngđã đưa ra ba phạm trù về giá cả hàng hoá trong tác phẩm "Bàn về thuế khoávà lệ phí", đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị.Thế nào là giá cả tự nhiên? Ông xác định giá cả tự nhiên của hàng hoábằng cách so sánh lượng lao động hao phí để tạo ra vàng hoặc bạc. Ông viết:"Một người nào đó, trong thời gian lao động khai thác được 1 ounce bạc vàcùng thời gian đó sản xuất được 1 barrel lúa mì, thì 1 ounce là giá cả tự nhiêncủa 1 barrel lúa mì. Nếu nhờ những mỏ mới giàu quặng hơn, thì cùng mộtthời gian lao động đó, bây giờ khai thác được 2 ounce bạc thì 2 ounce bạc làgiá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mì".Như vậy, theo C.Mác, về thực chất W.Petty đã xác định giá trị hàng hoábằng số lượng lao động hao phí. Theo quan niệm này, giá cả tự nhiên chính làgiá trị của hàng hoá do lao động sản xuất ra và được đo lường qua lao độngcủa lĩnh vực khai thác bạc.2W.Petty cũng đã thấy được giá trị phụ thuộc vào năng suất lao động khiông so sánh khối lượng lao động hao phí để sản xuất ra bạc với số lượng laođộng hao phí để sản xuất ra lúa mì, nếu năng suất lao động sản xuất ra bạctăng lên thì giá trị của nó giảm xuống. Điều đó có nghĩa là lượng của giá cả tựnhiên, hay giá trị tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc.Nếu như giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá thì giá cả nhân tạo là giá cảthị trường của hàng hoá. Ông viết: "Tỷ lệ giữa lúa mì và bạc chỉ là giá cả nhântạo chứ không phải là giá cả tự nhiên". Theo ông, giá cả nhân tạo thay đổi phụthuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung - cầu của hàng hoá trên thị trường.Về giá cả chính trị, W.Petty cho rằng nó là một loại đặc biệt của giá cả tựnhiên. Nó cũng là chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, nhưng trong điềukiện chính trị không thuận lợi. Vì vậy, chi phí lao động trong giá cả chính trịthường cao hơn so với chi phí lao động trong giá cả tự nhiên bình thường. Cóthể nói, đối với W.Petty, người đương thời của cách mạng tư sản và chiếntranh vệ quốc, thì việc phân biệt giá cả tự nhiên, tức là chi phí lao động trongđiều kiện bình thường, với giá cả chính trị - là lao động chi phí trong điềukiện chính trị không thuận lợi, là điều có ý nghĩa to lớn.Việc phân biệt ba loại giá cả nói trên thể hiện cố gắng của W.Petty tìmhiểu bản chất và nguồn gốc thật sự của giá trị hàng hoá ở lao động sản xuất ranó mà các hình thức thể hiện bên ngoài thường che lấp đi.Ngoài ra, W.Petty còn đặt vấn đề nghiên cứu lao động giản đơn và laođộng phức tạp, so sánh các loại lao động với nhau nhờ vào phương pháp đánhgiá năng suất lao động trung bình trong nhiều năm, loại trừ tình trạng ngẫunhiên. Đây là đóng góp to lớn của W.Petty, tuy nhiên W.Petty đã dừng lại ởđó, không phát triển luận điểm đó nữa.Và bên cạnh đó, ông đã đưa ra luận điểm nổi tiếng cho rằng: "Việc đánh giátất cả các vật phải được quy về hai mẫu số tự nhiên tức là thành đất đai và laođộng, nghĩa là chúng ta phải nói: giá trị của một chiếc thuyền hay một cái áo làngang với giá trị của một số đất đai bao nhiêu đó, cộng với một lượng là bao3nhiêu đó. Bởi vì cả hai vật thuyền và áo đều do đất đai và lao động của conngười tạo ra", do đó ông đã so sánh: "Lao động là cha và là nhân tố tích cực củacủa cải, còn đất đai là mẹ của nó...". Quan niệm này của ông thường được coi làchỉ đúng một nửa song lại rất có ý nghĩa khi khẳng định được lao động là nguồngốc tạo ra mọi giá trị. Sở dĩ nó chỉ đúng một nửa vì ở đây nếu W.Petty coi đó làhai yếu tố của quá trình lao động sản xuất thì hoàn toàn đúng đắn, nhưng nếuông coi đó là hai yếu tố hình thành giá trị thì lại sai lầm. Ta có thể nhận rõ tínhchưa đầy đủ trong quan điểm này của W.Petty, đó là nếu chỉ có lao động và đấtđai mà thiếu đi công cụ lao động thì kết quả lao động không đạt được giá trị thựccủa nó.Ngoài những thành tựu đã đạt được, W.Petty còn gặp hạn chế khi xácđịnh "lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi sản phẩm". Ông đãtìm thước đo thống nhất của giá trị - thước đo chung đối với tự nhiên và laođộng, đưa ra luận điểm "thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trungbình hàng ngày của một người lớn, chứ không phải lao động hàng ngày củangười đó". Ông xác định giá trị của một mái nhà tranh ở Ireland là bằng sốlượng những khẩu phần hàng ngày mà những người thợ đã tiêu dùng khi dựnglên ngôi nhà đó. Những lập luận trên đây của ông chứng tỏ ông chưa phânbiệt rõ giá trị sử dụng với giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã hội củagiá trị, chưa phân biệt được lao động cụ thể với lao động trừu tượng.Lý luận về giá trị của W.Petty còn hạn chế do chịu ảnh hưởng của chủnghĩa trọng thương khi ông cho rằng lao động trong thương nghiệp có năngsuất cao hơn lao động trong nông nghiệp. Theo ông thì thương nghiệp có lợihơn công nghiệp, công nghiệp có lợi hơn nông nghiệp,... W.Petty cho rằng chỉcó lao động trong ngành sản xuất vàng và bạc mới tạo ra giá trị, còn lao độngtrong các ngành khác chỉ tạo ra giá trị trong mức độ nó so sánh với lao độngtạo ra tiền. Từ đó, ông cho rằng giá trị của hàng hoá là sự phản ánh giá trị củatiền, giống như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời.4Như vậy, tuy có những hạn chế nhưng có thể nói W.Petty là người khai sinhkinh tế học tư sản cổ điển. W.Petty đã có những nhận xét đúng đắn vạch rõ vaitrò của lao động trong việc tạo ra giá trị, tức là tìm ra nguồn gốc thực sự của củacải.1.2.Lý luận giá trị của Adam Smith.Vào cuối những năm 20 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệpAnh kết thúc và đạt được những thành công vô cùng rực rỡ, nước Anh trởthành "công xưởng của thế giới", các nhà tư bản có thể làm giàu nhanh chóngvới quy mô lớn chưa từng có. Tuy nhiên trong xã hội tư bản đó, những mâuthuẫn cơ bản ngày càng gay gắt. Thế nhưng, các nhà tư tưởng của giai cấp tưsản đã tin tưởng tuyệt đối vào tính ưu việt của