Ưu nhược điểm của các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết

Theo quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì:

  • Việc phân tích so sánh phải đảm bảo tính tương đồng giữa đối tượng so sánh độc lập và giao dịch liên kết, không có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận giữa các bên.
  • Trường hợp có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận, phải phân tích, xác định và thực hiện điều chỉnh loại trừ khác biệt trọng yếu theo các yếu tố so sánh và phải phù hợp với từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết.

Trong đó, yếu tố so sánh bao gồm:

  • Đặc tính sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ, tài sản (sau đây viết tắt là đặc tính sản phẩm);
  • Chức năng hoạt động và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh;
  • Điều kiện hợp đồng và điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch.

1. Thứ tự lựa chọn ưu tiên lựa chọn đối tượng so sánh độc lập

Thứ tự lựa chọn ưu tiên đối tượng so sánh độc lập được quy định cụ thể trong Nghị định 20/2017/NĐ-CP, trong đó yêu cầu việc phân tích tính tương đồng và các khác biệt trọng yếu định tính và định lượng khi lựa chọn đối tượng so sánh nước ngoài tại các thị trường địa lý khác.

Thứ tự ưu tiên lựa chọn đối tượng so sánh độc lập được quy định như sau:

Ưu nhược điểm của các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết

(*) Việc lựa chọn đối tượng so sánh độc lập nội bộ của người nộp thuế phải được thực hiện trên cơ sở xác minh độ tin cậy và tính độc lập của các đối tượng này, đảm bảo không phải là các giao dịch dàn xếp không theo nguyên tắc giao dịch độc lập

Ví dụ: Công ty M tại nước ngoài thành lập một doanh nghiệp sản xuất A tại Việt Nam. Doanh nghiệp A có 2 giao dịch:

(a) Bán 2.000 sản phẩm cho khách hàng độc lập A1 với giá 10.000đ/sản phẩm theo hợp đồng do chính doanh nghiệp A trực tiếp thương lượng và ký kết hợp đồng trong điều kiện kinh doanh thông thường của A;

(b) Bán 2.000 sản phẩm cho khách hàng độc lập M1 với giá 0,4USD/sản phẩm theo hợp đồng do công ty mẹ M trực tiếp thương lượng ký hợp đồng với khách hàng và chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho khách hàng M1. Tiền bán hàng do công ty M hoặc công ty M1 trực tiếp thanh toán cho doanh nghiệp A.

Phân tích so sánh:

  • Giao dịch (a) là giao dịch độc lập của chính doanh nghiệp A;
  • Giao dịch (b) không được coi là giao dịch độc lập của chính doanh nghiệp A vì mặc dù sản phẩm được xuất kho từ doanh nghiệp A và gửi đến cho khách hàng M1 là hai bên không có quan hệ liên kết nhưng có sự tham gia và kiểm soát của công ty mẹ vào việc thương lượng, ký kết hợp đồng và thanh toán.

(**) Việc lựa chọn đối tượng so sánh nước ngoài tại các thị trường địa lý khác phải phân tích tính tương đồng và các khác biệt trọng yếu định tính và định lượng.

Khác biệt trọng yếu được căn cứ định lượng và định tính được quy định như sau:

  • Khác biệt định lượng là khác biệt xác định bằng số tuyệt đối về chu kỳ kinh doanh, số năm thành lập, hoạt động của doanh nghiệp hoặc số tương đối như khác biệt về chỉ tiêu tài chính theo đặc thù ngành nghề đầu tư hoặc chức năng hoạt động, khác biệt về vốn lưu động
  • Khác biệt định tính là các thông tin được xác định căn cứ vào từng phương pháp xác định giá.

Các thông tin được xác định là trọng yếu bao gồm:

  • Khác biệt về đặc tính sản phẩm, điều kiện hợp đồng, chức năng, tài sản và rủi ro và ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh tế của người nộp thuế và các đối tượng so sánh độc lập;
  • Các khác biệt về chính sách, môi trường đầu tư, tác động của chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh tại các thị trường địa lý khác nhau.

