Uống kháng sinh bị mất sữa thì làm thế nào năm 2024

Có nhiều loại thuốc thông qua sữa mẹ có thể gây ngộ độc cho đứa trẻ. Đã có nhiều trường hợp bệnh viện phải cứu chữa cho trẻ nhỏ, thậm chí có cháu mới 20 ngày tuổi đã bị ngộ độc thuốc có trong sữa mẹ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại thuốc làm hạn chế vi

Ngộ độc thuốc qua sữa mẹ

Nói chung, các loại thuốc có tác dụng toàn thân đều bài tiết qua sữa. Trường hợp trẻ bú mẹ bị ngộ độc thuốc qua sữa mẹ không phải hiếm gặp, nhưng có nhiều thuốc chưa đến mức gây nguy hiểm ngay nên người mẹ và gia đình không biết đến. Nhưng cũng có những thuốc người mẹ uống chuyển vào sữa đạt nồng độ khá cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của đứa trẻ bú mẹ. Hoặc bài tiết qua sữa tuy ít nhưng lại có tác dụng mạnh ở liều lượng nhỏ. Một số trường hợp cần chú ý:

Nếu người mẹ đang nuôi con bú mà dùng thuốc kháng sinh như tetracyclin dễ làm cho đứa trẻ bị hỏng men răng (vàng răng) và chậm lớn. Với các kháng sinh khác thuộc nhóm beta lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicilin… và các cephalosporin) tuy ít thải qua sữa nhưng cũng không nên lạm dụng, vì chúng có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột hoặc gây quá mẫn ở đứa trẻ.

Các iod và kali iodua (kalium iodatum) nếu người mẹ uống, được chuyển vào sữa với nồng độ cao vượt quá so với nồng độ trong máu nên gây ra nhiễm độc ở đứa trẻ (ức chế tuyến giáp trạng).

Một số thuốc người mẹ dùng liều thấp không gây ngộ độc nhưng lại có thể gây ức chế phản xạ bú ở đứa trẻ. Đó là các thuốc ngủ phenobarbital (biệt dược gardenal, luminal, adonal…), thuốc an thần meprobamat (biệt dược arcoban, biobamat…) nồng độ ở sữa mẹ có thể gấp 4 lần so với nồng độ ở máu nên dễ gây ra ngủ gà, ngủ gật ở đứa trẻ và bỏ bú.

Các thuốc kháng histamin loại gây buồn ngủ (các biệt dược trị cảm sổ mũi thường chứa các loại thuốc này) cũng có thể làm cho trẻ ngủ gật, bỏ bú.

Uống kháng sinh bị mất sữa thì làm thế nào năm 2024

Các thuốc ảnh hưởng đến việc tiết sữa

Có những loại thuốc lại ngăn cản sự tiết sữa. Đó là các estrogen, bromocriptin, các thuốc ngừa thai có chứa estrogen… chúng ức chế bài tiết sữa làm cạn nguồn sữa mẹ. Nếu là bé gái thì thuốc còn có thể làm thay đổi biểu mô âm đạo của trẻ, vú to ra, cốt hóa nhanh ở xương.

Thuốc cyproheptadin (biệt dược belindox, cypron, protadine…) ngoài tác dụng trị dị ứng còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn, nhưng đồng thời nó cũng có đặc tính ức chế sự tiết sữa, người phụ nữ nuôi con bú không nên dùng.

Với pyridoxin (vitamin B6) dùng liều cao cũng gây mất sữa.