nó, tin rằng chủ nghĩa tư bản sẽtồn tại vĩnh viễn. Về mặt tư tưởng, xã hội đòi hỏi phải có những tư tưởng mớiphù hợp với thời đại, giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn mớinảy sinh. Vì vậy, lý luận giá trị của các nhà tư sản cổ điển cũng cần phải pháttriển cho phù hợp với xu thế chung, đáp ứng yêu cầu của thực tế. Thời kỳ nàyđánh dấu sự phát triển lý luận giá trị - lao động của đại bểu xuất sắc A.Smith, người được coi là "nhà tiên tiến của giai cấp tư sản" [nhận xét củaLênin], là "nhà kinh tế học tổng hợp của thời kỳ công trường thủ công" [nhậnxét của C.Mác].A.Smith [1723-1790] là một nhà kinh tế học xuất sắc của nước Anh. Ôngnổi tiếng với lý thuyết "Bàn tay vô hình" - đề cao các quy luật kinh tế kháchquan tự phát hoạt động, chi phối hành động của con người. Bên cạnh đó, têntuổi ông còn đi vào lịch sử kinh tế học với tác phẩm xuất sắc "Nghiên cứu vềbản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc" [1776]. Có thể nói, từA.Smith trở đi mới có lịch sử chân chính của lý luận khoa học về giá trị. Lầnđầu tiên trong lịch sử tư tưởng kinh tế, học thuyết giá trị được đặt là cơ sở củahệ thống kinh tế chính trị.Nếu như, W.Petty và những người trọng nông còn thể hiện sự phiến diệntrong lý luận giá trị thì A.Smith đã đưa lý luận này đến một sự phát triển mới5trên cơ sở kế thừa, phát huy những thành tựu và phê phán những sai lầm tronglý thuyết giá trị của các nhà kinh tế học đi trước.A.Smith luôn khẳng định giá trị là do lao động làm ra, lao động là nguồngốc và cũng là thước đo cuối cùng của giá trị. Quan điểm này của A.Smith làđúng đắn bởi lao động là hành động có mục đích, có ý thức của con ngườinhằm biến những cái tự nhiên thành sản phẩm để thoả mãn nhu cầu, và đồngthời giúp con người tạo ra giá trị.Công lao to lớn của A.Smith trong việc nghiên cứu lý luận giá trị là ở chỗông dứt khoát xác định giá trị bằng lao động chi phí trong việc sản xuất hànghoá, rằng việc trao đổi hàng hoá nhất thiết phải tương ứng với lượng lao độngchứa đựng trong nó. Qua phân tích, A.Smith đã chỉ rõ giá trị hàng hoá có hai loạithước đo là lao động và tiền tệ. Theo ông, lao động là thước đo bên trong, là"thước đo duy nhất chính xác của giá trị", còn tiền tệ chỉ có thể làm thước đochính xác của giá trị trong một thời gian nhất định mà thôi. Tiền tệ là thước đobên ngoài của giá trị.Hơn tất cả các nhà nghiên cứu trước đó, A.Smith phân biệt một cách rõràng và tỉ mỉ hai thuộc tính của hàng hoá: Giá trị sử dụng và giá trị. Ông cũngnêu lên một nhận xét là người ta hay nhầm lẫn khi dùng phạm trù giá trị đểchỉ công dụng của một loại hàng hoá nào đó. Ông viết: "Giá trị của một vật cóhai nghĩa: Đôi lúc chỉ công dụng của một vật nào đó, nhưng đôi lúc cũng chỉkhả năng có được một vật khác do việc chiếm hữu vật nói trên đem lại". Ôngđề nghị gọi nghĩa thứ nhất là giá trị sử dụng, nghĩa thứ hai là giá trị trao đổi.A.Smith khẳng định nguồn gốc tạo ra giá trị trao đổi là lao động vật hoácủa công nhân và chỉ có lao động mới tạo ra khả năng trao đổi cho một vật. Vàcũng theo ông, giá trị sử dụng của một vật không quyết định giá trị trao đổi củavật, vì có những vật có giá trị sử dụng rất lớn nhưng giá trị trao đổi lại ít vàngược lại. Để chứng minh cho điều này, A.Smith đưa ra ví dụ nói rằng: "Khôngcó gì hữu ích bằng nước nhưng với nó hầu như không thể mua được gì cả". Như6vậy, ông đã bác bỏ quan điểm cho rằng tính ích lợi quyết định giá trị trao đổi màA.R.J.Turgot ủng hộ.Xuất phát từ việc khẳng định giá trị là do lao động làm ra, A.Smith đãhiểu, về thực chất, giá trị bằng số lượng lao động đã chi phí chứa đựng tronghàng hoá. Như vậy, lao động là giá cả đầu tiên, là tổng số tiền đầu tiên đã trảcho tất cảc các vật phẩm không phải vàng hoặc bạc mà chính lao động đượcdùng để đổi lấy tất cả của cải trên thế giới, đó là khái niệm đúng đắn về giá trị.Nhưng A.Smith không dừng lại ở điều khẳng định chung đó, Ông bác bỏquan niệm của cả những người trọng thương lẫn những người trọng nông quysự sáng tạo giá trị về một loại lao động cụ thể, riêng biệt. Trái lại, A.Smithkhẳng định rằng mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra giátrị. Như thế là ông đã đi xa hơn các nhà tiền bối trong vấn đề xác định giá trịbằng lao động, tiến thêm một bước trên con đường trừu tường hoá khoa học khiphân tích giá trị. Sự tiến bộ này được C.Mác đánh giá rất cao trong quá trình đitới phát minh vĩ đại về thuộc tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.Khi nghiên cứu vấn đề lượng của giá trị, A.Smith đã đạt thêm một thànhtựu quan trọng khác. Ông xác định lượng giá trị là lượng lao động xã hộitrung bình chứ không phải lượng lao động chi phí để sản xuất hàng hoá. Vậy,lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuấtra hàng hoá đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao độngtrung bình, nhưng nếu như vậy thì người ta có thể lầm tưởng rằng, người sảnxuất ra hàng hoá càng lười biếng hay vụng về bao nhiêu thì lượng giá trị hànghoá của anh ta lại càng lớn bấy nhiêu, vì anh ta phải sử dụng nhiều thời gianhơn để sản xuất hàng hoá đó. Ở đây, lao động tạo thành thực thể của giá trị làthứ lao động giống nhau của con người, là chi phí của cùng một sức lao độngcủa con người, nó có tính chất của một sức lao động xã hội trung bình. Do đó,để sản xuất ra một hàng hoá nhất định, nó chỉ dùng một thời gian lao độngtrung bình cần thiết. Điều đó cũng có nghĩa là, trong thực tế có nhiều ngườicùng sản xuất một loại hàng hoá, nhưng những điều kiện sản xuất, trình độ tay7nghề, năng suất lao động khác nhau, nên thời gian lao động hao phí để sảnxuất ra hàng hoá đó là khác nhau. Và lượng giá trị của hàng hoá không phải làdo mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quyết định mànó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hộicần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong điềukiện sản xuất bình thường của xã hội với một trang