Các khác biệt định lượng và định tính phải được rà soát, điều chỉnh tương ứng với các yếu tố so sánh có ảnh hưởng trọng yếu đến phương pháp xác định giá giao dịch liên kết.

Ưu nhược điểm của các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết

Phân tích so sánh, lựa chọn đối tượng xác định giá giao dịch liên kết

2. Số lượng tối thiểu giao dịch độc lập được chọn để so sánh sau khi phân tích so sánh và điều chỉnh khác biệt trọng yếu được thực hiện như sau:

  • Giao dịch liên kết hoặc người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết và đối tượng so sánh độc lập không có khác biệt ⇒ 01 giao dịch
  • Đối tượng so sánh độc lập có khác biệt nhưng có đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu ⇒ 03 giao dịch
  • Chỉ có thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu của đối tượng so sánh độc lập ⇒ 05 giao dịch

Lưu ý: Đối với giao dịch liên kết mang tính đặc thù hoặc duy nhất không tìm kiếm được đối tượng so sánh độc lập để so sánh thì thực hiện mở rộng phạm vi phân tích so sánh về ngành, thị trường địa lý, thời gian so sánh để tìm kiếm đối tượng so sánh độc lập. Việc mở rộng phạm vi phân tích so sánh được thực hiện như sau:

  • Lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập theo phân ngành kinh tế có tính tương đồng cao nhất với phân ngành hoạt động của người nộp thuế trong cùng thị trường địa lý;
  • Mở rộng thị trường địa lý sang các nước trong khu vực có điều kiện ngành và trình độ phát triển kinh tế tương đồng.

3. Quy trình phân tích so sánh:

  1. Xác định bản chất của giao dịch liên kết thông qua việc thu thập thông tin thực tế thực hiện của người nộp thuế
  2. Phân tích so sánh, tìm kiếm, lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập tương đồng
    • Xác định phạm vi, nội dung và yếu tố so sánh
    • Đánh giá, tìm kiếm đối tượng so sánh
    • Phân tích mức độ tương đồng và tin cậy của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn
  3. Xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế theo kết quả phân tích so sánh để xác định thu nhập chịu thuế

Lưu ý: Việc xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế theo kết quả phân tích so sánh để xác định thu nhập chịu thuế nhưng không điều chỉnh làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước.

Từ khóa tìm kiếm:

Xác định giá giao dịch liên kết như thế nào? 4 bước xác định giá giao dịch liên kết:

Bước 1: Xác định bản chất của giao dịch

Các giao dịch được chia làm 4 nhóm:

Các giao dịch liên quan đến tài sản/hàng hóa hữu hình

  • Mua bán hàng/thành phẩm
  • Mua bán nguyên vật liệu
  • Mua bán máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ
  • Mua bán các loại hàng hóa khác

Các giao dịch liên quan đến tài sản vô hình

  • Chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu (nhằm mục đích bán hàng, hoạt động thương mại)
  • chuyển giao bí quyết kĩ thuật, công nghệ, thiết kế,…(nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất)

Các giao dịch dịch vụ cung cấp, dịch vụ chia sẻ chung

  • Cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ quản lý
  • Cung cấp dịch vụ đào tạo
  • Các loại dịch vụ khác

Giao dịch về tài chính

  • Cho vay
  • Bảo lãnh vay
  • Thanh toán chậm tiền hàng,…

Trong số các nhóm liệt kê trên, nhóm giao dịch được dùng phổ biến nhất chính là các giao dịch liên quan tài sản/hàng hóa hữu hình.

Bước 2: Xác định phương pháp xác định giá 

Theo quy định được đề cập tại Nghị định 132, hiện nay có 5 phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và được chia làm 3 nhóm: 

Nhóm 1: So sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập

  • Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (Comparable Uncontrolled Price – CUP) – PP1. 

