Utis là gì

Trang chủ Tin tức Nhiễm trùng đường tiết niệu và những lựa chọn tự chăm sóc
  • Tin tức

Nhiễm trùng đường tiết niệu và những lựa chọn tự chăm sóc

By CLB Dược lâm sàng -
April 4, 2018
3788
0
Share on Facebook
Tweet on Twitter

Các nhiễm trùng đường tiết niệu [Urinary tract infections UTIs] là những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất, ảnh hưởng đến khoảng 150 triệu người trên thế giới mỗi năm. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, chi phí xã hội cho UTIs ước tính lên đến 3,5 tỷ đô la mỗi năm. UTIs có thể ảnh hưởng đến cả nam lẫn nữ, nhưng đặc biệt phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hầu hết phụ nữ đều trải qua ít nhất một lần trong đời; đến tuổi 32, hơn một nửa số phụ nữ được báo cáo bị nhiễm trùng đường niệu ít nhất một lần. Gần 25% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng tái phát trong vòng một năm.

UTI là một nhiễm trùng ở hệ tiết niệu. UTIs được phân thành 2 loại không có biến chứng và có biến chứng . UTIs không có biến chứng là những trường hợp xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh và không có các bất thường ở đường tiết niệu. UTIs có biến chứng có nguyên nhân do các bất thường gây tổn thương đường tiết niệu như tắc nghẽn đường tiểu, bí tiểu, ức chế miễn dịch, suy thận, ghép thận và sự hiện diện của dị vật; mang thai cũng là một nguyên nhân khác. Đặt thông niệu đạo bàng quang chiếm một triệu trường hợp, hay 70% đến 80% trong số các trường hợp UTIs có biến chứng ở Hoa Kỳ mỗi năm. UTIs có biến chứng xảy ra ở cả hai giới tính và thường ảnh hưởng đến cả đường niệu trên và dưới. UTIs còn được phân loại sâu hơn nữa dựa trên vị trí, bao gồm: UTIs dưới [viêm bàng quang] và UTIs trên [viêm bể thận]. Dược sĩ là người thường xuyên gặp gỡ bệnh nhân và tìm hiểu về sự thuyên giảm các triệu chứng liên quan đến UTI, chính vì vậy điều quan trọng là họ cần hiểu các sản phẩm OTC [Over the count thuốc không cần kê đơn] khác nhau được bán để kiểm soát UTIs.

Nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ

Thông thường nước tiểu vô trùng, và các tác nhân gây UTIs hầu hết có nguồn gốc từ khuẩn chí đường ruột xâm nhập vào vùng quanh niệu đạo. Đa phần UTIs là do một loại vi sinh vật gây ra; UTIs do nhiều vi sinh vật có thể là dấu hiệu của sự nhiễm bẩn. Các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Gram dương, Gram âm, cũng như một số loại nấm. Vi khuẩn Gram âm Escherichia coli chiếm gần 90% ở tất cả các giai đoạn3,5. Các tác nhân gây bệnh thông thường khác bao gồm Staphylococcus saprophyticus, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis, Streptococcus nhóm B, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và các loài Candida.

Phụ nữ có nhiều khả năng mắc UTI do niệu đạo ngắn hơn của nam giới. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm các đợt mắc UTIs trước đó, quan hệ tình dục, sử dụng chất diệt tinh trùng, bạn tình mới, giảm vận động, thay đổi khuẩn chí tại âm đạo, mang thai, mãn kinh, tiểu đường, tiểu tiện không tự chủ, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt và tiền sử nhiễm trùng đường niệu cấp độ một. Ở người cao tuổi, các yếu tố nguy cơ khác cần xem xét là sự thay đổi chức năng miễn dịch liên quan đến tuổi tác, tăng phơi nhiễm các mầm bệnh tại bệnh viện, và sự tăng số lượng các bệnh kèm theo. Một số hành vi ít nhiều được xem là góp phần vào sự phát triển của UTIs như tần suất tiểu tiện và nhịn tiểu, không tiểu tiện trước và sau khi giao hợp, dùng một số loại đồ uống, sử dụng bồn tắm nóng, thụt rửa, khăn lau và lựa chọn quần áo; BMI cũng có thể là một tác nhân. Một nghiên cứu bệnh chứng cho thấy rằng không có sự gia tăng nguy cơ phát triển UTI với những thói quen này.

Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán

Bệnh nhân bị viêm bàng quang thường có biểu hiện buồn tiểu thường xuyên, dai dẳng, mặc dù lượng nước tiểu ít, chứng bí tiểu hoặc cảm giác bỏng rát khi tiểu tiện hay cảm giác nặng nề trên khớp mu. Bệnh nhân viêm thận bể thận thường gặp cảm giác đau hoặc nhạy cảm bên sườn, sốt nhẹ [

Chủ Đề