thiết bị trung bình, vớimột trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trongxã hội đó.Như vậy, A.Smith bằng cách trừu tượng hoá tất cả các dạng lao động cụthể, cũng trừu tượng luôn cả những chi phí lao động cá biệt, cụ thể để xem xétgiá trị lao động tạo ra như là một đại lượng xác định mang tính chất xã hội.Với quan điểm này, A.Smith đã xoá bỏ được bao điều khó hiểu và mâu thuẫnmà những người khác thường không giải thích được.Một thành tựu khác của A.Smith là sự phân chia lao động thành lao độngphức tạp lành nghề và lao động giản đơn không lành nghề."Lao động phức tạp lành nghề" là lao động của người lao động được đàotạo về mặt chuyên môn nhất định."Lao động giản đơn không lành nghề" là lao động của người lao độngkhông đòi hỏi phải được đào tạo về mặt chuyên môn.Trong hai loại lao động trên, A.Smith cho rằng lao động phức tạp lànhnghề trong cùng một thời gian tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giảnđơn không lành nghề. Đó là một đóng góp rõ ràng, không thể phủ nhận đượccủa A.Smith cho lý luận giá trị.Cuối cùng, tiếp tục phát triển những quan điểm khoa học của mình vềvấn đề giá trị, A.Smith còn có công phát hiện ra sự không ăn khớp giữa giá trịvà giá cả hàng hoá. Ông đã dành khá nhiều sự chú ý cho việc nghiên cứu vấnđề này và ông còn đi xa hơn khi phát hiện hàng loạt vấn đề có tính chất quyluật khác. Chẳng hạn, A.Smith khẳng định giá trị là cơ sở của giá cả. Giá cảđược ông chia làm hai loại, "giá cả tự nhiên" và "giá cả thị trường".8Trước đó, khi đề cập đến "giá cả tự nhiên", W.Petty cho rằng, "giá cả tựnhiên" là giá trị của hàng hoá do lao động sản xuất ra và được đo lường qualao động của lĩnh vực khai thác vàng, bạc. Và đến A.Smith, ông khẳng định"giá cả tự nhiên" thực ra là giá trị được biểu hiện bằng tiền, nó giống như mộttrung tâm mà giá cả của mọi hàng hoá - tức là các giá cả thị trường đều xoayquanh. Những hoàn cảnh ngẫu nhiên khác nhau, A.Smith viết: "Có thể đôi khigiữ cho các giá cả này ở mức cao hay thấp hơn giá cả tự nhiên nhưng mặc chotất cả những trở ngại làm sai lệch giá cả so với trung tâm vững chắc này,chúng vẫn thường xuyên xoay quanh nó".Yếu tố ảnh hưởng tới giá cả thị trường, làm cho nó chênh lệch với giá cảtrung tâm - giá cả tự nhiên và những biến đổi cung - cầu. Giá cả tự nhiên cũngthay đổi khi tỷ suất lợi nhuận của mỗi bộ phận cấu thành nó thay đổi. Sự thayđổi này lại phụ thuộc sự giàu có, hay nghèo nàn của xã hội và phụ thuộc mốiquan hệ cung - cầu.A.Smith có nêu một giả thiết là trong điều kiện cạnh tranh tự do, ở vào mộtthời điểm là cung và cầu hoàn toàn ăn khớp với nhau, thì giá cả thị trường sẽtrùng khít với giá cả tự nhiên. Song, ông cũng chỉ rõ, trên thực tế xét trong mộtthời gian dài luôn luôn có sự chênh lệch giữa hai loại giá cả này. Có rất nhiềunhân tố dẫn đến sự chênh lệch đó và trong số các nhân tố đó, A.Smith đã sớmnhận thấy một nhân tố quan trọng bậc nhất - đó là sự tồn tại của các độc quyềntư bản.Với lý luận giá cả tự nhiên, A.Smith đã tiến thêm một bước trong sự pháttriển hoàn chỉnh lý luận giá trị. Trong lý luận kinh tế của mình, C.Mác cũngcho rằng: "Giá cả và giá trị thường không ăn khớp với nhau, chúng điều tiếtlên xuống theo một quy luật chung gọi là quy luật cung - cầu, trong đó lấy giátrị làm trục trung tâm, thì giá cả luôn biến động xoay quanh trục giá trị. Tuynhiên, tổng số giá cả luôn bằng tổng số giá trị". Điều này chứng tỏ A.Smith đãcó cái nhìn khá tiến bộ và sâu sắc về vấn đề này, đó cũng trở thành những hạtnhân tiến bộ trong lý luận giá trị và mối quan hệ giá trị - giá cả của C.Mác.9Về thực tiễn, thành tựu này của A.Smith cũng có ý nghĩa lớn. Trong cơchế thị trường, cung cầu luôn thể hiện mối quan hệ giá cả - giá trị:+ Nếu cung bằng cầu thì: Giá cả bằng giá trị.+ Nếu cung nhỏ hơn cầu thì: Giá cả lớn hơn giá trị.+ Nếu cung lớn hơn cầu thì: Giá cả nhỏ hơn giá trị.Như vậy, là giá cả luôn có sự điều tiết đưa cung và cầu trở về xu hướngcân bằng nhau nhằm đạt tới giá trị của hàng hoá. Chẳng hạn như khi cung nhỏhơn cầu, giá cả sẽ tăng lên, khi giá cả tăng lên thì cầu sẽ giảm dần đi và ngượclại, như vậy cung cầu lại trở về thế cân bằng, giá cả tiến dần tới và đạt bằnggiá trị, tạo nên cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế hàng hoá quốc gia.Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướngkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng có nghĩa là nềnkinh tế vận động theo các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật cung - cầu. Sựkhông ăn khớp nhau giữa giá cả và giá trị hàng hoá đòi hỏi thị trường phảiđiều tiết một cách khéo léo để tạo nên thế cân bằng. Tuy nhiên nước ta là mộtnước Xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặt hạnh phúc của con người chứ không phảiđồng tiền là mục đích hướng tới, do vậy trong quá trình áp dụng cơ chế thịtrường, Nhà nước ta phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này. Trong việc vậndụng giá cả để hạch toán hao phí lao động, cũng như tác động vào các quátrình kinh tế, Nhà nước phải chú ý góp một tay cùng thị trường điều tiết sựchênh lệch một cách có ý thức giữa giá cả và giá trị hàng hoá, coi đó như mộtcông cụ, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Nhà nước có vai trò lớntrong sự điều tiết giữa cung và cầu, tạo điều kiện hình thành các cơ cấu sảnxuất và tiêu dùng tối ưu.Bên cạnh những thành tựu và đóng góp to lớn, A.Smith cũng bộc lộnhiều hạn chế và mâu thuẫn trong lý luận giá trị của mình.Trước tiên, đó là việc ông không phân biệt được lao động tạo ra giá trịmới và lao động chuyển giá trị cũ trong hàng hoá, tức là không đi sâu đượcvào bản chất cuối cùng của giá trị - lao động. Sự nghiên cứu của ông vẫn tập10trung chủ yếu vào giá trị trao đổi và lượng giá trị biểu hiện trong trao đổi làgiá cả. Đó là một vật cản lớn trên con đường giải quyết triệt để vấn đề bảnchất của giá trị mà chỉ có C.Mác sau này mới vượt qua được khi Ông phátminh ra thuộc tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.Mặt khác, dù cho A.Smith có một quan điểm khoa học trong lý luận giátrị, Ông vẫn tỏ ra không nhất quán trong việc định nghĩa giá trị hàng hoá.