Phương pháp này rất hay được nghĩ đến đầu tiên khi tiến hành xác định giá liên kết.  Thực chất là lấy giá của các giao dịch độc lập để tính giá bán SP của bản thân. Tuy nhiên phương pháp này không phải lúc nào cũng dùng đến bởi chúng liên quan đến chuyên môn, kĩ thuật áp dụng,… Lúc này sẽ chuyển sang nhóm phương pháp thứ 2

Nhóm 2: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu

  • (Phương pháp giá bán lại – Release Price Method – RPM) – PP2. 
  • Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (Phương pháp giá vốn cộng lãi – Cost Plus Method) – PP3
  • Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần (Comparable Net Profit Method – CPM) – PP4

Nhóm phương pháp này được sử dụng nhiều nhất; thực chất việc xác định giá bán bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận của DN; doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận để gián tiếp xác định giá mua bán.

Nhóm 3: Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết

Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết (Profit Split Method – PSM) – PP5Nhóm phương pháp này chỉ áp dụng vs 1 vài giao dịch đặc thù.

Bước 3: Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập

  • Đối tượng so sánh độc lập: giao dịch độc lập hoặc các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch độc lập
  • Ưu tiên: đối tượng so sánh độc lập nội bộ trước, sau đó mới mở rộng ra bên ngoài (ưu tiên VN, sau đó đến các quốc gia có điều kiện KT tương đồng khác)
  • Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập thông qua quá trình phân tích so sánh
  • Mục đích để các định mức giá/lợi nhuận phù hợp cho các giao dịch liên kết (để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc giao dịch độc lập)
  • Mức giá/tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập tương đồng được dùng để xác định khoảng GIÁ TRỊ GIAO DỊCH ĐỘC LẬP CHUẨN (từ tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ 3 theo Nghị định 20 và từ bách phân vị thứ 35 đến bách phân vị thứ 75 theo Nghị định 132)
  • Mức giá/tỷ suất lợi nhuận của giao dịch liên kết phải nằm trong khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn. Nếu không cơ quan thuế có quyền điều chỉnh vào khoảng giao dịch độc lập chuẩn. 
Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tổng chi phí từ hoạt động SXKD
Stt Tên công ty 2015

(%)

2016

(%)

2017

(%)

BQGQ 15-17

(%)

1 ĐT so sánh độc lập số 1 4.53 2.03 3.11 3.27
2 ĐT so sánh độc lập số 2 3.70 1.91 2.02 2.59
3 ĐT so sánh độc lập số 3 10.63 11.45 11.20 11.10
4 ĐT so sánh độc lập số 4 11.66 8.56 10.07 10.09
5 ĐT so sánh độc lập số 5 5.64 5.21 5.01 5.28
6 ĐT so sánh độc lập số 6 7.52 9.75 N/A 8.76
7 ĐT so sánh độc lập số 7 5.57 0.98 3.57 3.30
8 ĐT so sánh độc lập số 8 3.57 2.31 2.09 2.61
Khoảng tứ phân vị 2015

(%)

2016

(%)

2017

(%)

BQGQ 15-17

(%)

Giá trị nhỏ nhất 3.57 0.98 2.02 2.59
Tứ phân vị thứ nhất 4.32 2.00 2.60 3.10
Giá trị trung vị 5.61 3.76 3.57 4.29
Tứ phân vị thứ 3 8.29 8.86 7.54 9.10
Giá trị lớn nhất 11.66 11.45 11.20 11.10
ABC                                                                     -37.40

Một số lưu ý:

  • Số lượng đối tượng so sánh độc lập cần lựa chọn:
  • 1 đối tượng trong trường hợp giao dịch liên kết hoặc người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết và đối tượng so sánh độc lập không có khác biệt.
  • 3 đối tượng trong trường hợp đối tượng so sánh độc lập có khác biệt nhưng có đủ thông tin, dữ liệu cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu.
  • 5 đối tượng trong trường hợp chỉ có thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu của đối tượng so sánh độc lập.