Ngoài ra còn một số thuốc khác, người mẹ nuôi con bú cũng cần phải lưu ý như đứa trẻ dễ bị ngạt mũi khi người mẹ dùng thuốc reserpin. Metronidazon (biệt dược atrivyl, flagyl, vagimid…) làm cho sữa mẹ có vị đắng, đứa trẻ không thích bú sữa. Nếu người mẹ dùng vitamin A và D liều cao có thể làm cho đứa trẻ bị ngộ độc. Với rượu bổ, người mẹ đang nuôi con bú cũng không nên uống…

Qua những dẫn liệu trên, người mẹ đang nuôi con bú không nên tự ý dùng bất kỳ một loại thuốc nào. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu vì chữa bệnh phải dùng thuốc, thầy thuốc sẽ cân nhắc: nếu thuốc không ảnh hưởng tới đứa trẻ bú mẹ thì cho dùng bình thường. Nếu thuốc có ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng thì có thể uống thuốc sau khi cho con bú hoặc trước khi cho bú 3 – 4 giờ. Hoặc nếu thuốc có nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho đứa trẻ thì phải tạm ngừng việc cho bú.

Trong giai đoạn đang cho con bú, mất sữa đột ngột khiến nhiều sản phụ vô cùng lo lắng khi không đủ nguồn dinh dưỡng cho con. Vậy nguyên nhân mất sữa là gì và cần làm gì để khắc phục tình trạng này và mau chóng có sữa trở lại?

1. Những nguyên nhân mất sữa mẹ cần biết

Sau khi sinh khoảng một vài ngày, tuyến sữa của các bà mẹ sẽ hoạt động để cung cấp sữa cho trẻ liên tục. Tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó, tuyến sữa của mẹ ngừng hoạt động nên không còn tiết ra sữa như bình thường, cùng với đó là các triệu chứng như: bầu vú xẹp, không còn căng tức bầu vú, lỏng lẻo,... Dù cố gắng nặn, vắt nhưng vẫn không thấy sữa chảy ra nghĩa là mẹ đang bị mất sữa.

Uống kháng sinh bị mất sữa thì làm thế nào năm 2024

Mất sữa khi đang cho con bú khiến mẹ lo lắng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất sữa đột ngột này, phổ biến như:

1.1. Nguyên nhân do bé ít bú

Việc bé bú mẹ thường xuyên là nguồn dinh dưỡng chủ yếu không chỉ giúp bé có được dinh dưỡng tốt mà còn giúp duy trì quá trình tiết sữa của mẹ. Nếu bé ít bú sữa mẹ, cơ thể mẹ sẽ dần tiết lượng sữa ít hơn và từ đó đến mất sữa.

Do đó, trong ít nhất 6 tháng đầu sau sinh, các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên cho bé bú sữa hoàn toàn. Sau đó có thể kết hợp bú sữa mẹ và ăn dặm để đảm bảo dinh dưỡng phát triển, cũng như duy trì nguồn sữa mẹ đều đặn.

1.2. Nguyên nhân do bệnh liên quan đến tuyến vú

Hoạt động của tuyến vú giữ vai trò quan trọng trong duy trì nguồn sữa đều đặn giàu dinh dưỡng cho trẻ. Một số mẹ mắc phải bệnh liên quan đến tuyến vú có thể bị mất sữa đột ngột như: tắc tia sữa, áp xe vú, viêm tuyến vú, nhiễm khuẩn núm vú, phẫu thuật ngực,...

Uống kháng sinh bị mất sữa thì làm thế nào năm 2024

Mất sữa đột ngột có thể do bệnh về tuyến vú

Để phòng ngừa tình trạng này, mẹ cần vệ sinh bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ bú để tránh nhiễm khuẩn cũng như ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến vú.

Ngoài ra, các bệnh rối loạn nội tiết, nhất là liên quan đến hormone Prolactin và Oxytocin cũng có thể gây rối loạn sản xuất sữa, dẫn đến mất sữa đột ngột.

1.3. Do chế độ dinh dưỡng kém

Cơ thể mẹ có thể sản xuất sữa đều đặn, chất lượng, giàu dinh dưỡng khi có chế độ dinh dưỡng tốt. Vì thế mà các chuyên gia khuyên rằng, mẹ sau sinh nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh kiêng khem quá mức hoặc giảm cân với chế độ ăn nghèo nàn. Việc này sẽ khiến lượng sữa của mẹ ít dần và dẫn đến mất sữa đột ngột.