Định nghĩa thứ nhất, theo ông giá trị do hao phí sức lao động để sản xuấtra hàng hoá quyết định. Định nghĩa này gần với cơ sở lý thuyết giá trị - laođộng. Tuy nhiên.Định nghĩa thứ hai, ông cho rằng giá trị là do lao động mà người ta cóthể mua được bằng hàng hoá này. Ở đây, A.Smith không phân biệt được sảnxuất hàng hoá giản đơn với sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa khi mà ngườisản xuất đã trở thành người làm thuê cho nhà tư bản và chỉ được trả côngbằng một giá trị thấp hơn so với giá trị mà anh ta tạo ra. Trên thực tế, ông đãlấy tiền công làm thước đo giá trị của các hàng hoá. Ông cho rằng đối vớingười công nhân thì lúc nào và ở đâu những lượng giá trị lao động như nhaubao giờ cũng có giá trị giống nhau. Trong cách hiểu thứ hai về giá trị, rõ ràngA.Smith đã nhầm lẫn giữa lao động sống và lao động quá khứ, giữa số lượnglao động và giá trị lao động. Ông đã đem những khái niệm giá trị đó áp dụngvào để giải thích việc trao đổi giữa tư bản và lao động và thấy không cònđúng nữa. Vì vậy ông đã tuyên bố, chỉ trong xã hội nguyên thuỷ và ít pháttriển, tồn tại trước khi có sự tích luỹ tư bản thì hàng hoá mới được trao đổitheo chi phí lao động đã làm ra chúng. Trong điều kiện lao động đã đối lậpvới công nhân làm thuê, thì thời gian lao động không còn là thước đo nội tạiđiều tiết giá trị trao đổi của hàng hoá nữa. Như vậy, có nghĩa A.Smith phủnhận quy luật giá trị trong chủ nghĩa tư bản.Nhưng trong chủ nghĩa tư bản, cái gì quyết định giá trị hàng hoá?A.Smith đã có một sự khẳng định không khoa học là trong điều kiện sảnxuất tư bản chủ nghĩa, giá trị là sự kết hợp của tiền công, lợi nhuận và địa tô11[trong trường hợp không có sự thuê đất thì nó chỉ bao gồm tiền công của côngnhân và lợi nhuận của nhà tư bản]. Ông kết luận rằng "tiền công, lợi nhuận vàđịa tô là ba nguồn gốc ban đầu của mọi thu nhập và mọi giá trị trao đổi cũngbằng đúng như vậy". Thế là từ chỗ xác định lao động là nguồn gốc của mọigiá trị, A.Smith lại đi đến phủ nhận điều đó, coi cả giá trị đã vật hoá kháccũng bình đẳng với lao động trong việc tạo ra giá trị. Đây là một mâu thuẫnchủ yếu dẫn đến một loạt sai lầm khác của ông.Đặc biệt, ông đã sai lầm khi đem đồng nhất thu nhập quốc dân với toànbộ sản xuất xã hội, bằng việc loại bỏ phần giá trị của tư bản bất biến ra khỏigiá trị sản phẩm xã hội. Lập luận của ông như sau:Ba bộ phận của hàng hoá bao gồm:C: Giá trị tư bản bất biến dùng để mua tư liệu sản xuất.V: Giá trị tư bản khả biến dùng để mua sức lao động.M: Giá trị thặng dư mà nhà tư bản bóc lột của công nhân làm thuê.Ba bộ phận này chỉ được thừa nhận trên một sản phẩm riêng biệt.Xét trên phạm vi toàn xã hội thì C không còn nữa, nó bị phân giải chỉ cònlại V+M của những người sản xuất ra bộ phận C đó. Mà thực chất giá trị mớicủa sản phẩm và lao động chuyển giá trị cũ trong hàng hoá hàng hoá khôngđồng nhất mà có sự khác biệt. Chính giá trị mới được tạo ra mới thực sự đượcphân giải thành V và M. Trong khi đó giá trị thì bao gồm cả giá trị mới và tưbản bất biến. Sai lầm này cũng chính là vật cản nữa trên con đường giải quyếtvấn đề bản chất của giá trị mà sau này chỉ có C.Mác mới vượt qua được.Các sai lầm và hạn chế của A.Smith xét cho đến cùng xuất phát từphương pháp của ông. Mác viết: "Chính bản thân A.Smith đã ngây thơ rơi vàomột mâu thuẫn thường xuyên. Một mặt, ông quan sát mối liên hệ bên trong cácphạm trù kinh tế hay cơ cấu bị che lấp của hệ thống kinh tế tư sản. Mặt khác,ông lại đặt mối liên hệ đó như mối liên hệ bề ngoài của hiện tượng cạnh tranh vàdo đó, ông xa lạ với khoa học". Hai phương pháp nhận thức đó của A.Smith12không những sống yên ổn bên nhau mà còn xoắn xuýt lấy nhau và thường xuyênmâu thuẫn với nhau.Có thể nói chính từ những mâu thuẫn và hạn chế của A.Smith mà cácnhà lý luận tư sản đã sử dụng để bác bỏ quan điểm của Ông về lý luận giá trị.Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế, những thành tựu mà A.Smith đãđóng góp trong lý luận của mình là không thể phủ định. Cùng với những lýluận khác thì lý luận giá trị của A.Smith đã nâng ông lên tầm một học giả xuấtsắc - "linh hồn" thật sự của kinh tế học tư sản cổ điển. Ông xứng đáng làngười thực hiện bước ngoặt trong lịch sử kinh tế của loài người. Đúng nhưC.Mác đã nói : "Ở A.Smith kinh tế chính trị đã phát triển thành một hệ thốngtương đối hoàn chỉnh, lĩnh vực mà nó bao quát đã có được những hình dángdứt khoát tới một chừng mực nhất định".Chính vì vậy, những lập luận của ông trong lý luận giá trị đã có ảnhhưởng rất to lớn trong lý luận của các nhà kinh tế học sau đó, đặc biệt làDavid Ricardo - người học trò xuất sắc của A.Smith, người đã đưa kinh tế họctư sản cổ điển lên tới đỉnh cao rực rỡ nhất.1.3.Lý luận giá trị của David Ricardo [ 1772-1823].D.Ricardo là một nhà kinh tế học kiệt xuất nhất của kinh tế chính trị tưsản cổ điển, ông cũng là một trong những người kết thúc kinh tế chính trị cổđiển. Nếu như A.Smith sống trong thời kỳ công trường thủ công phát triểnmạnh mẽ thì D.Ricardo sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, đó là điềukiện khách quan cho việc nghiên cứu của ông vượt qua được ngưỡng giới hạnmà A.Smith dừng lại. Ông là người kế tục xuất sắc của A.Smith. Theo C.Mác,A.Smith là nhà kinh tế của thời đại công trường thủ công, còn D.Ricardo lànhà tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp.D.Ricardo được mệnh danh là nhà lý luận về giá trị - lao động. Điều đókhông có nghĩa là Ông đã phát triển lý luận về giá trị - lao động đến mức hoànthiện mà ở chỗ ông đã có học thuyết về giá trị - lao động là học thuyết trungtâm trong các học thuyết kinh tế của Ông.13Thông qua những công trình khoa học nổi tiếng như các tác phẩm:"Những