Thời điểm phát sinh giao dịch của các đối tượng so sánh độc lập phải cùng thời điểm phát sinh với giao dịch liên kết hoặc có năm tài chính cùng với năm tài chính của NNT.

Có 4 tiêu thức để so sánh cần phần xem xét khi lựa chọn đối tượng so sánh độc lập phù hợp nhất:

  1. Đặc tính của HH, DV: (đặc tính, chất lượng, thương hiệu, nhãn hiệu thương mại của SP)
  2. Chức năng thực hiện: (nghiên cứu phát triển, SX, phân phối, quảng cáo tiếp thị, bảo hành,…) rủi ro, tài sản của từng bên tham gia giao dịch liên kết
  3. Điều kiện hợp đồng: của giao dịch (SL, ĐK giao hàng, ĐK thanh toán,…)
  4. Bối cảnh KT và điều kiện thị trường của giao dịch
Phương pháp Tiêu thức chính Tiêu thức bổ trợ
So sánh giá giao dịch độc lập
  1. Đặc tính HH, DV
  2. ĐK hợp đồng (giao hàng, thanh toán,…)
  1. Chức năng thực hiện
  2. ĐK thị trường
Giá bán lại
Giá vốn cộng lãi
  1. Chức năng thực hiện
  2. ĐK thị trường
  1. Đặc tính HH, DV
  2. ĐK hợp đồng
Giá lợi nhuận so sánh

Bước 4: Xác định mức giá/doanh thu/chi phí giao dịch liên kết

Sau khi đã xác định được phương pháp xác định giá phù hợp, cũng như mức giá hoặc tỷ suất lợi nhuận phù hợp chúng ta bắt đầu tính toán mức giá hoặc doanh thu/chi phí trong các giao dịch liên kết.

Ví dụ mô tả:

A cung cấp dịch vụ gia công phần mềm cho công ty mẹ tại Singapore.

Hãy xác định mức chi phí DV phù hợp với quy định A phải thu từ công ty mẹ?

Bài giải:

Bước 1: Xác định bản chất của giao dịch

Giao dịch liên kết: cung cấp DV gia công phần mềm

Bước 2: Xác định phương pháp xác định giá

  • Phương pháp giá vốn cộng lãi: Phí DV = Giá vốn + Mức lợi nhuận phù hợp
  • Giá vốn là chi phí cung cấp dịch vụ (VD: $100)
  • Mức lợi nhuận được xác định ở bước 3

Bước 3:  Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập

  • Phân tích so sánh tìm được 15 đối tượng so sánh độc lập (các cty khác cung cấp DV phần mềm, CN viễn thông,…)
  • Biên độ giao dịch của tỷ suất lợi nhuận từ 10% – 20%
  • Xác định mức lợi nhuận phù hợp là 15%

Bước 4: Xác định mức giá/doanh thu/chi phí giao dịch liên kết

Phí DV = 100 x (1 + 15%) = $115

Hiện nay còn tồn tại hạn chế  đó là rất nhiều các công ty, doanh nghiệp không công bố doanh thu; chỉ một số các đơn vị có niêm yết trên sàn chứng khoán mới “publish” doanh số của họ; khiến nhiều doanh nghiệp không tìm được đối tượng độc lập để tiến hành so sánh; trường hợp này doanh nghiệp có thể tìm đến sự tư vấn của các đơn vị tư vấn – đây là các tổ chức nắm trong tay khá đa dạng thông tin của các doanh nghiệp khác nhau.

Trên đây là một trong số các kiến thức được giảng dạy tại lớp học chuyển giá – giao dịch liên kết và quan hệ liên kết tại TACA, bản chất vấn đề không chỉ nói về tỷ suất lợi nhuận và phân tích so sánh mà còn phải xem xét đến thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.

Bình luận