Ngoài ra, mẹ có thể bị mất sữa do ăn phải một số loại thực phẩm không tốt như: bắp cải, lá lốt, măng chua,...

1.4. Do chế độ nghỉ ngơi không tốt

Sau khi sinh, để hồi phục sức khỏe cũng như có lượng sữa dồi dào, sản phụ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Nhiều mẹ do phải chăm con, làm việc nhà, dỗ dành con vất vả, thiếu thời gian nghỉ ngơi làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần cũng như gây mất sữa đột ngột.

1.5. Do trầm cảm, stress

Tinh thần cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc sản xuất và cấp sữa cho con, đặc biệt là những tình trạng tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, stress sau sinh. Nhiều trường hợp do sữa ít hoặc mất sữa càng trở nên lo lắng hơn khiến cơ thể không thể tiết sữa bình thường.

Uống kháng sinh bị mất sữa thì làm thế nào năm 2024

Cẩn thận trầm cảm sau sinh gây mất sữa

1.6. Do uống ít nước

Có đến 80% thể tích sữa mẹ là nước, hòa tan các chất dinh dưỡng và kháng thể quan trọng. Do đó, để mẹ có nhiều sữa và liên tục thì cần uống nhiều nước. Uống quá ít nước cùng các loại chất lỏng khác sẽ gây ít sữa, mất sữa.

1.7. Do thuốc điều trị

Việc mất sữa đột ngột khi đang cho con bú có thể do ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng sinh hay thuốc đặc trị bệnh. Do đó, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh dùng thuốc ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ.

1.8. Do bé bỏ ti mẹ

Việc bé ti mẹ sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động, sản xuất sữa liên tục nên nếu mẹ cho bé bú bình, bú sữa công thức sớm nên bỏ ti mẹ thì dần dần sẽ khiến lượng sữa mẹ ít đi. Tuyến sữa dần ngừng hoạt động thì rất khó để có lại sữa mẹ, vì thế nếu không bắt buộc thì mẹ nên cho bé bú trực tiếp.

2. Cần làm gì để khắc phục mất sữa khi cho con bú?

Muốn khắc phục tình trạng mất sữa khi cho con bú thì cần tìm ra nguyên nhân chính xác và loại bro nguyên nhân này. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng để gọi sữa mẹ về nhiều hơn:

2.1. Cho trẻ bú nhiều hơn

Bé càng bú liên tục thì tuyến sữa càng được kích thích sản xuất ra nhiều sữa để trẻ bú hơn, trong thời gian đầu sau sinh, không nhất thiết ép trẻ tuân theo cữ bú đúng giờ. Bất cứ khi nào trẻ đói và muốn bú sữa, mẹ đều có thể cho bé bú. Cần chú ý cho trẻ bú đúng cách, chỉ khi bú hết sữa ở một bên mới bú sang bên còn lại.

Uống kháng sinh bị mất sữa thì làm thế nào năm 2024

Trẻ bú đều đặn, liên tục là cách để kích thích tuyến sữa mẹ hoạt động tốt hơn

2.2. Uống nhiều nước hơn

Sản phụ sau sinh được khuyên nên uống nhiều nước và dịch lỏng, nhất là nước nóng, nước canh, soup,... để sản xuất nhiều sữa hàng ngày. Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều bài thuốc nấu nước uống rất tốt cho việc sản xuất sữa của mẹ như nước chè vằng,...

Nếu bị mất sữa, hãy uống nhiều nước hơn cùng các loại nước tốt, tránh xa các thức uống có cồn như rượu, bia,...