nguyên lý của kinh tế chính trị học về vấn đề thuế khoá", hay"Nghiên cứu về ảnh hưởng của giá cả thấp đối với lợi nhuận của tư sản", lýluận của D.Ricardo đã được phân tích và bóc tách rõ ràng.Công lao của D.Ricardo là ở chỗ ông đã rà soát lại toàn bộ lý luận giá trịcủa A.Smith, phê phán những điểm sai, gạt bỏ những mâu thuẫn trong sự giảithích nước đôi của A.Smith đồng thời phát triển thêm những nguyên lý đúngđắn, khoa học của A.Smith.Trước hết, Ông phân biệt rõ ràng và dứt khoát hơn hai thuộc tính của hànghoá.Giá trị sử dụng được ông gọi là tính có ích của hàng hoá, là điều kiện cầnđối với giá trị trao đổi, song không thể là thước đo của giá trị trao đổi.Giá trị trao đổi của đại đa số hàng hoá [ở đây D.Ricardo loại trừ nhữnghàng hoá không mang tính chất sản xuất mà giá trị của chúng chỉ do sự hiếm cóquy định như tranh cổ, hoặc rượu vang quý lâu năm] được D.Ricardo xác địnhbằng chi phí lao động sản xuất ra chúng. Giá trị trao đổi chịu ảnh hưởng của hainhân tố: Số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra chúng và tính chất hiếm cócủa chúng.Song D.Ricardo còn đi xa hơn nữa trong lý luận của mình. Ông coi giátrị trao đổi là một lượng tương đối biểu hiện ở khối lượng hàng hoá khác[hoặc tiền]. Do đó, trong hàng hoá tồn tại một giá trị tuyệt đối. Giá trị tuyệtđối này chính là kết tinh giá trị, chứa đựng một khối lượng nhất định. Giá trịtrao đổi là một hình thái cần thiết và duy nhất có thể biểu hiện giá trị tuyệt đốicủa hàng hoá. Tư tưởng này của D.Ricardo là rất sâu sắc và sau này đượcC.Mác phát triển.Bên cạnh đó, D.Ricardo còn phê phán A.Smith không nhất quán khi địnhnghĩa về giá trị. Một mặt A.Smith cho rằng giá trị là do hao phí lao độngquyết định, mặt khác ông lại cho giá trị do lao động mà người ta có thể muađược bằng tiền lương quyết định. D.Ricardo đã khẳng định nghĩa thứ hai của14A.Smith là sai, cần phải loại bỏ. Ông cho rằng khi nói về sự quy định giá trịcủa hàng hoá chỉ cần nói giá trị là do lao động đã hao phí vào việc sản xuất rahàng hoá tạo ra. Điều kiện sản xuất quyết định tỷ lệ trao đổi giữa các hànghoá. Nhưng đó là điều kiện nào? Ông cho đó là lao động cần thiết trong điềukiện xấu nhất. Đây là một hạn chế của ông, điểm này sẽ được xem xét ở phầnsau. D.Ricardo cũng chỉ ra lao động có chất lượng khác nhau được trả tiềnmột cách khác nhau. Nhưng điều đó không phải là nguyên nhân làm thay đổigiá trị tương đối của hàng hoá. Dù sao cũng chỉ có lao động làm cơ sở củamọi giá trị và lượng tương đối của lao động quyết định lượng tương đối củagiá trị hàng hoá.Trước đó, khi nghiên cứu đến cơ cấu giá trị, A.Smith đã đưa ra cái giáođiều của mình là: tiền công, lợi nhuận, địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọithu nhập cũng như mọi giá trị trao đổi. D.Ricardo vạch rõ, A.Smith đã nhầmlẫn giữa quá trình hình thành giá trị và quá trình phân phối giá trị. Việc phânphối giá trị không ảnh hưởng gì đến việc hình thành giá trị. "Giá trị hàng hoá như Ông viết - hay là khối lượng một hàng hoá khác nào đó mà hàng hoá nàytrao đổi với nó - phụ thuộc vào khối lượng tương đối cần thiết để sản xuất ranó chứ không phải việc thưởng công ít hay nhiều cho lao động này". Ôngcũng chứng minh rằng nếu nâng cao tiền lương mà không có sự thay đổi gì vềnăng suất lao động thì giá trị hàng hoá sẽ không thay đổi. Điều này không làmảnh hưởng đến giá cả được bán mà chỉ làm thay đổi tỷ lệ giữa tiền lương vàlợi nhuận trong giá cả hàng hoá. Do đó, ông đi đến một kết luận là trong điềukiện tự do cạnh tranh các nhà tư bản không thể ngừng việc tăng lương màphải hy sinh một phần lợi nhuận của mình.Bên cạnh đó, khi nói về các bộ phận cấu thành giá trị của hàng hoá,D.Ricardo đã khẳng định một cách đúng đắn rằng, giá trị được quyết địnhkhông chỉ bởi chi phí lao động mà còn được quy định bởi những chi phí củalao động quá khứ. Giá trị hàng hoá phải bao gồm cả ba bộ phận: C+V+M chứkhông thể loại C ra khỏi sản phẩm như A.Smith đã làm [trong đó: C là giá trị15tư bản bất biến mua tư liệu sản xuất; V là phần tư bản khả biến mua sức laođộng; M là giá trị thặng dư nhà tư bản bóc lột của công nhân làm thuê].Một đóng góp nữa của D.Ricardo đó là ông đã phân biệt giá cả tự nhiênvà giá cả thị trường. Không có một hàng hoá nào mà giá cả của nó không cósự biến động. Nguyện vọng của mỗi nhà tư bản là rút vốn khỏi ngành kinhdoanh ít lãi để đầu tư vào ngành có nhiều lãi hơn. Nguyện vọng đó không chophép giá cả thị trường của một hàng hoá đứng lâu ở mức cao hơn so với giácả tự nhiên của chúng. Theo D.Ricardo, việc giá cả tăng lên có thể là mộtnguyên nhân điều tiết cung cầu.D.Ricardo đã đưa ra nhận xét sâu sắc rằng về bản chất thì giá trị kháccủa cải. Giá trị không phụ thuộc vào tình hình có nhiều hay ít của cải mà phụthuộc vào tình hình sản xuất khó khăn hay dễ dàng. Ông phê phán các nhàkinh tế đã đồng nhất giá trị với của cải là do họ không hiểu rằng của cảikhông phụ thuộc vào giá trị.D.Ricardo cũng hiểu được ảnh hưởng của năng suất lao động đối vớigiá trị của hàng hoá. Ông kết luận: "giá trị luôn tỉ lệ nghịch với năng suất laođộng, khi năng suất lao động tăng lên sẽ làm cho giá trị hàng hoá giảmxuống và ngược lại". Đây là quan điểm khá tiến bộ và đúng đắn mà sau nàyC.Mác cũng thừa nhận trong lý luận của mình. Nó cũng là một phương phápmà các nhà tư bản thường áp dụng nhằm làm giảm giá trị của lao động cábiệt của hàng hoá so với giá trị lao động xã hội khi bán ra để thu được lợinhuận nhiều hơn.Lý luận này không chỉ đúng và áp dụng trong xã hội đương thời và trongxã hội tư bản. Nó còn có ý nghĩa thực tiễn lớn lao trong nền kinh tế Việt Namhiện nay. Chúng ta cần chú trọng đến việc phát triển khoa học kỹ thuật và trithức để nâng cao năng suất lao động trong sản xuất hàng hoá, kích thích sảnxuất và lưu thông hàng hoá phục vụ nhu cầu của thị trường và phát triển nềnkinh tế thị trường thu được nhiều lợi nhuận cho các cơ sở kinh doanh, dưới sựđiều tiết hợp lý của Nhà nước.16Một thành tựu nữa của D.Ricardo đó là ông cho rằng quy luật giá trịkhông chỉ hoạt động trong xã hội trước chủ nghĩa tư bản mà còn trong chínhxã hội tư bản nữa. Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà kinh tế học sau này cũngđã chứng minh: quy luật giá trị còn đúng với cả nền kinh tế thị trường hiệnnay ở tất cả các quốc gia, không chỉ ở các quốc gia tư bản mà đúng với cả nềnsản xuất chung trên thế giới. Quy luật giá trị có chức năng phân phối lại laođộng, quy định tỷ lệ trao đổi và điều tiết sự hình thành giá cả.Ngoài ra, D.Ricardo cũng có ý định phân tích mối quan hệ giữa lao độnggiản đơn và lao động phức tạp, quy lao động phức tạp thành lao động giảnđơn. Tuy nhiên đó mới chỉ là phân tích sơ khai.Như vậy, là D.Ricardo đã tiến xa hơn A.Smith trong việc phân tích giátrị. Nhờ vào sức mạnh của phương pháp trừu tượng hoá logic, ông đã gạt bỏđược những ngẫu nhiên ảnh hưởng tới việc xác định giá trị bằng chi phí laođộng. Nhờ vậy mà quan điểm của A.Smith được ông bảo vệ và và phát triểnthành công hơn.So với A.Smith, học thuyết giá trị của D.Ricardo triệt để hơn, hoàn thiệnhơn và trở thành nhất quán. Tuy nhiên, ông cũng mắc phải những hạn chế vàthiếu sót sau đây:Thứ nhất, cũng như A.Smith, D.Ricardo không nghiên cứu sâu về chấtcủa giá trị, vì vậy ông không nhìn thấy tính lịch sử của phạm trù giá trị màcho nó là phạm trù vĩnh viễn, giá trị là thuộc tính của mọi vật, ngay cả nhữngvật không dùng để bán. Do đó ông không có lý luận về mâu thuẫn giữa haimặt thống nhất trong hàng hoá, cũng như lý luận về tính chất hai mặt của laođộng quyết định, và không hiểu hai mặt của lao động thì mặt nào quyết địnhgiá trị của hàng hoá.Thứ hai, trong học thuyết về giá trị lao động, D.Ricardo đã phân biệtđược giá trị tương đối [giá trị trao đổi] và giá trị thực tế của hàng hoá. Đây làvấn đề khá phức tạp, song ở đây ông lại mắc phải sai lầm đáng tiếc khi ôngcho rằng đối với hàng hoá thông thường thì giá trị của nó do lao động quyết17định, còn đối với hàng hoá khan hiếm thì lại do giá trị sử dụng của nó quyếtđịnh. D.Ricardo cũng chưa thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị mặc dùông có phân tích ảnh hưởng của cung - cầu đối với giá cả hàng hoá.Thứ ba, D.Ricardo chưa phân biệt được sản xuất hàng hoá giản đơn vàsản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, nên ông đã lúng túng khi phân tích về sựbiểu hiện giá trị trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản. Do đó ông không giảithích được vai trò của tư bản tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất được tích luỹtrong việc tạo ra giá trị cũng như trong việc tạo ra các giá trị sử dụng.Khó khăn lớn nhất mà D.Ricardo gặp phải, cũng giống như A.Smith là việcchuyển hoá giá trị thành giá cả sản xuất. Ông nhận thấy trong thực tế, lợi nhuậncủa các tư bản sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau, về nguyên tắcđược xác định bằng quy mô của tư bản đó. Nói cách khác tỷ suất lợi nhuận luôncó khuynh hướng san bằng nhau. Nhưng điều này lại không phù hợp với việccác hàng hoá được trao đổi với nhau căn cứ vào chi phí lao động sống để sảnxuất ra chúng.Các ngành có cấu tạo hữu cơ tư bản thấp [Tức là sử dụng nhiều lao độngsống hơn] hoặc tư bản quay vòng nhanh hơn sẽ có ưu thế hơn các ngành cócấu tạo hữu cơ cao hơn hoặc tư bản quay vòng chậm hơn. Kết quả là chi phílao động ở các ngành trên cao hơn. Do đó, hàng hoá bán đắt hơn, nghĩa là lợinhuận thu được cũng nhiều hơn. Tư bản vì thế sẽ di chuyển vào các ngànhnày, làm giảm sút sự phát triển của ngành thứ hai.D.Ricardo đã dừng lại trước mâu thuẫn này, Ông bất lực vì không giảithích được hiện tượng đó bằng cách đưa vào cơ sở lý luận giá trị của mình.Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn này, D.Ricardo lại từ bỏ chính thành tựucủa mình về việc tiền công không ảnh hướng tới giá trị hàng hoá. "Ông luôncố gắng giải thích ảnh hưởng của những khác biệt trong thành phần và sự chuchuyển của tư bản đối với giá trị mà không biết rằng đó chính là sự chuyểnhoá của giá trị thành giá cả sản xuất. Ông đã lẫn lộn giá trị và giá cả sản xuất,18mặc dù ông có ý thức được sự chuyển hoá giá trị thành giá cả các chi phí củahàng hoá".Thứ tư, D.Ricardo đã mắc sai lầm khi cho rằng tốc độ chu chuyển của tưbản có ảnh hưởng tới giá trị của hàng hoá và sự lên xuống của tiền lươngcũng ảnh hưởng tới giá trị của hàng hoá. Như vậy trong điều kiện sản xuấthàng hoá tư bản chủ nghĩa, sự biến dạng trong hoạt động của quy luật giá trịđã làm cho D.Ricardo lúng túng và rơi vào mâu thuẫn. Chính D.Ricardo cũngtự nhận lỗi về mình, ông nói ở đây cần phải có ngòi bút điêu luyện hơn.Tóm lại, trong vấn đề lý luận giá trị, D.Ricardo đã đi gần đến chỗ hoànhảo. Đánh giá cao những cố gắng của D.Ricardo, C.Mác đã viết rằng: "NếuD.Ricardo đi sâu hơn trong sự phân tích của mình thì ông đã có thể tìm rarằng chính sự khác biệt giữa giá trị và giá cả các chi phí là một điều có ýnghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với việc ông ta đi phân tích những thay đổitrong các giá cả đó bị ảnh hưởng bởi việc nâng cao hay hạ thấp mức tiền côngnhư thế nào".Công lao đóng góp của D.Ricardo cho lý luận giá trị - lao động nói riêngvà cho sự phát triển của trường phái tư sản cổ điển nói chung là vô cùng to lớnvà xuất sắc. Ông đã đưa kinh tế học tư sản cổ điển đạt được những đỉnh cao rựcrỡ nhất trước khi có những sự thay đổi về mặt kinh tế - xã hội làm nó rơi vàothoái trào.Lý luận giá trị của D.Ricardo, bao gồm những mặt còn hạn chế của nó,thật sự đã trở thành một hệ thống lý luận vững chắc, là bài học cho các nhàkinh tế sau này thừa kế và phát triển, tránh đi những khuyết điểm còn thiếu sót.II/ Sự kế thừa, phê phán và phát triển trong lý luận giá trị củaC.Mác.2.1. Tiểu sử các C.Mác.C.Mác sinh ngày 5 -5-1818 tại Tơria tỉnh Ranh của nước Phổ. Cha ônglà một nhà luật sư người Do Thái. Gia đình ông sống