Tỷ lệ chọi đại học Thương mại 2022

Năm 2021, toàn hệ thống có hơn 3,8 triệu nguyện vọng đăng ký với gần 550.000 chỉ tiêu. Trong đó, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 cao gấp 1,45 lần tổng số chỉ tiêu chỉ tiêu của cả hệ thống.

Để đánh giá tình hình, xu hướng đăng ký ngành năm nay cần phải căn cứ số liệu đăng ký nguyện vọng 1, bởi điều này thể hiện nhu cầu và mong muốn lựa chọn ngành nghề của thí sinh.

Những nhóm ngành nào 'hot' nhất năm 2021?

Dưới đây là số liệu thống kê nguyện vọng của 15 trên tổng số 24 nhóm ngành tuyển sinh năm 2021 do Bộ GD-ĐT cung cấp.

Dựa vào tỷ lệ nguyện vọng 1/ chỉ tiêu cho thấy, những ngành được nhiều thí sinh đăng ký ở nguyện vọng 1 nhất là An ninh Quốc phòng [566,82%]; Báo chí và thông tin [311,65%], Nghệ thuật [210,7%]; Du lịch khách sạn, dich vụ cá nhân [201%], Khoa học xã hội và hành vi [197,97%].

Số liệu trên cũng cho thấy, nhóm ngành An ninh Quốc phòng vẫn giữ vững độ hấp dẫn thí sinh, ngành Báo chí và thông tin đang “lên ngôi”.

Mặc dù nhóm ngành Kinh doanh Quản lý chiếm tỷ lệ đăng ký nguyện vọng cao nhất [32,77%], nhưng khi xét ở số lượng đăng ký nguyện vọng 1, nhóm ngành này chỉ chiếm 186,1%, đứng thứ 6 trong số những nhóm ngành hút thí sinh nhất.

Ngược lại, nhóm ngành ít hấp dẫn nhất [dựa trên số lượng đăng ký vào nguyện vọng 1] là Khoa học sự sống [26%] và Khoa học tự nhiên [20,1%.]. Đây đều là nhóm ngành khoa học cơ bản, nhu cầu nguồn nhân lực không cao.

Vụ Giáo dục Đại học [Bộ GD-ĐT] cho biết, việc thí sinh đăng ký tập trung vào một số nhóm ngành thể hiện xu hướng nghề nghiệp của năm và nhu cầu, sự dịch chuyển của thị trường lao động và nền kinh tế.

“Ở những nhóm ngành “hot”, mức độ cạnh tranh sẽ cao, khả năng trúng tuyển sẽ khó hơn các nhóm ngành khác. Đây là rủi ro, thách thức mà thí sinh đăng ký vào các nhóm ngành này cần lưu ý”, đại diện Vụ Giáo dục Đại học cho hay.

Thúy Nga

Hôm nay [16/5] là hạn cuối cùng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trực tuyến. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có gần 800.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trong tổng số hơn 1 triệu em dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Điểm chuẩn học bạ vào Đại học Thương mại dao động 27-29, trong đó có hai ngành lấy 29, tức trung bình phải đạt gần 9,7 điểm mỗi môn.

Ngày 31/7, Đại học Thương mại công bố điểm chuẩn năm phương thức tuyển sinh năm 2022, trong đó có xét dựa vào kết quả học tập bậc THPT đối với thí sinh học ba năm tại các trường chuyên hoặc trường trọng điểm quốc gia.

Năm 2022, tổng chỉ tiêu tuyển sinh Trường ĐH Thương mại là 4.150 chỉ tiêu, không thay đổi so với năm 2021.

Từ ngày 2-8, thí sinh đăng nhập theo tài khoản đã được trường cấp khi đăng ký xét tuyển trực tuyến tại địa chỉ: //dangkyxettuyen.tmu.edu.vn để tải giấy báo đủ điều kiện trúng tuyển.

Để được công nhận nguyện vọng trúng tuyển chính thức theo quy chế, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo một trong các phương thức xét tuyển 200, 402, 409, 410, 500 phải đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước ngày 20-8, theo đúng ngành [chuyên ngành/chương trình đào tạo] đã đủ điều kiện 3 trúng tuyển, với phương thức xét tuyển trước - XTT, mã tổ hợp xét tuyển - TMU.

Thí sinh sẽ chắc chắn trúng tuyển vào Trường ĐH Thương mại khi đăng ký là nguyện vọng 1.

Ở phương thức này, hai ngành có điểm chuẩn 29 gồm Marketing [chuyên ngành Marketing thương mại] và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Mức này gồm tổng điểm trung bình cộng học tập ba năm THPT của ba môn trong tổ hợp xét tuyển cùng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngành Thương mại điện tử [chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử] có đầu vào bằng học bạ cao thứ hai với 28,5 điểm. Đa số ngành còn lại lấy 27.

Ngoài công bố điểm chuẩn xét bằng học bạ [mã phương thức 200], Đại học Thương mại cũng thông báo mức đủ điều kiện trúng tuyển của bốn phương thức khác gồm xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức [mã 402], xét kết hợp chứng chỉ quốc tế và điểm thi tốt nghiệp THPT [mã 409], chứng chỉ quốc tế và học bạ [mã 410], xét kết hợp giải học sinh giỏi với kết quả thi tốt nghiệp THPT [500].

Điểm chuẩn theo từng ngành ở từng phương thức cụ thể như sau:

Điểm chuẩn học bạ của Đại học Thương mại 2022

> Có nên tiếp tục thi tốt nghiệp THPT khi tỷ lệ đỗ tăng dần?