2.3. Massage vùng ngực

Massage vùng ngực khi trẻ đang bú một cách thoải mái sẽ có tác dụng kích thích sữa xuống đều, giúp trẻ dễ bú hơn. Ngoài ra, việc massage thường xuyên cũng kích thích tuyến vú hoạt động tốt, tiết sữa nhiều và đều đặn, tránh tình trạng ứ đọng hoặc viêm tắc tia sữa.

2.4. Kiểm soát căng thẳng

Chắc rằng sau khi sinh, không thể tránh khỏi những mệt mỏi, căng thẳng khi chăm sóc trẻ cũng như bản thân. Hãy dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, tránh tình trạng quá căng thẳng, mệt mỏi. Thời gian đầu sau sinh mẹ nên ngủ ít nhất 10 giờ mỗi ngày để quá trình tiết sữa thuận lợi.

2.5. Chế độ ăn uống đầy đủ

Để hồi phục sức khỏe sau sinh cũng như tiết sữa giàu dinh dưỡng, mẹ sau sinh nên bổ sung mỗi ngày khoảng 2500 kcl từ đa dạng các loại thực phẩm. Không cần thiết phải ăn quá nhiều thực phẩm tăng tiết sữa, mẹ nên có chế độ ăn cân bằng với nhiều hoa quả, protein, ngũ cốc và chất béo.

Uống kháng sinh bị mất sữa thì làm thế nào năm 2024

Mẹ sau sinh cần có chế độ ăn uống đầy đủ để tiết sữa tốt

Hiểu về nguyên nhân mất sữa giúp sản phụ có thể phòng tránh và xử lý đúng cách khi gặp phải tình trạng này. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không cải thiện được, hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ.

Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì cho con bú lại được?

Nếu trẻ có nhu cầu bú sữa, mẹ hãy cho trẻ uống sữa công thức. Theo các bác sĩ, thuốc tiêu sữa cho mẹ sẽ có tác dụng sau 2 - 3 ngày. Do đó, để trẻ sớm làm quen và không quấy khóc đòi bú mẹ trong thời gian sử dụng thuốc, mẹ nên cai sữa cho bé trước từ 4 - 5 ngày để bé có thể thích nghi dần dần.nullUống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa? Cách nhanh ... - AVAKids.comwww.avakids.com › uong-thuoc-tieu-sua-bao-lau-thi-het-sua-1495342null

Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì ngấm?

Trên thực tế, thuốc kháng sinh bắt đầu phát huy tác dụng ngay sau khi người bệnh dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh có thể không cảm thấy tốt hơn trong 2 đến 3 ngày đầu vì tác dụng của thuốc cũng phụ thuộc vào loại nhiễm trùng mà bệnh nhân đang điều trị. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh nên được dùng trong 7 - 14 ngày.nullThuốc kháng sinh nên uống mấy ngày thì dừng? - Vinmecwww.vinmec.com › thuoc-khang-sinh-nen-uong-may-ngay-thi-dungnull

Ngừng thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú?

Do đó, Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú là sau 3 tiếng sử dụng thì mẹ hãy nên cho bé bú. Vì khoảng thời gian 3 tiếng này cũng đủ để giảm nồng độ thuốc trong sữa, các mẹ có thể yên tâm để bé bú một cách ngon lành. Với các loại thuốc có tác dụng ngắn thì sau 3 tiếng sử dụng thì mẹ hãy nên cho bé bú.nullUống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú an toàn? - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › uong-thuoc-khang-sinh-bao-lau-thi...null

Uống thuốc bao lâu mới được ăn sữa chua?

Các thực phẩm khác liên quan đến sữa như sữa chua, phô mai,… cũng nên sử dụng ít nhất 1 đến 2 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, đặc biệt khi dùng kháng sinh, tốt nhất bạn nên ngừng uống sữa trong giai đoạn này và uống lại sau khi ngừng dùng thuốc.nullUống sữa trước khi uống thuốc được không? - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › uong-sua-truoc-khi-uong-thuoc-du...null