phong lưu và có học19thức, nhưng không phải là một giá đình cách mạng. Năm 1835, C.Mác tốtnghiệp phổ thông trung học và vào học luật tại Đại học Tổng Hợp Bon, sau đóchuyển lên trường Đại học Berlin . Trong thời gian là sinh viên, C.Mác saysưa nghiên cứu triết học và gia nhập nhóm “ Heghel trẻ”, sau đó trở thành mộttrong số những người lãnh đạo của nhóm này. Trong thời gian đó, C.Mác còntham gia nhóm “ Feuerbach trẻ”. Chính vì vậy, ông đã tiếp thu những tư tưởngtiến bộ của Hegel và Feuerbach, từ đó hình thành thế giới quan và phươngpháp luận của mình. Năm 1841, C.Mác học xong đại học và bảo vệ luận ántiến sĩ về triết học. Từ năm 1842, C.Mác bắt đầu cuộc đời hoạt động sôi nổiđấu tranh cách mạnh đầy sáng tạo và vinh quang của ông. Trước hết C.Máclàm cộng tác viên, sau đó làm chủ bút tờ “ Nhật báo tỉnh Ranh”. Chính tronghoạt động báo chí, C.Mác thấy mình thiếu kiến thức về kinh tế, nên ông bắtđầu chuyển sang nghiên cứu lĩnh vực này.Năm 1843, C.Mác cưới Jeny vôn Vestphalen làm vợ. Jeny vônVestphalen là cô gái xinh đẹp nhất thành Tơria và hơn C.Mác bốn tuổi, nhưngđây là mối tình đẹp nhất vì cả hai người đều cống hiến cả cuộc đời mình chosự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.Năm 1844, C.Mác gặp Ăngghen tại Paris và từ đó hai ông trở thành đôibạn thân thiết nhất. Có thể nói hai thiên tài của nhân loại đã gặp nhau, vì saunày hai ông đã sáng tạo ra hệ tư tưởng của giai cấp vô sản vè thành lập raQuốc tế I và Quốc tế II để lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp vô sảntrên toàn thế giới.Năm 1847, C.Mác và Ăngghen gia nhập “ Liên đoàn những người cộngsản”, sau đó hai ông trở thành những người lãnh đạo và được ủy quyền viếtTuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, xuất bản tháng 2 năm 1848.Năm 1849, C.Mác bị trục xuất khỏi nước Phổ và phải sống lưu vong ởPháp, Bỉ,…cuối cùng ông sang sinh sống và hoạt động ở Anh cho đến lúc qua đời.Hoàn cảnh sống lưu vong ở các nước đã làm cho gia đình C.Mác rơivào cảnh khốn cùng, các con trai của C.Mác lần lượt qua đời. Nhờ tình yêu và20sự dũng cảm chịu đựng của Jeny và nhờ sự giúp đỡ tận tình về mọi mặt, nhấtlà về tài chính của Ăngghen, C.Mác đã hoàn thành bộ Tư bản và các tác phẩmkhác trong thời gian 40 năm [ từ năm 1843 đến năm 1883].C.Mác không những là một nhà lý luận mà còn là một nhà hoạt động thựctiễn, ông cùng với Ăngghen đã thành lập và trực tiếp lãnh đạo Quốc tế I và Quốctế II. Các ông còn theo dõi rất sao sát phong trào cách mạng trên thế giới, đặc biệtlà phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở Paris năm 1871. Sự tồn tại củachính quyền cách mạng của giai cấp vô sản từ ngày 18-3-1871 đến ngày 25-51871 đã để lại cho C.Mác nhiều bài học quý giá. Nhưng do cuộc sống vật chấtthiếu thốn, do làm việc căng thẳng, do căn bệnh viêm phổi quá nặng và do thươngtiếc Jeny, nên ông đã từ giã cuộc sống trên chiếc ghế bành làm việc của mình nhưmột chiến sĩ trên vị trí chiến đấu vào lúc 2 giờ 45 phút ngày 14/3/1883. Thi hàiÔng được an táng tại một nghĩa trang ở thủ đô London nước Anh. Sau khi Ôngmất, nhiều nhà lãnh tụ và các nhà lãnh đạo trên thế giới đã không ngừng ca ngợicông lao và những đóng góp của ông.2.2. Sự phát triển lý luận giá trị của C.Mác [1818-1883].Học thuyết kinh tế Mác là học thuyết cách mạng và khoa học nhất. Mộttrong những nhân tố làm nên sự xuất sắc của học thuyết kinh tế Mác đó là sự kếthừa và phát triển lý luận về giá trị của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển. Mácđã hoàn thiện hơn lý luận giá trị khi đưa ra rất nhiều những phát minh mới.Trước hết, đó là Ông đã phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hànghoá, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Ông viết: "Tôi là người đầutiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tếchính trị học xoay quanh điểm này".Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thái cụ thể của mộtnghề nghiệp chuyên môn nhất định. Nó có mục đích riêng, đối tượng riêng,phương pháp riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra các giá trị sử dụngkhác nhau. Sự phong phú của lao động cụ thể phản ánh trình độ phân công lao21động xã hội. Với tư cách tạo ra giá trị sử dụng, lao động cụ thể là phạm trùvĩnh viễn.Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá đã gạt bỏhình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về một cái chung đồng nhất. Đó làsự tiêu phí lao động, tiêu hao sức lực thần kinh, bắp thịt của con người. Laođộng trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Từ đó ông khẳng định chất củagiá trị hàng hoá là lao động trừu tượng.Trong vấn đề đo lường giá trị, các nhà kinh tế học tư sản cổ điển đã chỉra lượng giá trị do thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra. Song do nhầmlẫn giữa thời gian lao động xã hội cần thiết trong nông nghiệp và trong côngnghiệp, nên họ cho rằng thời gian lao động xã hội cần thiết do điều kiện sảnxuất khó khăn nhất quyết định.Nghiên cứu đặc điểm sản xuất trong nông nghiệp và trong công nghiệp,C.Mác chỉ ra rằng thời gian lao động xã hội quyết định lượng giá trị, songthời gian lao động xã hội cần thiết trong nông nghiệp và trong công nghiệp cósự khác biệt. Theo Ông, trong lĩnh vực công nghiệp, thời gian lao động xã hộicần thiết là thời gian trung bình xã hội, do thời gian của những người sản xuấtcó năng suất trung bình, cường độ sản xuất trung bình quyết định. Còn trongnông nghiệp, thời gian lao động xã hội cần thiết do thời gian lao động sảnxuất trên ruộng đất khó khăn nhất như đất xấu nhất, vị trí khoảng cách là xaxôi nhất so với thị trường quyết định.Từ sự phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mácvạch ra trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trịcũ [C] vào trong sản phẩm mới, lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới [V+M]và toàn bộ giá trị hàng hoá gồm C+V+M. Điều này D.Ricardo chưa làm được.