> Dự đoán điểm chuẩn của khối ngành kinh tế, sức khỏe và sư phạm

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp

TAGS: Đại học thương mại điểm chuẩn học bạ chương trình đào tạo Tổng hợp tin tức tuyển sinh 2022 Tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2022

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo - ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển bằng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 của các đơn vị trong ĐH Quốc gia Hà Nội sau khi kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng là 129.806, cao gấp 14 lần so với chỉ tiêu. Trong đó, khoa Luật có tỷ lệ chọi cao nhất 1/18, Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn và Trường ĐH Kinh tế cùng có tỷ lệ chọi 1/17. Năm nay là năm thứ 2 Trường ĐH Việt Nhật đào tạo hệ đại học chính quy nên tỷ lệ chọi ở mức thấp nhất 1/8.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho hay, thống kê đợt đầu cho thấy, số lượng nguyện vọng thí sinh đăng ký vào trường tăng gấp rưỡi so với năm 2020, chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp của trường là 3.000, tỷ lệ chọi 1/gần 40. Sau đợt điều chỉnh nguyện vọng, nhà trường chưa nhận được dữ liệu từ Bộ GD&ĐT chuyển về. Tuy nhiên, ông Triệu nhận định sự dịch chuyển sẽ không đáng kể so với đợt đầu.

Từ năm học 2021-2022, chính sách hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm chính thức được áp dụng. Các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm năm 2021 tăng mạnh. Theo dữ liệu của Bộ GD&ĐT, số nguyện vọng đăng ký vào ngành sư phạm tăng gấp 2,5 lần so với năm trước. Năm 2020, thí sinh trúng tuyển nhập học các ngành đào tạo giáo viên là gần 36.000, tương đương 61,58% tổng chỉ tiêu. Năm nay, đặt trong bối cảnh COVID-19, tỷ lệ nhập học mong đợi vào ngành sư phạm khoảng 40.000-50.000 sinh viên, đạt 50-60% tổng chỉ tiêu.

Điểm chuẩn vẫn khó lường

Theo kế hoạch, từ ngày 13-15/9, Bộ GD&ĐT, hai nhóm trường miền Nam, miền Bắc sẽ tổ chức lọc ảo xét tuyển đợt 1. Ngày 16/9, các trường ĐH công bố điểm chuẩn. Năm 2021, cả nước có 530.561 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, 14.534 chỉ tiêu CĐ sư phạm mầm non. Bộ GD&ĐT cho biết, đã có 78.173 thí sinh xác nhận nhập học được các trường cập nhật lên hệ thống, tăng khoảng 5.000 em so với năm 2020. Số thí sinh này sẽ bị loại khỏi dữ liệu các trường tải về xét tuyển để tránh ảo. Số chỉ tiêu tuyển sinh ĐH dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn còn khá lớn -hơn 450.000 chỉ tiêu. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa các trường không giống nhau. Đối với Trường ĐH Ngoại thương, chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT của cả 3 cơ sở là 1.200/3.990 chỉ tiêu, tức chỉ còn 30%. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân còn 50% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội còn 80%.

TS Lương Thanh Tâm, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp, cho rằng, chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm thu hút thí sinh vào ngành sư phạm, nhất là hiện nay nhiều gia đình gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay tỷ lệ chọi năm nay của trường thuộc tốp cao nhưng giữa các ngành trong trường có sự chênh lệch đáng kể. Những ngành thu hút lượng lớn thí sinh quan tâm là Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Quan hệ công chúng, Báo chí… Trong đó, ngành Hàn Quốc học năm 2020 có điểm chuẩn tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa] cao nhất nước - 30 điểm. Ông Tuấn nhận định, điểm chuẩn các ngành năm nay không thay đổi nhiều so với năm trước.

PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, nói rằng, theo số liệu thống kê nguyện vọng đăng ký đợt đầu, tỷ lệ chọi vào trường chỉ tính riêng nguyện vọng 1 [nguyện vọng cao nhất của thí sinh] là 1/4. Ông Vinh nhận định, do tổ hợp tuyển sinh của trường phần lớn là A00 [Toán, Lý, Hóa] nên điểm chuẩn không tăng, còn A01 [Toán, Lý, Anh] có tăng nhưng không đáng kể.

Trước diễn biến dịch bệnh, một số trường ĐH quyết định kéo dài thời gian, chia nhiều đợt xét tuyển để tạo thuận lợi, cơ hội cho thí sinh. Trường ĐH Y khoa Vinh năm nay giữ nguyên các phương án như năm 2020 với 3 phương án xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển học bạ và xét tuyển thẳng. Nếu dịch bệnh kéo dài, nhà trường sẽ đưa ra phương án xét tuyển học bạ cho nhiều đợt. Ngành Y khoa và Dược học sẽ không xét tuyển theo hình thức học bạ mà lấy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2021, Trường ĐH Vinh tuyển sinh 6.200 chỉ tiêu cho 58 ngành đào tạo, trong đó có một ngành mới được mở là Khoa học & Dữ liệu thống kê. Năm nay trường thực hiện 5 phương thức xét tuyển, gồm: tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét học bạ; xét kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; xét kết quả kiểm tra năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội; xét tuyển theo môn năng khiếu. Trước diễn biến dịch bệnh, nhà trường chủ động kéo dài kế hoạch tuyển sinh đến ngày 31/12, chia thành nhiều đợt xét tuyển.

Video liên quan

Chủ Đề