Uống thuốc giảm đau bụng kinh có tốt không

Nhiều người muốn chấm dứt những “cơn đau chết đi sống lại” trong chu kỳ kinh nguyệt bằng thuốc. Vậy uống thuốc đau bụng kinh có hại không và nên làm gì để giúp bạn dễ chịu hơn? 

Cơ chế giảm đau của thuốc đau bụng kinh 

Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung của bạn co lại để giúp loại bỏ niêm mạc ra ngoài. Các chất tương tự như hormone (prostaglandin) có liên quan đến cơn đau và viêm. Chúng kích hoạt các cơn co thắt cơ tử cung dẫn đến những cơn đau quặn thắt hoặc âm ỷ vùng bụng của bạn. 

Thuốc giảm đau sẽ giúp giảm đau tức thì khi bị đau bụng kinh. Có 3 nhóm thuốc giảm đau bụng kinh hiện có trên thị trường bao gồm: 

  • Thuốc chống co thắt hướng cơ: Chúng làm giãn cơ tử cung và từ đó giảm cơn đau bụng 
  • Thuốc nội tiết tố 
  • Thuốc ức chế prostaglandin:Thuốc giảm đau chống viêm thường được sử dụng để giảm đau thời kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là các loại thuốc diclofenac, ibuprofen và naproxen. Các loại thuốc này đều là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Chúng ức chế việc sản xuất prostaglandin và có thể giảm đau bụng kinh theo cách đó. Prostaglandin là các acid béo có vai trò trung gian như một chất gây viêm và đau. 

Cả ba nhóm thuốc này đều tác động cơ học/vật lý/hóa học lên cơ thể để chấm dứt cơn đau bụng kinh. Vậy nếu phụ nữ uống thuốc đau bụng kinh những loại trên có hại không? 

=>>Xem thêm: Đau bụng kinh uống panadol được không – Mẹo xử lý đau bụng kinh

Uống thuốc đau bụng kinh có hại không và 7 tác dụng phụ của nó với sức khỏe phụ nữ

Việc sử dụng thuốc đau bụng kinh có nhiều rủi ro. Theo các nghiên cứu, một số phụ nữ bị đau bụng kinh dữ dội tương tự như một cơn đau tim. Điều này buộc họ phải uống thuốc giảm đau để giảm đau tức thì. Một số lựa chọn thuốc giảm đau để giữ cho cơn đau bụng kinh không làm gián đoạn cuộc sống công việc và các hoạt động hàng ngày của họ. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng tức thời. Cơn đau vẫn sẽ quay trở lại khi thuốc hết tác dụng. Đồng thời, uống thuốc để ức chế cơn đau sẽ có nhiều rủi ra và tác động tiêu cực lên sức khỏe của phụ nữ. Các tác dụng phụ này bao gồm: 

1. Táo bón

Bạn có thể đã phải trải qua một khoảng thời gian khó khăn do chứng đau bụng kinh. Bây giờ bạn cũng sẽ phải đối phó với chứng táo bón nếu bạn dùng thuốc giảm đau thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt.

2. Trào ngược axit, đau dạ dày

Đây là tác dụng phụ khó chịu khác của việc dùng thuốc giảm đau để giải quyết cơn đau. 

3. Buồn nôn và nôn mửa

Bạn sẽ cảm thấy nôn nao và có thể nôn sau khi dùng thuốc.

4. Chóng mặt

Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt sau khi uống thuốc trong kỳ kinh nguyệt . Điều này sẽ khiến bạn khó tập trung vào công việc.

5. Tiêu chảy

Đây là một vấn đề khác thường thấy sau khi uống một viên thuốc.

Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào thuốc đau bụng kinh sẽ gây những tác động lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe như loét dạ dày, ruột non.. 

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho việc uống thuốc đau bụng kinh có hại không. Mặc dù biết rằng cơn đau bụng kinh rất dữ dội và khó chịu. Tuy nhiên nếu có thể thay thế bằng các biện pháp an toàn hơn, bạn hãy hạn chế sử dụng thuốc hết mức có thể nhé. Dưới đây là những cách giảm đau bụng kinh an toàn, hiệu quả ngay tại nhà. 

5 Cách giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Cách điều hòa kinh nguyệt mà bạn có thể tham khảo

1. Chườm nóng

Đặt một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng lên vùng bụng dưới và lưng có thể làm dịu cơn đau bụng kinh. Người ta thậm chí có thể cảm thấy sảng khoái và năng động sau khi tắm nước nóng. Hơi ấm ở vùng xương chậu có thể giúp giảm đau hiệu quả.