* Lượng giá trị hàng hoá.- Thời gian lao động xã hội cần thiết.Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kếttinh trong hàng hoá. Vậy lượng giá trị là do lượng lao động hao phíđể sản22xuất ra hàng hoáđó quyết định. Đo lượng lao động bằng thước đo thời giannhư: một giờ lao động, một ngày lao động,…Do đó, lượng giá trị của hànghoá cũng do thời gian lao động quyết định. Trong thực tế, một loại hànghoáđưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sảnxuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thờigian lao động cá biệt đẻ sản xuất ra hàng hoá của họ khác nhau. Thời gian laođộng cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt hàng hoá của từng người sản xuất. Nhưng lượng giá trị xã hội của hàng hoá không phải được tính bằng thờigian lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gianlao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoátrong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với trình độ kỹ thuật trung bình,trình độ khéo léo trung bình và cường độ trung bình so với hoàn cảnh xã hộinhất định. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp vớithời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận loại hànghoá nào đó trên thị trường.- Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá.Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trịcủa hàng hoá cũng là một đại lượng không cốđịnh. Sự thay đổi này tuỳ thuộcvào năng suất lao động và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động. Lượnggiá trị hàng hoá thay đổi do tác động của năng suất lao động: Quan hệ tỷ lệnghịch, lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳmột người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện. Nhưvậy, lượng giá trị của hàng hoáđược đo bằng thời gian lao động xã hội cầnthiết, giản đơn trung bình.- Cấu thành lượng giá trị hàng hoá.Theo W.Petty thì lượng giá trị hàng hoá = vTheo A.Smith thì lượng giá trị hàng hoá = v + mTheo D.Ricardo thì lượng giá trị hàng hoá = c1 + v + m23Theo Mác để sản xuất ra hàng hoá cần phải chi phí lao động bao gồm laođộng quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ,nguyên liệu, vật liệu và lao động sống. Vì vậy, lượng giá trị hàng hoá được cấuthành bởi cả giá trị của những tư liệu sản xuất đã sử dụng để sản xuất hàng hoá,tức là giá trị cũ [ký hiệu là c] và hao phí lao động sống của người sản xuấttrong quá trình tạo ra hàng hoá, tức là giá trị mới [ký hiệu là v+m]. Giá trị hànghoá = giá trị cũ tái hiện + giá trị mới. Ký hiệu: W = c + v + m.* Quy luật giá trị.- Nội dung của quy luật giá trị.- Yêu cầu chung của quy luật: Giá trị là quy luật căn bản của sản xuấtvà trao đổi hàng hoá, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồntại và phát huy tác dụng của giá trị. Theo giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hoáphải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.- Yêu cầu riêng trong sản xuất hàng hoá: Trong kinh tế hàng hoá, mỗingười sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trịcủa hàng hoá không được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từngngười sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy,muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phảiđiều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chiphí lao động mà xã hội chấp nhận được.- Yêu cầu riêng trong lưu thông hàng hoá: Trao đổi hàng hoá cũng phảidựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi theonguyên tắc ngang giá. Sự vận động của giá trị thông qua sự vận động của giácả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vàgiá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Trênthị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh,cung cầu, sức mua của đồng tiền, sự tác động của các.- Trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh: Giá trị biểu hiện thành quy luậtgiá cả sản xuất. Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình24quân [giá cả sản xuất = k + p ngang]. Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hìnhthành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Điều kiện để giá trị biến thành giá cả sảnxuất gồm có: Đại công nghiệp cơ khí tự bản chủ nghĩa phát triển; sự liên hệrộng rãi giữa các ngành sản xuất, quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do dichuyển từ ngành này sang ngành khác. Trước đây, khi chưa xuất hiện phạmtrù giá cả sản xuất thì giá cả hàng hoá xoay quanh giá trị hàng hoá. Giờ đây,giá cả hàng hoá xoay quanh giá cả sản xuất. Xét về mặt lượng ở mỗi ngànhgiá cả sản xuất và giá trị hàng hoá có thể không bằng nhau, nhưng trong toànxã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hoá. Trong mốiquan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả sản xuất;giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanhgiá cả sản xuất.- Trong thời kỳ tư bản độc quyền: giá trị biểu hiện thành quy luật giácảđộc quyền. Do chiếm được vị tríđộc quyền nên các tổ chức độc quyền đãápđặt giá cảđộc quyền; giá cảđộc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khibán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩagiá trị không còn hoạt động. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoátly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị . Các tổ chức độc quyền thi hànhchính sách giá cảđộc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trịthặng dư của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tếtư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị. Như vậy, nếu nhưtrong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh giá trị biểu hiện thành quyluật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa giá trị biểu hiệnthành quy luật giá cả độc quyền.Với những cống hiến như vậy, có thể nói rằng C.Mác đã đạt tớiđỉnh cao trong lý thuyết về giá trị - lao động. Cho đến nay, chưa có một sựphát triển thêm nào trong lĩnh vực này.25

Video liên quan

Chủ Đề