2. Các loại trà thảo mộc

Hãy thử các lựa chọn như thì là hoặc trà gừng để giảm đau bụng kinh một cách tự nhiên. Thì là và gừng có chứa các đặc tính chống viêm và các hợp chất chống co thắt giúp giải quyết tình trạng co thắt cơ trong tử cung dẫn đến đau bụng kinh. 

3. Tập thể dục

Thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể giảm chứng đau bụng kinh ở phụ nữ. Nó trở thành một phương pháp hiệu quả để giảm đau bụng kinh vì nó giúp thư giãn các cơ bị căng. Theo nghiên cứu, tập thể dục là phương pháp điều trị thay thế hiệu quả nhất.

4. Tập trung vào chế độ ăn uống

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất dinh dưỡng và vitamin có thể giúp giảm đau bụng kinh. Phụ nữ nên tăng cường bổ sung vitamin B1 và ​​bổ sung các thực phẩm chức năng như axit béo omega-3, vitamin E và magie vào bữa ăn của mình.

=>> Xem thêm: Đau bụng kinh không nên ăn gì? Bật mí những bí quyết để “dì cả” ghé thăm nhẹ nhàng

5. Massage giúp ức chế cơn đau bụng kinh hiệu quả

Massage tốt có thể làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể và giúp bạn giảm cơn đau bụng kinh. Y học cổ truyền đã phát triển những kỹ thuật massage tác động trực tiếp lên hệ thống huyệt vị kinh lạc để giảm các cơn đau. Bạn có thể xem và học các kỹ thuật một cách chính xác này trong khóa học Chăm sóc điều hòa kinh nguyệt chủ động. 

Ngoài những kiến thức Y học truyền thống quý báu, chúng ta sẽ được thấy rõ sự liên quan của hoạt động kinh nguyệt và những cấu trúc, chức năng của cơ thể liên quan như khung chậu, cột sống, cơ bắp, dây chằng… để từ đó tự mình nhận ra những lỗi rất thường gặp mà mình đã mắc phải gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt và điều chỉnh nó. 

Để nhận hướng dẫn mua khóa học, hãy gọi theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có tốt không

Chăm sóc điều hòa kinh nguyệt chủ động

Cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt hẳn là mối quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Khóa học sẽ mang đến cho chúng ta những hiểu biết hữu ích về cơ thể người phụ nữ, cách điều hòa kinh nguyệt bằng các phương pháp Y học cổ truyền đã có từ nhiều đời nay.

Đau bụng kinh uống thuốc giảm đau có ảnh hưởng gì không?

Rối loạn máu..
Rối loạn về da: da bị phồng rộp và bong tróc (Hội chứng Stevens - Johnson).
Phản ứng dị ứng: phù mạch..
Phát ban dát sần..
Nổi mụn mủ.
Suy gan cấp tính..
Giảm tiểu cầu trong máu..
Viêm da dị ứng..

Nên uống thuốc đau bụng kinh khi nào?

Hiện nay các thuốc phổ biến được sử dụng là ibuprofen, diclofenac, naproxen, acid mefenamic. Người bệnh nên bắt đầu uống thuốc từ 1-2 ngày trước khi hành kinh hoặc khi bắt đầu đau và kéo dài 2-3 ngày. Các thuốc này nên uống trong hoặc sau bữa ăn để giảm thiểu kích ứng đường tiêu hoá.

Thuốc giảm đau bụng kinh có tác dụng bao lâu?

Vì thế, thời gian thuốc giảm đau bụng kinh có tác dụng thường sẽ khác nhau. Nhưng phần lớn các loại thuốc được dùng sẽ có tác dụng tương đối nhanh, khoảng 15-30 phút thuốc sẽ có tác dụng để làm giảm nhanh chóng cơn đau của chị em phụ nữ.

Thuốc đau bụng kinh máu họng uống bao nhiêu viên?

Liều lượng nên dùng Mức khởi điểm hợp lý mà chị em nên dùng mỗi ngày thường là 50 – 100mg. Khi tình trạng đau bụng kinh không thuyên giảm, chúng ta có thể tăng lên đến 200mg/ngày. Bạn nên dùng thuốc đau bụng kinh Cataflam khi khi triệu chứng đau đầu tiên xuất hiện, và dùng trong vài ngày đến khi chấm dứt cơn đau.